Bóng bàn Trung Quốc bắt nạt cả thế giới bằng xoáy vòng

bongbanQN

Moderator
Có 2 loại xoáy A E đều biết đấy là 1.Xoáy lên xoáy xuống, 2 là xoáy ngang. Ngoài ra còn 1 loại xoáy nữa là xoáy vòng - Xoáy như mũi khoan.

Tính chất của xoáy vòng là :
1. nếu A E dùng mút thường chạm bóng ở phía trên thì bóng sẽ tụt xuống dưới.
2. nếu A E dùng mút thường chạm bóng ở phía dưới thì bóng sẽ phều lên trên.

Cái này a e có thể kiểm nghiệm thực tế khi đánh với Gai hoặc Anti. - Đừng bao giờ nói chung chung là không có lực - Đó là do xoáy vòng.

Người Trung Quốc rất ma lanh khi làm mặt vợt Cứng và dính. Bởi vì nó tạo ra xoáy vòng cho quả giật và định được xoáy của tất cả các quả giật

Tôi xin phân tích cho A E như sau:
1. Cứng - để khi bóng chạm vào vợt sẽ không bị nún.
- Đối với mặt cao su thì khi bị nún theo hướng nào nó sẽ bật ngược lại theo hướng đó
+ khi ta biết được chiều xoáy của bóng thì Mặt vợt càng nún ta sẽ càng phát được nhiều lực
+ khi ta không biết chắc được chiều xoáy của bóng thì Mặt vợt càng nún thì ta sẽ càng dễ đánh hỏng hoặc không dám đánh mạnh. - Điều này đặc biệt đúng khi bạn đánh xoáy vòng, Mặt vợt sẽ nún lung tung làm bạn mất hoàn toàn phương hướng.
2. Dính.
- Khi giật bóng - lúc cuối cùng khi bóng bay ra khỏi vợt, Mặt vợt dính sẽ làm bóng xoáy khác đi một chút - bóng sẽ vòng nhiều hơn so với mặt không dính.
- khi đối giật hoặc phản công quả giật xoáy vòng bóng sẽ không nhảy lung tung trên mặt vợt - ta dễ đánh hơn.

khi ta xem VĐV Trung Quốc đánh H3 với các VĐV khác không đánh H3 - Timo Boll, Mizutani toàn vê lại, Micheal Maze thì toàn đứng xa để lốp. Đối giật toàn thua.
- Theo tôi lý do là vậy.

Thank A E đã đọc

Ôi ảo tung chảo...đọc bài viết của giáo sư bóng bàn học mà mình chưa ngộ ra được điều gì cả. nhưng dù sao cũng cám ơn bài viết rất thú vị.^^
 

Fed_Storm

Banned
Ôi ảo tung chảo...đọc bài viết của giáo sư bóng bàn học mà mình chưa ngộ ra được điều gì cả. nhưng dù sao cũng cám ơn bài viết rất thú vị.^^
Người ta viết thế mà cũng không hiểu à bác?
Ngay cả khi vẽ ra hai năm rõ mười thế mà bác vẫn không ngộ hoặc tưởng tượng ra được ư.
Qua một hai trái thì xoáy vòng vẫn chưa xuất hiện, mà nó chỉ xuất hiện khi cả hai tay vợt đối giật qua lại, đặc biệt những pha đối giật chéo bàn...đối với kỹ thuật đẳng cấp cao thế này thì trình em cũng chỉ hình dung nó là như thế.
Ngoài đời thường và qua các video clip của các VDV Việt Nam em chưa thấy ai thực hiện cú này rõ ràng. Người thực hiện cú này dễ nhìn nhất là Malin với video chất lượng HD.
Em thấy quả này và cũng hình dung được đường bóng, tuy nhiên giờ mới biết nó có tên gọi là "Xoáy Vòng"...
Hy vọng bác chủ thớt có thể tìm được bài tập và vài cái video về cú này thì hay...
 

lion

Đại Tá
Thực ra, không khó để hình dung và tìm ví dụ về nguyên lý tạo xoáy mũi khoan như bác duclm80 nói. Đơn giản thôi, từ hình vẽ của bác thì chỉ có 2 cách tạo xoáy là tiếp xúc ở đít bóng, mặt vợt song song mặt bàn, hướng lực song song với cạnh bàn của người đánh bóng, và ngang hông bóng, hướng lực vuông góc với cạnh bàn của người đánh bóng.

