Liệu ta đã được tập luyện bóng bàn đúng cách?

PingPong9x

Đại Tá
Tóm lại là chủ thớt muốn nói đại ý là thầy chỉ dạy kĩ thuật mà không dạy chiến thuật, kĩ thuật thì thiếu thốn không có phòng thủ chỉ biết tấn công. Bác chủ thử kiếm em cháu nào chưa biết bóng bàn rồi dạy kiểu đó xem bao giờ thì lên được 2-0-2 nhé
 

xukaka

Đại Tá
Mình cũng bị tình trạng như @backhand-ghost nói trong chủ để. Thầy quá chú tâm tập các kiểu đánh đều, giật điểm rơi. Nhưng thầy lại không chú trọng đến chiến thuật giao bóng, đỡ giao bóng. Đến khi lâm trận đánh thua mấy bác lèo tèo, bởi vì mấy bác giao bóng khó mình đỡ không được có đồ thì cũng vào ý đố tiếp theo của bác. Mình giao bóng hiền quá chẳng gây khó khăn gì được.
Một séc 11. Họ giao bóng 2 quả tần xuất ăn 2 quả rất dễ. Trong khi mình hì hục tấn công khí thế dễ gì ăn 2 quả. Thế là thua...
 

backhand-ghost

Đại Tá
Tóm lại là chủ thớt muốn nói đại ý là thầy chỉ dạy kĩ thuật mà không dạy chiến thuật, kĩ thuật thì thiếu thốn không có phòng thủ chỉ biết tấn công. Bác chủ thử kiếm em cháu nào chưa biết bóng bàn rồi dạy kiểu đó xem bao giờ thì lên được 2-0-2 nhé
Đây là ko hiểu nhau rồi.
Đều là tại tớ rồi, cố sức diễn đạt rồi mà vẫn chưa đủ rõ ràng.
 

o3ma

Đại Tá
Ko ngờ cậu lại phản ứng khiếp thế này, tớ chia sẻ một vài suy nghĩ cho vui thôi, ko có ý nói đến ai đâu. Đừng bận lòng.
Tập cơ bản là vô cùng quan trọng, tớ đồng ý.
Nhưng ngoài ra, nó còn nhiều thứ khác nữa mà.
HT gặp phải "thày" phản biện rồi.
Bác bảo bác có kinh mà bác viết vậy chẳng hiểu gì về bóng bàn
Đa phần học viên đi là mới tập chơi và đa phần họ chưa có cơ bản thì hlv pải tập như vậy là hoàn toàn đúng
Chơi và tập bb hoàn khác nhau
Dù người chơi có năng khiếu hay ko có năng khiếu nhưng phải có thời gian nhất để tập mỗi quả đánh và kết hợp quả đánh bác viết bài rở oẹt như vậy
Đã đã chơi đã tập bb nhiều năm thì càng hiểu về bb đừng nói 5 ba trục buổi mà mà bạn có thể kết hợp vào thì đấu bạn tập luyện hàng ngày và kết hợp các quả đánh bạn mới kết hợp dc
Còn học viên họ tập cơ bản 20 buổi 30 buổi là họ đang tạo nối mòn để có tư thế động tác tốt lên những chia sẻ của bạn hoàn toàn sai về suy nghĩ bb
Nên viết có chấm, phẩy chút. Chính tả "nẫn nộn" hết cả.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Mình cũng bị tình trạng như @backhand-ghost nói trong chủ để. Thầy quá chú tâm tập các kiểu đánh đều, giật điểm rơi. Nhưng thầy lại không chú trọng đến chiến thuật giao bóng, đỡ giao bóng. Đến khi lâm trận đánh thua mấy bác lèo tèo, bởi vì mấy bác giao bóng khó mình đỡ không được có đồ thì cũng vào ý đố tiếp theo của bác. Mình giao bóng hiền quá chẳng gây khó khăn gì được.
Một séc 11. Họ giao bóng 2 quả tần xuất ăn 2 quả rất dễ. Trong khi mình hì hục tấn công khí thế dễ gì ăn 2 quả. Thế là thua...
Giả sử, mình bớt thua trực tiếp đi 1-2 quả giao bóng/ván, bớt 1 lần giật hỏng những quả "giò gà", giao bóng có chút ý đồ hơn một chút, đỡ thêm được 1 quả giật thì tự mình so với mình hình như cũng đã lên bóng được một tẹo rồi đúng ko bác.
Nếu bác chặn được bóng của HLV 1-2 quả thôi, gặp người ngang cơ cũng đỡ sợ hơn còn gì. Chỉnh lại thước ngắm, tập luyện "xử lý" thì lên 0-2-0 cũng đâu phải là bất khả thi.
 

