Liệu ta đã được tập luyện bóng bàn đúng cách?

Phương Dung

Đại Uý
Viết mấy dòng chỉ để chia sẻ suy nghĩ với mọi người, để xem những gì mình tự kiểm nghiệm liệu có giống với ai đó. Có người thích, có người ko đồng ý, có người cảm thấy bị động chạm. Nhưng mình chẳng ngại khi vấn đề mình đặt ra có thể gây hiểu lầm bởi đơn giản là động cơ của mình hoàn toàn trong sáng. Đúng hay sai chẳng phải là cái gì quá quan trọng bởi khi đã dám nói ra thì bản thân phải có một niềm tin. Mình tin rằng sẽ có một ai đó có đồng cảm, một ai đó sẽ nhìn thấy chính bản thân mình trong bài viết đó.
Những thứ khác thì cứ bỏ qua đi anh Út ( @NTBB ) nhỉ :)
Câu chuyện này đến đây là chấm dứt được rồi, bàn nhiều quá chưa chắc đã là hay.
Bạn nói bài mở đầu topic này chuẩn từ A-Z, tôi trải qua 2 ông thầy, một ông dạy i xì như bạn nỏi, cứ đẩy đều cho đánh, vào bắt giật, di chuyển, đẩy trái né giật, các kiểu tấn công, động tác hs sai cũng chả buồn chỉnh cho tới nơi tới chốn. Tập được 8 tháng ngày nào cũng tập mà tôi ra đánh như dở hơi.

Chuyển sang ông thầy khác, nghiệp dư nhưng đầy kinh nghiệm, thầy già rồi chả chặn bóng cho hs tập được nữa, nhưng mà rất rất nhiều kinh nghiệm.
Lúc tập ông thầy già này tôi đã biết đánh cơ bản đc một số quả, nên thầy cho các học sinh tự tập với nhau.

Cứ đổi vai, người giật thì người kia chặn, hết chặn trái lại chặn phải, chặn đủ mọi rơ bóng, thằng đánh cầu vồng xoáy nhiều thầy bảo cách để đè bóng moi xoáy, thằng đánh bạo lực phang hết tay thầy bảo cách đỡ cho vào bàn, ra thi đấu ko còn bị giật mình bởi quả giật nữa, giật thì chặn sợ gì.

Thấy còn dạy tập giao bóng, một tuần bắt tập giao bóng 1 buổi, bắt tập đỡ quả giao của các bạn tập cùng, rồi tập cắt trái cắt phải cho bọn kia giật moi xoáy, rồi phải chặn được quả đánh của nó.

Thầy thường xuyên nhắc nhở về việc tập không bóng ở nhà, tập các bài tập chân, nhịp để có thói quen về vị trí chuẩn bị khi kết thúc mỗi quả đánh, chuẩn bị cho quả tiếp theo. Từ ngày được tập các bài chân như thế mình đã di chuyển tốt hơn nhiều.

Thầy dạy cách di chuyển khi đánh đôi, phải đi như thế nào, về chỗ nào để có bóng đánh, phát huy được quả đánh mình đã tập.

Tuy thời gian mình tập với ông thầy già này ít hơn ông thầy số 1 nhưng kiến thức và kỹ năng lại tập được nhiều, thầy nhìn ra cái sai trong cách phát lực để chỉnh, thực sự là có tiến bộ hơn.

Thầy cũng có cách tập cho các hs khác nhau, mấy chú chuyên phủi đến tập thì thầy dạy đánh miếng gì cho lên bóng, chả bao giờ nắn chỉnh động tác nữa, vì thầy bảo nắn làm gì, trẻ con mà tập mới cần kỹ vì nó chưa có gì, nó có thể tiến xa hơn nữa.

Công chức 25-35 tuổi mới chuyển từ cầu lông, tennis sang bb thầy tập lại kiểu khác, mấy chú già rồi đánh dưỡng sinh tập kiểu khác, mấy chú đánh phủi muốn lên bóng tập kiểu khác.

Nói chung tìm đc ông thầy nhiều kinh nghiệm thì tốt vì có nhiều cái để mà dạy.
 
Last edited:

HaQuocLinh

Thượng Tá
Bác @backhand-ghost nói đúng cái cần nói, cho nên đụng chạm đến cửa làm ăn của một số ít, xin nói lại là "số ít" tức là một vài người dạy bb nhưng chỉ qua loa kéo dài thời gian để kiếm money là chính! Số này có tật thì giật mình!

