Lịch sử bóng bàn Việt Nam{Post lại}

HAIGIAY

Binh Nhì

ST.
 

HAIGIAY

Binh Nhì
VĐV Nhan Vị Quân
Tôi lần giở lại những trang báo cũ. 30 năm qua, khó có thể nhớ hết số huy chương mà các VĐV VN đã đoạt được ở đấu trường khu vực và thế giới, nhưng với riêng mình, bộ HCV đồng đội bóng bàn nữ tại SEA Games 16 và chiếc HCB tại Thế vận hội Sydney 2000 quả thật là những kỳ tích.
Năm 1991, thể thao VN chính thức trở lại đấu trường SEA Games với một tư thế khác: tranh đoạt huy chương.


Trên tờ TS Chủ Nhật số ra ngày 29-11-1991, tôi đã run lên vì sung sướng khi viết: “Giây phút mừng chiến thắng, tôi quay sang những bạn bè đồng nghiệp, những người mà khi trận chung kết đồng đội nữ bắt đầu đã quên mình là nhà báo. Chúng tôi cùng la đến khản cổ, vỗ tay cuồng nhiệt để động viên gà nhà… Tất cả chúng tôi đều ứa lệ bởi giây phút này chúng tôi đã hòa làm một - Việt Nam… Thành tích của đội nữ bóng bàn VN quá lớn. Nó được thể hiện không chỉ bằng bộ HCV quí giá mà còn chính thức đặt một cột mốc mới – lần đầu tiên trong lịch sử bóng bàn VN trên đấu trường khu vực, đội nữ đã mang về cho đất nước bộ HCV…”.

1. Hai thiếu nữ lập nên cột mốc này là Trần Thu Hà và Nhan Vị Quân. 14 năm sau, tôi đã gặp lại Nhan Vị Quân tại văn phòng Công ty dịch vụ vận tải Nghi Phong (An Lạc). Quân bây giờ được nhiều người biết đến như là một nhà doanh nghiệp trẻ năng động. Ở tuổi 32, cô VĐV mảnh khảnh ngày nào với các quả đôi công “như máy” và cú giật bóng ngắn trong bàn cực chuẩn xác… đã là một giám đốc.



Giám đôc Nhan Vị Quân
Ngày 28-11 của 14 năm về trước, sau khi để thua trận đầu tiên, chính Quân đã phối hợp thật ăn ý với Thu Hà để giành chiến thắng quan trọng ở trận đôi gặp Lieng Lien - Rossy (Indonesia). “Thắng ván đầu 21-13, ván thứ hai cả hai cùng hòa ở tỉ số 17-17. Cuộc rượt đuổi tỉ số nghẹt thở bắt đầu. Bạn vượt lên trước 17-19 và Hà thả bóng lỏng, bạn vụt ra ngoài:18-19. Từ sát bàn, Quân bắn chẻ góc, bạn đánh với… vô lưới: 19-19. Cả đoàn VN nhảy lên, bởi nếu thắng ở trận đôi, hi vọng sẽ tràn đầy. Cuộc rượt đuổi giằng co đến tỉ số 23-23 và thời điểm quyết định đã đến. Quả đẩy bóng sâu của Quân khiến bạn giật bóng ra ngoài, đội VN dẫn điểm 24-23, để rồi ở quả tiếp theo Quân giật bóng chuẩn xác ngay trong bàn giành chiến thắng 25-23”.
Nhắc lại một thời quá khứ, giám đốc Nhan Vị Quân vẫn trầm tĩnh như ngày nào nhưng chỉ có ánh mắt là khác trước: lung linh, tự hào. Thời ấy Quân được coi là một “hiện tượng” của bóng bàn VN. Đến với bóng bàn “học lóm” từ người anh, cô có lối đánh ôm bàn, buộc đối phương phải di chuyển. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quân đã có đủ bộ sưu tập cao nhất của bóng bàn nữ VN. Và rồi ngay khi tài năng đang chín, Quân tuyên bố gác vợt, lấy chồng, có con và bước vào kinh doanh.

Gặp tôi bây giờ Quân cho biết dù khá vất vả với công việc kinh doanh và làm mẹ hai đứa con kháu khỉnh nhưng gần như các giải bóng bàn quốc gia chưa bao giờ cô bỏ sót trận nào. Ngồi trong một góc lặng lẽ trên khán đài, Quân lặng lẽ xem các đàn em của mình thi đấu. Vừa nói chuyện, bà giám đốc trẻ vẫn luôn tay ký giấy tờ, lúc nghe điện thoại điều xe nhưng ánh mắt lại vẫn ngời sáng khi nghe nhắc đến các cuộc chinh phục của một thuở VĐV ngắn ngủi.

2. Sau khi đoạt HCV đồng đội nữ VN tại SEA Games 1991, Hà vẫn tập luyện chăm chỉ và giành thành tích cao. Nhưng đến năm 1996 bị chấn thương chân, Thu Hà xin nghỉ ở nhà điều trị, và sau đó nghĩ đến tương lai cô đã sang Úc du học năm 1997.

Sử dụng vợt hai mặt (có mặt phản xoáy), Hà nổi tiếng với cú gài bóng mặt trái và cú bạt thuận tay cực mạnh. Có tên trong danh sách đội tuyển VN tham dự SEA Games vào giờ cuối nhưng Hà đã đóng vai trò quyết định khi thắng hai trận đơn và cùng Quân thắng trận đôi (theo luật cũ, đồng đội nữ thi đấu bốn trận đơn, một trận đôi).

Ở trận quyết định Hà gặp Rossy. Mạnh mẽ và tự tin như chính vóc dáng của mình, cô thắng ván đầu 21-15. Ở ván thứ hai, “bi kịch bắt đầu khi Rossy dẫn trước 19-16 rồi 20-16 và lại đang nắm quyền giao bóng. Nhưng nóng ăn, một quả giật vội ra ngoài, 17-20, lại một quả gài mặt trái (mặt vợt phản xoáy) của Hà, Rossy vụt ra ngoài, 18-20… Rossy giao ngắn, Hà quyết đoán né người giật ngay, 19-20, và ngay sau đó là một quả giật xa bàn của Hà, 20-20. Tim tôi như muốn rơi ra vì sau sự hưng phấn thì liên tiếp sau đó Hà luôn bị dẫn trước và gỡ lại để cân bằng ở tỉ số 23-23. Quả giật ngay từ cú giao bóng của Rossy ra ngoài giúp Hà lần đầu tiên dẫn 24-23 thì ngay quả giao bóng của Rossy sau đó Hà đã né người giật ngay. Trái bóng đi một đường cong nhỏ vừa đủ qua lưới. Rossy ôm mặt, Thu Hà nhảy lên và tôi đưa tay chặn ngang ngực mình…”.

Chơi bóng bàn từ năm 10 tuổi thì năm 14 tuổi Hà đoạt chức vô địch thiếu niên Hội khỏe Phù Đổng. Mãi đến năm 19 tuổi, cô mới đoạt HCĐ ở giải quốc gia. Là vô địch các cây vợt xuất sắc toàn quốc năm 1991, Hà được bổ sung vào đội tuyển giờ chót và cô tự hào đã không là người về chót.

Sang Úc năm 1997, Hà sống cùng anh trai để theo học ngành điện tử. Cô cho biết khi mới sang cô vẫn tập bóng bàn và luôn là nhà vô địch ở các giải không chuyên ở Sydney và Úc. Cũng tại “đấu trường” này, Hà gặp một người hâm mộ tài năng là Lâm Đức Tài. Anh thường là fan nhiệt tình xem Hà thi đấu và năm 2000 họ đã không còn là hai mảnh đời riêng biệt. Hà khoe sau khi lập gia đình đến giờ, ngoài công việc Hà vẫn “làm thêm” bằng nghề dạy bóng bàn cho các gia đình thích cho con em mình chơi môn thể thao này với mức 40 đôla Úc/giờ (khoảng 480.000 đồng tiền Việt). Đã là công dân Úc, có cuộc sống khá ổn định, nhưng Hà vẫn luôn nhớ khoảnh khắc vinh quang của một phần đời ở đất nước: 4g36 ngày 28-11-1991, cô bước lên bục cao nhất cùng với các VĐV Indonesia, Singapore chào lá cờ Tổ quốc VN trong tiếng nhạc trầm hùng: “Đoàn quân Việt Nam đi…”.


Hoài Lê.
 
Last edited:

tuananh3285

Binh Nhì
up cho bác, chúc bác bán d?t hÃ*ng.
Gi?y dán tu?ng HÃ*n Qu?c | Gi?y dán tu?ng phòng tr? | Gi?y dán tu?ng Karaoke | Gi?y dán tu?ng Soho | Gi?y dán tu?ng BOS | Gi?y dán tu?ng G.Stone.Art | Gi?y dán tu?ng S.secret | Gi?y dán tu?ng Art Deco | Gi?y dán tu?ng Lohas | Gi?y dán tu?ng Raum | Gi?y dán tu?ng Retro | Gi?y dán tu?ng Nh?t | GDT DÃ*i Loan, HK, Trung Qu?c | Tranh dán tu?ng | MÃ*nh Rèm | SÃ*n g? | Th?m tr?i sÃ*n | Decal dán kÃ*nh | Tu v?n thi?t k? n?i - ngo?i th?t | Thi?t k? không gian | Thi?t k? ngo?i th?t | Thi?t k? phòng ng? | Thi?t k? phòng khách | Thi?t k? van phòng | Công trình dã thi công |
 

HAIGIAY

Binh Nhì
Cựu vô địch bóng bàn Đông Dương và tuyệt chiêu đánh hai tay
Ông Mai Duy Dưỡng là cựu vô địch bóng bàn và bóng đá Đông Dương, bạn thân của nhà văn Nguyên Hồng. 70 năm sau, bóng bàn Việt Nam chưa tìm được người thứ hai bằng ông ở cú búng bóng và chơi bóng bàn bằng cả hai tay.


Ông Dưỡng (trái) đã 93 tuổi nhưng những ký ức về bóng bàn thì còn in đậm như mới ngày hôm qua. Ảnh: Phan Sang.

Ông Mai Duy Dưỡng sinh năm 1918 tại Nam Định. Danh tiếng gắn với bóng bàn nhưng trước đó ông lại khởi nghiệp bằng bóng đá và mối tình của ông cũng bắt đầu từ sân bóng đá. Tới giờ ông vẫn nhớ như in cái ngày 25/12/1935, khi ông gặp người vợ tâm đầu ý hợp ở sân bóng đá và sau đó gần hai năm họ lên vợ, lên chồng. Bà là người phụ nữ đã gắn bó với cuộc đời ông và cả nghiệp thể thao lừng lẫy của ông. Trong suốt cuộc đời bôn ba theo chồng, kinh qua chiến tranh, bà lưu giữ từng bức ảnh, nâng niu từng kỷ niệm về các trận đấu của chồng để sau này khi về già, thi thoảng hai vợ chồng ôn lại chuyện cũ. Giờ thì bà đã ở thế giới bên kia nhưng những tài liệu lưu giữ được về một thời vẻ vang của bóng bàn Việt Nam còn mãi mãi.

Ông Dưỡng là người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngôi nhà bóng bàn Việt Nam. Ông cũng là người hiếm hoi từng vô địch Đông Dương ở cả môn bóng bàn lẫn bóng đá. Lúc đầu ông chọn chơi bóng đá vì thấy môn bóng bàn đánh "lọc cọc", không khỏe, không đẹp mắt bằng bóng đá. Sự kiện khiến ông thay đổi quan điểm là năm 18 tuổi khi đi xem giải vô địch bóng bàn Nam Định, nơi nhiều cao thủ của Hà Nội và Nam Định so tài. Lúc đó ông mới cảm thấy hóa ra bóng bàn cũng rất khỏe và đẹp, nhất là trang phục của các VĐV lại "điệu" hơn bóng đá. Từ đó ông bắt đầu tập chơi bóng bàn và từng nhịn ăn, chơi đánh bi kiếm tiền để nộp học phí gia nhập vào Hội bóng bàn Nam Định.

Sau vài tháng tập luyện, ông bắt đầu tham gia thi đấu ở giải bóng bàn thành phố Nam Định. Lá thăm không may mắn đã khiến ông sớm gặp cao thủ số một Nguyễn Quý Trạch. Hoảng quá ông định đánh bài chuồn thì gặp người bạn thân là nhà văn Nguyên Hồng. Ông Hồng biết thừa bạn sợ liền khích và truyền cho ông Dưỡng tư tưởng không việc gì phải sợ vì mình chỉ là kẻ vô danh, tiểu tốt, có thua cũng là điều bình thường. Ông Dưỡng quay trở lại thi đấu. Vào trận, ông cứ vụt tới tấp, quả đáng vụt cũng vụt, không đáng vụt cũng vụt khiến cao thủ Nguyễn Quý Trạch không biết đằng nào mà đỡ và đành chấp nhận thua. Nguyên Hồng sướng quá liền kéo bạn đi khao một cốc nước dừa mà vị ngọt của nó cho đến bây giờ ông Dưỡng vẫn còn cảm nhận được.

Vốn là cầu thủ trong đội bóng đá Nội Châu Hà Nội nên một tháng sau ông Dưỡng có mặt tại Hà Nội để đá bóng và đi xem hội chợ. Khi đó ở Hà Đông cũng tổ chức giải bóng bàn nên ông ghé vào tham gia thi đấu. Ông Dưỡng thắng trận đầu tiên. Đến trận thứ hai, ông gặp một đối thủ cũng rất mạnh của bóng bàn Hà Nội là ông Phan Tất Đạo. Nghe tiếng ông Dưỡng đã đánh thắng cả cao thủ Nam Định Nguyễn Quý Trạch bằng các cú vụt, ông Đạo liền dùng chính chiến thuật đó để chống lại. Ông Dưỡng đã thua vì gặp phải đối thủ cũng vụt lấy, vụt để như mình. Sau trận ấy ông Dưỡng rút ra kinh nghiệm là phải tìm miếng khác nếu muốn thắng.

Ở giải đó ông cũng gặp cao thủ Phạm Gia Chất với ngón búng bóng rất hay. Ông Dưỡng mon men xin học, bị ông Chất bảo rằng: "Cậu còn bé quá cứ về nhà đi, đến khi lớn hơn thì lên đây thầy dạy". Ông tự ái và quyết tâm học cho được miếng này. Ông cầm quả bóng xoay trái, xoay phải, xoay 4 chiều mà cũng chưa tìm ra được bí quyết búng bóng. Sau này ông có dịp gặp lại ông Chất khi ông Chất tham gia giải đấu ở Nam Định và giành ngôi vô địch bằng sở trường búng bóng. Ông Dưỡng càng thêm quyết tâm phải búng bóng bằng được.

Từ khi quyết chí học búng bóng, lúc nào ông Dưỡng cũng mang quả bóng bàn trong cặp đi học, nhưng bàn tay nhỏ quá nên vẫn chưa thể rèn kỹ thuật búng bóng được. Hồi nhỏ, ông với nhà văn Nguyên Hồng thường chơi đánh bi, đánh đáo với nhau và ông Dưỡng rất giỏi ở trò bắn bi. Ông liền lấy viên bi ra búng, thấy đường xoáy rất mạnh và sau đó ông đã áp dụng thành công kỹ thuật búng bi vào búng bóng bàn để tạo nên những cú giao bóng xoáy, khó cao thủ nào thời đó đỡ được.

Đầu tháng 10/1937 ông lên Hà Nội để thi đấu bóng đá và bóng bàn. Sau khi đấu xong bóng đá, ngày 2/10/1937, ông mới ra bốc thăm bóng bàn và không may lại gặp phải cao thủ Nguyễn Hùng Vinh - người vừa thắng 2-0 trước cao thủ số một Nam Định Nguyễn Đình Thi. Đã ngao ngán vì gặp phải đối thủ mạnh ông lại càng choáng hơn khi nghe HLV của ông Vinh hỏi: "Cậu đã về ăn cơm chưa? Nếu chưa ăn thì về đi, kẻo đánh xong không ăn được đâu". Trận đấu bắt đầu lúc 19h, ông Dưỡng vào trận loay hoay không biết phải đánh thế nào, nhất là khi gặp phải nụ cười coi thường của đối thủ.

Bị dẫn 1-4, đang lúng túng không biết đánh tiếp thế nào thì nghe bạn bên ngoài nhắc: búng bóng đi. Ông Dưỡng mới nhớ ra miếng mới rèn được và bắt đầu búng bóng. 5 quả giao bóng đầu tiên, đối thủ không đỡ được quả nào. Ở hiệp 3, khi ông Dưỡng đang dẫn trước 13-7 thì đối thủ xin thua vì tính tới lúc đó ông Dưỡng đã giao 40 quả bóng và đối thủ không đỡ được quả nào.

Kỹ thuật đánh bóng bằng tay trái của ông đến từ một giải đấu tổ chức ở Thái Bình vào năm 1943. Đối thủ biết ông đánh thuận tay phải nên cứ nhằm hướng ngược lại mà tấn công. Ông Dưỡng bị dẫn trước 1-2 bèn nghĩ ra chiêu chuyển sang đánh bằng tay trái. Ông khiến đối thủ phải bối rối vì những cú đánh trái tay và dẫn lại với cách biệt lớn. Ở hiệp sau, lúc ông đánh tay phải, lúc ông đánh tay trái khiến đối thủ loạn lên, không biết phải ứng phó thế nào. Hiệp 3 ông Dưỡng thắng tới 21-10, và từ đó ông lại khiến giới bóng bàn kính nể nhờ một biệt tài nữa: chơi bóng bàn đều bằng cả hai tay.

Sau này nhờ thế mạnh búng bóng và chơi bóng bằng cả hai tay, ông đã giành thắng lợi trước nhiều VĐV nổi tiếng thời đó. Thậm chí trong một lần tham dự giải do Pháp tổ chức, ông đã hạ hàng loạt cao thủ của Pháp khiến cho quan Ba phải tái mặt bỏ về. Ông từng giành nhiều danh hiệu cao quý thời đó như vô địch Bắc Kỳ vào năm 1941, vô địch giải Trung – Bắc Kỳ năm 1942. Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với ông là lần tham dự giải vô địch bóng bàn Đông Dương vào tháng 8/1943 với sự tham gia của 5 đội tuyển. Ông cùng với cao thủ Nguyễn Hữu Chấn (Hà Nội) đã xuất sắc vượt qua bộ đôi nổi tiếng Poulet - Poussin của Nam Kỳ với tỷ số 3-2 ở vòng loại rồi sau đó thắng đôi Tất - Khang 3-1 ở chung kết để giành ngôi vô địch.

Một năm sau, ông cùng với 7-8 cầu thủ khác của đội bóng đá Cotonkin (Nam Định) được chọn vào đội tuyển Bắc Kỳ dự giải vô địch bóng đá Đông Dương tại Cao Miên vào tháng 1/1944. Và đội bóng của ông đã gây nên hàng loạt bất ngờ khi hạ tuyển Lào và Trung Kỳ để vào đá chung kết với đội Nam Kỳ và giành ngôi vô địch Đông Dương thời ấy.


Ông Dưỡng (phải) thời còn thi đấu.

Sau này nhờ tài năng, thành tích lẫy lừng và những đóng góp trong phong trào kháng chiến kiến quốc, ông được cử làm trưởng ban Thể dục thể thao thuộc Ty Thanh niên, Thể dục Nam Định, sau đó làm trưởng ban trung ương bóng bàn Bắc Kỳ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1954, ông làm trưởng ban TDTT Hà Nội và hai năm sau làm trưởng bộ môn bóng bàn trung ương. Từ năm 1959 đến 1982, ông làm Tổng thư ký hội bóng bàn Việt Nam, và từ năm 1982 đến 1992 làm phó chủ tịch hội bóng bàn Việt Nam…

Khánh Vy.
 

HAIGIAY

Binh Nhì
“Kỳ quan” Nguyễn Xuân Năng
Ông Nguyễn Xuân Năng biểu diễn bóng bàn với PV Tuổi Trẻ sáng 29-9 tại tòa soạn báo - Ảnh: Tr.Dân
TT - Chiến tranh đi qua, ông đã gửi vào đấy đôi cánh tay. Nhưng cũng từ đó, nghị lực tuyệt vời đã giúp ông vươn lên trở thành vận động viên độc nhất vô nhị trên thế giới. Ông là Nguyễn Xuân Năng...

Trái đạn B40 quái ác...

Một buổi trưa tháng 6-1972, đơn vị C12 D6 F57 đóng ở Thanh Hóa được lệnh dọn dẹp con đường từ đồng bằng lên tận đỉnh núi để làm trận địa pháo đối chọi với tàu chiến của Mỹ từ ngoài biển bắn vào. Chàng trai trẻ chỉ còn hai tháng nữa tròn 20 tuổi là Nguyễn Xuân Năng cùng đồng đội dọn đường cho pháo tiến lên đỉnh núi. Thế rồi, “ầm” một tiếng... Khi thuốc súng, bụi đất vừa tan, Năng tỉnh dậy và chỉ kịp nhớ rằng hai bàn tay mình nhoe nhoét máu, rồi anh lại ngất đi...

34 năm sau, trưa 29-9-2006, ngồi trước mặt tôi là người đàn ông tầm thước, rắn rỏi với đôi cánh tay đã bị cụt. Tính từ cùi chỏ trở xuống, mỗi bên chỉ còn đúng một tấc. Vậy mà cái mỏm tay ngắn ngủn ấy đã hợp cùng với phần từ cùi chỏ trở lên làm được mọi việc. Đá tan loãng ra trong ly cà phê sữa, ông khéo léo kẹp lấy chiếc muỗng khuấy tròn đều đặn. Mái tóc hơi rối, ông mở bóp lấy chiếc lược nhỏ rẽ ngôi lại ngay ngắn.

Anh Phiệt - tổng thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật, hay anh Sơn - phó chủ tịch, đều cho biết họ đã đi dự nhiều đại hội thể thao người khuyết tật, từ Paralympic qui tụ cả trăm nước trên thế giới, cho đến Para Games của khu vực Đông Nam Á, nhưng chưa thấy ai cụt cả hai tay mà chơi bóng bàn như ông Xuân Năng.

Như bao chàng trai khác của miền Bắc thời ấy, năm 1970, khi vừa tròn 18 tuổi, cậu học sinh trường huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là Nguyễn Xuân Năng lên đường nhập ngũ với ước mơ được cầm súng vào chiến trường miền Nam để quét sạch bóng thù. Cái chết đối với các anh thời ấy nhẹ tựa lông hồng. Hai năm trước khi Năng nhập ngũ, tin dữ về người anh trai cả hi sinh ở chiến trường Vĩnh Linh đã làm mẹ anh khóc khô nước mắt. Nhưng sự đau thương mất mát không làm nhụt chí chàng trai trẻ. Điều làm anh buồn là việc chưa được vào chiến trường miền Nam thì đã phải về nằm ở Bệnh viện 5 tại Ninh Bình vì trái B40 quái ác lẫn trong đất.

Ông giơ đôi tay cụt của mình lên và nói: “Lẽ ra nó không đến độ cụt lủn như thế này đâu. Nhưng ngày ấy vì thuốc men quá thiếu thốn, từ chỗ chỉ mất đôi bàn tay, tôi bị nhiễm trùng nặng. Ba lần chuyển viện là ba lần tôi mất dần từng khúc tay. Đầu tiên là tháo khớp đôi bàn tay, sau đó thêm hai lần cắt nữa để rồi còn ngắn ngủn thế này đây. Ai cũng bảo tôi phải chết thôi. Gần hai năm trời nằm mê man. Lưng, mông và hần sau ót thối cả thịt. Nhưng nhờ các thầy thuốc tận tâm, tôi đã qua được...”.

Cuộc chiến nội tâm



Chiến thắng được tử thần, năm 1974, ông về đoàn an dưỡng 582 của Quân khu 4.

Khi cận kề cái chết thì mong được sống. Song, khi đã sống thì lại mong cái chết đến để giải thoát. 22 tuổi, cái tuổi đầy ăm ắp những ước mơ và hoài bão. Nhưng làm gì để đạt được điều ấy khi đôi tay không còn? U uất, trầm mặc, người sống mà không còn sinh khí... đó là những cảm giác của Năng trong những ngày đầu ở đoàn an dưỡng. Thậm chí, ngày 30-4-1975, anh cũng chỉ vui được một thoáng hòa trong cái vui chung. Rồi sau đó lại rơi vào trạng thái hụt hẫng trước câu hỏi: “Hòa bình rồi, mọi người có đôi tay để xây dựng đất nước, để lo lắng gia đình, còn mình thì sao đây?”.

Những người thân xung quanh như cha mẹ, bạn bè đã liên tục lên đoàn an dưỡng 582 cách Thanh Hóa 50km để an ủi Xuân Năng, thuyết phục anh trở về với cuộc sống đời thường. Thoạt tiên, Năng ngại lắm vì có cảm giác mình như một người thừa trong xã hội. Nhưng đến năm 1977, trong một lần về thăm nhà, đi chơi cùng bạn bè, anh đã gặp cô Nguyễn Thị Thỏa, một công nhân xây dựng, thua anh hai tuổi. Cô ấy đã đến với anh một cách nhẹ nhàng như gió thoảng. Một năm sau, họ có đứa con đầu tiên là Nguyễn Anh Tuấn, nay là phó Công an thị trấn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tiếp đến, họ có thêm ba cô con gái nữa và hai đã trở thành giáo viên cấp II cùng cô út đang là học sinh lớp 11.

Sau cơn mưa trời lại sáng

Ông Năng cho biết mình nay đã lên chức ông nội, ông ngoại. Hai lần dự Para Games (đoạt hai HCB đơn, một HCV đôi và một HCB đồng đội) đã kiếm được tròm trèm 60 triệu đồng tiền thưởng. Số tiền ấy đã giúp con gái cất nhà, sắm vật dụng trong gia đình và cùng với 1,7 triệu đồng tiền thương binh/tháng, ông khỏi phải lam lũ trên bốn sào ruộng cùng một ao cá.

Năm 1995, kinh tế gia đình ông Năng bắt đầu “dễ thở” khi con cái đã lớn, tiền chế độ thương binh cũng khá cao. Khi ấy, ở xã có làm một cái bàn để đánh bóng bằng ximăng. Chiều chiều ngồi xem tụi nhỏ đánh bóng cũng hay hay. Thích là làm và phải quyết làm bằng được, ông cặm cụi tập với cách chẳng giống ai khi đánh bằng cả thân mình! Chiếc vợt kẹp vào hai mỏm tay ngắn, khi đánh ông phải lao về phía bóng và nhiều lúc đập cả mặt xuống bàn làm môi dập, máu xòa. Cầm vợt bằng hai tay thấy không ổn, ông chuyển sang cột vợt vào tay. Nhưng kiểu này cũng không ổn, khi chỉ khoảng nửa giờ là máu tụ lại gây đau nhức. Ông chuyển sang cách khác: nhờ vợ đẽo cho một cái giống như cán vợt, dùng mỏm tay sau cùi chỏ kẹp lại với phần trên cùi chỏ rồi phe phẩy cả ngày lẫn đêm như người dùng quạt. Một ngày, hai ngày... rồi một tháng, hai tháng... rồi năm này qua năm nọ, động tác ngày càng thuần thục. Trên bắp tay ông đã nổi chai sần.

Hơn hai năm trời khổ luyện ngày đêm (ông tập đến 22g đêm mỗi ngày), thành công cũng đã đến khi lần xuất trận đầu tiên đã đoạt ngay một HCĐ cho tỉnh Thanh Hóa, dù so tài với những người khuyết tật còn đủ hai tay! Tính đến nay, ông đã ba lần vô địch bóng bàn người khuyết tật VN. Ở tầm khu vực Đông Nam Á, ông chỉ thua mỗi tay vợt Thái Lan, mà người này thì chỉ bị khoèo cái tay... không cầm vợt! Với những người làm thể thao khuyết tật VN đã xuất ngoại nhiều lần, họ bảo ông đáng được gọi là “kỳ quan”.





Dùng khuỷu tay viết chữ tặng bạn đọc báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Tr.Dân


Trưa 29-9, sau khi đã hoàn tất việc thi đấu tại Giải thể thao người khuyết tật VN 2006 tại Nhà thi đấu Tân Bình, chúng tôi mời ông dùng cơm trưa tại báo Tuổi Trẻ.

Cũng cần nhắc lại ở giải năm nay, ông tiếp tục đoạt HCV khi thắng cả ba đối thủ không bị thương tật nặng bằng mình: một người của Bắc Ninh, mất một chân; một người ở Hà Nội liệt một chân và một ở Hải Dương, cụt một tay và yếu một chân, từng cùng ông đoạt HCV đánh đôi ở Para Games 2005 tại Philippines.

Trước khi ăn trưa, tôi ngỏ ý muốn cùng ông chơi vài ván bóng bàn. Và cũng xin thưa rằng trình độ chơi bóng bàn của tôi chỉ vào loại biết đánh; nhưng với suy nghĩ chủ quan là mình lành lặn thế này chắc cũng “không đến nỗi” với người thương binh 1/4 ấy.

Ông vào trận giao hữu nhưng nghiêm túc như thi đấu thực thụ. Áo thun đỏ thẫm có cổ, rồi khéo léo choàng thêm chiếc băng thun vào trên bắp tay phải để mồ hôi không rịn xuống làm trơn cán vợt. Sau một hồi làm nóng, tôi mời ông giao bóng trước. Với tâm lý có phần nhường nhịn, tôi không giở trò láu cá giao bóng xoáy, không đánh vào chỗ trái tay ông... Nhưng, ôi thôi, ông bạt, ông líp như một VĐV thực thụ và cho tôi “lấm lưng trắng bụng” ván đầu. Thậm chí có quả ông bạt mạnh làm bóng bay thẳng vào đùi tôi đau điếng! Sang ván hai, tôi không kiêng dè nữa, giở đủ trò giao bóng học lóm ra mà xử. Nhưng chịu, ông đều hóa giải hết và tôi chỉ kiếm được ba điểm ở ván này! Thậm chí có quả bỏ nhỏ, ông vẫn lao người gọn ơ đến cứu bóng ngon lành...

Tôi giơ hai tay đầu hàng, ông vừa cười vừa mở túi cất vợt và nói: “Không chỉ chơi bóng bàn, tôi đánh bóng chuyền cũng tốt, cày ruộng cũng ngon lành, viết chữ không thật đẹp nhưng nhanh và dễ đọc, chạy xe đạp nhuyễn...”.



HUY THỌ.
 
Last edited:

HAIGIAY

Binh Nhì
Huyền thoại về "lão tướng" mất cả 2 cánh tay

ANTĐ
- Cả hai cánh tay đã không còn, nhưng “lão tướng” này đã hạ gục nhiều tay vợt đình đám trong làng bóng bàn.


Đánh bóng bàn với đôi cánh tay bị mất một nửa đã là chuyện huyền thoại. Nhưng “lão tướng” Nguyễn Xuân Năng, thương binh ¼ đã hạ gục nhiều tay vợt có tiếng, lại nữa còn mang về cho Tổ quốc lấp lánh những tấm huy chương trong những kỳ thi Para Games.

Cháy hết mình cho niềm đam mê thể thao hay nghị lực vượt lên chính mình của người thương binh Nguyễn Xuân Năng đã ngoài 60 tuổi thì khó ai đó cắt nghĩa được. Đôi tay không còn, ông Năng nhờ vợ buộc vợt vào mẩu cánh tay còn lại trên vai đến tím tái. Ông tập cho đến khi máu tứa ra. Người vợ nhìn thấy không cầm lòng được đã bao lần cầu xin ông chơi môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn nhưng ông không chịu. Đôi tay bị buộc nhiều tụ máu dường như phải cắt bỏ thêm ngắn nữa, ông vẫn tập. Tập cho kỳ đánh trúng được quả bóng thì ông mới chịu nghỉ. Ông như tấm gương sáng về nghị lực vươn lên của những thương binh nặng.

Ông mê bóng bàn từ khi còn trẻ. Trận cầu bàn ở đơn vị C12 D6 F57 vào những buổi chiều khi ấy của chàng lính trẻ đã làm cho đồng đội nể phục ở những cú đập bóng “cạo ria” bàn hạ gục đối phương. Thế rồi, vào một buổi trưa năm 1972, sau một tiếng nổ bom của kẻ thù, đôi cánh tay của tuổi 20 hôm qua còn căng sức cuộn cơ bắp cùng đồng đội kéo pháo lên mâm trận địa để bảo vệ Tổ quốc đã không còn nữa…



Đôi bàn tay không còn thì mọi việc chỉ có thể là vất vả hơn chứ không có nghĩa là không làm được



Bằng nghị lực thương binh Nguyễn Xuân Năng vượt lên tất cả khó khăn trong cuộc sống



Thường nhật của một thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Năng



Đối với những chiến sĩ trở về hậu phương khi đất nước hòa bình thì việc bắt tay vào nhịp sống xây dựng hạnh phúc và kinh tế như một lẽ đương nhiên, cho dù bị thương hay còn lành lặn...



...và họ vẫn là những tấm gương vươn lên trong cuộc sống



Đam mê và nghị lực đã giúp người thương binh Nguyễn Xuân Năng làm được điều tưởng như không thể...



...ông Năng "cầm" vượt một cách chắc chắn và điêu luyện đập bóng...



...chiếc bàn ở góc sân nhà vừa để luyện tập cho sức khỏe vừa thỏa nguyện đam mê



Ông Năng thường luyện tập bóng chuyền vào mỗi buổi chiều ở sân làng nơi ông ở



...vẫn đôi tay bị thương ấy...



...nhưng không hề khó cho cuộc chơi hay việc nào khác...



Những tấm huy chương lấp lánh ông Năng luôn bỏ ra ngắm và coi là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời...



...đó là thành quả của nghị lực phi thường khi ông được tham gia vào những kỳ Para Games

Ánh Nguyệt.
 
Last edited:

HAIGIAY

Binh Nhì
NGUYỄN ĐÌNH KHOA RẠNG DANH BÓNG BÀN VIỆT NAM HẢI NGỌAI


- Thứ năm 14-12-06, tuần trước, hội bóng bàn Hoa Kỳ đã vinh danh đấu thủ Nguyễn Đình Khoa, gọi tắt là Khoa Nguyễn, tại một buổi tiệc ở khách sạn Stratosphere của Las Vegas. Tên của Khoa Nguyễn sẽ được lưu danh trong Hall Of Fame, tạm dịch là Nhà Lưu Danh. Trong đêm này có 4 cây vợt bóng bàn được đưa vào danh sách tên tuổi, tổng cộng cho đến nay đã có 109 nhân vật và Khoa Nguyễn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên.

Sinh năm 1966 tại Nha Trang, hồi nhỏ Khoa đã có khiếu bóng bàn. Trước năm 1975, tại hội quán bóng bàn Minh Nghĩa, ông Nguyễn Đình Sơn đã dắt con mình là cậu bé Khoa đến hội quán bóng bàn Minh Nghĩa nổi tiếng của Sài Gòn và cậu đã gây bất ngờ cho những tay cá độ bóng bàn khi đánh thắng một cây vợt thần đồng của hội quán này.

Qua tị nạn tại San Jose năm 1975, dưới sự dìu dắt của cha, cả mấy anh em cùng đánh bóng bàn để tiêu khiển tháng ngày xa xứ và ông Sơn đã mời nhiều cao thủ bóng bàn tới nhà để cho Khoa có dịp trau dồi tài nghệ. Qua những lần thi đấu các giải thiếu niên bóng bàn tại nước Mỹ, Khoa Nguyễn đã chiếm nhiều giải vô địch và dần dần tên tuổi của Khoa Nguyễn trở nên quen thuộc trong giới bóng bàn của Hoa Kỳ.



Trong 25 năm tham gia bóng bàn, Khoa Nguyễn đã có những thành tích như vô địch thiếu niên Hoa Kỳ năm 1980, năm 1995 được bầu làm cầu thủ hay nhất với số điểm 2800, năm 2000 đọat giải vô địch Bắc Mỹ ( gồm Mỹ và Canada) đại diện khu vực này đi Quảng Châu thi đấu cùng 16 cây vợt hay nhất thế giới. Cũng năm 2000 này, Khoa Nguyễn được xếp trong phái đòan bóng bàn Mỹ dự Olympic Sydney để đánh đôi cùng Chen Xing Hua. Năm 2004, Khoa Nguyễn đã hạ đương kim vô địch Mỹ là David Wang để dành chiếc vé đi Olympic Athens với tư các đơn nam.

Phải biết là đi Olympic thì phái đòan Bắc Mỹ gồm Canada và Mỹ, cho nên các cây vợt hai nước này phải thi đấu với nhau để chọn người đại diện. Còn tham gia các giải bóng bàn thế giới tổ chức mỗi hai năm một lần thì dễ hơn và Khoa Nguyễn đã mấy lần có mặt trong phái đòan Hoa Kỳ.

Xét về trình độ bóng bàn của Hoa Kỳ thì bộ môn này ít được dân chúng thích và những cây vợt gốc Tàu từng là đấu thủ nổi tiếng của Trung Quốc đã sang định cư tại Mỹ và họ chiếm lĩnh các giải thi đấu hàng năm. Trừ một vài cây vợt gốc Aâu châu sang Mỹ sinh sống, thỉnh thỏang thắng vài giải, làng bóng bàn trở nên là của riêng của người Trung quốc, không những tại Mỹ mà còn cả thế giới nữa.

Và Khoa Nguyễn là người Việt Nam, người Mỹ gốc Việt duy nhất có mặt hầu hết trong các giải thi đấu bóng bàn của Hoa Kỳ và được khán giả cùng các nhà lãnh đạo của hội bóng bàn Mỹ mến phục.



Có lẽ vì bản tính Khoa Nguyễn hiền lành, đẹp trai kiểu thể thao, là một kỹ sư điện tử có trình độ văn hóa hiểu biết khá và tài năng bóng bàn của anh. Với cú líp xóay mặt phải dũng mãnh, rất đẹp, Khoa Nguyễn đã tạo một hình ảnh xoay người giơ cánh tay phải giựt xóay lên cao đưa trái banh đi nhanh và xóay vào mặt bàn làm đối thủ bó tay và những tiếng vỗ tay rào rào tán thưởng của khán giả. Mỗi lần có Khoa Nguyễn thi đấu là nhiều người kéo lại xem trận đấu so với các trận khác trong một giải bóng bàn chứng tỏ sức hút của lối thi đấu dũng mãnh và đẹp mắt của anh.



Ở San Jose, những năm trứơc, trong Hội Tết Fairground có giải thi đấu bóng bàn mời các đấu thủ hay nhất của Hoa Kỳ tham gia và Khoa Nguyễn là niềm vinh dự của cộng đồng VN. Tiết mục bóng bàn hấp dẫn khá nhiều khán giả du Xuân ghé tới xem.

Chỉ tiếc cho Khoa Nguyễn là ở San Jose anh không có những cây vợt giỏi để cùng tập dợt để tài năng anh tiến bộ hơn nữa để sánh cùng các cây vợt hàng đầu thế giới và công việc kỹ sư ở hãng chiếm khá nhiều thời gian và có thể nói là Khoa Nguyễn vẫn là tay vợt nghiệp dư chứ không phải sống bằng nghề bóng bàn như những vận động viên khác, ngòai thi đấu họ còn là huấn luyện viên bóng bàn.

Dù sao về bộ môn này, tên tuổi của Khoa Nguyễn đã làm rạng danh cộng đồng gốc Việt. Năm nay tuổi bốn mươi được coi là lão tướng trong thể thao, cuối cùng anh đã được vinh danh trong Hall Of Fame, báo chí Việt hải ngọai đã loan tin và cộng đồng VN tại San Jose cũng vui vì có một đồng hương của Thung Lũng Hoa Vàng làm nở mặt. Và có lẽ ông bà Nguyễn Đình Sơn cũng sung sướng vì đã nhìn thấy thành quả nhiều năm huấn luyện và hỗ trợ cho cậu bé Khoa thành danh trong lãnh vực bóng bàn.

San Jose cũng còn có danh thủ Trần Cảnh Được đang cư ngụ, từng vô địch VN, từng cùng danh thủ Mai Văn Hòa chiếm nhiều huy chương vàng đôi nam bóng bàn của Á Châu và Đông Nam Á trước năm 1975. Thành tích của bóng bàn VNCH thập niên 50 là vô địch Á châu, từng hạ Nhật Bản và chiếm hạng 3 thế giới mãi mãi là huyền thọai đẹp của bóng bàn VN...

Chúc mừng Nguyễn Đình Khoa- tức Khoa Nguyễn, cộng đồng hải ngọai lại có thêm một tên tuổi vang danh nước Mỹ, lãnh vực bóng bàn, đóng góp thêm vào sự thành công nhiều phương diện của những người Việt Nam ở hải ngoại.


Dương Ngọc Lãng



Những thành tích trong sự nghiệp bóng bàn của Nguyễn Khoa trong hơn hai thập niên, được ghi nhận như sau:

1980: Huy chương vàng giải thiếu niên Thế Vận Hội Bóng Bàn Hoa Kỳ

1995: Được hội Bóng Bàn Hoa Kỳ chọn "Tay Vợt Xuất Sắc Nhất Trong Năm"

1995: Giải thưởng Tinh Thần Thể thao Rich Livingston

2000: Vô Địch Bắc Mỹ - Đơn Nam

2000: Thành viên Đoàn tuyển thủ Bóng Bàn Hoa kỳ tham dự Thế Vận Hội Thế Giới - Đôi Nam

2004: Thành viên Đoàn tuyển thủ Bóng Bàn Hoa kỳ tham dự Thế Vận Hội Thế Giới - Đơn Nam

Trong bài đáp từ, anh Nguyễn Khoa đã tỏ lời cảm ơn Ủy Ban Lưu Danh đã nghĩ đến anh. Anh cảm thấy rất vinh dự. Anh đã học hỏi rất nhiều từ những người bạn anh đã gặp trong suốt những năm qua. Anh rất yêu thích bóng bàn và đến bây giờ vẫn còn yêu thích nó. Anh đặc biệt trân trọng bố mình là người đã đưa anh đến với môn bóng bàn, đã dạy anh chơi và luôn luôn ủng hộ anh trong sự nghiệp bóng bàn của mình. "Không có bố tôi, không có những hy sinh của bố tôi, tôi hẳn không có mặt ở đây ngày hôm nay. Cho nên, phần thưởng này cho bố tôi nhiều hơn là cho tôi. Bố xứng đáng với danh dự này hơn tôi," anh đã nói như vậy và với bảng danh dự trong tay, anh đi thẳng đến bố của mình và đưa cho bố xem.

Buổi lễ vinh danh này là một dấu mốc lớn trong sự nghiệp bóng bàn của anh Khoa. Một số tuyển thủ đã từng được vinh danh hiện vẫn còn là tuyển thủ đương thời và thành viên của đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ như Cheng, Yinghua, Yip Lilly, Zhuang, David...

Nhà Lưu Danh những Nhân Vật Bóng Bàn Nổi Tiếng của Hoa Kỳ (United States Table Tennis Hall of Fame) được thành lập năm 1966 bởi Steve Isaacson. Hiện có 109 nhân vật đã được vinh danh, tất cả những nhân vật này sẽ được đưa vào Viện Bảo Tàng Thể Thao Quốc Gia (National Sports Museum) hiện đang được xây dựng với kinh phí 93 triệu đô la, và dự trù sẽ khánh thành vào năm 2008 ở vùng hạ Manhattan.

(Theo VietBao)
 

baolinhsport

Thượng Sỹ
Huyền thoại về "lão tướng" mất cả 2 cánh tay

ANTĐ
- Cả hai cánh tay đã không còn, nhưng “lão tướng” này đã hạ gục nhiều tay vợt đình đám trong làng bóng bàn.


Đánh bóng bàn với đôi cánh tay bị mất một nửa đã là chuyện huyền thoại. Nhưng “lão tướng” Nguyễn Xuân Năng, thương binh ¼ đã hạ gục nhiều tay vợt có tiếng, lại nữa còn mang về cho Tổ quốc lấp lánh những tấm huy chương trong những kỳ thi Para Games.

Cháy hết mình cho niềm đam mê thể thao hay nghị lực vượt lên chính mình của người thương binh Nguyễn Xuân Năng đã ngoài 60 tuổi thì khó ai đó cắt nghĩa được. Đôi tay không còn, ông Năng nhờ vợ buộc vợt vào mẩu cánh tay còn lại trên vai đến tím tái. Ông tập cho đến khi máu tứa ra. Người vợ nhìn thấy không cầm lòng được đã bao lần cầu xin ông chơi môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn nhưng ông không chịu. Đôi tay bị buộc nhiều tụ máu dường như phải cắt bỏ thêm ngắn nữa, ông vẫn tập. Tập cho kỳ đánh trúng được quả bóng thì ông mới chịu nghỉ. Ông như tấm gương sáng về nghị lực vươn lên của những thương binh nặng.

Ông mê bóng bàn từ khi còn trẻ. Trận cầu bàn ở đơn vị C12 D6 F57 vào những buổi chiều khi ấy của chàng lính trẻ đã làm cho đồng đội nể phục ở những cú đập bóng “cạo ria” bàn hạ gục đối phương. Thế rồi, vào một buổi trưa năm 1972, sau một tiếng nổ bom của kẻ thù, đôi cánh tay của tuổi 20 hôm qua còn căng sức cuộn cơ bắp cùng đồng đội kéo pháo lên mâm trận địa để bảo vệ Tổ quốc đã không còn nữa…



Đôi bàn tay không còn thì mọi việc chỉ có thể là vất vả hơn chứ không có nghĩa là không làm được



Bằng nghị lực thương binh Nguyễn Xuân Năng vượt lên tất cả khó khăn trong cuộc sống



Thường nhật của một thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Năng



Đối với những chiến sĩ trở về hậu phương khi đất nước hòa bình thì việc bắt tay vào nhịp sống xây dựng hạnh phúc và kinh tế như một lẽ đương nhiên, cho dù bị thương hay còn lành lặn...



...và họ vẫn là những tấm gương vươn lên trong cuộc sống



Đam mê và nghị lực đã giúp người thương binh Nguyễn Xuân Năng làm được điều tưởng như không thể...



...ông Năng "cầm" vượt một cách chắc chắn và điêu luyện đập bóng...



...chiếc bàn ở góc sân nhà vừa để luyện tập cho sức khỏe vừa thỏa nguyện đam mê



Ông Năng thường luyện tập bóng chuyền vào mỗi buổi chiều ở sân làng nơi ông ở



...vẫn đôi tay bị thương ấy...



...nhưng không hề khó cho cuộc chơi hay việc nào khác...



Những tấm huy chương lấp lánh ông Năng luôn bỏ ra ngắm và coi là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời...



...đó là thành quả của nghị lực phi thường khi ông được tham gia vào những kỳ Para Games

Ánh Nguyệt.
Mình thực sự kính phục con người này,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
 

ngocbinh

Binh Nhì
Chỉ có thể nói đây là một topic hay,vô cùng ý nghĩa với những tư liệu tuyệt vời về lịch sử bóng bàn Việt Nam qua các thời kỳ.

cám ơn haigiay đã có những thông tin quý báu về BBVN -hải có thể kể ra tất cả những người con của BBHD từ thời ngoc phan đến nay nhé -cám ơn nhiều
 

pingpong_baocham

Trung Sỹ
đọc lịch sử bb của vn mình thấy tự hào quá...........mong những thế hệ sau này của mình sẽ nhìn lại quá khứ để cố gắng phấn đấu nhiều hơn cho tương lai..............
 

return

Thượng Sỹ
Các ông Hòa, Được, Tiết, Liễu chắc không phải người Việt Nam, thấy một bác chức sắc trong BBVN hiện nay chỉ nói rằng VN tham gia giải BBTG lần đầu năm 1961, không nói gì đến Vô Địch đồng đội, Vô Địch Đôi Nam và hạng 3 Đôi Nam tại Asiad 1958 hay hạng 3 Đồng đội giải TG năm 1959 (đồng hạng với Trung Quốc). Bác HAIGIAY chắc nhầm lẫn lớn rồi đấy?
 

Tôi toàn thua

Binh Nhì
Các ông Hòa, Được, Tiết, Liễu chắc không phải người Việt Nam, thấy một bác chức sắc trong BBVN hiện nay chỉ nói rằng VN tham gia giải BBTG lần đầu năm 1961, không nói gì đến Vô Địch đồng đội, Vô Địch Đôi Nam và hạng 3 Đôi Nam tại Asiad 1958 hay hạng 3 Đồng đội giải TG năm 1959 (đồng hạng với Trung Quốc). Bác HAIGIAY chắc nhầm lẫn lớn rồi đấy?
Chắc bác xem ở bài nguyễn Đức Long nên bác thấy thiếu phải không?nếu thế thì thiếu là đúng thôi làm chức sắc đó ở thời này thì sao ghi thành tích vào bài đó được,vì giờ có thành tích gì đâu ghi vào khác chi lạy ông tôi ở bụi này,bạn vào việt báo hoặc vào bongbanvn xem tin nhé,bạn bảo nhầm lấn lớn quả là bạn thật vội vàng.
 

return

Thượng Sỹ
Chắc bác xem ở bài nguyễn Đức Long nên bác thấy thiếu phải không?nếu thế thì thiếu là đúng thôi làm chức sắc đó ở thời này thì sao ghi thành tích vào bài đó được,vì giờ có thành tích gì đâu ghi vào khác chi lạy ông tôi ở bụi này,bạn vào việt báo hoặc vào bongbanvn xem tin nhé,bạn bảo nhầm lấn lớn quả là bạn thật vội vàng.
Em nhầm bác ạh, mà nhầm bác ấy là người VN, vì xem bảng thành tích trên ITTF có ghi đội Việt Nam hạng 3 giải VĐTG năm 1959, bác ấy lại không biết, không ghi. Xin lỗi bác và bác HAIGIAY nhé.
 

taolao

Binh Nhì
Chắc rằng mấy tay vợt lừng lẫy Hoà, Tiết, Được thi đấu dưới màu áo VNCH nên phải bị lãng quên . Bao nhiêu năm rồi mà đầu óc vẩn thế thì chán thật.
 

return

Thượng Sỹ
Còn may là Đức Thánh Trần Hưng Đạo không sinh vào thời nay, nếu không các em nhỏ học sử lại không biết 3 lần chống Nguyên Mông. Quan chức giỏi chính trị hơn chuyên môn, đó là thuận lợi mà cũng là khó khăn cho bóng bàn VN.
 

haivo

Binh Nhì
Tôi đã lục lạo tìm kiếm thông tin các vô địch bóng bàn Việt Nam qua các thời kỳ trước và sau 1975 nhưng kết quả rất là hạn chế. Có chăng chỉ là những thông tin ít ỏi chứ không có đầy đủ bảng thành tích vàng của Việt Nam. Thông tin có được chỉ từ Google mà thôi còn tư liệu của các ban ngành là con số không! Hình như các ban ngành không có bộ phận lưu trữ tư liệu! Không biết tôi có đúng không? Có bạn nào có tư liệu này không?
Tự hào thành tích bóng bàn Việt Nam trên thế giới và thật sự không tự hào với cách quản lý của các ban ngành chuyên môn hôm nay. Mong thay tư duy quản lý có thay đổi để mà bóng bàn Việt Nam quay lại thời kỳ đỉnh cao như ngày xưa vậy.
 

Bình luận từ Facebook

Top