TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH ?

hungxoaytinhgia

Thượng Sỹ
Có lẽ đúng hơn phải nói là TQ biết vận dụng tất cả sức mạnh của mình. "Sức mạnh" ở đây phải hiểu là sức mạnh tổng hợp từ cấu trúc ngành TDTT nói chung và BB nói riêng, sự tổ chức, các giải đấu, hạ tầng cơ sở, phương pháp huấn luyện, tuyển chọn, con người các VĐV, sự đãi ngộ.v.v.
ok
 

damme_bongban214

Thượng Tá
đơn giản là vì người TQ đông, hệ thống giải thi đấu địa phương của họ nhiều gấp bội phần so với các quốc gia khác, TQ hiện có 1,3 tỉ người, cứ sàng lọc 10 triệu người lấy 1 người thì các nước khác đỡ nổi không?
Ko phải cứ đông người mà giỏi được .Sao Trung Quốc Ko giỏi Bóng Đá đi đông người đấy , con người Trung Quốc nhanh nhẹ ,linh hoạt,khéo léo,nham hiểm,mưu mô,. Ví dụ. Cùng là 2 VĐV được tập bóng bàn như nhau nhưng VĐV nào khôn hơn,mưu mô hơn người đấy sẽ tiến xa hơn VĐV nhu mì.Bóng bàn là môn thể thao tinh và quái .Đấy là các yếu tố chính để sao người Trung Quốc quá mạnh trong bóng bàn
 

backhand-ghost

Đại Tá
bác làm ơn đừng để ae chờ lâu, dù biết bác bận nhưng trông mong đọc bài của bác thấy... khổ quá :)
Vâng, sorry bro Bachikho , thực sự là bận quá nên ko có thời gian để xâu chuỗi mọi thứ bởi nhiều điều muốn nói quá, mà nói nhiều thì thành kể chuyện của mình, ngại mọi người nghĩ. Sẽ cố gắng viết nhiều hơn, chất lượng hơn. Thanks vì đã động viên ^_^
 

bachikho

Đại Tá
nói nhiều hay kể chuyện của mình cũng đc hết mà bác ui, mấy khi đc nghe người sống trong lòng QG đang thống trị bb TG kể chuyện, có điều chờ lâu quá sốt ruột thôi :)
 

