Hội bóng bàn huynh đệ (BTTA)

drmatchetzoola

Đại Tá
Rượu Tà Vạt Nam Giang
Vào tháng tư âm lịch, sau mùa ong đi lấy mật, đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam) lại hớn hở vào rừng cắt tỉa lại những bầu rượu treo lơ lửng và lấy rượu trên cây Tà Vạt của mình. Để từ đó, rượu tà vạt trở thành một đặc sản độc đáo của đất trời dành tặng cho người Cơ Tu, những cư dân sống đầu ngọn nước.
Cây tà vạt giống như cây dừa, người Kinh đặt tên là “dừa núi” hay còn gọi là cây đoác. Đó là loại cây thân to, lá thưa, rễ chùm và và sống khắp các thung lũng, khe suối ở các huyện Nam Giang, Đông Giang…Và đặc biệt, đây là loại cây tự tạo ra những chén rượu tơm lừng mang tên buốh tavak(rượu tà vạt).

Người Cơ Tu bảo nhau đàn ông uống rượu tà vạt nhanh như con sóc, đàn bà uống rượu tà vạt da trắng, bầu ngực sẽ phồn thịnh căng đầy. Tuy nhiên, để có được những chén rượu đúng chất đòi hỏi người chế biến rượu phải có kinh nghiệm và sức khỏe.
Để làm rượu tà vạt trước tiên, người ta vào rừng, tìm những cụm tà vạt sống, chọn những cây to, mập mạp để làm rượu. Thường mỗi cây tà vạt cho bốn, năm buồng nhưng chỉ chọn một buồng có trái vừa, cỡ lớn hơn đầu ngón tay cái.
Đầu tiên người ta phát dọn quanh gốc rồi làm thang bằng cây và dây rừng từ gốc lên đến các buồng trái. Cứ 3 ngày một lần, người ta leo lên nơi gần buồng, dùng dùi cui – đẽo bằng cây rừng – đập nhẹ chung quanh cuống của buồng trái đã chọn. Mỗi lần đập khoảng một vài giờ. Sau 4 hoặc 5 lần đập, cắt ngang cuống buồng trái. Sau đó dùng cọng cây môn nước giã dập và bịt ngay đầu mới cắt, bên ngoài bọc bằng lá rừng và buộc lại. Động tác này gọi là “nhử nước”.
Khi thấy nơi mặt vết cắt, nước nhỏ giọt nhanh, đều thì gạt bỏ lớp “chất nhử” và treo một cái can để hứng nước rỉ ra. Có nơi người ta còn dùng ống lồ ô, giang dể dẫn nước vào can. Chất nước này, lúc vừa chảy ra thì hơi trong, thơm và ngọt. Những lúc này ong bướm thường kéo tới để “nhấm nháp” thứ nước ngon ngọt này. Vì vậy người làm rượu phải thường xuyên canh chừng để đuổi ong bướm.

Khi hứng được nước rỉ ra từ buồng cây Tà Vạt, để dung dịch này lên men, người ta dùng vỏ cây chuồn dần cho mềm rồi cho vào can rượu theo liều lượng thích hợp. Muốn rượu có nồng độ cao, vị đắng thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại thì bỏ ít vỏ cây chuồn hơn. Khi rượu đã xúc tác tốt với men từ vỏ cây Chuồn thì dung dịch chuyển sang màu trắng đục và có mùi hơi nồng.
Cây tà vạt cho rượu rất lâu, có thể đến hai, ba tháng mới hết, trung bình mỗi cây tà vạt cho trên dưới 300 lít rượu. Tà vạt ra hoa, có trái hầu như quanh năm nên rượu tà vạt có thể “sản xuất” quanh năm. Tuy nhiên, người Cơ tu bảo rằng, phải chờ đến tháng tư, khi ấy trời nắng nóng, lượng nước trong cây tà vạt bốc hơi nhiều, chỉ còn lại chất ngọt tự nhiên trong cây tiết ra, lúc ấy lấy làm rượu thì mới có loại rượu hảo hạng của núi rừng.

