TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH ?

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Vừa lên youtube xem lại 2 trận Wang Hao - Ma Long và trận Fan Zhendong - Xu Xin (China Super League 2014) mới thấy thật sự không khí của giải quốc nội TQ thật sự khác biệt, các trận đấu mang nhiều tính chiến thuật hơn rất nhiều so với các giải quốc tế vì các đoi thủ quá hiểu nhau.
Đặc biệt phần bình luận dinh cao của 02 vi HLV quá tuyệt vời, nghe ma sướng lỗ nhĩ. Qua phần hình luận biết thêm một thông tin thú vị nữa, thực ra khi còn đang ở cấp tỉnh (đội tỉnh, đội QG 2 và cao nhất là QG 1) thì Fan Zhendong đã bị đội tỉnh Quảng Đông loại và được đội Bát Nhất (thuộc quân đội) tuyển lại vào đội để rồi toả sáng như hiện nay.
Thế mới biết hệ thống đào tạo trẻ của TQ khổng lồ và chất lượng đến nhường nào. Trong thực tế, tại các đội tuyển tỉnh (tối đa cũng chỉ đến 15, 16 tuổi mà không vào được QG 2 thì xin mời các cháu về hưu ^_^ dã man) thì các tài năng như Fan Zhendong hay cậu nào mới vô đich Japan open 2014 đông như lợn con.
Phét lác vài dòng, hôm nào có thời gian xin kể thêm những chuyện được nhìn thấy tại các trung tâm đào tạo trẻ của tp Từ Châu và tỉnh Giang Tô.

Thi đấu trên thế giới những giải Pro Tour còn thấy nhiều ghế trông chứ ở Tàu vé thì đắt mà thậm chí không mua được cơ ạ.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Trong trận Wang Hao - Fan Zhendong BLV có hỏi vị HLV khách mời rằng liệu bao h mới xuất hiện được một Wang Hao toàn mĩ, xuất sắc như Wang Hao trưoc đây. Câu trả lời là chưa biết, rất khó.
Trong những năm gần đây, nói về quả phải thì phải nói tới Vương Lệ Cần, tốc độ trong tầm ngắn và độ xoáy phải nói tới Mã Lâm. Toàn diện nhất phải nói tới Wang Hao, a là toàn diện nhất, hội đủ sức mạnh, sự khéo léo, tốc độ và cả đô xoáy. Đặc biệt trong giai đoạn bóng bàn TQ bắt đau hoàn thiện thêm những kỹ thuật xa bàn thì đay cũng là một điểm mạnh của Wang Hao. Khi anh xuất hiện, quả trái vô cùng đặc biệt cua Wang Hao gần như đã vượt qua tất cả phần còn lại, vượt trội so với bất kỳ tay vợt Châu Âu nào (có thể trừ Kreanga ^_^). Thậm chí đến bây giờ quả trái đó vẫn không kém so với Zhang Jike, Ovcharov 2 người được xem là đánh trái hay nhất TG hiện tại.
Với cá nhân người viết thì Wang Hao luôn là người có backhand đẹp nhất và tinh tế nhất, dù hiện nay ở tuổi 31, a chỉ băng 6,7 phần so với lúc đinh cao.
(Vừa rồi xin mạn phép loạn đàm một chút, vì là nhắc lại phần bình luận của vị HLV kia người viết cũng thêm chút vào ý kiến cá nhân)
Bài viết sau xin được phép lại nói sâu hơn về quả trái và sự phát triển vượt bậc của TQ trong kỹ năng dùng quả trái để kiểm soát giai đoạn "qian san ban" (tổng 3 lần chạm vợt đầu tiên của đôi bên) và cả sự nâng cấp bachhand trong tấn công và phòng thủ. Thân.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Trong trận Wang Hao - Fan Zhendong BLV có hỏi vị HLV khách mời rằng liệu bao h mới xuất hiện được một Wang Hao toàn mĩ, xuất sắc như Wang Hao trưoc đây. Câu trả lời là chưa biết, rất khó.
Trong những năm gần đây, nói về quả phải thì phải nói tới Vương Lệ Cần, tốc độ trong tầm ngắn và độ xoáy phải nói tới Mã Lâm. Toàn diện nhất phải nói tới Wang Hao, a là toàn diện nhất, hội đủ sức mạnh, sự khéo léo, tốc độ và cả đô xoáy. Đặc biệt trong giai đoạn bóng bàn TQ bắt đau hoàn thiện thêm những kỹ thuật xa bàn thì đay cũng là một điểm mạnh của Wang Hao. Khi anh xuất hiện, quả trái vô cùng đặc biệt cua Wang Hao gần như đã vượt qua tất cả phần còn lại, vượt trội so với bất kỳ tay vợt Châu Âu nào (có thể trừ Kreanga ^_^). Thậm chí đến bây giờ quả trái đó vẫn không kém so với Zhang Jike, Ovcharov 2 người được xem là đánh trái hay nhất TG hiện tại.
Với cá nhân người viết thì Wang Hao luôn là người có backhand đẹp nhất và tinh tế nhất, dù hiện nay ở tuổi 31, a chỉ băng 6,7 phần so với lúc đinh cao.
(Vừa rồi xin mạn phép loạn đàm một chút, vì là nhắc lại phần bình luận của vị HLV kia người viết cũng thêm chút vào ý kiến cá nhân)
Bài viết sau xin được phép lại nói sâu hơn về quả trái và sự phát triển vượt bậc của TQ trong kỹ năng dùng quả trái để kiểm soát giai đoạn "qian san ban" (tổng 3 lần chạm vợt đầu tiên của đôi bên) và cả sự nâng cấp bachhand trong tấn công và phòng thủ. Thân.