backhand-ghost

Đại Tá
Thay đổi để hoàn thiện.
Khi đang ở trên đỉnh thế giới, ta thay đổi để làm gì? Ta thay đổi vì đơn giản trong câu chuyện độc thoại, ta biết được rằng phải vượt qua chính mình, để gần hơn nữa tới mốc hoàn thiện, để hi vọng chạm tới sự hoàn hảo.
Trên thực tế, người viết tới giữa năm 2004 mới nhìn thấy nhiều những thay đổi rõ ràng, những chuyển động mới mẻ của BB TQ, thể hiện rõ nhất trong khâu đào tạo trẻ.
Những cháu nhỏ năng khiếu chơi vợt dọc một gai lùn 802 hoặc vợt ngang hai mặt 802 hình như đã không còn nữa. (Không biết lúc này Xu Xin, Xu Xin gốc là người ở đay, có còn tập luyện ở đây hay không, cu cậu lúc này cũng 12, 13t rồi. Nếu còn ở lại thì chắc hay được ăn kem, thịt nướng của mình. ^_^ người viết hay nịnh đám trẻ con ở trung tam bằng cách sau h tập đưa cả lũ xuông căng tin đập phá, vậy nên lúc tập cho mình chúng nó hăng lắm, đặc biệt là mấy đứa mặt gài dài phòng thủ xa bàn). Trong TT đào tạo của Từ Châu, gần như chỉ còn mỗi đội gai dài phòng thủ ở lại, còn lại tất cả chỉ đanh 02 mút, giật hai càng, tích cực đánh xa bàn, và rất rất hạn chế né trái đánh phải. Đặc biệt kỹ thuật đấm trái với bóng xoáy xuống đã bị khai tử (mặc dù kỹ thuật này mới được thử phát triển).
Kỹ thuật thay đổi, dẫn tới chiến thuật thay đổi, tư duy chơi bóng thay đổi. Các cháu nhỏ thực sự khiến tôi ngưỡng mộ về tinh thần và tác phong trong tập luyện. Lối chơi mới bắt buộc các cháu phải tập thể lực nhiều hơn gấp bội, thay vì như trước đây cần di chuyển nhanh, linh hoạt trong phạm vi cận bàn thì bây h trong phạm vi ngắn có thể ít di chuyển hơn do việc phải tập tấn công 2 bên nhưng trong phạm vi trung bình và xa bàn thì footwork hoàn toàn khác. Nhìn lũ nhỏ từ 5, 6t cho tới 10 - 12t tập thể lực mà chết khiếp. Rồi lúc tập với bóng mới thấy kinh hoàng, tấn công 3 điểm liên tục với 1 rổ bóng to, chắc cũng đến hơn 100 quả dường như là quá sức với ngay cả với một thanh niên 22t như mình, vậy mà cô bé 8t nuốt cả rổ ngon ơ.
Ở thời kỳ này, khái niệm "qian san ban" vẫn chưa dc hoàn thiện tới mức khủng khiếp như bây h nhưng cũng đã khác xưa rất nhiều, đặc biệt là khi giao bóng, Liang Weifeng (HLV trưởng đội năng khiếu của Từ Châu) không cho phép làm gì khác ngoài tấn công, làm thế nào cũng được nhưng phải đánh trước, trái hay phải cũng đánh, ngắn hay gần cũng đánh. Một điều mà mỗi khi lấy thước kẻ ra để phạt học sinh (kể ca khi bố mẹ có đang ơ đo xem con tập) mà ông bẹn Liang bắt các HS nhắc to lại nhiều lần là: không có quả đánh nào có thể thắng ngay được và không có quả bóng nào là không thể cứu được.
Giai đoạn này, Wang Hao gần như là thần tượng của mọi đứa trẻ không phải vì thành tích mà chỉ bởi vẻ đẹp trong lối chơi, sự toàn diện trong kỹ thuật và đặc biệt Wang Hao là biểu tương cho sự đột phá của BB TQ. Trên các tạp chí TT, trên các chương trình TV, thuật ngữ "zhi ban heng da" (nôm na là vợt dọc chơi 2 càng như vợt ngang) xuất hiện liên tục như một khẩu hiệu, một câu thần chú. Trong thực tế, giai đoạn này TQ đã có những VĐV chơi vợt ngang giật 2 càng tích cực và tương đối hay là Liu Guozheng (cũng là người Từ Châu, Giang Tô), Hao Shuai... Nhưng hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách chơi này vẫn là Wang Hao, đặc biệt khi anh lại chơi vợt dọc. Sau này, nếu nhớ không nhầm thì người TQ cũng coi Wang Hao là người tiên phong trong việc kiểm soát "qian san ban" ở cấp độ cao nhất là kiểm soát tích cực ngay cả khi không phải là người giao bóng (thậm chí dùng BH đánh trong bàn ngay cả khi bóng ở mang của FH).
Trong giai đoạn 2004 -2009 người TQ vẫn thống trị TG và vẫn luyện tập, thay đổi để hoàn thiện. Kết quả bây h là sự thống trị của Zhang Jike, Ma Long, Fan Zhendong, Xu Xin...thay thế cho lớp đàn anh đi trước với một phong cách hoàn toàn mới, say đắm hơn, mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc và hơn tất cả là trong sáng hơn.
Ta thay đổi không phải để ta mãi thống trị, ta không sợ thua bởi ta đã biết chiến thắng thì cũng phải biết đón nhận những thất bại. Ta thay đổi để hoàn thiện mình, mãi chỉ là câu chuyện độc thoại mà thôi. (part 2)
Báo cáo bro Bachikho, NTBB và các bro khác, chuyện rất dài và nhiều điều muốn nói, nhưng khả năng sắp xếp và ngôn ngữ hạn chế nên chỉ "phọt phẹt" được dăm ba câu vậy, vì bro nhắc nên người viết mới dám "máu" một chút vậy, anh em mà ném thì các bro vào đỡ hộ nhé. Hẹn găp lại part tiếp theo nếu vẫn không bị chê.
Thân.
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Xin lỗi bạn j quê Tĩnh Gia, mình không định kể câu chuyện đào tạo trẻ đâu, bạn chắc ko đọc hết bài của mình (mà bạn cũng không cần đọc đâu, vì mình viết gửi các anh em khác). Lưu ý nhé, "dẻo dai" chứ không xấu "giai" lắm ^_^ Thân.
 