Tuy nhiên, dễ thấy rằng, nếu hướng lực của vợt khi phát bóng song song với mép bàn của người đánh bóng thì bóng không cách gì sang bàn đối phương được (hình dung như cua bò ngang), cho nên phải phối hợp lực sao cho bóng sang bàn đối phương sẽ là bóng có xoáy kiểu mũi khoan.

Trong thực tế không phải không có những pha tạo xoáy mũi khoan, dù lên, hay xuống, tuy nhiên loại xoáy này rất ít khi được tạo ra hoặc khó tạo ra nên ít người biết đến.

Có thể kể đến quả phát bóng của Mizutani Jun trong clip dưới đây, để ý loạt phát bóng đầu tiên, bóng sang bàn đối phương lăn sang ngang, hay trong một trận đấu tại China Super Leaguage (em không nhớ rõ lắm, hình như năm 2012 thì phải), bóng từ bàn Ma Lin sang bàn Zhang Jike thì lập tức trôi ngang khiến Zhang Jike vồ hụt.

[video=youtube;ouqarHraSDs]https://www.youtube.com/watch?v=ouqarHraSDs[/video]

Còn nói về giật bóng thì có thể kể đến những pha đánh bóng cạnh bàn (chủ yếu là dưới lưới) của các VDV Trung Quốc như Ma Lin, Ma Long, Zhang Jike, tuy nhiên những pha giật bóng cực cong và mạnh này cũng không thể hiện rõ rệt bóng sang là xoáy mũi khoan một cách tuyệt đối.

Bác nói người Trung Quốc tạo ra loại mặt vợt cứng và ma sát để tạo ra xoáy mũi khoan là không đúng. Để giải thích cho điều này, Khổng Lệnh Huy nói về nguyên tắc dùng mặt Tàu là: Do người Trung Quốc có thể lực kém hơn người Âu, Mỹ, nhưng họ hơn hẳn về khả năng tạo xoáy cũng như tốc độ của đường bóng. Có được lợi thế này là nhờ họ dùng mặt vợt cứng nhưng ma sát cao. Mặt cứng giúp bóng ít lún và nhờ vậy bật nhanh hơn còn ma sát cao giúp bóng xoáy hơn.

Còn một cách nhận biết khác nữa là khi trái bóng sang bàn đối phương, nếu nó không lăn sang ngang (phải hay trái) thì dĩ nhiên đó không thể là bóng xoáy mũi khoan, trong thực tế các giải đấu quốc tế hay phong trào thì cũng hầu như không gặp được. (Hình như em cũng phát được quả bóng xoáy mũi khoan như Mizutani, có điều em thuận tay phải, bóng sang lăn song song với mép bàn bên kia về bên trái của đối phương, cuối tuần này em quay lại cho bác xem, không khó lắm đâu.)

Trở lại nội dung bài viết của bác duclm80, bác mới chỉ nói đến việc đỡ bóng ở phía trên hay phía dưới nhưng bác không biết là còn có nhiều cách đỡ, đánh trả khác như từ ngang sang hay từ sau ra trước (hướng lực vuông góc với hướng đi, tức là hướng xoáy của bóng)...Và, một nguyên lý trên cả nguyên lý tạo xoáy đó là xoáy tạo ra để đe dọa đối phương, nhưng cũng là thứ để đối phương nghĩ ra cách khống chế, vậy thôi.

