Làm sao để có cú GIẬT FOREHAND HOÀN HẢO - Lý thuyết đơn thuần

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Chơi là tập, tập như chơi, thể thao nghiệp dư chỉ giữ được sự nghiêm túc là đáng quý rồi, vì đa số chỉ có thời gian để chiêm nghiệm và ko có thời gian mài rũa.

Hãy nghiêm túc suy nghĩ trong từng đường bóng hỏng, thử nghiệm trong từng động tác chơi, chiêm nghiệm khi rảnh rỗi. Em thường tập theo lối nghiên cứu, thực nghiệm, chiêm nghiệm. Hơi cổ hủ nhưng phù hợp với loại mọt sách như em
 

tosiosHD

Đại Tá
Hi hi tất nhiên cũng phải có lý thuyết chú ơi, nhưng lý thuyết chỉ chiếm 1/1000 thôi
Cháu đi dậy bóng bàn trong 4 năm thi thoảng có ông trước khi tập bê nguyên mớ lý thuyết + đủ giáo trình nhưng cháu chỉ bảo đơn giản" giáo trình của đại học thể thao bạn đọc trong 4 tiếng , lý thuyết trong diễn đàn chúng ta đọc hết trong gọi cho 1 ngày nhưng vận dụng nó phải mất 10 năm " tính số ngày tập/ số ngày đọc lý thuyết thì tỷ lệ phải 1/10.000 mất :D tỷ lệ 1/1000 còn hơi ít ^_^
Vì cường độ tập của chuyên nghiệp ngày 4 tiếng , phong trào chắc ngày được 1 tiếng mà ko liên tục bận cv, gia đình , bia rượu , chém gió lên tỷ lệ tính ra chắc còn cao nữa :))
Trời ơi, cao thủ nói hay thế này thì anh em trình thấp biết nói sao?!
Đúng là sự tập luyện rất quan trọng, nhưng ko thể nói lý thuyết chỉ chiếm 1/1000 tập luyện được. Muốn tập luyện tốt phải có lý thuyết tốt, tập luyện phải dựa trên cơ sở lý thuyết; giống như giáo viên giảng lý thuyết trước sau đó mới cho học sinh làm bài tập để vận dụng lý thuyết.
Trong bóng bàn, nếu 2 người cùng bắt đầu cầm vợt 1 hôm và năng khiếu giống nhau, nếu người nào tìm hiểu lý thuyết trước đó tốt sẽ đánh tốt hơn người chưa hiểu gì về bóng bàn; nếu 2 người có cường độ luyện tập giống nhau thì người nào chịu đào sâu nghiên cứu lý thuyết sẽ tiến bộ rất nhanh hơn người chỉ đánh xong về đi ngủ, mai lại đánh mà ko suy nghĩ gì đến những câu hỏi tại sao, vì sao lại thế???
D9 nói rất đúng về tầm quan trọng của sự luyện tập, nhưng ko thể nói lý thuyết bằng 1/1000 của luyện tập được. Mình thích sự nghiên cứu của bác Cá. Cố lên bác nhé!!!
 

Trainee

Đại Tá
Trời ơi, cao thủ nói hay thế này thì anh em trình thấp biết nói sao?!
Đúng là sự tập luyện rất quan trọng, nhưng ko thể nói lý thuyết chỉ chiếm 1/1000 tập luyện được. Muốn tập luyện tốt phải có lý thuyết tốt, tập luyện phải dựa trên cơ sở lý thuyết; giống như giáo viên giảng lý thuyết trước sau đó mới cho học sinh làm bài tập để vận dụng lý thuyết.
Trong bóng bàn, nếu 2 người cùng bắt đầu cầm vợt 1 hôm và năng khiếu giống nhau, nếu người nào tìm hiểu lý thuyết trước đó tốt sẽ đánh tốt hơn người chưa hiểu gì về bóng bàn; nếu 2 người có cường độ luyện tập giống nhau thì người nào chịu đào sâu nghiên cứu lý thuyết sẽ tiến bộ rất nhanh hơn người chỉ đánh xong về đi ngủ, mai lại đánh mà ko suy nghĩ gì đến những câu hỏi tại sao, vì sao lại thế???
D9 nói rất đúng về tầm quan trọng của sự luyện tập, nhưng ko thể nói lý thuyết bằng 1/1000 của luyện tập được. Mình thích sự nghiên cứu của bác Cá. Cố lên bác nhé!!!
Ui, mình hỏi thằng ku vô địch Thiếu niên nhi đồng Toàn Quốc năm 2013 gì đó, lúc đó nó chấp mình tầm 2, 3 bóng, có lẽ kiến thức lý thuyết của nó nếu bảo nó viết ra thì chắc được độ 3 chữ: .... Con éo biết! =))
 