Son_ct

Đại Uý
22T MÀ CÒN NÓI LÀ NHIỀU SỨC DẺO GIAI SAO? CÂU CHUYỆN TẬP BB TỪ NHỎ THÌ Ở NƯỚC NÀO CŨNG CÓ. BÌNH LUẬN NHƯ THẾ MÀ GỌI LÀ DÂN BÓNG BÀN XÍ
Đây là cách bác backhand_ghost nhấn mạnh về việc tập thể lực mà, bác thử tập tấn công 3 điểm với cường độ cao và 100 quả bóng là biết ngay mà :)
 

Son_ct

Đại Uý
Thay đổi để hoàn thiện.
Khi đang ở trên đỉnh thế giới, ta thay đổi để làm gì? Ta thay đổi vì đơn giản trong câu chuyện độc thoại, ta biết được rằng phải vượt qua chính mình, để gần hơn nữa tới mốc hoàn thiện, để hi vọng chạm tới sự hoàn hảo.
Trên thực tế, người viết tới giữa năm 2004 mới nhìn thấy nhiều những thay đổi rõ ràng, những chuyển động mới mẻ của BB TQ, thể hiện rõ nhất trong khâu đào tạo trẻ.
Những cháu nhỏ năng khiếu chơi vợt dọc một gai lùn 802 hoặc vợt ngang hai mặt 802 hình như đã không còn nữa. (Không biết lúc này Xu Xin, Xu Xin gốc là người ở đay, có còn tập luyện ở đây hay không, cu cậu lúc này cũng 12, 13t rồi. Nếu còn ở lại thì chắc hay được ăn kem, thịt nướng của mình. ^_^ người viết hay nịnh đám trẻ con ở trung tam bằng cách sau h tập đưa cả lũ xuông căng tin đập phá, vậy nên lúc tập cho mình chúng nó hăng lắm, đặc biệt là mấy đứa mặt gài dài phòng thủ xa bàn). Trong TT đào tạo của Từ Châu, gần như chỉ còn mỗi đội gai dài phòng thủ ở lại, còn lại tất cả chỉ đanh 02 mút, giật hai càng, tích cực đánh xa bàn, và rất rất hạn chế né trái đánh phải. Đặc biệt kỹ thuật đấm trái với bóng xoáy xuống đã bị khai tử (mặc dù kỹ thuật này mới được thử phát triển).
Kỹ thuật thay đổi, dẫn tới chiến thuật thay đổi, tư duy chơi bóng thay đổi. Các cháu nhỏ thực sự khiến tôi ngưỡng mộ về tinh thần và tác phong trong tập luyện. Lối chơi mới bắt buộc các cháu phải tập thể lực nhiều hơn gấp bội, thay vì như trước đây cần di chuyển nhanh, linh hoạt trong phạm vi cận bàn thì bây h trong phạm vi ngắn có thể ít di chuyển hơn do việc phải tập tấn công 2 bên nhưng trong phạm vi trung bình và xa bàn thì footwork hoàn toàn khác. Nhìn lũ nhỏ từ 5, 6t cho tới 10 - 12t tập thể lực mà chết khiếp. Rồi lúc tập với bóng mới thấy kinh hoàng, tấn công 3 điem liên tục với 1 rổ bóng to, chắc cũng đến hơn 100 quả dường như là quá sức với ngay ca một thanh niên 22t như mình, vậy mà cô bé 8t nuốt cả rổ ngon ơ.
Ở thời kỳ này, khái niệm "qian san ban" vẫn chưa dc hoàn thiện tới mức khủng khiếp như bây h nhưng cũng đã khác xưa rất nhiều, đặc biệt là khi giao bóng, Liang Weifeng (HLV trưởng đội năng khiếu của Từ Châu) không cho phép làm gì khác ngoài tấn công, làm thế nào cũng được nhưng phải đánh trước, trái hay phải cũng đánh, ngắn hay gần cũng đánh. Một điều mà mỗi khi lấy thước kẻ ra để phạt học sinh (kể ca khi bố mẹ có đang ơ đo xem con tập) mà ông bẹn Liang bắt các HS nhắc to lại nhiều lần là: không có quả đánh nào có thể thắng ngay được và không có quả bóng nào là không thể cứu được.
