tuyetvu79
Đại Tá
Bia Bia Bia
Đây là bài dịch của NTBB trên Bongban.org ngày xưa ...trước trận động đất gây sập diễn đàn _hi !
Đây là một tài liệu hay, bổ ích và thiết nghĩ là khá đầy đủ cho môn bóng bàn.
Tuy nhiên bản dịch từng mục, rải ra khá nhiều trang và có nhiều góp ý của ACE trên diễn đàn nên hơi khó cho bạn nào muốn đọc trọn vẹn ( đọc hết tài liệu một mạch ) vì dễ bị phân tâm.
Nay, mình xin phép tổng hợp lại cho AE đọc dễ hơn và có vài video clip minh họa cụ thể
Mặc khác (theo ý kiến riêng của mình) tài liệu đưa ra những định nghĩa, những nguyên lý, những tổng quan, những lời khuyên… về các cú đánh mà chưa đưa ra được phương pháp thực hiện cụ thể cho cú đánh đó ( chuẩn bị thế nào? tay đánh thế nào? chân thế nào? Vung vợt tiếp xúc bóng ra sao….? )
Mong các ACE đóng góp kinh nghiệm thực hiện các cú đánh của mình để chúng ta học hỏi lẫn nhau, mau tiến bộ hơn…!
Xin đa tạ..!
Table Tennis Coaching Wiki là một nguồn cung cấp cho bạn các mẹo nhỏ và các chiến thuật về tất cả các cú đánh như Giật, Cắt, Giao bóng và nhiều cú khác. Hãy đóng góp những mẹo hay nhất của bạn và giúp tạo ra một tài nguyên tốt nhất đối với các lời khuyên miễn phí về huấn luyện bóng bàn.
I. Wiki là gì?
Wiki là nơi có thể soạn chỉnh một cách tự do bởi những người sử dụng nó. Nếu bạn đã từng sử dụng Wikipedia, thì bạn cũng biết rằng đó là con đường cho bản thân các hiểu biết phát triển nhanh nhất. Wikipedia hiện là một website đại chúng nhất trên internet !
I.1 Không lạm dụng việc tự do chỉnh sửa wiki?
Nếu có người cố tình post những cái gì không thích hợp, thì người sử dụng tiếp theo có thể chỉnh sửa nó một cách đơn giản. Tuy thế, bạn cần phải đăng nhập để chỉnh sửa nội dung của wiki, vì vậy chúng tôi phải theo dõi tất cả những thay đổi, và chúng tôi có thể dễ dàng quay trở lại nội dung của bản tốt nhất cuối cùng.
I.2 Tại sao lại có wiki?
Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng bóng bàn quốc tế là một nguồn thông tin tốt nhất. Nếu mọi người cùng kết hợp những gì họ biết vào trong Coaching Wiki thì nó sẽ nhanh chóng trở nên một nguồn thông tin về tập luyện toàn diện nhất và sẽ là tài nguyên rất có giá trị. Website này là vì mọi người và được tạo bởi mọi người.
I.3 Mọi người có thể soạn thảo wiki?
Điều hạn chế duy nhất là bạn cần phải thiết lập một tài khoản và phải đăng nhập.
Đó là wiki!
II. Nguyên tắc của Wiki (Coach Wiki)
Nhằm tạo ra khả năng tốt nhất cho wiki, chúng ta cần phải làm theo các nguyên tắc nhất định sau:
II.1. Bao gồm (chấp nhận-ND) các quan điểm khác nhau:
Nếu bạn bắt gặp một vấn đề gì đó mà bạn không đồng ý, thì hãy chấp nhận cả hai quan điểm mà không loại bỏ quan điểm kia. Hãy để người đọc quyết định.
Ví dụ: Thay vì nói rằng việc hét lên ầm ĩ (khi thắng điểm do may mắn – ND) là một hành vi thô thiển, thì việc nói : “Một số người cho rằng việc la Shô Shô ầm ĩ là thiếu thận trọng” sẽ thể hiện được cả 2 quan điểm, thay thế cho việc nói rằng điều đó là đúng hay sai.
II.2. Trước khi thêm/chỉnh sửa nội dung, hãy xem lại cấu trúc và các trang của wiki.
Bạn có thể tránh được việc tạo ra các bản sao của các mục hoặc các trang bằng cách xem hết các trang của wiki và tìm đúng mục mà mình muốn bổ sung.
II.3. Định dạng là tốt, nhưng cũng có thể không có lợi
Việc định dạng, chẳng hạn như tô đậm hoặc tạo chữ nghiêng là tốt, nhưng không nên lạm dụng và việc tô đậm hoặc định dạng khác toàn bộ một đoạn văn bản sẽ làm cho mọi thứ trở nên khó đọc.
III. Cấu trúc của Coach Wiki
Để tham gia đóng góp một cách thích hợp vào wiki, bạn cần phải tìm hiểu cấu trúc của nó. Các thành phần của wiki gồm:
III.1. Trang (Page)
Trang là một trang văn bản của wiki, chứa các mục. Tất cả các chữ và thông tin là một phần của Mục ở bên trong Trang. Có một mục cho các Trang Liên quan, là Các Trang đơn được liên kết thành một trang phụ của trang hiện hành. Mỗi một Trang Phụ này là một Trang bình thường nhưng nó chỉ xuất hiện khi có trang “cha mẹ” (trang cấp trên- ND).