tosiosHD

Đại Tá
Ui, mình hỏi thằng ku vô địch Thiếu niên nhi đồng Toàn Quốc năm 2013 gì đó, lúc đó nó chấp mình tầm 2, 3 bóng, có lẽ kiến thức lý thuyết của nó nếu bảo nó viết ra thì chắc được độ 3 chữ: .... Con éo biết! =))
Anh ơi, anh đừng chém thế nhé. Nếu nói như anh thì chơi bóng bàn cần gì đi học thầy nọ thầy kia làm gì, vận động viên thi đấu cần gì huấn luyện viên làm gì???
Bác đừng nghĩ lý thuyết nó đơn giản vậy nhé. Em thì nghĩ rằng lý thuyết ko chỉ là những gì đọc được từ sách, nghe được từ ai đó mà chính ngay trong cái suy nghĩ, cái tư duy phản xạ của mình cũng là lý thuyết rồi.
Ví dụ: (Mẹ kiếp, sao nó cắt sang mình giật rúc thế nhỉ, thay đổi góc đánh, mở góc vợt hơn nữa xem nào...àh, ngon rồi, lần sau mày cắt thế, bố mày sẽ mở góc vợt kiểu như thế là ok....Đại loại suy nghĩ của mình hình thành phản xạ cho cú đánh cũng là 1 loại lý thuyết rồi).
 

Trainee

Đại Tá
Anh ơi, anh đừng chém thế nhé. Nếu nói như anh thì chơi bóng bàn cần gì đi học thầy nọ thầy kia làm gì, vận động viên thi đấu cần gì huấn luyện viên làm gì???
Bác đừng nghĩ lý thuyết nó đơn giản vậy nhé. Em thì nghĩ rằng lý thuyết ko chỉ là những gì đọc được từ sách, nghe được từ ai đó mà chính ngay trong cái suy nghĩ, cái tư duy phản xạ của mình cũng là lý thuyết rồi.
Ví dụ: (Mẹ kiếp, sao nó cắt sang mình giật rúc thế nhỉ, thay đổi góc đánh, mở góc vợt hơn nữa xem nào...àh, ngon rồi, lần sau mày cắt thế, bố mày sẽ mở góc vợt kiểu như thế là ok....Đại loại suy nghĩ của mình hình thành phản xạ cho cú đánh cũng là 1 loại lý thuyết rồi).
Anh nói thật mà, cái mà chúng nó có được không gọi là lý thuyết mà là kiến thức cóp nhặt, giống như các mẹo lặt vặt ấy. Chú đọc cuốn "Vi tính thật là đơn giản" chưa nhỉ, nó kiểu kiểu như thế ấy. Hoặc giống như anh học word, excel, ... anh đọc mấy cuốn sách nó nhức đầu quá. Quay sang cứ vừa làm vừa tra help, tra mục từ, ... giờ anh nghĩ anh dùng Excel chắc chỉ thua dân kế toán chuyên nghiệp! :D
 