Giai đoạn này, Wang Hao gần như là thần tượng của mọi đứa trẻ không phải vì thành tích mà chỉ bởi vẻ đẹp trong lối chơi, sự toàn diện trong kỹ thuật và đặc biệt Wang Hao là biểu tương cho sự đột phá của BB TQ. Trên các tạp chí TT, trên các chương trình TV, thuật ngữ "zhi ban heng da" (nôm na là vợt dọc chơi 2 càng như vợt ngang) xuất hiện liên tục như một khẩu hiệu, một câu thần chú. Trong thực tế, giai đoạn này TQ đã có những VĐV chơi vợt ngang giật 2 càng tích cực và tương đối hay là Liu Guozheng (cũng là người Từ Châu, Giang Tô), Hao Shuai... Nhưng hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách chơi này vẫn là Wang Hao, đặc biệt khi anh lại chơi vợt dọc. Sau này, nếu nhớ không nhầm thì người TQ cũng coi Wang Hao là người tiên phong trong việc kiểm soát "qian san ban" ở cấp độ cao nhất là kiểm soát tích cực ngay cả khi không phải là người giao bóng (thậm chí dùng BH đánh trong bàn ngay cả khi bóng ở mang của FH).
Trong giai đoạn 2004 -2009 người TQ vẫn thống trị TG và vẫn luyện tập, thay đổi để hoàn thiện. Kết quả bây h là sự thống trị của Zhang Jike, Ma Long, Fan Zhendong, Xu Xin...thay thế cho lớp đàn anh đi trước với một phong cách hoàn toàn mới, say đắm hơn, mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc và hơn tất cả là trong sáng hơn.
Ta thay đổi không phải để ta mãi thống trị, ta không sợ thua bởi ta đã biết chiến thắng thì cũng phải biết đón nhận những thất bại. Ta thay đổi để hoàn thiện mình, đay chỉ là câu chuyện độc thoại mà thôi (part 2)
Báo cáo bro Bachikho, NTBB và các bro khác, chuyện rất dài và nhiều điều muốn nói, nhưng khả năng sắp xếp và ngôn ngữ hạn chế nên chỉ "phọt phẹt" được dăm ba câu vậy, vì bro nhắc nên người viết mới dám "máu" một chút vậy, anh em mà ném thì các bro vào đỡ hộ nhé. Hẹn găp lại part tiếp theo nếu vẫn không bị chê.
Thân.
Tiếp tục chờ bài của bác, mong bác tiếp tục phân tích sâu hơn về cách tập luyện hàng ngày của bóng bàn TQ để anh em học tập :D
 

o3ma

Đại Tá
22T MÀ CÒN NÓI LÀ NHIỀU SỨC DẺO GIAI SAO? CÂU CHUYỆN TẬP BB TỪ NHỎ THÌ Ở NƯỚC NÀO CŨNG CÓ. BÌNH LUẬN NHƯ THẾ MÀ GỌI LÀ DÂN BÓNG BÀN XÍ
Tôi đọc đi đọc lại mấy lần bài của bác @backhand-ghost mà có thấy đoạn nào nói "22t có nhiều sức dẻo giai đâu". Hơn nữa tuổi 18-đôi mươi không khỏe, không nhiều sức dẻo dai thì tuổi nào mới như thế? chắc tầm 60-70 dẻo dai như mấy cụ tập dưỡng sinh sao?
 