III.2. Mục Tuỳ thích
Mục tùy thích (ví dụ Overview/tổng quan) đơn giản là một vùng văn bản, nơi mà bạn có thể nhập vào các chữ (và các hình ảnh). Bạn có thể tạo ra nhiều mục và đặt tên theo cái gì mà bạn muốn. Ngay cả mục Overview là một mục tùy thích, bạn vẫn có thể đổi tên nó.
Để thêm các hình ảnh, có một biểu tượng để click lên đó. Sau đó bạn có thể upload hình ảnh từ máy tính của bạn, và chèn nó vào mục này.
III.3. Mục Các Trang Wiki Liên quan:
Đây là mục đặc biệt dành cho Các Trang Phụ của trang hiện hành. Mỗi một trang liên quan này tự bản thân nó là một trang , và có thể có các Trang Liên quan của mình. Vì vậy, mỗi trang liên quan là một “đứa con” của trang hiện hành, trang hiện hành là “cha mẹ”.
III.4. Mục các video:
Đây là mục đặc biệt chỉ dành cho các video hiện có trong Thư viện Video của Cơ sở Dữ liệu Bóng bàn (Table Tennis Database Video Library). Bạn có thể liên kết các video này với một trang wiki và nó sẽ được hiển thị lên trong mục này.
Cần lưu ý rằng các video cần phải ở trong Thư viện Video để được liên kết. Nếu như nó không nằm trong đó, thì trước hết bạn cần thêm video (chẳng hạn video YouTube) vào thư viện, sau đó bạn mới có thể link nó với trang wiki.
III.5. Mục các link liên quan:
Mục này là mục chỉ dành cho việc liên kết đến các website khác (hoặc ngay trong website này). Hãy thêm địa chỉ trang web và một nhãn. Liên kết đến các nguồn khác sẽ liên quan đến trang đó.
I. Strokes / Các cú đánh
I.1. Loop Stroke / Giật
I.1.1 Loop Drive / Bạt
I.1.2 Opening Loop / Giật mở
I.1.3 Looping Against Heavy Underspin / Giật khi gặp quả bóng xoáy nặng
I.1.4 European Loop vs. Chinese Loop / Giật kiểu châu Âu với kiểu giật Trung Quốc
I.1.5 Inside Out Loop / Giật từ ngoài vào trong
I.1.6 Hook Loop / Giật móc
I.1.7 Slow Spinny Loop / Giật xoáy chậm
I.1.8 Backhand Loop / Giật trái tay
I.1.9 Loop Kill / Giật sát thủ / Giật dứt điểm
I.1.10 Brush Loop / Giật mỏng
I.2. Fish / Moi
I.3. Counter Loop / Đối giật
I.4. Smash / Đập
I.5. Counter Hit / Đánh đều
I.6. Defensive Chop / Cắt phòng thủ
I.7. Push / Đẩy
I.8. Drop Shot / Bắt ngắn
I.9. Flip/Flick / Vụt nhẹ, Hất bong trên bàn
I.10. Lob / Câu bóng bổng
I.11. Block / Chặn
I.11.1 Punch Block / Chặn đột kích
I.11.2 Passive block / Chặn thụ động
I.12. Sidespin shot / Đánh xoáy ngang
II. Serves (Services) / Các cú giao bóng
II.1. Forehand Pendulum Serve / Giao bóng Lắc Thuận tay
II.2. Tomahawk Serve / Giao kiểu tômahốc
II.3. Reverse Pendulum Serve / Giao bóng Lắc Ngược
II.4. Half-Long or Mid-Long Serves / Những cú giao bóng Nửa-Dài hoặc Dài-Trung bình.
II.5. Serving Tips / Các mẹo giao bóng.
II.6. Hiding your Serve (Legally) / Giao bóng kín (hợp lệ)
III. Footwork / Động tác chân.
III.1. Stepping Around / Bước gần.
III.2. Forehand Lunge Step / Bước lao tới đánh thuận tay.
IV. Strategy / Chiến thuật.
IV.1. Ball Placement / Phân bố bóng.
IV.2. Playing Against a Chopper / Chơi với người cắt bóng.
IV.3. Playing Against Long Pips / Chơi với người sử dụng gai dài.
IV.4. Preparing for a Tournament / Chuẩn bị cho trận đấu.
IV.5. Third-Ball Attack / Tấn công trái thứ ba.
IV.6. Playing Against a Penholder / Chơi với người đánh vợt dọc.
IV.7. Fifth-Ball Attack / Tấn công trái thứ năm .
IV.8. Fourth-Ball Attack / Tấn công trái thứ tư.
V. Drills / Các bài tập.
V.1. Falkenberg Drill / Bài tập Pho-Ken-Bec
V.2. Forehand Loop Spread / Dàn rộng cú giật thuận tay.
VI. Administration / Công tác quản trị.
VI.1. How to Run a Table Tennis Club / Cách vận hành một CLB Bóng bàn.
VI.2. How to Run a Table Tennis Tournament / Cách tổ chức một giải đấu bóng bàn.