Rượu có vị ngọt, đắng nhẹ, cay cay làm tê tê đầu lưỡi, là loại rượu “khai vị” không thể thiếu trong các cuộc vui của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đến chơi nhà những người Cơ-Tu than thiện và hiếu khách bạn sẽ được thưởng thức món rượu thơm mát và kì lạ này kèm với những trái cây sẵn có trong vườn nhà như chôm chôm rừng, bòng, bưởi. Tuy nhiên, để hóa quyện với hương vị của tà vạt thì phải thưởng thức ngay dưới gốc cây, khi rượu vừa được lấy. Nhưng để thưởng thức hết cái ngon, vị men nồng của tà vạt thì phải ngồi trong ánh lửa bập bùng trên sàn nhà Gươl giữa những điệu múa Tung Tung Dá Dá của người Cơ Tu hoặc nghe những câu chuyện dân gian rất kỳ thú gắn liền với cuộc mưu sinh của họ.
Người Cơ tu quan niệm, ai đã từng đến các thôn làng mà chưa uống rượu tà vạt thì chưa đi hết tấm lòng của người dân nơi đây, chưa được thấm hết hương vị của rừng núi đại ngàn.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Quê vợ em đó các bác ah.Nếu 2 tuần nữa đi thì cho e đăng ký đi với.

Like you! Cũng dự định mời em đi Nam Giang giao lưu chơi đấy, kế hoạch đã lên thứ bảy này rồi, BTTA đi để còn tuần sau tổng kết năm hội mời bên xổ số là vừa. Chiều nay thứ ba hoặc thứ năm rãnh đến hội chơi nhé. Cũng dự kiến sau này hội sẽ sinh hoạt luôn từ thứ hai đến thứ năm, thứ sáu mọi người còn về nhà, thứ sáu, bảy và chủ nhật mình xuống sinh hoạt dưới CLB, thế là phân thân được 2 bên. Hẹn!
 