Zhang Jike, Ma Lin, Ma Long đánh H3 vẫn thua Timo Boll, Ovcharov như thường, Ma Long được ví như một con mãnh sư của làng bóng bàn thế giới còn thua shock trước một Koki Niwa bé hạt tiêu tại vòng loại Olympic 2012, hay thua bạc nhược trước một Lee Sang Su (Korea Open 2012)...để bác thấy không phải cứ người Trung Quốc dùng H3 là cả làng bóng bàn thế giới đều chết hết.

Mặt vợt thế giới chưa biết loại nào là thượng thừa, kỹ thuật bóng bàn thế giới hay của người Trung Quốc chưa biết thế nào mới là cảnh giới tối cao thì một cái mặt H3, một Ma Long, Zhang Jike hay Xu Xin, Ma Lin chưa thể vỗ ngực tự hào là bất khả chiến bại cả.
 

xadieu

Trung Sỹ
Cả topic này thì bài viết của lion là bài viết ý nghĩa và đáng đọc nhất. Cảm ơn lion đã chia sẻ.

thì cũng nên có trước có sau bác ạ, nếu không có bác chủ thở thì làm sao mà có bài hay như của bác Lion được. cám ơn cả bác chủ thớt nhé(không biết bác co phải là Đức FPT không..?)
 

kientuong-bat

Trung Tá
Không có gì quý hơn độc lập tự do

E cũng thấy mặt tàu k bị "nún" :)) đùa bác chút. Cảm ơn vì bài phân tích

Bóng bàn TQ là bóng bàn TQ anh em Viêt Nam là anh em VN có nghĩa là không phải theo ai hết nhưng phải biết làm ra cái riêng của mình .
 

luckyluckedh

Đại Uý
đồng ý với ý kiến của lion, kỹ thuật vẫn là yếu tố chủ chốt, ngoài ra nó còn nhiều yếu tố như tốc độ, phản xạ v.v... quyết định chứ không phải chỉ mỗi cốt, mút
 

duclm80

Trung Uý
Trước tiên, Tôi phải nó với A E 1 là : Tôi viết topic này để chia sẻ, đàm luận, kết bạn cho vui - Tức là vui hơn khi không viết Topic này. - không có ý dạy khôn ai cả

Tôi nói vậy vì lần đầu tiên tôi viết topic (cách đây 2 năm gì đó), tôi bị anh Hangruoi mắng te tua vì trình gà mà dám viết topic vào mục nâng cao.

Đây chỉ là tranh luận thôi nhé Anh lion nhé.

Anh viết rằng

"Bác nói người Trung Quốc tạo ra loại mặt vợt cứng và ma sát để tạo ra xoáy mũi khoan là không đúng. Để giải thích cho điều này, Khổng Lệnh Huy nói về nguyên tắc dùng mặt Tàu là: Do người Trung Quốc có thể lực kém hơn người Âu, Mỹ, nhưng họ hơn hẳn về khả năng tạo xoáy cũng như tốc độ của đường bóng. Có được lợi thế này là nhờ họ dùng mặt vợt cứng nhưng ma sát cao. Mặt cứng giúp bóng ít lún và nhờ vậy bật nhanh hơn còn ma sát cao giúp bóng xoáy hơn."

Bây giờ tôi đố ông Khổng Lệnh Huy chứng minh được rằng: Do người Trung Quốc có thể lực kém hơn người Âu, Mỹ, nhưng họ hơn hẳn về khả năng tạo xoáy cũng như tốc độ của đường bóng.

Bịp bợm.

"Zhang Jike, Ma Lin, Ma Long đánh H3 vẫn thua Timo Boll, Ovcharov như thường, Ma Long được ví như một con mãnh sư của làng bóng bàn thế giới còn thua shock trước một Koki Niwa bé hạt tiêu tại vòng loại Olympic 2012, hay thua bạc nhược trước một Lee Sang Su (Korea Open 2012)...để bác thấy không phải cứ người Trung Quốc dùng H3 là cả làng bóng bàn thế giới đều chết hết."