VII. Other / Những vấn đề khác.
VII.1. Etiquette / Qui định.
VII.2. Improving Your Game on a Budget / Việc cải thiện môn chơi (Bóng bàn-ND) của bạn theo ngân quỹ.
VII.3. Cleaning Your Rubber / Làm sạch mặt mút của bạn.
------------------------Bia-----------------------
I. Các cú đánh
I.1 Cú giật (Loop Stroke)
Tổng quan
Cú giật là cú đánh xoáy lên nặng. Nó là nền tảng của lối đánh tấn công hiện đại được đa số các vận động viên sử dụng. Các cú giật có thể là nhanh (Cú giật sát thủ) hoặc có thể là xoáy hơn và chậm hơn.
Cú giật thuận tay được cho là cú đánh quan trọng nhất trong bóng bàn hiện đại.
Việc tạo ra độ xoáy nhiều hơn
Góc của vợt quyết định rất nhiều đến độ xoáy và tốc độ trong cú giật. Bằng cách giữ cho góc mở nhiều hơn (tiếp xúc phẳng), bạn sẽ làm tăng tốc độ cú giật nhưng sẽ giảm độ xoáy; và góc hẹp hơn sẽ tạo ra nhiều xoáy hơn nhưng lại giảm tốc độ.
Bạn có thể quyết định chọn góc nào phụ thuộc vào cú giật mà bạn muốn tạo ra. Phụ thuộc vào từng tình huống mà bạn sẽ muốn các cú giật có tốc độ cao hoặc các cú giật chậm mà nhiều xoáy.
Vị trí chân
Đây là một số “mẹo” đối với việc di chuyển và định vị cơ thể. Nên nhớ rằng các huấn luyện viên khác nhau dạy về điều này với các cách khác nhau, vì vậy có một số lý do để điều chỉnh.
* Hãy dạng rộng 2 chân của bạn và chùng xuống:
Hai chân của bạn dang rộng khoảng bằng chiều rộng vai, và khuỵu đầu gối xuống. Chiều cao thích hợp là cúi xuống, không đứng thẳng người.
* Vị trí của bàn chân:
Vị trí phổ biến nhất là bàn chân phải hơi đưa ra sau khoảng 6 inh so với bàn chân trái (giả thiết là vận động viên thuận tay phải).
* Xoay thắt lưng:
Nhiều lực được sinh ra từ việc xoay hông. Khi bạn vươn người lên, xoay hông thì phần trên của cơ thể bạn sẽ hướng chéo về phía trước và sang bên cạnh.
thèm Bia Phần ý kiến của mình (_có j AE góp ý thêm nha, )
Độ xoáy khi giật bóng phụ thuộc ( tỉ lệ thuận) vào lực tác dụng và cự li sử dụng lực. Khi giật bóng cần chú ý những điểm sau:
- Lực tác dụng và hướng dùng lực phải đúng.
- Cánh tay, cẳng tay gập duỗi nhanh.
- Tăng độ ma sát bằng cách tiếp xúc mạnh giữa vợt với bóng. ( tuy nhiên còn phụ thuộc vào cấu tạo của mặt vợt)
- Sự kết hợp hài hoà giữa các cơ lườn và tay, chân tạo nên một lực tác động đồng nhất.
Giật bóng sử dụng để đối phó với bóng xoáy lên và bóng xoáy xuống.Tuỳ theo từng loại xóay mà sử dụng giật bóng cho phù hợp
Giật bóng chia làm 2 loại : giật xung và giật cầu vồng.
a/ Giật xung:
Tạo vận tốc và sức xoáy ra phía trước chiếm ưu thế, đường vồng cung thấp (góc nảy của bóng nhỏ).
Chính vì tốc độ nhanh lại có sức xóay lớn nên khi giật khó điều chỉnh điểm rơi.
- Thực hiện:
* Đối với bóng của đối phương đánh sang là bóng xoáy lên:
+ Hạ thấp trọng tâm, đón đánh bóng ở thời điểm 4-5 dường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần trên của bóng.
+ Dùng lực cẳng tay kéo bóng từ dưới lên trên, ra trước. Khi tiếp xúc với bóng , ta gập mạnh cẳng tay và cánh tay một cách nhanh gọn.
+ Chú ý kết hợp đạp chân trụ, căng lườn để tăng lực tác động vào bóng và kéo dài cự li dùng lực.
+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
* Đối với bóng của đối phương đánh sang là bóng xoáy xuống:
Lực tác dụng và hướng dùng lực như trên. Chỉ khác:
+ đánh bóng ở giai đoạn 3-4 đường vồng cung bóng bay.
+ điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần trên – giữa bóng.
+ dùng sức lăng tay mạnh kéo bóng từ dưới lên trên.
b/ Giật vồng:
Tạo sức xoáy lên trên chiếm ưu thế, đường vòng cung cao ( góc nảy của bóng lớn)
Giật vồng tốc độ chậm, đường vồng cung cao nên đối phương dễ phán đóan và tấn công. Cho nên giật vồng phải kết hợp biến hoá điểm rơi khác nhau và nên kết hợp với kỹ thuật bạt bóng.
Áp dụng chủ yếu khi đối phương đánh sang bóng xoáy xuống.