backhand-ghost

Đại Tá
Mấy bài viết toàn dùng ifone và tranh thủ trong khi đang đi trên đường để soạn nên khó tránh được thỉnh thoảng có những chỗ chữ viết thiếu dấu, khả năng font chữ bị lỗi nên biết mà không làm sao được. Các bro thông cảm.
 

bachikho

Đại Tá
đề nghị các bác ko thích đọc thì cứ next hộ cái ợ, khỏi cần vào cái topic này ngứa mồm ném đá làm j, xin cám ơn
có lẽ chưa bao h hóng đọc loạt bài nào hào hứng như thế này (kể cả hồi trước tranh luận với theorist hay đọc loạt bài của P-500 bên bongbansaigon cũng ko háo hức thế này), hay bác lập 1 topic mới post riêng các bài của mình đi, ae vào đọc thôi, ai thích ném đá thì sang topic này :)
 

o3ma

Đại Tá
đề nghị các bác ko thích đọc thì cứ next hộ cái ợ, khỏi cần vào cái topic này ngứa mồm ném đá làm j, xin cám ơn
có lẽ chưa bao h hóng đọc loạt bài nào hào hứng như thế này (kể cả hồi trước tranh luận với theorist hay đọc loạt bài của P-500 bên bongbansaigon cũng ko háo hức thế này), hay bác lập 1 topic mới post riêng các bài của mình đi, ae vào đọc thôi, ai thích ném đá thì sang topic này :)
Cũng khó cấm được họ lắm bác ơi. Sống chung với lũ thôi.
 

Son_ct

Đại Uý
Xin lỗi bạn j quê Tĩnh Gia, mình không định kể câu chuyện đào tạo trẻ đâu, bạn chắc ko đọc hết bài của mình (mà bạn cũng không cần đọc đâu, vì mình viết gửi các anh em khác). Lưu ý nhé, "dẻo dai" chứ không xấu "giai" lắm ^_^ Thân.
Em nghĩ cách đào tạo trẻ là 1 yếu tố vô cùng quan trọng để người TQ thống trị môn BB. Nếu bác có thể viết 1 bài kể về các bước đào tạo 1 vđv trẻ TQ từ khi bắt đầu cầm vợt để ae forum tham khảo thì tuyệt. Với em, tập luyện đúng phương pháp mới là cơ sở để tiến bộ :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Thanks các bro, mình ở nước bạn cùng gần 6 năm nên có cơ hội đi nhiều nơi và nhiều kỷ niệm, nhất là những gì liên quan tới BB.
Tham gia 4rum cũng hơn 1 năm rồi mà mình chưa có đóng góp gì nhiều cho 4rum cả, nhìn các bro khác nhiệt huyết vậy mình cũng thấy ngại, toàn đi đọc bài của người khác thôi.
Gần đây, thấy topic của bro NTBB hay quá nên mạnh dạn mấy dòng, cũng là để nguôi nhớ về những năm tháng của thời thanh niên đầy kỷ niệm.
Việc lập topic khác mình thấy ko cần thiết, trước hết là mình ko dám vì khả năng ngôn ngữ rất hạn chế, hơn nữa có uy tín của bro NTBB thi dễ gặp được những bro có nhiệt huyết và văn hoá (xin phép bro NTBB nhé).
Tuy vậy, có một việc chắc chắn có thể phục vụ các ae đc là nếu bro nào nghĩ ra một topic hay và thực tế thì minh sẽ lên mạng tìm các bài viết, tài liệu của TQ rồi dịch ra phục vụ ae. (tất nhiên trong điều kiện mình có thời gian vì cv cũng quá hơi bận)
Mấy bài viết vừa rồi được các bro động viên, mình cũng phấn khởi, hi vọng sẽ không để mọi người thấy nhàm chán.
Part 3: Lại bàn về backhand.
Part 4: Bàn về bóng bàn phong trào của người TQ.
Part 5: (chưa nghĩ ra ^_^)
 