Đồng ý luôn với bác, Wang Hao đỉnh cao có tôn chỉ: Tấn công, tấn công và tấn công, anh tấn công trong mọi tình huống, cả 2 càng trái phải, có lẽ điểm yếu của anh là thủ kém do ít dùng vì thế khi phong độ sa sút, quả tấn công mòn đi, anh đi nhanh như nước chảy :D
Nhưng bác đừng buồn, em thấy có bóng dáng Wang Hao trong thằng cu Fan Zhendong, tư thế lúc nào cũng chuẩn bị đánh trái, nhanh gọn khéo kết hợp đờ mi. Xa bàn thì trái nó cũng đánh được, thực sự là em thấy giống lắm :D
 

NTBB

Super Moderators
TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? (Tiếp)

Giải Đôi Nữ: Một cuộc tranh đua khác, những bài học tương tự.


Mặc dù chúng tôi đã nghe hầu hết các tên VĐV trước vòng chung kết, nhưng các "tên tuổi lớn" đã vắng mặt trong trận chung kết. Sau trận đấu tuyệt vời, Mu Zi / Cao Zhen giành chiến thắng - một lần nữa lại là đội từ lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Giải Đơn Nam: cơ hội cho thế hệ mới

33 cầu thủ đủ điều kiện lọt qua vòng loại Giải vô địch quốc gia Trung Quốc.

Mặc dù vào phút cuối, không có bất ngờ lớn, điều đó cũng là kết thúc ở lần này. Đáng chú ý là trận đấu vòng đầu tiên của Ma Lin, người đã phải chơi với những gì tốt nhất của mình để kìm hãm VĐV chơi vợt dọc mạnh mẽ Jie Jian Wei. Nhà vô địch thế giới Zhang Jike đã có 1 ngày làm việc vất vả vượt qua Shi Ming Yu với tỷ số sát nút ở sec thứ 7.

Cả hai cầu thủ Đội A đã phải cố gắng hết sức – các đối thủ của họ rất mạnh.

Vòng 3 trở nên quan trọng với các cầu thủ trong Đội tuyển B Trung Quốc. Ở đây, các cầu thủ có thể tạo nên tên tuổi cho bản thân mình và đã được chọn vào Đội B, cầu thủ trẻ và già là như nhau. Đây là nơi mà các VĐV có thể sử dụng cơ hội của mình để tỏa sáng so với những người tốt nhất.

Như VĐV có thể lực rất mạnh mẽ Cheng Jing Qi đã làm, đặt Wang Hao dưới áp lực lớn với các cú giật như tên lửa của mình liên tục hết quả nọ đến quả kia, dẫn 3:0, có điểm trận. Như thế vẫn chưa đủ.

Hoặc nhà vô địch châu Á 17 tuổi Liang Jin Kun, kích động khán giả với lối chơi mãnh liệt trước Ma Long, gần như đánh bại anh ta. Nhưng một lần nữa, lại là gần như.

Với việc Cui Qinglei đánh bại Ma Lin và Yan An đánh bại Zhou Yu, ít nhất đã có một chút chấn động. Vòng tứ kết là một ví dụ, ở đó Fan Zhendong đã chiến thắng trước Zhang Jike, trong khi chỉ mới 4 tháng trước đó, anh ta đã không có một cơ hội thực sự nào trước nhà vô địch Thế vận hội ở Paris tại WTTC. Xu Xin đã có một chiến thắng khó khăn vượt qua Yan An, sau khi bị dẫn 2:3, và Wang Hao đã hoàn thành công việc của mình khi chặn bước tiến của Cui Qinglei, cuối cùng còn ở lại tốp đầu.