- Thực hiện:
+ Hạ thấp trọng tâm, đón đánh bóng ở thời điểm 4-5 dường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần giữa hoặc phần giữa – dưới bóng.
+ Dùng lực cẳng tay gập nhanh với cánh tay kéo bóng từ dưới lên trên.
+ Chú ý kết hợp đạp chân trụ, căng lườn để tăng lực tác động vào bóng và để kéo dài cự li dùng lực.
+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
Những sai lầm thường mắc khi giật bóng:
+ Tiếp xúc bóng sớm hay muộn ở các đoạn vòng cung bóng bay
+ Tiếp xúc sai giữa vợt với bóng
+ Dùng sức không hợp lý: chỉ sử dụng tay mà không phối hợp lực đạp chân, các lực của cơ liên sườn
+ Không gập nhanh cẳng tay và cánh tay mà sử dụng cả tay để đánh bóng ( cánh tay, cẳng tay giữ nguyên, bả vai là trục xoay )
+ Bóng đến quá gần người hoặc ra sau người quá xa mới thực hiện động tác.
VIDEO:
Gịât phải: 1)
[video=youtube;lGRhgxht1no]http://www.youtube.com/watch?v=lGRhgxht1no&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=1[/video]
[video=youtube;jTQG0C1y6iA]http://www.youtube.com/watch?v=jTQG0C1y6iA&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
[video=youtube;6v2zBtKRsTE]http://www.youtube.com/watch?v=6v2zBtKRsTE&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
[video=youtube;NFhTpJBtbRs]http://www.youtube.com/watch?v=NFhTpJBtbRs&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
Giật trái: 2)
[video=youtube;RmGPkY5oJq0]http://www.youtube.com/watch?v=RmGPkY5oJq0&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=17[/video]
[video=youtube;N7j_uCPQthE]http://www.youtube.com/watch?v=N7j_uCPQthE&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=114[/video]
I.1.1 Cú bạt ( Loop Drive ) - theo mình nghĩ là Giật Bạt thì đúng hơn
Tổng quan
Bạt bóng là một cú giật với sự tập trung nhiều hơn vào tốc độ. Tất cả các cú giật đều có nhiều xoáy, nhưng với việc tập trung vào tốc độ nhiều hơn sẽ làm cho cú đánh đó khó đánh trả khi đối thủ ở xa bàn. Khi bạn cần một cú đánh nhanh hơn, hãy mở góc vợt nhiều hơn để đạt được tốc độ cực đại, mặc dù sẽ mất đi một ít xoáy.
Cú bạt có vòng cung phẳng nên làm giảm xoáy lên.
Các cú bạt cần được đánh tại đỉnh cao nhất khi bóng nảy lên, chứ không phải khi bóng đã rơi xuống.
thèm Bia Phần ý kiến của mình (_có j AE góp ý thêm nha, )
- Thực hiện:
+ Thời điểm đánh bóng ở giai đoạn 3 của đường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần giữa bóng.
+ Khi bóng đến gần, đưa tay từ sau ra trước, dùng lực cẳng tay và cổ tay đánh mạnh. ( lực đột phát) vào giữa bóng.
+ Chân trụ đạp mạnh chuyển trọng tâm sang chân kia.
+ sau khi bạt bóng người thường bị lao về trước, cần nhanh chóng trở về vị trí chuẩn bị.
Những sai lầm thường mắc khi bạt bóng:
+ Tiếp xúc bóng sớm hay muộn ở các đoạn vòng cung bóng bay
+ Tiếp xúc sai giữa vợt với bóng
+ Không dùng sức của cẳng tay để bạt bóng.
VIDEO: 3) Bạt phải:
[video=youtube;PrCukA4h3K4]http://www.youtube.com/watch?v=PrCukA4h3K4&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=65[/video]
4) Bạt trái:
[video=youtube;K3875Sj60fM]http://www.youtube.com/watch?v=K3875Sj60fM&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=102[/video]
[video=youtube;bIOaPr4FGlA]http://www.youtube.com/watch?v=bIOaPr4FGlA&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=103[/video]
I.1.2 Cú giật mở (Opening Loop)
Tổng quan
Một cú đánh mở là cú đánh mà sẽ tạo thời cơ để chuyển từ “trận đánh hẹp” sang “trận đánh mở”.
Khái niệm “đánh mở” và “đánh hẹp” tương tự như , và có lẽ được mượn từ môn cờ tướng. Trong môn cờ tướng, một ván đấu mở là ván đấu mà trong đó các đường là mở và các quân cờ có thể di chuyển một cách tự do. Một ván đấu đóng (hẹp – ND) là ván đấu trong đó các con tốt bị khóa chặt đường đi và các quân cờ không thể di chuyển một cách tự do.
Trong bóng bàn, trận đấu mở là trận đấu trong đó bạn có thể di chuyển cánh tay một cách tự do và chơi cú nào mà mình muốn “đánh qua lại”. Trận đấu đóng là trận đấu mà các tuỳ chọn bị hạn chế khiến cho các cú đánh luôn bị động (chơi ngắn là một điển hình).
Trong lối đánh của các VDV chuyên nghiệp, thường các cú đánh là mở và giật xoáy qua lại.