thanhchuatau

Đại Uý
Zờ Rá - hương vị núi rừng Nam Giang
Nam Giang, là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, cách phố cổ Hội An 67km về hướng Tây Bắc. Đây là vùng đất sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người như Cơtu, Ve, Tà Riêng. Chúng ta đến Nam Giang xuyên qua đường 14D lịch sử, 2 bên núi rừng hùng vĩ, sông suối trữ tình.
Về Nam Giang chúng ta sẽ đến thăm làng Zara xem các cô Sơn nữ, bàn tay mềm như lụa thoăn thoắt dệt, đan những sản phẩm bằng thổ cẩm. Du khách sẽ đến thăm làng TaBhing, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Tranh, suối Grăng, thác nước nóng Đắc Pring tận hưởng không gian thanh vắng của gió núi mây ngàn. Đến Nam Giang sẽ được tìm hiểu cuộc sống văn hóa, sinh hoạt cùng người dân miền sơn cước.
Khi đến Nam Giang không thể không thưởng thức một lần những món ăn truyền thống mang đậm hương vị của núi rừng như cơm lam, rau rừng, thịt, Rượu Tà Vạt....
Zờ Rá là một món ăn rất đặc trưng và nhiều người biết đến nhất.
Zờ Rá - theo ngôn ngữ Cơtu chỉ hành động đập, giã, làm vỡ vụn một thứ gì đó, và đó cũng là cách để tạo nên món ăn khá đặc biệt này, một món ăn mà đa số người Cơtu đều làm được. Nguyên liệu chế biến khá phong phú, bao gồm các loại rau, lá trong rừng như: đọt chè, môn rừng, dọc mùng (A dót), tiêu, ớt đỏ… Đặc biệt để tạo nên món này phải có cây mây rừng (A dương) thì mới đúng chất Zờ Rá được.
Bên cạnh đó còn có một số loại thịt tươi sống được kết hợp để tạo nên hương vị khác như kỳ nhông (Ca Dong), gà rừng, các loại cá trên suối, óc hươu nai, trâu… cũng được sử dụng.
Để chế biến được món này, cần chuẩn bị một số ống lồ ô dài và to làm dụng cụ nấu chín. Việc chế biến cũng rất công phu, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo mới có được một sản phẩm như ý, thơm ngon đúng chất Zờ Rá. Bước đầu, cho tất cả nguyên liệu cần thiết vào trong ống cây lồ ô và đổ thêm một lượng nước vừa phải. Sau đó, cho ống lồ ô (lúc này đóng vai trò của chiếc nồi) vào bếp lửa. Hương thơm từ lồ ô quyện vào các thực phẩm khác làm tăng thêm vị đậm đà cho món ăn.
Khi thấy hỗn hợp thức ăn bên trong nóng lên, thì bắt đầu làm nhuyễn thức ăn bằng một đoạn móc gai của cây mây rừng xộc mạnh vào khoảng 25 đến 30 phút cho đến khi chín rồi cho ra đĩa. Tốt nhất, Zờ Rá phải thưởng thức ngay khi còn nóng mới cảm nhận hết được mùi vị làm say lòng người của nó.
Để có món Zờ Rá tuyệt hảo, người làm cần chú ý một số công đoạn sau: Khi cho ống lồ ô vào bếp lửa để đun thức ăn bên trong không bị cháy thì phải có lượng nước phù hợp với lượng nguyên liệu bên trong. Nếu nhiều hoặc ít nước đều ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Khi đun phải châm nước đều đặn, dùng tua móc của cây mây xộc mạnh vào trong ống lồ ô để thức ăn chín và nhuyễn ra.
Ấn tượng nhất khi thưởng thức món Zờ Rá là vị cay nồng của tiêu, ớt đỏ, vị chát của các loại lá, mùi thơm của thịt và vị đắng của đọt mây rừng. Các vị này kết hợp, hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đậm đà nơi đầu lưỡi của người ăn.
Người dân dùng món này để tiếp đãi khách quý ở Gươl, làm lễ vật dâng lên thần linh trong các dịp lễ hội P’Ngót (lễ kết nghĩa giữa các làng), mừng lúa mới, đâm trâu... Vì thế, trong văn hóa ẩm thực Cơtu, bên cạnh rượu Tà Vạt thì Zờ Rá đã trở thành một phần không thể thiếu, thể hiện nét đặc trưng cho văn hóa của con người nơi đây.
Dang kham phuc vi bac sy lai am hieu ve dan toc hoc nhieu nhu the
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày 15 tháng 8 năm 1999 tên là huyện Giằng, qua ngày 16 đổi tên là Nam Giang, thủ phủ hiện đặt tại ngã 3 bến Giằng. Vì sao có tên là Giằng?
Giằng vẫn là tên gọi cửa miệng của nhiều người bởi gốc rễ lâu đời của nó. Bến Giằng - nơi xuất phát tên gọi ấy - là bến đò sát quốc lộ 14, đưa người vượt sông Thanh đến các xã Tà Bhing, Tà Pơơ, Chaval, Zuôih và các xã biên giới Dăk-pre, Dăk-pring, La Dêê, La Êê, Chơ-chun.

Người dân cho rằng: “Chỗ bến đò Giằng là nơi sông Rô từ huyện Phước Sơn chảy xuống hợp nước với sông Thanh từ phía Tà Bhing chảy ra. Ngay chỗ hai sông gặp nhau nước rất mạnh, lại bị một quả núi chắn ngang nên nước xoáy cuộn vòng như cái giằng xay (của cối xay lúa). Khách thương hồ đi bằng ghe nhỏ từ Đại Lộc đến đây thấy vậy đặt tên là Giằng Xoay, lâu ngày gọi tắt là Giằng, gọi tên bến là bến Giằng”. Trước đây, muốn qua đây phải đi phà, bây giờ có cây cầu lớn đi qua khu hành chính của huyện (nghe đâu khu này phải dời về lại thị trấn Thạnh Mỹ vì lý do quá xa khu dân cư và bình địa không ổn định vì dòng xoáy và là khu đất bồi chứ không phải đất núi ...).