(Còn tiếp)
 

NTBB

Super Moderators
TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? (Tiếp)

Giải Đơn Nam: Các trận bán kết không có những gương mặt mới.


Như vậy có Wang Hao, Ma Long, Xu Xin và Fan Zhendong còn đứng vững.

Trận Ma Long vs Wang Hao

Cả hai cầu thủ đều đã biết nhau rất rõ, do đó tất cả trở lại hình thức hàng ngày của họ. Thay vì chuẩn bị các mũi nhọn với cú trái tay của mình, Ma Long đã cố gắng sử dụng các cú thuận tay đầy uy lực bất cứ lúc nào có thể. Điều này đã làm cho cán cân tỷ số nghiêng về phía anh ta, vì Wang Hao càng lúc càng căng thẳng và cuối cùng không thể đánh bại được Ma Long, như anh ta đã từng làm nhiều lần trước đây.


Trận Xu Xin vs Fan Zhendong

Xu Xin – vì là một VĐV cầm vợt dọc - đã phải có bộ chân tốt hơn và phải chạy nhiều hơn đáng kể so với đối thủ cầm vợt ngang của mình. Điều này có thể là lý do khiến Xu Xin gặp một chấn thương ở chân trong trận đấu, và trận đấu đã phải gián đoạn.

Ở các giải Vô địch Quốc gia Trung Quốc, bạn không thể gục ngã trong trận đấu, vì thế sau khi thời gian ngắn nghỉ ngơi, anh ta đã được chăm sóc và quay trở lại bàn với tất cả năng lượng còn lại để giành chiến thắng séc đấu thứ 4 và 5. Fan tạo ra sự áp đặt của mình một lần nữa trong séc thứ 6, chiến thắng 4:2. Mặc dù ở thế hệ trẻ hơn của mình, Fan Zhendong đã đưa mình vào vòng chung kết.


Trận chung kết : Ma Long vs Fan Zhendong

Do áp lực mà anh ta phải chịu, Fan đã bắt đầu trận chung kết với một lỗi giao bóng. Ma Long ở phía bên kia hoàn toàn bình tĩnh, tập trung các cuộc tấn công của mình vào ngay người của đối thủ của anh ta.

Cả hai đã cố gắng tung ra những gì tốt nhất của họ, và Ma Long bị dẫn trước 3:2 và cân bằng trở lại từ tỷ số 8:9. Sau đó anh đã kiểm soát thế trận, và làm chủ séc đấu. Ma Long nằm trong tốp đầu của bóng bàn thế giới trong một thời gian, cuối cùng đã giành chiến thắng một danh hiệu "lớn" - anh ta đã không thể kìm nén được hạnh phúc của mình sau khi điểm cuối cùng kết thúc.


Nội dungĐơn Nữ: Li Xiaoxia vs Chen Meng

Cuộc cạnh tranh của các VĐV nữ đầy tinh thần chiến đấu và nhiều cảm xúc.

Chen Meng đã tiến thằng đến trận chung kết, sau khi đánh bại Ding Ning ở vòng tứ kết và lúc này cô phải đối mặt với Li Xiaoxia, nhà Vô địch Thế giới và Olympic. Về phía Li, cô đã vượt qua Liu Shiwen trong trận bán kết, và cũng có một cuộc trình diễn tuyệt vời trong trận chung kết, giành danh hiệu chiến thắng và không chỉ có vậy.

Li đã trở thành 1 trong 3 cầu thủ trong lịch sử của bóng bàn - chiến thắng trong Giải vô địch thế giới, Thế vận hội Olympic và Vô địch Quốc gia Trung Quốc!


(Còn tiếp)
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
Bài viết sau xin được phép lại nói sâu hơn về quả trái và sự phát triển vượt bậc của TQ trong kỹ năng dùng quả trái để kiểm soát giai đoạn "qian san ban" (tổng 3 lần chạm vợt đầu tiên của đôi bên) và cả sự nâng cấp bachhand trong tấn công và phòng thủ. Thân.
rất mong đc đọc tiếp loạt bài của bác vì theo tui, chính cuộc cách mạng trong kỹ thuật BH đã đem lại cho TQ vị thế thống trị TG như hiện tại chứ ko phải cú FH hay miếng H3 thần thánh mà mọi người vẫn sùng bái :)
 

NTBB

Super Moderators
TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? (Tiếp)

Trở lại với câu hỏi của chúng ta: Tại sao người Trung Quốc quá mạnh?