Bác nói cũng đúng nhưng đó chỉ là những trận râu ria thôi, chẳng nói lên điều gì. Trong những cuộc so tài đỉnh cao, chỉ khác 1 chút là kết quả đã khác đi một trời một vực rồi.

Ngày xưa, người ta đánh bằng vợt gỗ, Người Nhật nghĩ ra mút Vô đối luôn. Giờ đây vợt của Trung quốc khác với Vợt của các Quốc gia khác, cũng vô đối luôn. Nếu bác bảo người Trung Quốc tập nhiều hơn Các Quốc gia khác thì tôi xin nói rằng "Đã là vận động viên chuyên nghiệp thì đừng nói đến từ lười"

một điều nữa là vì sao ngày xưa người ta chuyển ngay từ Vợt gỗ sang vợt mút mà bây giờ lại không chuyển sang mút Cứng + dính, Theo tôi Nguyên nhân là:
1. Để đánh được mặt Cứng + dính phải được đào tạo theo giáo trình của mặt Cứng và Dính - Mà giáo trình hiện đại nhất thì Người trung Quốc đang giữ không truyền ra ngoài. (Nếu tự phát thì có đánh cả đời cũng là chỉ lấy kinh nghiệm cho thế hệ sau thôi)
2. 1 VDV như Timo boll, Ovcharov, Mizutani nếu chuyển sang mặt Cứng và dính thì có đánh được như bây giờ không?

Thank A E đã đọc
 
Last edited:

duclm80

Trung Uý
Nhầm.
đọc kỹ lại mới thấy Khổng Lệnh Huy cũng suy nghĩ giống tôi (Do mặt vợt). Tôi lại cứ tưởng ông ta nói Tố chất người Tàu không khỏe bằng châu Âu nhưng lại có tố chất tạo xoáy và tốc độ hơn.
 

MaLong_nd

Trung Uý
Đây là Mặt cắt ngang theo hướng bóng bay nhé:


Hihihi hình bạn vẽ đẹp đấy vậy muốn tạo ra quả xoáy vòng như hình vẽ trên thì người trung quốc họ phải tiếp xúc bóng như nào hả bạn???? theo đúng định nghĩa vật lý thì khi tiếp xúc bóng vợt đi từ dưới lên trên, tiếp xúc trên đầu bóng thì bóng xoáy lên,còn tùy thuộc vào điểm tiếp xúc nếu hơi lệch sang cạnh bóng (trái hoăc. phải) thì bóng sẽ pha chút xoáy ngang hay còn có thể gọi là ngang lên!!!!!!!! Còn nhu hình vẽ bạn vẽ ra như trên mình thấy như là bóng xoáy ngang nhìn từ trên xuống ấy, chẳng khác gì hình thứ 2 ngoài góc nhìn.

Nếu muốn giật bóng xoáy như hình vẽ của bạn thì mình thật sự không thể nghĩ ra là họ giật như nào????? tiếp xúc ra sao???? nếu bạn vẫn giải thích được và có thể đưa video nào mà người trung quốc dùng quả xoáy vòng như bạn nói thì phục bạn luôn và mình cũng sẽ không bình luận gì thêm ma chỉ ngồi xem thêm nhưng phát hiện mới về 1 kiểu xoáy bạn phát hiện ra mà cả thế giới chưa ai nghiên cứu và điên đảo về kiểu xoáy này
 

lion

Đại Tá
Bác duclm80 thân mến, xin mời xem hoặc nhờ người biết tiếng Nhật dịch giúp đoạn giải thích
tại sao người Trung Quốc có tốc độ, độ xoáy cao hơn người Châu Âu trong clip sau từ khoảng
thời gian [7:20 - 7:44] nhé:

[video=youtube;sJlzxJ_qIeg]https://www.youtube.com/watch?v=sJlzxJ_qIeg[/video]

Trích dẫn:
中国選手はヨーロッパの選手に比べるとパワーで劣っていると思います。
しかし、我々はスピンとスピードで上回っています。スピンが強い理由は
硬めて摩擦力の強いラバーを使っているからだと思います。

Dịch nghĩa:
Tuyển thủ Trung Quốc yếu hơn về thể lực so với tuyển thủ Châu Âu nhưng chúng tôi vượt trội
hơn họ về độ xoáy và tốc độ. Lý do là do chúng tôi sử dụng mút vợt cứng và có độ ma sát cao.