o3ma

Đại Tá
Em bây giờ cứ dở hơi vậy đấy, cứ Treiber, ĐKQ rồi "cờ lát si cồ" cho nó lành ko thích, lại cứ thích chia sẻ tréo ngoe. Bị nện thật là đáng.
Tại ông thày kia mới nghĩ đến có 20-30 buổi học thôi, quá ngắn cho 1 người tập chơi bóng bàn. Với số buổi như thế vào "trận" mà giật được 1, 2 quả thì đã "vã mồ hôi" rồi chứ sao mà chặn. Tập chặn theo tớ nó phải ở vào giai đoạn "trung học phổ thông hoặc đại học" của đời tập bóng bàn, ông thày kia nghĩ ngắn quá thôi.
 

hoangtdsi

Đại Uý
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.

Mình nghĩ rằng hiện tượng như trên cũng không thể đổ hết cho cá HLV được, mặc dù cũng thừa nhận rất nhiều HLV bóng bàn phong trào của chúng ta hiện nay thực ra chỉ là những người chơi tốt hơn chúng ta mà thôi. Tuy nhiên nói vậy nhưng ta cũng thừa biết để đạt được đến trình độ như họ và có người theo học thì họ cũng chắc chắn đã phải trải qua thời gian làm học viên - nắm được các kiến thức cơ bản nên không thể nói họ không hiểu cách làm cho học viên tiến bộ, đặc biệt việc cung cấp cho học viên nền tảng kỹ thuật và thể lực thì chắc HLV nào cũng biết, kể cả người đó chỉ ở trình C, D.
Kinh nghiệm của các HLV phong trào cho thấy, đa phần các học viên của họ cũng rất ít kiên nhẫn, chỉ muốn tiến bộ ngay, sở hữu những kỹ thuật khủng nhưng đa phần chỉ tập 25-20-30 buổi, mỗi buổi 1-1,5 h. Vậy tại sao 1 người giật còn chưa vững, chưa có hoặc phản xạ di chuyển kém, giao bóng còn chưa đạt mà lại dạy phối hợp (cả kỹ thuật và chiến thuật) để mà động tácđánh bóng sau khi di chuyển thì lung tung, bóng thì rúc và ra ngoài chủ yếu. các kỹ thuật phải đến một ngưỡng nào đó mới đảm bảo được sự phối hợp các kỹ thuật với nhau, nhất là đối với những bài tập giao bóng - tấn công, đẩy trái- né phải- lao góc trống quay về giật trái....
Có những thứ đã trở thành lý thuyết hay giáo trình dạy bb mà mọi người nên thừa nhận: ví dụ muốn đạt được trình E người tập phải qua 5 giai đoạn 1-2-3-4-5 (có thể dài ngắn khác nhau tùy trình độ và sự tiến bộ của người tập), người tập phải học và làm chủ động tác đơn đến giai đoạn 3 thì HLV mới cho tập giai đoạn 4 là kết hợp đơn giản và giai đoạn 5 mới là kết hợp như đánh trận (giao bóng tấn công). ví dụ như vậy. Nhưng có nhiều người muốn là sao không cho tập kết hợp luôn từ đầu đi, như để vừa tập động tác đơn cơ bản vừa tập di chuyển và kết hợp, và cuối cùng thì cũng tiến đến giai đoạn 5 cả. Mình thì cũng không chứng minh được cái này một cách thuyết phục, nhưng mình tin vào hướng dẫn của lý thuyết và giáo trình (sách, video clip dạy bb trên mạng), và cả các HLV những người được từng được ăn tập bài bản. Làm theo hướng dẫn của họ, mình sẽ có kết quả tốt hơn.