( còn tiếp )
Đây là bài dịch của NTBB trên Bongban.org ngày xưa ...trước trận động đất gây sập diễn đàn _hi !
Đây là một tài liệu hay, bổ ích và thiết nghĩ là khá đầy đủ cho môn bóng bàn.
Tuy nhiên bản dịch từng mục, rải ra khá nhiều trang và có nhiều góp ý của ACE trên diễn đàn nên hơi khó cho bạn nào muốn đọc trọn vẹn ( đọc hết tài liệu một mạch ) vì dễ bị phân tâm.
Nay, mình xin phép tổng hợp lại cho AE đọc dễ hơn và có vài video clip minh họa cụ thể
Mặc khác (theo ý kiến riêng của mình) tài liệu đưa ra những định nghĩa, những nguyên lý, những tổng quan, những lời khuyên… về các cú đánh mà chưa đưa ra được phương pháp thực hiện cụ thể cho cú đánh đó ( chuẩn bị thế nào? tay đánh thế nào? chân thế nào? Vung vợt tiếp xúc bóng ra sao….? )
Mong các ACE đóng góp kinh nghiệm thực hiện các cú đánh của mình để chúng ta học hỏi lẫn nhau, mau tiến bộ hơn…!
Xin đa tạ..!
Table Tennis Coaching Wiki
Table Tennis Coaching Wiki là một nguồn cung cấp cho bạn các mẹo nhỏ và các chiến thuật về tất cả các cú đánh như Giật, Cắt, Giao bóng và nhiều cú khác. Hãy đóng góp những mẹo hay nhất của bạn và giúp tạo ra một tài nguyên tốt nhất đối với các lời khuyên miễn phí về huấn luyện bóng bàn.
I. Wiki là gì?
Wiki là nơi có thể soạn chỉnh một cách tự do bởi những người sử dụng nó. Nếu bạn đã từng sử dụng Wikipedia, thì bạn cũng biết rằng đó là con đường cho bản thân các hiểu biết phát triển nhanh nhất. Wikipedia hiện là một website đại chúng nhất trên internet !
I.1 Không lạm dụng việc tự do chỉnh sửa wiki?
Nếu có người cố tình post những cái gì không thích hợp, thì người sử dụng tiếp theo có thể chỉnh sửa nó một cách đơn giản. Tuy thế, bạn cần phải đăng nhập để chỉnh sửa nội dung của wiki, vì vậy chúng tôi phải theo dõi tất cả những thay đổi, và chúng tôi có thể dễ dàng quay trở lại nội dung của bản tốt nhất cuối cùng.
I.2 Tại sao lại có wiki?
Chúng tôi tin tưởng rằng cộng đồng bóng bàn quốc tế là một nguồn thông tin tốt nhất. Nếu mọi người cùng kết hợp những gì họ biết vào trong Coaching Wiki thì nó sẽ nhanh chóng trở nên một nguồn thông tin về tập luyện toàn diện nhất và sẽ là tài nguyên rất có giá trị. Website này là vì mọi người và được tạo bởi mọi người.
I.3 Mọi người có thể soạn thảo wiki?
Điều hạn chế duy nhất là bạn cần phải thiết lập một tài khoản và phải đăng nhập.
Đó là wiki!
II. Nguyên tắc của Wiki (Coach Wiki)
Nhằm tạo ra khả năng tốt nhất cho wiki, chúng ta cần phải làm theo các nguyên tắc nhất định sau:
II.1. Bao gồm (chấp nhận-ND) các quan điểm khác nhau:
Nếu bạn bắt gặp một vấn đề gì đó mà bạn không đồng ý, thì hãy chấp nhận cả hai quan điểm mà không loại bỏ quan điểm kia. Hãy để người đọc quyết định.
Ví dụ: Thay vì nói rằng việc hét lên ầm ĩ (khi thắng điểm do may mắn – ND) là một hành vi thô thiển, thì việc nói : “Một số người cho rằng việc la Shô Shô ầm ĩ là thiếu thận trọng” sẽ thể hiện được cả 2 quan điểm, thay thế cho việc nói rằng điều đó là đúng hay sai.
II.2. Trước khi thêm/chỉnh sửa nội dung, hãy xem lại cấu trúc và các trang của wiki.
Bạn có thể tránh được việc tạo ra các bản sao của các mục hoặc các trang bằng cách xem hết các trang của wiki và tìm đúng mục mà mình muốn bổ sung.
II.3. Định dạng là tốt, nhưng cũng có thể không có lợi
Việc định dạng, chẳng hạn như tô đậm hoặc tạo chữ nghiêng là tốt, nhưng không nên lạm dụng và việc tô đậm hoặc định dạng khác toàn bộ một đoạn văn bản sẽ làm cho mọi thứ trở nên khó đọc.
III. Cấu trúc của Coach Wiki
Để tham gia đóng góp một cách thích hợp vào wiki, bạn cần phải tìm hiểu cấu trúc của nó. Các thành phần của wiki gồm:
III.1. Trang (Page)
Trang là một trang văn bản của wiki, chứa các mục. Tất cả các chữ và thông tin là một phần của Mục ở bên trong Trang. Có một mục cho các Trang Liên quan, là Các Trang đơn được liên kết thành một trang phụ của trang hiện hành. Mỗi một Trang Phụ này là một Trang bình thường nhưng nó chỉ xuất hiện khi có trang “cha mẹ” (trang cấp trên- ND).