Làng Rô Nam Giang là một địa danh anh hùng. Làng Rô trước kia có tên là A Giã, ở tận vùng cao thuộc dãy núi Đăk Pring giáp ranh với vùng cao Đăk Lei, tỉnh Kon Tum. Nơi đây đã đón nhận một nhân tài thơ Việt Nam: Tố Hữu.

“Ơi làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi chiếc nôi đại bàng
Trăm năm ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy”


Câu thơ như một lời tri ân chan chứa ân tình của cố nhà thơ Tố Hữu đối với đồng bào Cơ-tu ở làng Rô (xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) đã hết lòng che chở, nuôi giấu ông cùng đồng chí Hoàng Ngọc Minh khi vượt ngục Đăk Lây...
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Các mems BTTA chuẩn bị nộp phí hội cho xong luôn tháng 9 là vừa hết năm. Anh Phước xem lại các loại phí và kinh phí chuẩn bị đi Nam Giang, nhớ mua quà lưu niệm để tặng đội bạn. Đi về là gom sòng sớm để chuẩn bị tuần kế tiếp Đại hội tổng kết, có nhiều quỹ mời nhiều khách, có ít thì mời ... nhiều nữa. Lấy mấy triệu tiền lẻ của hội mua vé số xây dựng quê hương và xây dựng hội nhé. :p:D:rolleyes:

 

thanhchuatau

Đại Uý
Các mems BTTA chuẩn bị nộp phí hội cho xong luôn tháng 9 là vừa hết năm. Anh Phước xem lại các loại phí và kinh phí chuẩn bị đi Nam Giang, nhớ mua quà lưu niệm để tặng đội bạn. Đi về là gom sòng sớm để chuẩn bị tuần kế tiếp Đại hội tổng kết, có nhiều quỹ mời nhiều khách, có ít thì mời ... nhiều nữa. Lấy mấy triệu tiền lẻ của hội mua vé số xây dựng quê hương và xây dựng hội nhé. :p:D:rolleyes:

Oi tien nhieu qua . Co phai den len mlen nui lam tu thien ko anh ?
 

caykhewinter

Thượng Tá
Hội làm từ thiện nhiều rồi. 01 ngày chắc khó tìm địa chỉ từ thiện. Chắc chuyển khoản, nhờ AE trên đó trao vào lúc thích hợp. 01 công đôi chuyện.
 

caykhewinter

Thượng Tá
Chiều nay CQ có giao lưu bóng đá, caykhe phải tham gia. Kính báo cáo và xin phép Hội được vắng 01 buổi. Tối T6, caykhe sẽ tập bù. Đăng ký với Hội 01 suất đi Nam Giang vào thứ 7 này.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Chiều nay mems BTTA tập trung đông đủ để chốt, xốc lại đội hình và vài cốc rô-đa cho đều sức khỏe để chuẩn bị lên đường về Tây Hạ nhé. Hẹn!
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Chiều nay CQ có giao lưu bóng đá, caykhe phải tham gia. Kính báo cáo và xin phép Hội được vắng 01 buổi. Tối T6, caykhe sẽ tập bù. Đăng ký với Hội 01 suất đi Nam Giang vào thứ 7 này.

Cây Khế đúng là năng khiếu: bóng bàn, bóng đá, võ thuật, viết lách, hội họp, phá mồi ... duy chỉ có cái dzụ năng khiếu tán gái là hơi thiếu, nên sau đại hội BTTA có lẽ xin chuyển ảnh qua sinh hoạt CLB lính phòng không cho khỏi rối đội hình. :mad::p:D
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Chiều nay mems BTTA tập trung đông đủ để chốt, xốc lại đội hình và vài cốc rô-đa cho đều sức khỏe để chuẩn bị lên đường về Tây Hạ nhé. Hẹn!