Một số kinh nghiệm của mình là trong việc chọn HLV là:
- Trước hết tìm hiểu kỹ về họ: Thời buổi thị trường với sự phát triển mạnh của bóng bàn phong trào, nhiều kiểu người học, cũng đa dạng thày dạy, mình không muốn nói nên chọn thày nào cô nào nhưng đã chọn rồi thì nên có niềm tin chút trên cơ sở tìm hiểu kỹ chút về người ta: phương pháp, trình độ, giới thiệu của những người tin cậy....
- Cho HLV kiểm tra trình độ, khả năng của mình.
- Nói rõ với họ: - Tôi muối tập từng này (10-20-30-40....) hoặc đề nghị HLV nói rõ sau 10-20-30 buổi thì liệu học được những gì, khả năng có thể tiến bộ đến đâu hoặc giả dụ chỉ vào một người nào đó đang chơi ở clb và hỏi xem để đánh được như anh ta thì cần bao nhiêu buổi và thêm những điều kiện gì....
- Đặt hàng với HLV: đa phần HLV muốn dạy bài bản (dù là ít hay nhiều) nhưng chỉ có bạn mới hiều bạn muốn gì. Nếu bạn đã nghĩ mình ở trình độ nào đó hoặc là kỹ thuật cũ của mình đã ăn vào máu, muốn sửa là không hiệu quả mà chỉ muốn học thêm kỹ thuật khác (quả trái, bắt ngắn, đánh trên bàn hay giao bóng, đỡ giao bóng, di chuyển đánh bóng...) thì cứ nói thẳng với họ. HLV họ cũng hiểu và họ cũng chỉ phải dạy và chịu trách nhiệm đến thế. Nên tìm các HLV phong trào có trình độ cao (giỏi ở các kỹ thuật bạn muốn học). Các HLV được đào tạo bài bản (tốt nghiệp các trường thể thao, vận động viên cấp cao,...) thường ít muốn dạy kiểu này hoặc cũng không nhiệt tình.

Còn riêng vấn đề phòng thủ thì mình nghĩ không nhất thiết và cần thiết phải học thày. Có những giải pháp khác hiệu quả hơn nhiều (thời gian, tài chính..). Thủ thì cần phản xạ, kinh nghiệm rồi mới đến kỹ thuật (nghĩ thế không biết chuẩn không). Nhiều người thủ rất hay có cần cần HLV nào đâu. Vi vậy muốn tăng năng lực phòng thủ nên:
- Tìm bạn tập: vừa tập kỹ thuật vừa đánh trận. Tập thì thay phiên nhau tấn công, phòng thủ.
- Đánh người trình cao hơn chút hoặc tạo điều kiện cho người trình thấp hơn tấn công để mình thủ
 

Trainee

Đại Tá
Mình cũng bị tình trạng như @backhand-ghost nói trong chủ để. Thầy quá chú tâm tập các kiểu đánh đều, giật điểm rơi. Nhưng thầy lại không chú trọng đến chiến thuật giao bóng, đỡ giao bóng. Đến khi lâm trận đánh thua mấy bác lèo tèo, bởi vì mấy bác giao bóng khó mình đỡ không được có đồ thì cũng vào ý đố tiếp theo của bác. Mình giao bóng hiền quá chẳng gây khó khăn gì được.
Một séc 11. Họ giao bóng 2 quả tần xuất ăn 2 quả rất dễ. Trong khi mình hì hục tấn công khí thế dễ gì ăn 2 quả. Thế là thua...
Anh tập với ai vậy? Tập với Chức hắn giao cho khóc luôn, chỉ cần đọc đúng xoáy đã là khá rồi, chưa nói là đỡ được! :(
Có nhiều cao thủ đã gặp hắn, nhận xét. Giờ bb nghiệp dư, tầm B, C ở VN chắc ít người giao bóng hay hơn hắn.
 

duclm80

Trung Uý
Tập mãi mà đánh trận ko áp dụng được dễ bỏ bóng bàn lắm.
- Thầy thì thấy đánh đôi công, giật chưa bằng thầy nên bắt học tiếp.
- học viên thì cảm thấy như bị câu giờ.- chán.