Last edited:

o3ma

Đại Tá
Thanks các bro, mình ở nước bạn cùng gần 6 năm nên có cơ hội đi nhiều nơi và nhiều kỷ niệm, nhất là những gì liên quan tới BB.
Tham gia 4rum cũng hơn 1 năm rồi mà mình chưa có đóng góp gì nhiều cho 4rum cả, nhìn các bro khác nhiệt huyết vậy mình cũng thấy ngại, toàn đi đọc bài của người khác thôi.
Gần đây, thấy topic của bro NTBB hay quá nên mạnh dạn mấy dòng, cũng là để nguôi nhớ về những năm tháng của thời thanh niên đầy kỷ niệm.
Việc lập topic khác mình thấy ko cần thiết, trước hết là mình ko dám vì khả năng ngôn ngữ rất hạn chế, hơn nữa có uy tín của bro NTBB thi dễ gặp được những bro có nhiệt huyết và văn hoá (xin phép bro NTBB nhé).
Tuy vậy, có một việc chắc chắn có thể phục vụ các ae đc là nếu bro nào nghĩ ra một topic hay và thực tế thì minh sẽ lên mạng tìm các bài viết, tài liệu của TQ rồi dịch ra phục vụ ae. (tất nhiên trong điều kiện mình có thời gian vì cv cũng quá hơi bận)
Mấy bài viết vừa rồi được các bro động viên, mình cũng phấn khởi, hi vọng sẽ không để mọi người thấy nhàm chán.
Part 4: Lại bàn về backhand.
Part 5: Bàn về bóng bàn phong trào của người TQ.
Part 6: (chưa nghĩ ra ^_^)
Tiếp tục đi bác.
 

bachikho

Đại Tá
theo tui vẫn nên mở topic cho đỡ loãng, chỉ cần copy hết các bài của bác bên này sang là ok rùi, đọc thế cho liền mạch :)
 

backhand-ghost

Đại Tá
đề nghị các bác ko thích đọc thì cứ next hộ cái ợ, khỏi cần vào cái topic này ngứa mồm ném đá làm j, xin cám ơn
có lẽ chưa bao h hóng đọc loạt bài nào hào hứng như thế này (kể cả hồi trước tranh luận với theorist hay đọc loạt bài của P-500 bên bongbansaigon cũng ko háo hức thế này), hay bác lập 1 topic mới post riêng các bài của mình đi, ae vào đọc thôi, ai thích ném đá thì sang topic này :)
Thấy bro Bachikho, nhắc đến P-500 2 lần rồi nên cũng có đôi chút tò mò, muốn biết đ/c này là ai. Sang bên đó, xem một loạt bài mà tự thấy xấu hổ, phục cái đam mê của họ quá.
Tự mình trải nghiệm, tự mình giải thích nhiều vấn đề, đúc rút nhiều nguyên lý từ đơn giản đến phức tạp. Những kết luận của riêng một cá nhân đó tuy chưa biết đúng sai thế nào nhưng thực sự làm người yêu bóng bàn phải mến phục.
Nhưng bro Bachikho ơi, mình không chơi kiểu đó được đâu, ầm ĩ và không phải là mục đích của mình. Cứ để Backhand-Ghost tuỳ hứng mà viết, đến khi nào hết hứng thú thì lại im bặt rồi đi xem người khác viết gì, giống như lối chơi của mình vậy, nếu hôm nào xung (cầm cái vợt thấy soft và nhẹ hều) thì tranh đánh đến cùng, sang đâu cũng giật, cả trái cả phải; hôm nào mệt thì không phải là đi "đánh" bóng nữa mà chỉ đi "đỡ" bóng thôi, thôi thì nó muốn làm gì thì làm, mình chỉ có thế thôi ^_^
Cứ để mình loanh quanh trong topic này đi, chỉ cần post bài mà có Bachikho, o3ma, NTBB, son_ct....vào đọc và like là vui rồi, mình cũng không câu like đâu (nhiều tuổi rồi).
Mọi người ai cũng vậy, xem cho vui thôi, chứ có ai post bài, đọc bài mà trở thành cao thủ hay thay đổi cách chơi được đâu, đọc hay viết làm gì nhiều cho mệt các bro, muốn lên level hoặc ít nhất cũng được ra mồ hôi sảng khoái thì bảo mình, mình cho số thằng cu em, Minh Thái Bình, tập với nó sướng hơn, 2 càng đẹp mắt, chặn cho mình đánh cả ngày ^_^
Ae mình là dân nghiệp dư mà, chơi bóng thì chỉ cần lắng nghe cơ thể của mình, thả lỏng thần kinh, để trận đấu thoải mái, tạo ra sự sảng khoái để nâng cao sức khoẻ, thế thôi. Trong part sắp tới mình sẽ kể bạn nghe xem nhân dân TQ chơi bóng thế nào, ko lẽ lại cần phức tạp thế. Thân.
 

