nói chi tiết hơn là thế này.
Nếu chỉ nói về sợi, thì có vẻ đúng với Tennis hoặc Cầu lông, vì khi đó sợi tác động trực tiếp vào bóng và cầu, nhưng Bóng bàn lại khác.
Không có sợi nào trực tiếp tiếp xúc với bóng, và đều thông qua gỗ bề mặt, hơn nữa, đế lưới lại là bảng gỗ. Để dẫn chứng, em xin đưa ra một dòng cốt cực kỳ quen thuộc với anh em chơi bóng bàn: VIS, Zhang Jike và Maze.
Trước tiên là VIS và Zhang Jike. Nếu để so sánh, thì ngoài form tay cầm khác nhau, 2 dòng cốt này hoàn toàn giống nhau về mặt cấu trúc, nhưng cảm giác lại cực kỳ khác nhau. Với VIS, đó là sự mềm mại thì Zhang, lại là khô hơn và hơi có vẻ cứng hơn. Đó là chủ định của But khi làm Zhang, dễ chơi hơn, tất nhiên là trợ lực tốt hơn và cắn xoáy ít hơn, mặc dù cùng cấu trúc, và hình như là cả độ dầy bản vợt, ngoại trừ thiết kế cán. Ví dụ này chứng minh, dù hoàn toàn giống nhau về kết cấu, form vợt quyết định chất vợt.
Thêm nữa, để chứng minh sự khác nhau về gỗ, Maze và VIS gần như hoàn toàn giống nhau trừ outer, Koto và Hinoki, hai cây này có thể nói chả giống nhau tí nào, dù chỉ bị thay mỗi lớp bề mặt, cùng sợi.
Sau 4 năm chơi theo hướng trải nghiệm, với trình gà của em, thật sự không có cây vợt nào giống hệt cây vợt nào.
Cùng giòng thì giống nhau đến 90-95%, khác giòng thì tối đa được 70%, còn khác cấu trúc gỗ thì có khi là đối nghịch.
Thiển y[/QUƠTÊ]
Trúơc hết cảm ơn bác Trạng cá đã góp ý rất chính xác.
Tuy nhiên ở đây e chỉ tham luận ở góc độ rất cơ bản là các nguyên lý vật lý từ góc độ cấu tạo vợt: thuần gỗ, carbon và carbon sợi. Đi sâu vào vấn đề còn nhiều yếu tố như độ dày, mỏng, chất liệu gỗ và mút vợt nữa... Tuy nhiên bản chất vật lý mình nghĩ là bất biến. Ta lắm đc nguyên lý thì có thể áp dụng để giải thích các yếu tố khác. Tất nhiên khoa học còn có phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm để kiểm tra ngược lại lý thuyết nhưng cơ bản là để điều chỉnh những sai số và tiệm cận đến những kết quả mong muốn chứ ít khi mâu thuẫn, ngược hẳn với lý luận.