Từ sau thời kỳ độc bá làng bóng bàn của người Nhật, Hàn Quốc, Thụy Điển, người Trung Quốc
đã quyết tâm tìm tòi, học hỏi và đầu tư, cho đến bây giờ thì có thể nói họ đã gặt hái được rất
nhiều trái ngọt. Ai cũng biết, cốt, mút chỉ là một phần nhỏ để mang lại thành công cho một vài
tay vợt hay cho cả một thế hệ bóng bàn của một quốc gia.

Trở lại về clip trên, đoạn [3:29 - 4:33]

Trích dẫn:
私が最も練習したのは、ジュニアナショナルチームに入っている時期で、13歳~16歳のころで す。当時は、
中国の卓球界が低迷していた時期で、若手を強化するために非常に厳しい練習を続けていたうえに 、
私自身も大きなプレッシャーを感じていました。16歳までというより私が20歳になる1995年までが、最 も
練習した時期だったように思います。当時は、今以上に体力があったので練習量は非常に多かった です。
これはヨーロッパ選手に追いつき追い越すことが目的だったので、基本練習をかなり多く行い、身 体能力を
高めるためのトレーニングも非常に多く行いました。

Dịch nghĩa:
Tôi tập luyện nhiều nhất trong thời gian tham gia đội tuyển trẻ quốc gia từ 13 đến 16 tuổi. Khi đó,
nền bóng bàn Trung Quốc đang suy kiệt và tôi đã chịu rất nhiều áp lực khi phải gồng mình tiêu hóa
những bài tập vô cùng khắc nghiệt vì mục tiêu biến một thanh niên non trẻ thành một tuyển thủ
mạnh mẽ. Nói là đến năm 16 tuổi nhưng thực ra thời kỳ tập luyện khắc khổ nhất của tôi kéo dài đến
tận năm 1995 khi tôi tròn 20 tuổi. Khi đó, tôi trẻ khỏe hơn bây giờ nên phải tập luyện rất nhiều. Với
mục tiêu đuổi kịp và vượt qua các tuyển thủ Châu Âu, tôi đã phải tiêu hóa rất nhiều bài tập kỹ thuật
cơ bản kết hợp với những bài tập nâng cao thể lực.


Cho thấy, người ta đề cao yếu tố tố chất (thể lực, kỹ thuật...) trước rồi mới đến thiết bị (cốt, mút...)
sau, và luận điểm này đến nay vẫn đúng đắn. Tất nhiên mình đồng ý với duclm80 là để trở thành
một tuyển thủ hay dù là nghiệp dư phong trào chơi hay thì đều phải học hõi, tìm tòi, cải thiện, sáng
tạo không ngừng.

Mỗi nền bóng bàn đều có một bí quyết riêng, diễn biến thì như duclm80 nói, ban đầu là người Nhật,
rồi đến Thụy Điển, sau đến Trung Quốc, rồi ai đã dám khẳng định Trung Quốc luôn luôn và mãi là
số 1?

Mỗi VDV tự chọn cho mình loại combo mà họ thích hợp nhất, không phải ai cũng trung thành với một
loại vũ khí nhất định, Ma Long đã đổi rất nhiều cốt, đến giờ tạm coi PG7 mang lại nhiều thành công,
Ma Lin trước đây dùng YEO, mặt Bryce Speed, giờ chuyển sang dùng H3, Timo Boll trước dùng Sriver
giờ chuyển sang T05...Sự đa dạng về vũ khí, kỹ thuật, lối chơi, phong cánh góp phần tạo ra thế giới
bóng bàn nhiều màu sắc để chúng ta được chiêm ngưỡng.