Trật bài rồi, sorry chiều nay CCT bận hội trường, aces tập trung về số 4 Phan Tứ nhé, đà điểu mới thông báo lại lúc 12 giờ trưa nay. Cáo phó có ghi: xin cáo lỗi!
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày mai lên đường giao lưu CLB BB Thạnh Mỹ, xin phép mữa một bãi thơ:

Ngày mai đến

Hởi anh em về đây cùng thổi lửa
Sức mạnh đại ngàn bùng cháy phía rừng xa
Tung Tung Da Da điệu múa ấm lòng ta
Cho tan chảy rượu ngà say Tà Vạt
Tiếng ai hát bên đồi sao ngơ ngác
Âm Tù Và vực dậy bóng chiều sương
Cho tình thâm gắn kết mối keo sơn
Cho Huynh đệ trong vòng tay bè bạn
Ngồi lại đây trời Thu trăng suối cạn
Rả rích đêm về tiếng dế vọng trên Buôn
Nằm lại đây trên vạt cỏ triền thôn
Nghe nức nở tiếng lòng đất Thạnh Mỹ
Xum vầy quanh bếp hồng than âm ỉ
Chợt bùng như hoa gạo đỏ hoàng hôn.

 

drmatchetzoola

Đại Tá
Cuộc giao lưu với CLB BB Thạnh Mỹ huyện Nam Giang đã để lại trong lòng mọi người nhiều trân trọng, bất ngờ và niềm vui khôn tả, hai đoàn đã giành cho nhau những trận đấu, những trận cười xoay vòng bên quả bóng, rượu Tà Vạt và món ngon hương vị đất trời núi rừng Zờ Rá. Rất cảm ơn các lãnh đạo huyện, thị trấn, trung tâm và CLB đã tạo điều kiện cho BTTA được giao hảo mọi điều. Hẹn gặp lại một ngày gần nhất tại Tam Kỳ!
Một số hình ảnh đang xử lý up lên sau.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
IMG_0856.JPG
 

Attachments

  • IMG_0858.JPG
    IMG_0858.JPG
    2.4 MB · Đọc: 0
  • IMG_0862.JPG
    IMG_0862.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_0867.JPG
    IMG_0867.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0870.JPG
    IMG_0870.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0877.JPG
    IMG_0877.JPG
    2.4 MB · Đọc: 0
  • IMG_0890.JPG
    IMG_0890.JPG
    2.1 MB · Đọc: 0
  • IMG_0897.JPG
    IMG_0897.JPG
    2.1 MB · Đọc: 0
  • IMG_0903.JPG
    IMG_0903.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0

drmatchetzoola

Đại Tá
IMG_0907.JPG
 

Attachments

  • IMG_0910.JPG
    IMG_0910.JPG
    2.1 MB · Đọc: 0
  • IMG_0920.JPG
    IMG_0920.JPG
    2.1 MB · Đọc: 0
  • IMG_0933.JPG
    IMG_0933.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0942.JPG
    IMG_0942.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_0947.JPG
    IMG_0947.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_0956.JPG
    IMG_0956.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0957.JPG
    IMG_0957.JPG
    2.1 MB · Đọc: 0
  • IMG_0959.JPG
    IMG_0959.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_0963.JPG
    IMG_0963.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0

drmatchetzoola

Đại Tá
IMG_0949.JPG
 

Attachments

  • IMG_0964.JPG
    IMG_0964.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0966.JPG
    IMG_0966.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_0973.JPG
    IMG_0973.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_0977.JPG
    IMG_0977.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0979.JPG
    IMG_0979.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_0989.JPG
    IMG_0989.JPG
    2.9 MB · Đọc: 0

Bình luận từ Facebook

Top