Còn đại đa số các HLV còn lại mình tin là người ta dạy bb một cách đam mê thật sự và vấn đề tiền nong chỉ là thứ cấp.

Bác chủ topic đưa ra vấn đề thực tế bb là môn đối kháng nên nếu tập tành hẳn hoi lâu ngày nhưng ra đánh trận lại thua liểng xiểng thì sẽ sinh ra chán nản, lý do là hoặc trình độ của người học có giới hạn thấp hoặc là trình độ HLV kém thôi. Thường thì 2 bên hay đổ lỗi cho nhau các bác cứ để ý mà xem!
 
Last edited:

chanphong

Thượng Sỹ
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.
Bạn phân tích rất hay. Cám ơn bạn. mấy dòng mà học được nhieu............;)
 

thanh nguyen

Trung Sỹ
Bạn nói bài mở đầu topic này chuẩn từ A-Z, tôi trải qua 2 ông thầy, một ông dạy i xì như bạn nỏi, cứ đẩy đều cho đánh, vào bắt giật, di chuyển, đẩy trái né giật, các kiểu tấn công, động tác hs sai cũng chả buồn chỉnh cho tới nơi tới chốn. Tập được 8 tháng ngày nào cũng tập mà tôi ra đánh như dở hơi.

Chuyển sang ông thầy khác, nghiệp dư nhưng đầy kinh nghiệm, thầy già rồi chả chặn bóng cho hs tập được nữa, nhưng mà rất rất nhiều kinh nghiệm.
Lúc tập ông thầy già này tôi đã biết đánh cơ bản đc một số quả, nên thầy cho các học sinh tự tập với nhau.

Cứ đổi vai, người giật thì người kia chặn, hết chặn trái lại chặn phải, chặn đủ mọi rơ bóng, thằng đánh cầu vồng xoáy nhiều thầy bảo cách để đè bóng moi xoáy, thằng đánh bạo lực phang hết tay thầy bảo cách đỡ cho vào bàn, ra thi đấu ko còn bị giật mình bởi quả giật nữa, giật thì chặn sợ gì.

Thấy còn dạy tập giao bóng, một tuần bắt tập giao bóng 1 buổi, bắt tập đỡ quả giao của các bạn tập cùng, rồi tập cắt trái cắt phải cho bọn kia giật moi xoáy, rồi phải chặn được quả đánh của nó.

Thầy thường xuyên nhắc nhở về việc tập không bóng ở nhà, tập các bài tập chân, nhịp để có thói quen về vị trí chuẩn bị khi kết thúc mỗi quả đánh, chuẩn bị cho quả tiếp theo. Từ ngày được tập các bài chân như thế mình đã di chuyển tốt hơn nhiều.

Thầy dạy cách di chuyển khi đánh đôi, phải đi như thế nào, về chỗ nào để có bóng đánh, phát huy được quả đánh mình đã tập.

Tuy thời gian mình tập với ông thầy già này ít hơn ông thầy số 1 nhưng kiến thức và kỹ năng lại tập được nhiều, thầy nhìn ra cái sai trong cách phát lực để chỉnh, thực sự là có tiến bộ hơn.

Thầy cũng có cách tập cho các hs khác nhau, mấy chú chuyên phủi đến tập thì thầy dạy đánh miếng gì cho lên bóng, chả bao giờ nắn chỉnh động tác nữa, vì thầy bảo nắn làm gì, trẻ con mà tập mới cần kỹ vì nó chưa có gì, nó có thể tiến xa hơn nữa.

Công chức 25-35 tuổi mới chuyển từ cầu lông, tennis sang bb thầy tập lại kiểu khác, mấy chú già rồi đánh dưỡng sinh tập kiểu khác, mấy chú đánh phủi muốn lên bóng tập kiểu khác.

Nói chung tìm đc ông thầy nhiều kinh nghiệm thì tốt vì có nhiều cái để mà dạy.
nhờ có ông số 1.thì ông sau dễ dạy hơn!ông thầy đầu tiên chủ yếu căn bản thầy sau dạy nâng cao!căn bản mà tốt học nâng cao lên bóng mấy hồi!
 