III.2. Mục Tuỳ thích
Mục tùy thích (ví dụ Overview/tổng quan) đơn giản là một vùng văn bản, nơi mà bạn có thể nhập vào các chữ (và các hình ảnh). Bạn có thể tạo ra nhiều mục và đặt tên theo cái gì mà bạn muốn. Ngay cả mục Overview là một mục tùy thích, bạn vẫn có thể đổi tên nó.
Để thêm các hình ảnh, có một biểu tượng để click lên đó. Sau đó bạn có thể upload hình ảnh từ máy tính của bạn, và chèn nó vào mục này.
III.3. Mục Các Trang Wiki Liên quan:
Đây là mục đặc biệt dành cho Các Trang Phụ của trang hiện hành. Mỗi một trang liên quan này tự bản thân nó là một trang , và có thể có các Trang Liên quan của mình. Vì vậy, mỗi trang liên quan là một “đứa con” của trang hiện hành, trang hiện hành là “cha mẹ”.
III.4. Mục các video:
Đây là mục đặc biệt chỉ dành cho các video hiện có trong Thư viện Video của Cơ sở Dữ liệu Bóng bàn (Table Tennis Database Video Library). Bạn có thể liên kết các video này với một trang wiki và nó sẽ được hiển thị lên trong mục này.
Cần lưu ý rằng các video cần phải ở trong Thư viện Video để được liên kết. Nếu như nó không nằm trong đó, thì trước hết bạn cần thêm video (chẳng hạn video YouTube) vào thư viện, sau đó bạn mới có thể link nó với trang wiki.
III.5. Mục các link liên quan:
Mục này là mục chỉ dành cho việc liên kết đến các website khác (hoặc ngay trong website này). Hãy thêm địa chỉ trang web và một nhãn. Liên kết đến các nguồn khác sẽ liên quan đến trang đó.
Đây là mục lục của "Coach Wiki"
I. Strokes / Các cú đánh
I.1. Loop Stroke / Giật
I.1.1 Loop Drive / Bạt
I.1.2 Opening Loop / Giật mở
I.1.3 Looping Against Heavy Underspin / Giật khi gặp quả bóng xoáy nặng
I.1.4 European Loop vs. Chinese Loop / Giật kiểu châu Âu với kiểu giật Trung Quốc
I.1.5 Inside Out Loop / Giật từ ngoài vào trong
I.1.6 Hook Loop / Giật móc
I.1.7 Slow Spinny Loop / Giật xoáy chậm
I.1.8 Backhand Loop / Giật trái tay
I.1.9 Loop Kill / Giật sát thủ / Giật dứt điểm
I.1.10 Brush Loop / Giật mỏng
I.2. Fish / Moi
I.3. Counter Loop / Đối giật
I.4. Smash / Đập
I.5. Counter Hit / Đánh đều
I.6. Defensive Chop / Cắt phòng thủ
I.7. Push / Đẩy
I.8. Drop Shot / Bắt ngắn
I.9. Flip/Flick / Vụt nhẹ, Hất bong trên bàn
I.10. Lob / Câu bóng bổng
I.11. Block / Chặn
I.11.1 Punch Block / Chặn đột kích
I.11.2 Passive block / Chặn thụ động
I.12. Sidespin shot / Đánh xoáy ngang
II. Serves (Services) / Các cú giao bóng
II.1. Forehand Pendulum Serve / Giao bóng Lắc Thuận tay
II.2. Tomahawk Serve / Giao kiểu tômahốc
II.3. Reverse Pendulum Serve / Giao bóng Lắc Ngược
II.4. Half-Long or Mid-Long Serves / Những cú giao bóng Nửa-Dài hoặc Dài-Trung bình.
II.5. Serving Tips / Các mẹo giao bóng.
II.6. Hiding your Serve (Legally) / Giao bóng kín (hợp lệ)
III. Footwork / Động tác chân.
III.1. Stepping Around / Bước gần.
III.2. Forehand Lunge Step / Bước lao tới đánh thuận tay.
IV. Strategy / Chiến thuật.
IV.1. Ball Placement / Phân bố bóng.
IV.2. Playing Against a Chopper / Chơi với người cắt bóng.
IV.3. Playing Against Long Pips / Chơi với người sử dụng gai dài.
IV.4. Preparing for a Tournament / Chuẩn bị cho trận đấu.
IV.5. Third-Ball Attack / Tấn công trái thứ ba.
IV.6. Playing Against a Penholder / Chơi với người đánh vợt dọc.
IV.7. Fifth-Ball Attack / Tấn công trái thứ năm .
IV.8. Fourth-Ball Attack / Tấn công trái thứ tư.
V. Drills / Các bài tập.
V.1. Falkenberg Drill / Bài tập Pho-Ken-Bec
V.2. Forehand Loop Spread / Dàn rộng cú giật thuận tay.
VI. Administration / Công tác quản trị.
VI.1. How to Run a Table Tennis Club / Cách vận hành một CLB Bóng bàn.
VI.2. How to Run a Table Tennis Tournament / Cách tổ chức một giải đấu bóng bàn.