Nói chung là @backhand-ghost nói đúng:
- xen lẫn giữa buổi đôi công phải là - chặn bóng và câu bóng phòng thủ, gò đẩy.
Đánh trận mà ko biết đẩy để đỡ được giao bóng, ko chặn được bóng giật, ko biết lùi xa để thủ thì đánh gì.
thường các thầy dạy cho rằng những kỹ năng đó là dễ học, đôi công mới khó - Điều này theo tui là đúng nhưng học vài tháng mà ko có kỹ năng này thì ........ nản lắm.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Mình nghĩ rằng hiện tượng như trên cũng không thể đổ hết cho cá HLV được, mặc dù cũng thừa nhận rất nhiều HLV bóng bàn phong trào của chúng ta hiện nay thực ra chỉ là những người chơi tốt hơn chúng ta mà thôi. Tuy nhiên nói vậy nhưng ta cũng thừa biết để đạt được đến trình độ như họ và có người theo học thì họ cũng chắc chắn đã phải trải qua thời gian làm học viên - nắm được các kiến thức cơ bản nên không thể nói họ không hiểu cách làm cho học viên tiến bộ, đặc biệt việc cung cấp cho học viên nền tảng kỹ thuật và thể lực thì chắc HLV nào cũng biết, kể cả người đó chỉ ở trình C, D.
Kinh nghiệm của các HLV phong trào cho thấy, đa phần các học viên của họ cũng rất ít kiên nhẫn, chỉ muốn tiến bộ ngay, sở hữu những kỹ thuật khủng nhưng đa phần chỉ tập 25-20-30 buổi, mỗi buổi 1-1,5 h. Vậy tại sao 1 người giật còn chưa vững, chưa có hoặc phản xạ di chuyển kém, giao bóng còn chưa đạt mà lại dạy phối hợp (cả kỹ thuật và chiến thuật) để mà động tácđánh bóng sau khi di chuyển thì lung tung, bóng thì rúc và ra ngoài chủ yếu. các kỹ thuật phải đến một ngưỡng nào đó mới đảm bảo được sự phối hợp các kỹ thuật với nhau, nhất là đối với những bài tập giao bóng - tấn công, đẩy trái- né phải- lao góc trống quay về giật trái....
Có những thứ đã trở thành lý thuyết hay giáo trình dạy bb mà mọi người nên thừa nhận: ví dụ muốn đạt được trình E người tập phải qua 5 giai đoạn 1-2-3-4-5 (có thể dài ngắn khác nhau tùy trình độ và sự tiến bộ của người tập), người tập phải học và làm chủ động tác đơn đến giai đoạn 3 thì HLV mới cho tập giai đoạn 4 là kết hợp đơn giản và giai đoạn 5 mới là kết hợp như đánh trận (giao bóng tấn công). ví dụ như vậy. Nhưng có nhiều người muốn là sao không cho tập kết hợp luôn từ đầu đi, như để vừa tập động tác đơn cơ bản vừa tập di chuyển và kết hợp, và cuối cùng thì cũng tiến đến giai đoạn 5 cả. Mình thì cũng không chứng minh được cái này một cách thuyết phục, nhưng mình tin vào hướng dẫn của lý thuyết và giáo trình (sách, video clip dạy bb trên mạng), và cả các HLV những người được từng được ăn tập bài bản. Làm theo hướng dẫn của họ, mình sẽ có kết quả tốt hơn.

Một số kinh nghiệm của mình là trong việc chọn HLV là:
- Trước hết tìm hiểu kỹ về họ: Thời buổi thị trường với sự phát triển mạnh của bóng bàn phong trào, nhiều kiểu người học, cũng đa dạng thày dạy, mình không muốn nói nên chọn thày nào cô nào nhưng đã chọn rồi thì nên có niềm tin chút trên cơ sở tìm hiểu kỹ chút về người ta: phương pháp, trình độ, giới thiệu của những người tin cậy....
- Cho HLV kiểm tra trình độ, khả năng của mình.
- Nói rõ với họ: - Tôi muối tập từng này (10-20-30-40....) hoặc đề nghị HLV nói rõ sau 10-20-30 buổi thì liệu học được những gì, khả năng có thể tiến bộ đến đâu hoặc giả dụ chỉ vào một người nào đó đang chơi ở clb và hỏi xem để đánh được như anh ta thì cần bao nhiêu buổi và thêm những điều kiện gì....
- Đặt hàng với HLV: đa phần HLV muốn dạy bài bản (dù là ít hay nhiều) nhưng chỉ có bạn mới hiều bạn muốn gì. Nếu bạn đã nghĩ mình ở trình độ nào đó hoặc là kỹ thuật cũ của mình đã ăn vào máu, muốn sửa là không hiệu quả mà chỉ muốn học thêm kỹ thuật khác (quả trái, bắt ngắn, đánh trên bàn hay giao bóng, đỡ giao bóng, di chuyển đánh bóng...) thì cứ nói thẳng với họ. HLV họ cũng hiểu và họ cũng chỉ phải dạy và chịu trách nhiệm đến thế. Nên tìm các HLV phong trào có trình độ cao (giỏi ở các kỹ thuật bạn muốn học). Các HLV được đào tạo bài bản (tốt nghiệp các trường thể thao, vận động viên cấp cao,...) thường ít muốn dạy kiểu này hoặc cũng không nhiệt tình.