bachikho

Đại Tá
hehe, bác cũng y hệt tui khi chơi tennis vậy, cứ hôm nào ra sân thấy cái vợt nhẹ hều thì hôm đó đánh như cô về, hôm nào thấy vợt nặng trĩu là hỏng, chân tay như đi mượn (bb thì đỡ hơn, chắc tại vợt bb nhẹ hơn nhiều nên chả thấy hôm nào nặng cả) :D
 
Tôi thấy ở ta từ học sinh cấp 1,2,3 rồi lên đến ĐH toàn phải tập những môn thể thao vớ vẩn rồi chẳng đi đến đâu cả, mất rất nhiều thời gian của các thế hệ học sinh. Các môn như bắn súng thể thao, súng ak, nhảy xa, nhảy cao, chạy,xà đơn, xà kép, bóng rổ, bóng chuyền, thể dục, võ tay không...môn nào cũng phải học lặp đi lặp lại trong đời HS ( thời gian này được tập BB cả lý thuyết lẫn thực hành có phải tốt hơn không ?) còn hiên nay rất nhiều trường có bàn bóng có nhà thể chất nhưng để chơi cho vui hoặc cho CLB bóng bàn thuê địa điểm. Các giải BB học sinh thì các em tự tập hoặc thuê thầy để biết chơi BB thì làm sao BB Việt nam chẳng phát triển chậm và chỉ loanh quanh tầm khu vực.
Bác nói thật chuẩn quá!Em thấy bộ môn thể dục ở Việt nam đặc biệt ở môn bóng bàn càng tệ hơn. Khi dạy các môn này đều hời hợt, học sinh chẳng thu được gì mặc dù học hết 3 năm mà không có một môn nào có thành tích. Trong khi đó lúc nào cũng phê phán và đòi thành tích. Lên đại học cũng vậy, đến khi ra trường thì đã muộn tuổi già sức yếu. Nói sâu hơn một tí đến giáo viên dạy thể dục cũng vậy, nhiều giáo viên học chuyên sâu ra khi đánh cũng đục, chọi, phủi điên vậy làm sao nền bóng bàn có thể chuyên nghiệp và gửi niềm đam mê cho lứa học sinh tương lai chứ. Còn nữa nếu có giáo viên chuyên sâu bóng bàn ở trường thì mình cũng được học nâng cao trình độ!À mà lãnh đạo có tạo điều kiên không nữa..Hazz...Thôi nói nhiều lại bị chém!
 

Bình luận từ Facebook

Top