Lion
 
Last edited:

thedeathfly

Trung Sỹ
Tôi rất hoan nghênh tinh thần tranh luận của tất cả mọi người... tranh luận để mọi người hiểu vấn đề chứ không phải tranh luận để ai thắng ai thua...
Vì thế nếu bác Duclm80 thật sự muốn lập topic để tranh luận tích cực thì tôi nghĩ bác nên có trích dẫn... phân tích có ví dụ cụ thể... như thế mới thật sự gọi là phân tích.
Bác không thể chỉ phân tích bằng câu văn... bằng bác nghĩ được... khi bác đưa ra hình ảnh các xoáy của bóng thì bác phải đưa ra các dẫn chứng thực tế cho nó...
Bác đưa ra khái niệm xoáy vòng thì bác phải phân tích cách tạo... chứ bác không thể nói do mặt cứng+dính sẽ tạo ra được xoáy vòng nhiều hơn. Vì dù mặt cứng+dính thì nó cũng không thể trái với các quy tắc vật lý được.
Topic do bác lập ra nhưng thật sự thì tài nguyên của cả diễn đàn này đều là của chung tất cả mọi thành viên, bác có thể không trả lời các comt thiếu tích cực và cả những người khác cũng không nên phản bác những comt thiếu tích cực làm gì để tổn hao tài nguyên của diễn đàn... nhưng các comt có tính xây dựng như của bác lion (không cần biết là đúng hay sai, nhưng để tìm tài liệu, chèn vào, up lên cho mọi người, đó không phải là việc mà ai cũng có thể làm mà chẳng được đồng nào) thì tôi nghĩ bác nếu bác có trả lời thì bác nên trả lời một cách cụ thể, có các lập luận và đưa ra dẫn chúng thuyết phục hơn!!!
 
Last edited:

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Nói chung kỹ thuật mới là yếu tố quan trọng nhất trong môn bóng bàn, bây giờ 2 người đánh ngang nhau, 1 dùng mặt tàu, 1 dùng mặt nhật thì tỷ lệ thắng thua tất nhiên là ngang bằng, ko thể nói là anh dùng mặt tàu nên anh có cơ hội thắng nhiều hơn phải không ạ. Nếu nói mặt tàu như H3, TG3 tốt thì ko có lý gì mà mặt nhật lại ko có chất lượng tương tự. Mặt tàu do người TQ sáng chế, mặt nhật do người nhật phát triển, người TQ vẫn dùng các mặt nhật để phụ trái của họ đấy thôi, ko thể nói là do mặt vợt đúng ko bác.
 

quocvinh727

Binh Nhì
xoáy vòng là xoáy như mũi khoan, dù la vòng trái hay vòng phải đều có tính chất như nhau, quả giật có xoáy vòng là vô cùng ... Nếu A E có nhu cầu nghiên cứu thì lấy quả bóng ra mà xoay. A e sẽ thấy nó xoay được theo 3 Trục - Tương ứng với 3 loại xoáy, Xoáy lên- xuống, xoáy ngang và xoáy vòng.

xoáy vòng mà bạn nói đúng là có thể tạo ra khi bạn giao bóng!! nhưng khi giật bóng mà bạn có thể tạo ra xoáy vòng thì mình vẫn chưa hình dung ra làm sao động tác giật có thể tạo ra được xoáy vòng. Tuy nhiên, khi banh rơi xuống bàn, vdv lắc tay dưới bàn có thể tạo ra xoáy vòng.
 

duclm80

Trung Uý
Nếu ai nói là Xoáy vòng ít có trong thực tế đánh bóng thì Nhầm to.
Khi bạn đánh bóng thì đường bóng của bàn luôn có đủ 3 loại xoáy. Chỉ là :
1. Góc xoáy ít hay nhiều.
2. Tốc độ xoáy nhanh hay chậm.
Ngoài ra khi đánh bóng ta phải tính đến tốc độ bay của Bóng nữa.
Tôi xin nói lại rằng không có xoáy Lên tuyệt đối, xuống tuyệt đối, ngang tuyệt đối, vòng tuyệt đối.