Còn riêng vấn đề phòng thủ thì mình nghĩ không nhất thiết và cần thiết phải học thày. Có những giải pháp khác hiệu quả hơn nhiều (thời gian, tài chính..). Thủ thì cần phản xạ, kinh nghiệm rồi mới đến kỹ thuật (nghĩ thế không biết chuẩn không). Nhiều người thủ rất hay có cần cần HLV nào đâu. Vi vậy muốn tăng năng lực phòng thủ nên:
- Tìm bạn tập: vừa tập kỹ thuật vừa đánh trận. Tập thì thay phiên nhau tấn công, phòng thủ.
- Đánh người trình cao hơn chút hoặc tạo điều kiện cho người trình thấp hơn tấn công để mình thủ
Thanks bro vì đã chia sẻ.
Mình cũng chẳng dám nói nhiều đúng sai, chỉ là nói ra cách nhìn nhận của mình thôi.
có một điểm bro nói đúng, học viên nếu có thể thì nên order rõ ràng mình mong muốn điều gì, khi ở một trình độ nhất định thì tự mình cũng phải tìm hiểu bản thân một chút chứ hả.
Tập xong thấy khoan khoái, như gãi đúng chỗ ngứa tác dụng cũng lớn mà.
HLV cũng nên kích thích để học viên phát triển tư duy chiến thuật phù hợp với mình. Còn cứ hai càng như đẹp như trong tranh kiểu @Minh-TB thì ai cũng thích.
 
Last edited:

Tin Nguyen

Trung Sỹ
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.

Đồng ý 2 tay với những gì bác nói.
Xem nhiều người lúc tập công rất hay nhìn đã mắt, giật liên hồi, good good.
Nhưng vào trận ko giật được trái nào cho ra hồn cả.
Lý do : đã biết mày công hay thì đek có thèng nào ngu mà đưa bóng cho mày tán chứ. :D
Nên chuyện " cao thủ tập hay " vô trận chết dưới tay " cùi bắp múa lửa " ko phải là chuyện hiếm :D
 

iso9000

Thượng Tá
Bác bảo bác có kinh mà bác viết vậy chẳng hiểu gì về bóng bàn
Đa phần học viên đi là mới tập chơi và đa phần họ chưa có cơ bản thì hlv pải tập như vậy là hoàn toàn đúng
Chơi và tập bb hoàn khác nhau
Dù người chơi có năng khiếu hay ko có năng khiếu nhưng phải có thời gian nhất để tập mỗi quả đánh và kết hợp quả đánh bác viết bài rở oẹt như vậy
Đã đã chơi đã tập bb nhiều năm thì càng hiểu về bb đừng nói 5 ba trục buổi mà mà bạn có thể kết hợp vào thì đấu bạn tập luyện hàng ngày và kết hợp các quả đánh bạn mới kết hợp dc
Còn học viên họ tập cơ bản 20 buổi 30 buổi là họ đang tạo nối mòn để có tư thế động tác tốt lên những chia sẻ của bạn hoàn toàn sai về suy nghĩ bb
Câu cú lủng củng, tối nghĩa chính tả sai loạn xạ===>đọc mệt vãi ra. Đọc bài của người viết không kỹ, đéo hiểu hết ý của người ta, toàn chém nhằng===> đọc tức vãi ra.
===> Ngọng thì nói ít thôi
 

iso9000

Thượng Tá
...
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết...
DCM ông @money12 ông ý đéo đọc cái đoạn này ông ý vào chém noạn hết cả nên.
 