VII. Other / Những vấn đề khác.
VII.1. Etiquette / Qui định.
VII.2. Improving Your Game on a Budget / Việc cải thiện môn chơi (Bóng bàn-ND) của bạn theo ngân quỹ.
VII.3. Cleaning Your Rubber / Làm sạch mặt mút của bạn.
------------------------Bia-----------------------
I. Các cú đánh
I.1 Cú giật (Loop Stroke)
Tổng quan
Cú giật là cú đánh xoáy lên nặng. Nó là nền tảng của lối đánh tấn công hiện đại được đa số các vận động viên sử dụng. Các cú giật có thể là nhanh (Cú giật sát thủ) hoặc có thể là xoáy hơn và chậm hơn.
Cú giật thuận tay được cho là cú đánh quan trọng nhất trong bóng bàn hiện đại.
Việc tạo ra độ xoáy nhiều hơn
Góc của vợt quyết định rất nhiều đến độ xoáy và tốc độ trong cú giật. Bằng cách giữ cho góc mở nhiều hơn (tiếp xúc phẳng), bạn sẽ làm tăng tốc độ cú giật nhưng sẽ giảm độ xoáy; và góc hẹp hơn sẽ tạo ra nhiều xoáy hơn nhưng lại giảm tốc độ.
Bạn có thể quyết định chọn góc nào phụ thuộc vào cú giật mà bạn muốn tạo ra. Phụ thuộc vào từng tình huống mà bạn sẽ muốn các cú giật có tốc độ cao hoặc các cú giật chậm mà nhiều xoáy.
Vị trí chân
Đây là một số “mẹo” đối với việc di chuyển và định vị cơ thể. Nên nhớ rằng các huấn luyện viên khác nhau dạy về điều này với các cách khác nhau, vì vậy có một số lý do để điều chỉnh.
* Hãy dạng rộng 2 chân của bạn và chùng xuống:
Hai chân của bạn dang rộng khoảng bằng chiều rộng vai, và khuỵu đầu gối xuống. Chiều cao thích hợp là cúi xuống, không đứng thẳng người.
* Vị trí của bàn chân:
Vị trí phổ biến nhất là bàn chân phải hơi đưa ra sau khoảng 6 inh so với bàn chân trái (giả thiết là vận động viên thuận tay phải).
* Xoay thắt lưng:
Nhiều lực được sinh ra từ việc xoay hông. Khi bạn vươn người lên, xoay hông thì phần trên của cơ thể bạn sẽ hướng chéo về phía trước và sang bên cạnh.
thèm Bia Phần ý kiến của mình (_có j AE góp ý thêm nha, )
Độ xoáy khi giật bóng phụ thuộc ( tỉ lệ thuận) vào lực tác dụng và cự li sử dụng lực. Khi giật bóng cần chú ý những điểm sau:
- Lực tác dụng và hướng dùng lực phải đúng.
- Cánh tay, cẳng tay gập duỗi nhanh.
- Tăng độ ma sát bằng cách tiếp xúc mạnh giữa vợt với bóng. ( tuy nhiên còn phụ thuộc vào cấu tạo của mặt vợt)
- Sự kết hợp hài hoà giữa các cơ lườn và tay, chân tạo nên một lực tác động đồng nhất.
Giật bóng sử dụng để đối phó với bóng xoáy lên và bóng xoáy xuống.Tuỳ theo từng loại xóay mà sử dụng giật bóng cho phù hợp
Giật bóng chia làm 2 loại : giật xung và giật cầu vồng.
a/ Giật xung:
Tạo vận tốc và sức xoáy ra phía trước chiếm ưu thế, đường vồng cung thấp (góc nảy của bóng nhỏ).
Chính vì tốc độ nhanh lại có sức xóay lớn nên khi giật khó điều chỉnh điểm rơi.
- Thực hiện:
* Đối với bóng của đối phương đánh sang là bóng xoáy lên:
+ Hạ thấp trọng tâm, đón đánh bóng ở thời điểm 4-5 dường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần trên của bóng.
+ Dùng lực cẳng tay kéo bóng từ dưới lên trên, ra trước. Khi tiếp xúc với bóng , ta gập mạnh cẳng tay và cánh tay một cách nhanh gọn.
+ Chú ý kết hợp đạp chân trụ, căng lườn để tăng lực tác động vào bóng và kéo dài cự li dùng lực.
+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
* Đối với bóng của đối phương đánh sang là bóng xoáy xuống:
Lực tác dụng và hướng dùng lực như trên. Chỉ khác:
+ đánh bóng ở giai đoạn 3-4 đường vồng cung bóng bay.
+ điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần trên – giữa bóng.
+ dùng sức lăng tay mạnh kéo bóng từ dưới lên trên.
b/ Giật vồng:
Tạo sức xoáy lên trên chiếm ưu thế, đường vòng cung cao ( góc nảy của bóng lớn)
Giật vồng tốc độ chậm, đường vồng cung cao nên đối phương dễ phán đóan và tấn công. Cho nên giật vồng phải kết hợp biến hoá điểm rơi khác nhau và nên kết hợp với kỹ thuật bạt bóng.
Áp dụng chủ yếu khi đối phương đánh sang bóng xoáy xuống.