Trở lại chủ đề ,
Bạn có tin mặt gỗ cũng tạo ra xoáy không? - Có nhé
1. Nhưng xoáy không bằng mút
2. không phát được nhiều lực bằng mặt mút
3. đánh không chuẩn bằng mặt mút.
Mặt lún, ko dính so với mặt Cứng và dính:
1. Về xoáy thì như mình đã nói nhé
Còn về phát lực và độ chuẩn xác thì mình ko dám nói.
Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đã làm nên sự khác biệt rồi.
Ronaldo làm sao mà đua được với báo? - nếu điều đó xảy ra thì 100% chỉ là Quảng cáo.

Thank A E đã đọc.
 
Nếu như người Trung Quốc dùng mặt tàu thì tại sao họ lại chỉ dùng mặt tàu cho phía bên phải còn bên trái lại phải dùng mặt nhật ?.
Còn nói đến xoáy thì trong bóng bàn có đến hai mươi mấy kiểu xoáy là các điểm tiếp xúc trên quả bóng là rất nhiều.Nhưng có thể tóm lại đối với các kĩ thuật giật bóng hay líp bóng (kiểu cũ) thì thì có thể chia ra giật vồng, giật xung và giật xoáy ngang.
Vấn dề mặt vợt có hiệu quả hay không thì phải do người sử dụng thôi.
Thành công của Bóng Bàn là của cả sự đầu tư qua nhiều thế hệ mới có được chứ không phải là 01 năm hay mười năm mà là hàng chục năm.Nếu các bạn là những người yêu bóng bàn thì hãy nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử bóng bàn trung quốc để thấy được họ có như ngày hôm nay.và chúng ta cũng đã thấy được người trung quốc luôn đi trước trong các vấn đề mà thế giới hạn chế họ chiến thắng bằng cách họ luôn tạo ra sự đổi mới và tạo ra những sự cạnh tranh khốc liệt ở từng cấp độ và các bạn cũng đã thấy họ chẵng bao giờ ngủ quên trong chiến thắng.Bởi vì trong cách huấn luyện và hệ thống huấn luyên của họ thì cho dù là VĐV vô địch thế giới như Zhang zike cũng phải cạnh tranh khốc liệt mới có được một vị trí trong đội hình chính.Các bạn có nhớ rằng J.O.Watner ở trên đỉnh cao thì ông đã từng có một câu nói với HLV của mình là bao giờ tôi mới được đánh với người hay hơn mình nhưng điều đó là khổng thể có với đội tuyển TQ bởi nếu bạn không nỗ lực là sẽ bị đào thải ngay.các bạn có nhớ vì sao MaLong không tham dự nội dung đánh đơn ở Olympic London trong khi trước đó Anh đã có một năm nẵm trên ngôi số 01 thế giới trước đó.
Còn vấn đề họ đánh mặt vợt DHS là có thể là do họ muốn sử dụng thương hiệu TQ thôi bởi một đất nước hùng mạnh về bóng bàn mà họ lại phải sử dụng đồ ngoại mãi à.
Trên đây là một vài suy nghĩ của mình về Bóng Bàn TQ mặc đầu mình cũng không thích việc TQ cứ thống trị BB thế giới mãi như thế này những không thể không thừa nhận với một hệ thống đào tạo từ phong trào đến chuyên nghiệp như thế thì BBàn TQ vẫn còn thống trị dài và cũng bởi vì Bóng bàn ở TQ cũng như Bóng Đá ở Braxin thôi bởi nó là quốc cầu của họ mà .
Thanks.Các bác chém em nhẹ thôi nhé em cũng chỉ là xin được mạn bàn thôi!
 