hoangtdsi

Đại Uý
Đồng ý 2 tay với những gì bác nói.
Xem nhiều người lúc tập công rất hay nhìn đã mắt, giật liên hồi, good good.
Nhưng vào trận ko giật được trái nào cho ra hồn cả.
Lý do : đã biết mày công hay thì đek có thèng nào ngu mà đưa bóng cho mày tán chứ. :D
Nên chuyện " cao thủ tập hay " vô trận chết dưới tay " cùi bắp múa lửa " ko phải là chuyện hiếm :D
Bạn ah tác dụng của tập kỹ cơ bản theo kinh nghiệm của mình là: nếu mình tập cơ bản chăm và liên tục 1-2 năm, cộng với kinh nghiệm chinh chiến 2-3 năm nữa là mình có thể thắng được người không có bản (hoặc yếu cơ bản) đã chơi liên tục 10-15 năm. Nhưng cũng khó có hy vọng vừa mới ra lò kỹ thuật mà đã có thể thắng những người đánh lâu được vì các đòn người ta tuy ít hoặc không được đẹp mắt lắm nhưng họ đã rất nhuyễn, đã đạt độ khó cao. Hơn nữa họ rất mưu mẹo vì nhiều kinh nghiệm.

Mình đã chứng kiến có bác có mỗi quả gò nặng và bạt đã thắng dễ 1 cậu có đầy đủ hầu hết các kỹ thuật đẹp mắt. Cậu này khá ấm ức nhưng mình thừa biết bác kia đã chơi bb gần 20 năm còn bạn kia mới chơi hơn 3 năm và hơn 1 năm gần đây mới tập cơ bản. Nhưng mình cũng nghĩ cũng chỉ 2 năm nữa mà cậu ấy chơi liên tục thì gió sẽ đổi chiều.

Để đưa kỹ thuật học được vào trận còn cả thời gian nhưng chắc chắn sẽ ngắn đi rất nhiều chỉ thường xuyên đánh ở trình kỹ thuật thấp.
 

hoangtdsi

Đại Uý
Ko ngờ cậu lại phản ứng khiếp thế này, tớ chia sẻ một vài suy nghĩ cho vui thôi, ko có ý nói đến ai đâu. Đừng bận lòng.
Tập cơ bản là vô cùng quan trọng, tớ đồng ý.
Nhưng ngoài ra, nó còn nhiều thứ khác nữa mà.
Không sao mà bác. Chia sẻ quan điểm là phải có xung đột mới hay. Không mạt sát hay xúc phạm hoặc có ý định hèn hạ như lúc đầu bác nói là được.
 

linh729

Thượng Tá
Một vài quan điểm mang tính cá nhân của mình : 1 người thầy giỏi là người có khả năng thấu hiểu và có khả năng dẫn dắt
== Thấu hiểu ở đây là hiểu động lực nào khiến học trò đi tập luyện
Động lực có rất nhiều dạng (động lực tương đương với hy vọng; khát khao => nguồn gốc của sự phát triển; nó lý giải được tại sao nhiều người đi tập thầy rất ít thậm chí tự học tự chơi mà đánh vẫn giỏi) :
++ đi tập để dành chiến thắng (lúc này thầy phải tìm hiểu dơ đánh mà học viên đang muốn thắng)
++ đi tập để có động tác đẹp (lúc này thầy phải tìm hiểu học viên đang ưa thích hoặc thần tượng thằng cha nào)
++ đi tập để có thể hòa nhập vào 1 CLB (lúc này thầy sẽ đưa ra các nấc thang kỹ thuật sao cho ở thời điểm nào học viên cũng có thể tìm được bạn để chơi cùng)
++ đi tập để sửa động tác; để học thêm kỹ thuật mới
++ đi tập để vừa vui vừa ra mồ hôi vừa có thêm kỹ thuật
++ v...v

== Dẫn dắt ở đây là việc người thầy chia sẻ những kinh nghiệm tập luyện; thi đấu; nghỉ ngơi; ăn uống; lịch trình tập luyện; phân tích kỹ thuật theo khả năng có thể hiểu được của học viên. Truyền cảm hứng cho học viên bằng những đòn đánh hay; đẹp mắt. Tiếp thêm động lực cho học viên bằng những lời ngợi khen. Từ đó thuyết phục học viên đi theo hướng mình đã vẽ ra.

Ví dụ : học viên đang trong quá trình hoàn thiện kỹ thuật cơ bản thì nên đánh với những người có lối chơi ôn hòa; tránh những dơ quá dị hay quá ác
 

Bình luận từ Facebook

Top