baichay

Trung Sỹ
Cô này học cơ bản 8 tháng mà đánh như dở hơi nên khi chuyển sang ông thầy mới thấy có tiến bộ hơn là điều dễ hiểu. Nhưng không có ông thầy thứ nhất mà từ đầu học ông thầy thứ 2 thì có đánh 5 năm 10 năm hoặc lâu hơn nữa cũng chỉ ở trình gà con thôi. Học ông thầy thứ nhất 8 tháng thì chỉ ở mức khởi động đẹp thôi. Chuyển sang học ông thầy thứ hai chưa được 8 tháng thì trình cũng chỉ ở mức đánh qua lại. Để đánh và hiểu được bóng bàn thì bạn cần ông thầy thú 3 v v...v v ít nhất phải có thời gian 2 năm trở lên nếu bạn là người có khiếu và đam mê luyện tập. Một điều quan trọng nhất của bóng bàn ngoài những kỹ năng cơ bản bạn cần phải hiểu về nguyên lý xoáy. Cái khó nhất của bóng bàn là cảm giác bóng và hiểu nguyên lý xoáy. Cho nên bạn muốn tiến bộ nhanh và thi đấu tốt thì cần phải học ông thầy dạy để hiểu về xoáy. Xử lý xoáy trong đỡ giao bóng và tấn công. Chúc bạn thành công. Cuối cùng ông thầy hay nhất là ông thầy BIA vì chỉ có bia mới hiểu bóng đi đâu về đâu, chỉ có bia mới hiểu bóng khó khăn nhường nào. Chỉ có bia mới biết trình bạn ở mức nào.
Bạn nói bài mở đầu topic này chuẩn từ A-Z, tôi trải qua 2 ông thầy, một ông dạy i xì như bạn nỏi, cứ đẩy đều cho đánh, vào bắt giật, di chuyển, đẩy trái né giật, các kiểu tấn công, động tác hs sai thi đấuchả buồn chỉnh cho tới nơi tới chốn. Tập được 8 tháng ngày nào cũng tập mà tôi ra đánh như dở hơi.

Chuyển sang ông thầy khác, nghiệp dư nhưng đầy kinh nghiệm, thầy già rồi chả chặn bóng cho hs tập được nữa, nhưng mà rất rất nhiều kinh nghiệm.
Lúc tập ông thầy già này tôi đã biết đánh cơ bản đc một số quả, nên thầy cho các học sinh tự tập với nhau.

Cứ đổi vai, người giật thì người kia chặn, hết chặn trái lại chặn phải, chặn đủ mọi rơ bóng, thằng đánh cầu vồng xoáy nhiều thầy bảo cách để đè bóng moi xoáy, thằng đánh bạo lực phang hết tay thầy bảo cách đỡ cho vào bàn, ra thi đấu ko còn bị giật mình bởi quả giật nữa, giật thì chặn sợ gì.

Thấy còn dạy tập giao bóng, một tuần bắt tập giao bóng 1 buổi, bắt tập đỡ quả giao của các bạn tập cùng, rồi tập cắt trái cắt phải cho bọn kia giật moi xoáy, rồi phải chặn được quả đánh của nó.

Thầy thường xuyên nhắc nhở về việc tập không bóng ở nhà, tập các bài tập chân, nhịp để có thói quen về vị trí chuẩn bị khi kết thúc mỗi quả đánh, chuẩn bị cho quả tiếp theo. Từ ngày được tập các bài chân như thế mình đã di chuyển tốt hơn nhiều.

Thầy dạy cách di chuyển khi đánh đôi, phải đi như thế nào, về chỗ nào để có bóng đánh, phát huy được quả đánh mình đã tập.

Tuy thời gian mình tập với ông thầy già này ít hơn ông thầy số 1 nhưng kiến thức và kỹ năng lại tập được nhiều, thầy nhìn ra cái sai trong cách phát lực để chỉnh, thực sự là có tiến bộ hơn.

Thầy cũng có cách tập cho các hs khác nhau, mấy chú chuyên phủi đến tập thì thầy dạy đánh miếng gì cho lên bóng, chả bao giờ nắn chỉnh động tác nữa, vì thầy bảo nắn làm gì, trẻ con mà tập mới cần kỹ vì nó chưa có gì, nó có thể tiến xa hơn nữa.

Công chức 25-35 tuổi mới chuyển từ cầu lông, tennis sang bb thầy tập lại kiểu khác, mấy chú già rồi đánh dưỡng sinh tập kiểu khác, mấy chú đánh phủi muốn lên bóng tập kiểu khác.

Nói chung tìm đc ông thầy nhiều kinh nghiệm thì tốt vì có nhiều cái để mà dạy.
 

Leoviz_DM

Trung Sỹ
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.
Bác backhand-ghost viết bài hay quá. Thank bác nhé.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Bạn nói bài mở đầu topic này chuẩn từ A-Z, tôi trải qua 2 ông thầy, một ông dạy i xì như bạn nỏi, cứ đẩy đều cho đánh, vào bắt giật, di chuyển, đẩy trái né giật, các kiểu tấn công, động tác hs sai cũng chả buồn chỉnh cho tới nơi tới chốn. Tập được 8 tháng ngày nào cũng tập mà tôi ra đánh như dở hơi.

Chuyển sang ông thầy khác, nghiệp dư nhưng đầy kinh nghiệm, thầy già rồi chả chặn bóng cho hs tập được nữa, nhưng mà rất rất nhiều kinh nghiệm.
Lúc tập ông thầy già này tôi đã biết đánh cơ bản đc một số quả, nên thầy cho các học sinh tự tập với nhau.

Cứ đổi vai, người giật thì người kia chặn, hết chặn trái lại chặn phải, chặn đủ mọi rơ bóng, thằng đánh cầu vồng xoáy nhiều thầy bảo cách để đè bóng moi xoáy, thằng đánh bạo lực phang hết tay thầy bảo cách đỡ cho vào bàn, ra thi đấu ko còn bị giật mình bởi quả giật nữa, giật thì chặn sợ gì.

Thấy còn dạy tập giao bóng, một tuần bắt tập giao bóng 1 buổi, bắt tập đỡ quả giao của các bạn tập cùng, rồi tập cắt trái cắt phải cho bọn kia giật moi xoáy, rồi phải chặn được quả đánh của nó.

Thầy thường xuyên nhắc nhở về việc tập không bóng ở nhà, tập các bài tập chân, nhịp để có thói quen về vị trí chuẩn bị khi kết thúc mỗi quả đánh, chuẩn bị cho quả tiếp theo. Từ ngày được tập các bài chân như thế mình đã di chuyển tốt hơn nhiều.

Thầy dạy cách di chuyển khi đánh đôi, phải đi như thế nào, về chỗ nào để có bóng đánh, phát huy được quả đánh mình đã tập.

Tuy thời gian mình tập với ông thầy già này ít hơn ông thầy số 1 nhưng kiến thức và kỹ năng lại tập được nhiều, thầy nhìn ra cái sai trong cách phát lực để chỉnh, thực sự là có tiến bộ hơn.

Thầy cũng có cách tập cho các hs khác nhau, mấy chú chuyên phủi đến tập thì thầy dạy đánh miếng gì cho lên bóng, chả bao giờ nắn chỉnh động tác nữa, vì thầy bảo nắn làm gì, trẻ con mà tập mới cần kỹ vì nó chưa có gì, nó có thể tiến xa hơn nữa.

Công chức 25-35 tuổi mới chuyển từ cầu lông, tennis sang bb thầy tập lại kiểu khác, mấy chú già rồi đánh dưỡng sinh tập kiểu khác, mấy chú đánh phủi muốn lên bóng tập kiểu khác.

Nói chung tìm đc ông thầy nhiều kinh nghiệm thì tốt vì có nhiều cái để mà dạy.
Khi kỹ thuật cơ bản đã có được một nền tảng tương đối thì cũng là lúc ta áp dụng nó vào thực chiến để mài dũa, tạo đòn đánh, cú quả của riêng mình.
Giai đoạn bản lề này vai trò của người HLV rất quan trọng. Tiếp tục nâng cao kỹ thuật cơ bản, song song với đó là phát triển tư duy chơi bóng. Muốn chơi bóng phải chắp nối các mảng miếng và phải hiểu quả bóng. Nếu HLV làm tốt thì thời gian lăn lộn trong thực chiến để đúc rút kinh nghiệm của học viên sẽ ngắn lại và hiệu quả hơn nhiều so với việc cứ thả ra để học viên tự mình "ngộ" quả bóng.
Đây là nói đến những học viên mới bắt đầu học xong lớp "vỡ lòng".
Thế còn học viên đi thi học sinh giỏi thì sao, đang trình E muốn lên D chẳng hạn, HLV phải làm gì???
Câu trả lời là hầu hết HLV chẳng làm gì cả, thực tế hiện nay đúng là như vậy.
(Ăn cơm tối cái đã, rồi lại lên chém tiếp ^\^)
 
Last edited:

Phương Dung

Đại Uý
Khi kỹ thuật cơ bản đã có được một nền tảng tương đối thì cũng là lúc ta áp dụng nó vào thực chiến để mài dũa, tạo đòn đánh, cú quả của riêng mình.
Giai đoạn bản lề này vai trò của người HLV rất quan trọng. Tiếp tục nâng cao kỹ thuật cơ bản, song song với đó là phát triển tư duy chơi bóng. Muốn chơi bóng phải chắp nối các mảng miếng và phải hiểu quả bóng. Nếu HLV làm tốt thì thời gian lăn lộn trong thực chiến để đúc rút kinh nghiệm của học viên sẽ ngắn lại và hiệu quả hơn nhiều so với việc cứ thả ra để học viên tự mình "ngộ" quả bóng.
Đây là nói đến những học viên mới bắt đầu học xong lớp "vỡ lòng".
Thế còn học viên đi thi học sinh giỏi thì sao, đang trình E muốn lên D chẳng hạn, HLV phải làm gì???
Câu trả lời là hầu hết HLV chẳng làm gì cả, thực tế hiện nay đúng là như vậy.
(Ăn cơm tối cái đã, rồi lại lên chém tiếp ^\^)
Mình ở tỉnh lẻ nên ko có nhiều hlv bóng bàn như ở HN và TP HCM. Cả tỉnh may ra có 3-4 người nhận dạy bb, nên tìm thaayd theo y/c của mình cũng khó. Nhưng đúng là để có đc HLV biết định hướng cho hs ko phải nhiều, đơn giản là cứ tập theo giờ, hết giờ về, thầy chặn cho đánh, hướng dẫn một vài lần động tác ban đầu rồi vào đánh. Sai đâu sửa đấy.
Còn nâng cao hơn thì đánh theo bài, sau khi đax có các quả cơ bản, tập giao hoặc đỡ giao xong tấn công. Đc như thế cũng là tốt rồi, nhiều khi còn ko tìm đc thầy tập cho dánh bài, toàn bắt chặn đánh với di chuyển, tập mấy năm vẫn thế.
 

traicauvong_bg

Đại Tá
Mình ở tỉnh lẻ nên ko có nhiều hlv bóng bàn như ở HN và TP HCM. Cả tỉnh may ra có 3-4 người nhận dạy bb, nên tìm thaayd theo y/c của mình cũng khó. Nhưng đúng là để có đc HLV biết định hướng cho hs ko phải nhiều, đơn giản là cứ tập theo giờ, hết giờ về, thầy chặn cho đánh, hướng dẫn một vài lần động tác ban đầu rồi vào đánh. Sai đâu sửa đấy.
Còn nâng cao hơn thì đánh theo bài, sau khi đax có các quả cơ bản, tập giao hoặc đỡ giao xong tấn công. Đc như thế cũng là tốt rồi, nhiều khi còn ko tìm đc thầy tập cho dánh bài, toàn bắt chặn đánh với di chuyển, tập mấy năm vẫn thế.
Mình chẳng thày nào dạy cả, Video trên mạng là thày, thích phong cách của thằng nào thì xem nó nhiều. Nghiền ngẫm rồi khác hình thành cho mình động tác đẹp. Nhưng chỉ xem Trung Quốc thôi. Chứ bọn tây, bóng bàn Việt Nam ( trừ Nguyễn Anh Tú động tác tương đối đẹp thì xem ) thì hầu như ko xem.
 

Phương Dung

Đại Uý
Mình chẳng thày nào dạy cả, Video trên mạng là thày, thích phong cách của thằng nào thì xem nó nhiều. Nghiền ngẫm rồi khác hình thành cho mình động tác đẹp. Nhưng chỉ xem Trung Quốc thôi. Chứ bọn tây, bóng bàn Việt Nam ( trừ Nguyễn Anh Tú động tác tương đối đẹp thì xem ) thì hầu như ko xem.
Mình thấy bọn Tàu cao xa quá, xem nó xong tẩu hỏa. Mình thích đánh kiểu Tây, đánh cầu vồng bóng xoáy nhiều, nhìn rất an toàn. Xem bọn con gái Tây đánh rơ khác hẳn nấy em Nhật Hàn, tuy ko ăn đc bọn Nhật Hàn nhưng vẫn thích rơ Châu Âu
 

LMC

Trung Tá
làm gì căng thế nhỉ. ý chủ thớt là khi đã bão hòa. chẳng hạn như em tập 5 năm vân cứ C thì nghĩa là tập không có đúng cách tập chỉ chú trọng giật, móc trái phải.... lúc này cần phải tập theo tuần tự từ quả đỡ giao bóng trở đi. còn mấy ông mới tập chơi thì nói làm gì
C sủi là may nắm rồi đấy như thằng phỏm và thằng đầu hói cày mãi mới lên B. chú chỉ ở nhà cày với vợ mà không xuống E là giỏi lắm rồi đó. hihihi
 

Bình luận từ Facebook

Top