Như vậy, những gì chúng ta có thể học hỏi được từ những quan sát của chúng tôi ở An Sơn?

Nếu chúng ta nhớ lại cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Zhang Jike, anh ta đã nhắc lại rằng: "Cấu trúc và Tổ chức" trong bóng bàn Trung Quốc là lý do chính cho sự thống trị của họ và còn thêm tầm quan trọng của các huấn luyện viên, các nhà quản lý đội bóng, các huấn luyện viên thể chất, tâm lý và tất cả các nhân viên phục vụ vào danh sách các yếu tố. Chúng tôi đã tự do lấy thêm một số lý do sau đây:

Cú Giao bóng

Giao bóng trong bóng bàn là cú đánh duy nhất mà trong đó đối phương không có ảnh hưởng đối với những gì xảy ra. Ở Trung Quốc, các VĐV sử dụng cú giao bóng mang tính chất tấn công nhiều hơn, vì nó là cơ hội đầu tiên để tấn công. Không có một giải đấu nào khác mà chúng ta thấy có nhiều cú giao bóng tốt và đầy sáng tạo hơn ở đây.

H1.png

H1​

H2.png

H2

H3.png

H3

H4.png

H4

H5.png

H5

H6.png

H6

H7.png

H7

H8.png

H8

H9.png

H9

H10.png

H10
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? (Tiếp)

Trả Giao bóng


Cùng có thể nói tương tự đối với các cú trả giao bóng

Tập trung vào các cú vẩy bóng kiểu "Chiquita" trái tay thành kỹ thuật trả giao bóng, chúng ta có thể nhận thấy kỹ thuật này như là một khuôn mẫu được xây dựng trong trò chơi của mỗi cầu thủ, kể cả ở các giải đấu nữ. Như vậy, các VĐV ở Trung Quốc đã được thích nghi với kỹ thuật mới này và bổ sung nó vào kho vũ khí sẵn có của họ.

Hãy xem Fan Zhendong thực hiện cú "Chiquita" như thế nào:

H11.png

H11

H12.png

H12

H13.png

H13

H14.png

H14

H15.png

H15​

Thông thường, chúng ta đã thấy cái gọi là "Cú trả giao bóng – hãm lực", một kỹ thuật cho phép một cầu thủ chơi một cú đầy bóng rất, rất ngắn trước cú giao bóng của đối thủ, loại bỏ bất kỳ cơ hội tấn công nào (từ người giao bóng – ND).

Trừng phạt những cú giao bóng dài

Các cầu thủ Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay trước một cú giao bóng dài. Luôn luôn và mọi lúc. Điều này dường như được dạy trong trường học bóng bàn của Trung Quốc như là một phản ứng tiêu chuẩn: Nếu cú giao bóng đi dài: tấn công !.

(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? (Tiếp)
Sức mạnh thể chất đầy đủ

Dồn toàn bộ cơ thể vào mọi cú đánh là một động thái đặc trưng khác mà chúng ta thấy ở giải đấu này, tạo ra khả năng có thể phát huy sức mạnh lớn nhất có thể từ bất kỳ cú đánh nào. Điều này đòi hỏi thể lực và tốc độ, cũng như việc cung cấp nhiều năng lượng hơn trong mọi sec đấu. Chỉ cần nhìn vào những hình ảnh của Fan Zhendong và Zhou Yu.

Zhou Yu

H16.png

H16

H17.png

H17

H18.png

H18

H19.png

H19

H20.png

H20

H21.png

H21

H22.png

H22

H23.png

H23

H24.png

H24

H25.png

H25
(Còn tiếp)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? (Tiếp)
Sức mạnh thể chất đầy đủ (tiếp)

Fan Zhendong (tiếp)
H44.png

H44

H45.png

H45

H46.png

H46

H47.png

H47
Đủ màu sắc của các phong cách chơi.

Chúng ta đã nhìn thấy tất cả các phong cách chơi bóng tại Giải Vô địch Quốc gia Trung Quốc. Không có một phong cách riêng nào được ưa thích hơn để đi đến thành công, tấn công, phòng thủ, ngăn chặn, đối công - tất cả mọi thứ đều hiện diện ở đây. Không quan trọng bạn làm cái gì, miễn là bạn làm điều đó tốt.

(Dịch từ bản gốc tiếng Nhật sang tiếng Đức và biên tập bởi Frank Voller. Dịch sang tiếng Anh bởi Sebastian Hallen)

(Hết)
--------------------------------------------------------

NTBB chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết " TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH? "

 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
rất mong đc đọc tiếp loạt bài của bác vì theo tui, chính cuộc cách mạng trong kỹ thuật BH đã đem lại cho TQ vị thế thống trị TG như hiện tại chứ ko phải cú FH hay miếng H3 thần thánh mà mọi người vẫn sùng bái :)
Rất cám ơn bác bachikho, trong phạm vi nho nhỏ ta đax có chung một quan điểm rồi.
Nói thêm về backhand của người TQ, để thấy được việc họ tư duy nghiêm túc và cầu thị thế nào đối môn thể thao này ngay cả khi họ đang thống trị tuyệt đối đỉnh cao, là độc cô bất bại.
Trước năm 2003, khi Wang Hao bắt đầu xuất hiện bóng bàn TQ tuy đa có nhiều thành công nhưng vẫn còn tương đối bảo thủ về tư duy. Họ tự hào về những lối chơi khác biệt so với phần còn lại, chủ trương thắng bằng những kỹ thuật đặc dị, với phương châm "nhanh, hiểm". Tiêu biểu cho lối tu duy này là Liu guoliang (vợt dọc cổ điển với mặt gai lùn), Deng yaping (vợt ngang với trái 563). Người TQ lúc mặc kệ các tay vợt Châu Âu phát triến lối đánh 2 càng gần và xa bàn chuẩn mực. Cho đến giải vô địch thế giới năm 2003 khi trận CK ko có một tay vợt nào của TQ có mặt, tu duy bóng bàn của người TQ đã biến chuyển rất nhiều.
Vần nhớ năm 2003, bản thân người viết đang ở TQ và đa chứng kiến một nỗi thất vọng vô bờ của người TQ. Thất bại tại Paris khiến Cai Zhenhua, như có thể chết ngay được. Căng tin của ngôi trường ĐH nơi người viết đang theo học câm lặng, buồn tênh khi Kong Linghui, một "da man guan" (grand slams.. j j đó ^_^) gác vợt tại bán kết.
Cai Zhenhua, người đã tạo ra Liu Guoliang, Kong Linghui kêu gọi sự thay đổi toàn diện, và thực sự nền bóng bàn TQ đã thay đoi. (Part 1)
 

hungxoaytinhgia

Thượng Sỹ
NTBB xin giới thiệu bài phân tích để hy vọng tìm ra đáp án cho câu hỏi trên - bài viết là của Takahiro SATO và Manabu Nakagawa của Tạp chí Bóng bàn. Mời ACE tham khảo !

TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH ?

(Bài phân tích được thực hiện bởi Takahiro SATO và Manabu Nakagawa.)

View attachment 18672
(Đội tuyển BB quân đội Trung Quốc - Nguồn hình Manabu)​

Có nhiều lý do đa dạng và phức tạp cho sức mạnh và sự thống trị của người Trung Quốc trong bóng bàn, không thể đặt tên chỉ ra một lý do, và chắc chắn rằng "sức mạnh từ trong số lượng" lại càng không hợp lý ở đây. Nhưng nó là cái gì? Để tìm câu trả lời cho điều này, chúng ta cần có một cái nhìn cận cảnh các trận đấu ở giải quốc gia Trung Quốc lần thứ 12 được tổ chức vào mùa Thu năm 2013 để xem chúng ta có thể tìm ra bất kỳ câu trả lời nào. Chúng tôi đã làm điều đó.

(Còn tiếp)
Người trung quốc mạnh bởi vì biết dùng lực toàn thân!
 

NTBB

Super Moderators
Người trung quốc mạnh bởi vì biết dùng lực toàn thân!

Có lẽ đúng hơn phải nói là TQ biết vận dụng tất cả sức mạnh của mình. "Sức mạnh" ở đây phải hiểu là sức mạnh tổng hợp từ cấu trúc ngành TDTT nói chung và BB nói riêng, sự tổ chức, các giải đấu, hạ tầng cơ sở, phương pháp huấn luyện, tuyển chọn, con người các VĐV, sự đãi ngộ.v.v.
 

pingpang

Trung Sỹ
rất mong được biết câu trả lời của các nhà phân tích.
đơn giản là vì người TQ đông, hệ thống giải thi đấu địa phương của họ nhiều gấp bội phần so với các quốc gia khác, TQ hiện có 1,3 tỉ người, cứ sàng lọc 10 triệu người lấy 1 người thì các nước khác đỡ nổi không?
 

Bình luận từ Facebook

Top