Fed_Storm

Banned
Nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thấy chẳng ai bằng mình, nhìn ngang thì thấy mình bằng người ta...Hóa ra em cũng không đến nỗi ngu lắm, dù đã bỏ bóng bàn đến cả chục năm...
 

bachikho

Đại Tá
có vẻ như chủ thớt đang thần thánh hóa mặt tàu thì phải, mặc dù cá nhân tui cũng đang chơi mặt tàu và cổ vũ bạn bè chơi mặt tàu vì những ưu điểm của nó (rẻ, bền...) tuy nhiên khách quan mà nhìn nhận thì mặt tàu KO HỀ ưu việt hơn so với mặt đức nhật vì nếu thật sự như vậy thì cả TG đã đua nhau chuyển sang đánh, có chăng thì mặt tàu phù hợp với lối chơi của tụi tàu hơn là mặt đức nhật, chỉ thế thôi!
vụ xoáy vòng thì quả thực tui cũng ko hiểu, trc h chỉ biết (và đc dạy) có các kiểu xoáy xuống, lên, ngang và các biến thể - lai tạp giữa các kiểu xoáy đó, vậy xoáy vòng là cái giống gì dợ ta???
vụ này cũng như niềm tin về Phan Thị Bích Hằng vậy, ai tin cứ tin, cá nhân tui thì ko tin (vì nếu thật sự giỏi giang như vậy cả TG ng ta đã đổ xô vào nghiên cứu, mời mọc rồi, đã đi tìm hài cốt lính Mỹ hoành tráng rồi chứ ko quanh quẩn ở cái ao làng kiếm mấy đồng tiền còm của bà con nhờ đi tìm hài cốt ng thân)!!!
Nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thấy chẳng ai bằng mình, nhìn ngang thì thấy mình bằng người ta...Hóa ra em cũng không đến nỗi ngu lắm, dù đã bỏ bóng bàn đến cả chục năm...
bác giống tui thế, bỏ bb cả chục năm nay chơi tennis, h chấn thuơng mới quay lại bb, hihi, có dịp bác về HP thì giao lưu cả bb lẫn tns nha (mà bác cũng là dân công chức như tui thì phải?)
 
Last edited:

quocvinh727

Binh Nhì
Nếu ai nói là Xoáy vòng ít có trong thực tế đánh bóng thì Nhầm to.
Khi bạn đánh bóng thì đường bóng của bàn luôn có đủ 3 loại xoáy. Chỉ là :
1. Góc xoáy ít hay nhiều.
2. Tốc độ xoáy nhanh hay chậm.
Ngoài ra khi đánh bóng ta phải tính đến tốc độ bay của Bóng nữa.
Tôi xin nói lại rằng không có xoáy Lên tuyệt đối, xuống tuyệt đối, ngang tuyệt đối, vòng tuyệt đối.

Trở lại chủ đề ,
Bạn có tin mặt gỗ cũng tạo ra xoáy không? - Có nhé
1. Nhưng xoáy không bằng mút
2. không phát được nhiều lực bằng mặt mút
3. đánh không chuẩn bằng mặt mút.
Mặt lún, ko dính so với mặt Cứng và dính:
1. Về xoáy thì như mình đã nói nhé
Còn về phát lực và độ chuẩn xác thì mình ko dám nói.
Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đã làm nên sự khác biệt rồi.
Ronaldo làm sao mà đua được với báo? - nếu điều đó xảy ra thì 100% chỉ là Quảng cáo.

Thank A E đã đọc.

nhưng với động tác giật bên hông của quả banh, thì làm sao có thể tạo ra xoáy vòng được?
 

tuyetchieu

Trung Uý
TQ vẫn có người chơi mặt Nhật/Đức như Li Ping chẳng hạn vẫn thắng VĐV Châu Âu dễ dàng. Em nghĩ thành công của họ đến từ luyện tập
 

Bình luận từ Facebook

Top