tosiosHD

Đại Tá
Anh nói thật mà, cái mà chúng nó có được không gọi là lý thuyết mà là kiến thức cóp nhặt, giống như các mẹo lặt vặt ấy. Chú đọc cuốn "Vi tính thật là đơn giản" chưa nhỉ, nó kiểu kiểu như thế ấy. Hoặc giống như anh học word, excel, ... anh đọc mấy cuốn sách nó nhức đầu quá. Quay sang cứ vừa làm vừa tra help, tra mục từ, ... giờ anh nghĩ anh dùng Excel chắc chỉ thua dân kế toán chuyên nghiệp! :D
Vâng, em hiểu ý anh mà. Nhưng anh cũng phải nghĩ "kiến thức cóp nhặt, các mẹo lặt vặt" cũng là lý thuyết mà ra chứ. Bác sỹ muốn cứu người thì cũng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rồi phán bệnh, rồi chữa bệnh chứ? Chẳng nhẽ đè người ta ra mà mổ xẻ, mà đổ 1 vốc kháng sinh linh tinh vào mồm à. Chơi bóng bàn, khi thấy bóng sáng, mình cũng phải đoán bóng thế này thì đánh thế này, bóng thế kia thì đánh thế kia chứ? Chẳng nhẽ cứ đánh bừa à? Em thì em nghĩ cái suy nghĩ của mình, phản xạ của mình cóp nhặt từ kinh nghiệm mà ra cũng là 1 loại lý thuyết đấy. Em rất đề cao bác Cá ở topic này. Bác ấy đang chơi đấu trường 1000 (như D9 nói), chứ ko phải đấu trường 100 như em nói cách đây vài page nữa!
 

Trainee

Đại Tá
Vâng, em hiểu ý anh mà. Nhưng anh cũng phải nghĩ "kiến thức cóp nhặt, các mẹo lặt vặt" cũng là lý thuyết mà ra chứ. Bác sỹ muốn cứu người thì cũng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rồi phán bệnh, rồi chữa bệnh chứ? Chẳng nhẽ đè người ta ra mà mổ xẻ, mà đổ 1 vốc kháng sinh linh tinh vào mồm à. Chơi bóng bàn, khi thấy bóng sáng, mình cũng phải đoán bóng thế này thì đánh thế này, bóng thế kia thì đánh thế kia chứ? Chẳng nhẽ cứ đánh bừa à? Em thì em nghĩ cái suy nghĩ của mình, phản xạ của mình cóp nhặt từ kinh nghiệm mà ra cũng là 1 loại lý thuyết đấy. Em rất đề cao bác Cá ở topic này. Bác ấy đang chơi đấu trường 1000 (như D9 nói), chứ ko phải đấu trường 100 như em nói cách đây vài page nữa!
Không, anh không gọi những cái đó là lý thuyết. Cái mớ kinh nghiệm, mẹo vặt kia nó là thứ cóp nhặt "Không cần hiểu, không phải giải thích". Anh nghĩ lão Cá Cụ này cũng hoàn toàn không có ý định dừng lại (thú thực là chưa đọc kỹ quá 10% xem bác viết gì) ở mức tầm thường như thế!
P/s: Và chú lưu ý là anh chưa hề phản đối lão cái gì, trong mớ lý thuyết lão đưa ra, vì anh chưa đọc nó quá 15s và anh cũng không hề có ý nghĩ coi thường việc lão làm cả!
 