- Thực hiện:
+ Hạ thấp trọng tâm, đón đánh bóng ở thời điểm 4-5 dường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần giữa hoặc phần giữa – dưới bóng.
+ Dùng lực cẳng tay gập nhanh với cánh tay kéo bóng từ dưới lên trên.
+ Chú ý kết hợp đạp chân trụ, căng lườn để tăng lực tác động vào bóng và để kéo dài cự li dùng lực.
+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
Những sai lầm thường mắc khi giật bóng:
+ Tiếp xúc bóng sớm hay muộn ở các đoạn vòng cung bóng bay
+ Tiếp xúc sai giữa vợt với bóng
+ Dùng sức không hợp lý: chỉ sử dụng tay mà không phối hợp lực đạp chân, các lực của cơ liên sườn
+ Không gập nhanh cẳng tay và cánh tay mà sử dụng cả tay để đánh bóng ( cánh tay, cẳng tay giữ nguyên, bả vai là trục xoay )
+ Bóng đến quá gần người hoặc ra sau người quá xa mới thực hiện động tác.
VIDEO:
Gịât phải: 1)
[video=youtube;lGRhgxht1no]http://www.youtube.com/watch?v=lGRhgxht1no&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=1[/video]
[video=youtube;jTQG0C1y6iA]http://www.youtube.com/watch?v=jTQG0C1y6iA&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
[video=youtube;6v2zBtKRsTE]http://www.youtube.com/watch?v=6v2zBtKRsTE&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
[video=youtube;NFhTpJBtbRs]http://www.youtube.com/watch?v=NFhTpJBtbRs&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
Giật trái: 2)
[video=youtube;RmGPkY5oJq0]http://www.youtube.com/watch?v=RmGPkY5oJq0&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=17[/video]
[video=youtube;N7j_uCPQthE]http://www.youtube.com/watch?v=N7j_uCPQthE&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=114[/video]
I.1.1 Cú bạt ( Loop Drive ) - theo mình nghĩ là Giật Bạt thì đúng hơn
Tổng quan
Bạt bóng là một cú giật với sự tập trung nhiều hơn vào tốc độ. Tất cả các cú giật đều có nhiều xoáy, nhưng với việc tập trung vào tốc độ nhiều hơn sẽ làm cho cú đánh đó khó đánh trả khi đối thủ ở xa bàn. Khi bạn cần một cú đánh nhanh hơn, hãy mở góc vợt nhiều hơn để đạt được tốc độ cực đại, mặc dù sẽ mất đi một ít xoáy.
Cú bạt có vòng cung phẳng nên làm giảm xoáy lên.
Các cú bạt cần được đánh tại đỉnh cao nhất khi bóng nảy lên, chứ không phải khi bóng đã rơi xuống.
thèm Bia Phần ý kiến của mình (_có j AE góp ý thêm nha, )
- Thực hiện:
+ Thời điểm đánh bóng ở giai đoạn 3 của đường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần giữa bóng.
+ Khi bóng đến gần, đưa tay từ sau ra trước, dùng lực cẳng tay và cổ tay đánh mạnh. ( lực đột phát) vào giữa bóng.
+ Chân trụ đạp mạnh chuyển trọng tâm sang chân kia.
+ sau khi bạt bóng người thường bị lao về trước, cần nhanh chóng trở về vị trí chuẩn bị.
Những sai lầm thường mắc khi bạt bóng:
+ Tiếp xúc bóng sớm hay muộn ở các đoạn vòng cung bóng bay
+ Tiếp xúc sai giữa vợt với bóng
+ Không dùng sức của cẳng tay để bạt bóng.
VIDEO: 3) Bạt phải:
[video=youtube;PrCukA4h3K4]http://www.youtube.com/watch?v=PrCukA4h3K4&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=65[/video]
4) Bạt trái:
[video=youtube;K3875Sj60fM]http://www.youtube.com/watch?v=K3875Sj60fM&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=102[/video]
[video=youtube;bIOaPr4FGlA]http://www.youtube.com/watch?v=bIOaPr4FGlA&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=103[/video]
I.1.2 Cú giật mở (Opening Loop)
Tổng quan
Một cú đánh mở là cú đánh mà sẽ tạo thời cơ để chuyển từ “trận đánh hẹp” sang “trận đánh mở”.
Khái niệm “đánh mở” và “đánh hẹp” tương tự như , và có lẽ được mượn từ môn cờ tướng. Trong môn cờ tướng, một ván đấu mở là ván đấu mà trong đó các đường là mở và các quân cờ có thể di chuyển một cách tự do. Một ván đấu đóng (hẹp – ND) là ván đấu trong đó các con tốt bị khóa chặt đường đi và các quân cờ không thể di chuyển một cách tự do.
Trong bóng bàn, trận đấu mở là trận đấu trong đó bạn có thể di chuyển cánh tay một cách tự do và chơi cú nào mà mình muốn “đánh qua lại”. Trận đấu đóng là trận đấu mà các tuỳ chọn bị hạn chế khiến cho các cú đánh luôn bị động (chơi ngắn là một điển hình).
Trong lối đánh của các VDV chuyên nghiệp, thường các cú đánh là mở và giật xoáy qua lại.
( còn tiếp )
Last edited: