I.1.3 Giật khi gặp quả bóng xoáy nặng (Looping Against Heavy Underspin)
Tổng quan
Chơi với đối thủ cắt bóng nặng rất khó khăn. Quả xoáy xuống nặng rất khó để giật tốc độ.
VIDEO: Gịât phải: 5)
[video=youtube;iOQTQrhmUMU]
[video=youtube;xH2WKbcqhDc]
[video=youtube;IDJl_gQySPY]
Giật trái: 6)
I.1.4 Giật kiểu châu Âu so với giật kiểu Trung Quốc
Tổng quan
Có một vài sự khác nhau trong cách thực hiện cú giật thuận tay của các VĐV Trung Quốc so với các VĐV châu Âu.
Hầu hết các động tác liên quan đến cú giật là tương tự nhau, với sự đòi hỏi 2 chân và thân trên phải như là một bộ truyền lực; tuy nhiên, 2 lối đánh này khác nhau ở cách sử dụng cánh tay và các chỗ nối của nó. Cú giật kiểu Trung Quốc thực hiện với cánh tay thẳng hơn nhằm tạo ra lực lớn hơn; trong khi cú giật kiểu châu Âu được thực hiện với cánh tay cong (gập khuỷu tay – ND), nhờ thế mà việc thu tay về sẽ nhanh chóng hơn.
Những điểm khác nhau trong cú giật thuận tay
Độ giang rộng của cánh tay: Cả cú giật kiểu Châu Âu và Trung Quốc đều dựa vào các chân, hông và xoay thân trên một cách thích hợp để điều khiển cánh tay. Tuy nhiên, kiểu Trung Quốc mở rộng cánh tay nhiều hơn, điều đó tạo ra lực đánh lớn hơn. Bất cứ sự gập khuỷu tay đáng kể nào cũng chỉ xuất hiện trong khi xoay lấy đà. Sử dụng kiểu giật Trung Quốc, trục xoay của cánh tay chủ yếu là ở vai; trong khi với việc sử dụng cú giật kiểu châu Âu thì trục xoay của cánh tay là tại khuỷu tay, giữ cho vợt ở gần thân người và tạo thuận lợi cho việc thu tay về một cách nhanh chóng.
“Quất” cánh tay: Cả kiểu giật Trung quốc và Châu Âu đều “quất” cánh tay suốt cú đánh. Do giang rộng cánh tay hoàn toàn trong cú giật kiểu Trung Quốc, điều này có thể gây cảm giác rằng cánh tay “cứng” suốt cú đánh; tuy nhiên, cả 2 kiểu đều đòi hỏi một độ thả lỏng cánh tay nhằm đạt được hiệu ứng “quất roi” một cách thích hợp và đạt vận tốc cao nhất. Điều đó có nghĩa là, cánh tay không bao giờ được “cứng”, bởi vì sự căng cứng cơ bắp sẽ làm chậm sự xoay trở, làm ngắt quãng thời gian tiếp xúc, và làm giảm nhỏ thời gian phục hồi. Kiểu giật châu Âu chủ yếu vụt cánh tay ngoài (cẳng tay – ND) và kiểu Trung Quốc thì vụt toàn bộ cánh tay.
Các yêu cầu về chân và phần thân người: cả 2 kiểu giật đều đòi hỏi các chân và hông điều khiển phần thân trên xoay để đạt được hiệu quả tối đa về cả lực và độ kiểm soát. Ví dụ, khi cố gắng để giật một đường bóng xoáy xuống nặng mà không điều khiển cú đánh bằng các chân thì kết quả thường là thất bại, chẳng hạn bóng sẽ không qua lưới.
Đà đánh bóng: Đà đánh bóng rất quan trọng trong mọi cú đánh, tấn công hoặc phòng thủ. Các cú giật kiểu châu Âu và kiểu Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Chúng đòi hỏi một đà đánh bóng đầy đủ, có điểm dừng tối ưu và tạo ra hiệu quả trực tiếp lên sự kiểm soát và phân bổ (bóng-ND). Trong đó “các điểm cuối” của đà đánh bóng phụ thuộc vào kiểu bóng được giật. Những cú giật cao, xoáy, hoặc những cú giật chống lại đường bóng xoáy xuống nặng, thường có sự xoay chéo một cách tương đối so với bàn và một đà đánh bóng với điểm kết thúc cao hơn (chẳng hạn ở trên mắt, giống như động tác chào của quân đội). Những cú giật đều, chống lại đường bóng xoáy lên thì thường có hướng đánh nằm ngang nhiều hơn so với bàn với điểm kết thúc thấp hơn, thường là ở dưới tầm mắt. Đà đánh bóng trong cả 2 cú đánh đều cần phải hướng về phía trước nhiều hơn là chỉ từ bên này sang bên kia.
Ý cuối cùng về đà đánh bóng: Mặc dù đà đánh tốt là tối cần thiết để có một cú đánh tốt, thì hiển nhiên rằng năng lượng chính còn dư sau khi bóng đã được đánh đi là năng lượng thừa. Có nghĩa là, đà đánh bóng tốt là cần thiết, song phần lớn năng lượng tiêu thụ trong cú đánh cần phải được tập trung vào ngay lúc bắt đầu, đạt đỉnh mạnh nhất vào thời điểm tiếp xúc với quả bóng, và nhanh chóng được giảm nhỏ ngay sau đó để thu tay về vị trí sẵn sàng chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo. Cú giật kiểu Trung Quốc đòi hỏi sử dụng toàn bộ cánh tay, và vì thế cảm thấy cú đánh “lớn hơn”. Trong thực tế, nếu lực được sử dụng rất nhanh và mạnh mẽ, lại không được giảm nhanh ngay sau khi chạm bóng, thì đấu thủ dễ bị mất thăng bằng.
Sự chuyển động cổ tay: Sự chuyển động của cổ tay được hợp nhất trong cả 2 kiểu đánh nhằm tăng thêm lực cho cú tấn công.
- Những lưu ý: Mặc dù có những sự phân biệt giữa kiểu giật Trung quốc và Châu Âu, thì cũng không nhất thiết phải cho rằng một người chơi bóng phải lựa chọn kiểu này hay kiểu kia. Thực vậy, các cú đánh có nhiều điểm tương đồng hơn là những điểm khác nhau. Không có sự phân biệt tuyệt đối giữa 2 cú giật và có nhiều sự trùng lặp khi áp dụng chúng. Hiếm khi thấy một người nào đó chỉ sử dụng kiểu giật Trung Quốc “trong mọi lúc”, cũng không thấy ai chỉ sử dụng kiểu giật châu Âu “trong mọi thời gian”. Các tình huống khác nhau đòi hỏi những sự đáp ứng khác nhau. Những giải thích ở đây mô tả những sự khác nhau giữa 2 cú giật dưới hình thức “bản chất” hoặc “ý tưởng”, với các điều kiện và ý nghĩa riêng.
VIDEO: Gịât TQ: 7)
Giật Châu Âu: 8)
I.1.5 Giật từ ngoài vào (Inside Out Loop)
Tổng quan
Giật từ ngoài vào là cú giật xoáy ngang từ xa vòng vào bàn. Đối với đấu thủ chơi tay phải thì cú giật từ ngoài vào sẽ cong phía phải. Ngược lại với cú giật từ ngoài vào là cú Giật Móc câu cong phía trong (cong phía trái đối với người đánh tay phải).
VIDEO: Gịât từ ngoài vào: 9)
[video=youtube;7Lp9sO6GDNM]
[video=youtube;Qy4Vf7fhHKU]
Trong “giang hồ” - chỗ mình ở thường gọi cú này là ‘trái chuối” vì độ cong, bẻ quặp dị thường của nó khi tiếp xúc với bàn.
- Cho đối thủ “ăn chuối” như thế nào nhỉ..? Ai rành cú này xin chỉ giáo..! Đa tạ!!!