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
Trời ơi, cao thủ nói hay thế này thì anh em trình thấp biết nói sao?!
Đúng là sự tập luyện rất quan trọng, nhưng ko thể nói lý thuyết chỉ chiếm 1/1000 tập luyện được. Muốn tập luyện tốt phải có lý thuyết tốt, tập luyện phải dựa trên cơ sở lý thuyết; giống như giáo viên giảng lý thuyết trước sau đó mới cho học sinh làm bài tập để vận dụng lý thuyết.
Trong bóng bàn, nếu 2 người cùng bắt đầu cầm vợt 1 hôm và năng khiếu giống nhau, nếu người nào tìm hiểu lý thuyết trước đó tốt sẽ đánh tốt hơn người chưa hiểu gì về bóng bàn; nếu 2 người có cường độ luyện tập giống nhau thì người nào chịu đào sâu nghiên cứu lý thuyết sẽ tiến bộ rất nhanh hơn người chỉ đánh xong về đi ngủ, mai lại đánh mà ko suy nghĩ gì đến những câu hỏi tại sao, vì sao lại thế???
D9 nói rất đúng về tầm quan trọng của sự luyện tập, nhưng ko thể nói lý thuyết bằng 1/1000 của luyện tập được. Mình thích sự nghiên cứu của bác Cá. Cố lên bác nhé!!!
đôi khi'' giáo trình lý thuyết '' ứng dụng ở bộ môn khoa học- học thuật ... :D vì ở diễn đàn toàn chủ yếu phong trào trình cao nhất hạng A đổ xuống chuyên nghiệp chắc không thể vô đây chém được :D
Khẩu quyết đơn giản em nghĩ chỉ từ 1 đến 2 trang giấy hôm nào em ngẫu hứng em sẽ viết trên quan điểm của em để anh em tham khảo :D
Thể thao bác ko thể mang giảng viên dậy học vào so sánh vì nó khập khiễng ngay từ câu từ được mà người đào tạo vđv gọi là '' huấn luyện viên'' cái từ '' Huấn luyện '' nó khác hoàn toàn từ '' Giảng viên '' bác nhé ! :D
Đây là bộ môn thể thao nhất là thể thao cá nhân bác chỉ cần thấy được từ '' Gỉang viên '' là thấy sự học thuật - lý thuyết
vậy từ '' Huấn Luyện Viên '' ...... một người nói trên bục giảng còn một người bỏ sức vận động để tập huấn cho vdv, vđv cả năm chẳng viết nổi quá 2 trang giấy còn học sinh nó nhiều sách vở + ghi chép .... bác nên hiểu bản chất trước khi so sánh khập khiễng :D
:D từ vận động viên nó đã liên tưởng sự cường độ vận động khác hẳn từ sinh viên nhé :D
lương dành cho vđv nó gọi là luân huấn nghĩa là vdv ăn lương tỉnh + quốc gia mà từ '' Luân Huấn '' bác hiểu nghĩa sâu xa nó là gì ^_^
 
Last edited:

tosiosHD

Đại Tá
đôi khi'' giáo trình lý thuyết '' ứng dụng ở bộ môn khoa học- học thuật ... :D vì ở diễn đàn toàn chủ yếu phong trào trình cao nhất hạng A đổ xuống chuyên nghiệp chắc không thể vô đây chém được :D
Khẩu quyết đơn giản em nghĩ chỉ từ 1 đến 2 trang giấy hôm nào em ngẫu hứng em sẽ viết trên quan điểm của em để anh em tham khảo :D
Thể thao bác ko thể mang giảng viên dậy học vào so sánh vì nó khập khiễng ngay từ câu từ được mà người đào tạo vđv gọi là '' huấn luyện viên'' cái từ '' Huấn luyện '' nó khác hoàn toàn từ '' Giảng viên '' bác nhé ! :D
Đây là bộ môn thể thao nhất là thể thao cá nhân bác chỉ cần thấy được từ '' Gỉang viên '' là thấy sự học thuật - lý thuyết
vậy từ '' Huấn Luyện Viên '' ...... một người nói còn một người bỏ sức vận động bác nên hiểu bản chất trước khi so sánh khập khiễng :D
:D từ vận động viên nó đã liên tưởng sự cường độ vận động khác hẳn từ sinh viên nhé :D
lương dành cho vđv nó gọi là luân huấn nghĩa là vdv ăn lương tỉnh + quốc gia mà từ '' Luân Huấn '' bác hiểu nghĩa sâu xa nó là gì ^_^
Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Mình hiểu ý D9 là đề cao luyện tập là đúng rồi. Nhưng luyện tập phải dựa trên cơ sở nào? Mình nghĩ chính cái cơ sở, những nguyên tắc đó chính là lý thuyết đấy. Người ta nói "1 chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" mà. Đi tập bóng bàn huấn luyện viên ko viết chữ cho học trò đọc, mà nói cho học trò nghe, đánh thử cho học trò nhìn, và nắn chỉnh động tác giúp học trò đánh bóng tốt. Tất cả những lời nói, những hướng dẫn, những nắn chỉnh của huấn luyện viên cho học trò như vậy có thể coi là lý thuyết ko hả D9?
 

tosiosHD

Đại Tá
Không, anh không gọi những cái đó là lý thuyết. Cái mớ kinh nghiệm, mẹo vặt kia nó là thứ cóp nhặt "Không cần hiểu, không phải giải thích".
Haha. Mỗi người 1 quan điểm mà. Ngày trước mấy ông Niwtơn, Anxtanh...cũng phải luyện tập (thí nghiệm) rất nhiều, cóp nhặt rất nhiều rồi mới sinh ra cái mớ lý thuyết đó chứ? Lý thuyết có phải tự nhiên sinh ra đâu, nó là sự tích lũy từ quá trình thực hành mà, phải ko anh?
Tóm lại là em đồng ý với ý của D9 là đề cao luyện tập, cọ xát. Nhưng ko đồng tình với ý của D9 là chỉ coi lý thuyết chiếm 1/1000 so với thực hành mà thôi. Có lẽ là 50/50 cho đẹp, D9 nhỉ? Haha.
 

Trainee

Đại Tá
Haha. Mỗi người 1 quan điểm mà. Ngày trước mấy ông Niwtơn, Anxtanh...cũng phải luyện tập (thí nghiệm) rất nhiều, cóp nhặt rất nhiều rồi mới sinh ra cái mớ lý thuyết đó chứ? Lý thuyết có phải tự nhiên sinh ra đâu, nó là sự tích lũy từ quá trình thực hành mà, phải ko anh?
Tóm lại là em đồng ý với ý của D9 là đề cao luyện tập, cọ xát. Nhưng ko đồng tình với ý của D9 là chỉ coi lý thuyết chiếm 1/1000 so với thực hành mà thôi. Có lẽ là 50/50 cho đẹp, D9 nhỉ? Haha.
Ha ha, để bàn luận về lý thuyết, những ngôn từ mang tính khái niệm, e rằng chú mới chỉ có tâm thôi! ;). Thôi bỏ đi, chọc sang chuyện khác nhé: Ý 50/50 của chú là giờ các cháu nó 4 tiếng học lý thuyết, 4 tiếng ra bàn bóng tập hả?
 

DambeoHD

Thượng Tá
Kiến thức vật lý:
View attachment 59265
W lớn do m và v bình phương đều phải lớn
v chính là vận tốc của Hệ bóng xoáy, đó chính là cái anh nói về 100km/h

m là khối lượng của vật đó, nhưng anh lại không biết là, trong công thức thông thường, m luôn là khối lượng của vật nằm im, không có chuyển động, vì các thầy giáo lười thường không giải thích cái này

Để nói rõ hơn, em giải thích thế này:

nếu quả bóng đứng yên, m sẽ chính bằng trọng lượng của quả bóng đó, khoảng 2gr thì phải, nhưng nếu quả bóng chuyển động xoay tròn trên chính trục của nó, thì m lại lớn hơn, hoặc nhỏ hơn (tùy thuộc v2/2 lớn hơn hay nhỏ hơn 1)

Nó trở thành động năng hệ nhỏ, hệ này gồm BÓNG XOÁY
e thì lại suy nghĩ đơn giản hơn chút
Lực là F=m x a trong đó m là khối lượng, a là gia tốc
m là đại lượng ko đổi, chỉ có a thay đổi dẫn đến F thay đổi. Như vậy muốn F lớn thì a phải lớn, muốn a lớn tức là phải tăng gia tốc đột ngột cho quả bóng, nghĩa là vào bóng nhanh(theo các hướng khác nhau sẽ cho ra chiều xoáy khác nhau) đơn giản chỉ có vậy, đây là kiến thức vật lý lớp 6 thì phải, định luật 1 niu tơn hay 2 niu tơn gì đó!
 

tosiosHD

Đại Tá
Ý 50/50 của chú là giờ các cháu nó 4 tiếng học lý thuyết, 4 tiếng ra bàn bóng tập hả?
Không, ý đó là em nói vui vui với D9 thôi, nghĩa là cả 2 cái đều quan trọng. Nghiên cứu lý thuyết mà ko thực hành thì cũng chỉ là lý thuyết suông; thực hành mà ko nghiền ngẫm tại sao, thế nào, vì sao lại thế.... thì khác gì Robot được lập trình? Cả 2 cái đều quan trọng, anh nhỉ? Haha.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Phân tích lực cơ bản tại một điểm đánh bóng bất kỳ
upload_2015-8-29_17-10-28.png

Điểm A và B là hai điểm đánh bóng đối xứng nhau qua trục ngang qủa bóng

Các bác đều nhìn thấy, cùng lực tác động, cùng vectơ lực, giống nhau cả về chiều, phương, độ lớn, nhưng tác động lên quả bóng là HOÀN TOÀN KHÁC NHAU
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Tại điểm B

upload_2015-8-29_17-17-47.png


Tại điểm B:

Lực ban đầu tác động là F1B màu đỏ, khiến bóng bị tác động thành 02 chuyển động:

1. Chuyển động tự quay – Xoáy

2. Chuyển động theo hướng ngang đi về phía trước – Nhanh

Theo đó, F1B được phân tích thành 02 lực

1. F2B màu nâu

- Phương trùng với phương tiếp tuyến của bóng / đường tròn tại điểm B

- Độ lớn là hình chiếu của lực F1B xuống tiếp tuyến đó

2. F0B màu vàng đất

- Phương là đường thẳng đi qua điểm B và đi xuyên tâm bóng

- Độ lớn là hình chiếu của lực F1B xuống đường thẳng đó

- Phân tích lực F0B thành 02 lực:

+ lực khiến bóng đi ngang – F01B cùng màu

+ lực khiến bóng đi dọc/xuống hoặc lên – F02B cùng màu
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Nhìn từ các phân tích trên, ta thấy rằng

Điểm đánh bóng tại A và B cho ra hai quả bóng có

Độ xoáy khác nhau, vì F2 A và F2B có độ lớn khác nhau --> vận tốc quay do lực khác nhau tác động lên cùng một quả bóng là khác nhau --> độ xoáy khác nhau

Độ nhanh khác nhau, do F0A và F0B có phương khác hẳn nhau --> nên hình chiếu của đoạn thẳng lực gốc sẽ có độ dài ngắn khác nhau (F01A khác F01B) --> bóng bay đi với tốc độ khác nhau

Độ gãy xuống khác nhau, do F02A và F02B có chiều khác nhau --> độ cắm xuống của quả bóng sẽ có gia tốc khác nhau --> độ gãy của quả bóng sẽ khác nhau

Các bác bắt đầu ném đá đi ạ để em còn viết tiếp :p:p:p:p
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Để khởi động tí, có câu hỏi cho anh em hại não này:

TRONG KHI TẬP LUYỆN, nếu đối kê chặn / đối giật thì BÓNG SANG có XOÁY khác nhau không ?
Những câu hỏi hay thường ít khi có được câu trả lời:(:(:(:(

Một người GIẬT, nếu đối thủ
Kê chặn bóng giật thì người đó đang giật bóng XUỐNG
Đối giật bóng giật thì người đó đang giật bóng LÊN

Vì sao hả, ở đâu còn lâu mới nói :p:p:p:p:p:p:p
 

Bình luận từ Facebook

Top