TẠI SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC QUÁ MẠNH ?

Dng6688

Thượng Sỹ
Bài viết của bác Backhand - Ghost rất hay và bổ ích, vẫn kê dép hóng chuyện về BBTQ của bác,
Bác NTBB quả là người đam mê và nhiệt huyết với BB, những bài viết và thông tin của bác đem lại nhiều điều mới mẻ cho ae trên Org này,
 
Last edited by a moderator:

bachikho

Đại Tá
Có một điều mình để ý rằng TQ từ khi tập cho bọn trẻ mới chơi đã thấy cái mặt tầu đánh BH rồi, thế lên người tầu dùng mặt tầu là đương nhiên,bởi vậy nó đã đi sâu vào phương pháp tập luyện của họ cho đến trưởng thành. Thế nên có bác nào phận tích và đổ cho do mặt này hoặc mặt kia cũng ko hẳn,
ku pro tàu nào chơi mặt tàu bên BH vậy bác?
 

tiachop

Thượng Tá
Trận này, BhG xem trực tiếp trên tivi, ở nhà chẳng ai chơi bóng bàn, chẳng ai hiểu tiếng, xem một mình mà không có ai chia sẻ, vật vã kinh khủng. Không được chia sẻ thật khó chịu, vậy nên hôm nay cứ viết bừa vậy cho thoả, các bro vào ném vô tư nhé, cùng tranh luận. Hoặc nếu thấy nhàm quá vì toàn những thứ mình nói lại, việc cũ thì cũng bỏ qua nhé. BhG đang viết cho chính mình.
Thân.
Quá hay mà bác. Lâu nay mọi người xem clip tự đánh giá, tự nhận xét chứ mấy khi được nghe các bình luận sâu sắc như vậy. Quá bổ ích, mong bác có thể dịch một số bài bình luận các trận đấu kinh điển khác.
 

TM76

Hạ Sỹ
Theo mình thành công của bb TQ có rất nhiều yếu tố .Trong đó góp phần ko nhỏ là hãng bb DHS .Vì họ nghiên cứu ra thứ vũ khí ch uyên biệt ,dùng cho tập luyện và thi đấu từ lúc mới học đến khi trưởng thành .Và bản thân các vdv đã phát huy hết khả năng ưu Việt của thứ vũ khí đó .Vài lời mạo muội của bản thân vì từ khi chuyển từ sarius sang Andro và một vài hãng khác có độ kiểm soát cao hơn ,thấy trình mình lên dc vài bóng .Bản thân mới tin " Vũ khí cũng góp phần ko nhỏ làm lên chiến thắng"
 

Dng6688

Thượng Sỹ
E da nghe va da doc rat nhieu ve de tai "tai sao nguoi TQ qua manh". Cac bac noi qua lung tung ma kg nhan ra van de cot loi! Co bac nao nhan ra kg? E xin vai bac nao nhan ra van de nay!
Theo em người TQ không riêng gì môn BB mà môn Cầu lông họ cũng rất giỏi, nguyên nhận do phương pháp tập luyện nghiêm túc và kỷ luật cao, các ban nghành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm, nguồn vđv dồi dào.
Và cái đặc biệt nhất là họ tập 1.000 lần không được thì tiếp tục tập 10.000 lần.
 
Last edited by a moderator:

Ma Cao

Trung Uý
Theo em người TQ không riêng gì môn BB thì môn Cầu lông họ rất gỏi, nguyên nhận có do phương pháp tập luyện nghiêm túc và kỷ luật cao, các ban nghành từ Trung Ương đến địa phương đặc biệt quan tâm, nguồn vđv rồi dào
và cái đặc biệt nhất là họ tập 1.000 lần không được thì tiếp tục tập 10.000 lần.

Hêh, dung 20 phan tram
 

Son_ct

Đại Uý
Giới thiệu: Đây là trận BK giải VĐTG năm 2013 giữa Wang Hao và Ma Long.
Thành tích tại giải: Wang Hao đã có 02 lần vào CK năm 2009 và có 01 chức VĐ năm 2009 tại Yokohama (Nhật Bản).
Ma Long chưa một lần vào tới CK của giải đấu này, 02 lần dừng chân ở vòng BK thì Ma Long đều thua chính Wang Hao vào năm 2009 và 2011. Thành tích cá nhân lớn nhất của Ma Long tới này chỉ là 01 chức VĐ cúp thế giới năm 2012 tại Liverpool (Anh).

Phần tổng hợp BL trận đấu này không phải là việc biên dịch toàn bộ những gì Yang Ying hay Zhang Yining nói trong lúc bình luận trận đấu. Người viết chỉ đơn giản mong được tổng kết về những gì đọng lại sau hơn 50' xem trận đấu, để mọi người có thêm góc nhìn mới về những trận bóng đỉnh cao, qua góc nhìn của những cá nhân kiệt xuất của môn thể thao này.
Khi gần kết thúc ván 1, Yang Ying (YY) có nói về Wang Hao khi thấy một sự khởi đầu xuất thần của anh trong ván này, cứ như là WH của 2-3 năm về trước vậy. "Những VĐV ưu tú là những người trong hoàn cảnh khó khăn nhất, trong những trận đấu quan trọng phát huy đươc hết những điểm mạnh, nhưng j tinh tuý nhất của mình, như Wang Hao hôm nay".
Yang Ying nói mà quên đi mất 3 lần thất bại trong trận CK đơn nam Olympic của Wang Hao, cả 3 trận đó, Wang Hao đều không phải là chính mình.
Zhang Yining nói mới thật đúng, vấn đề là kị rơ, sự khắc chế lối đánh. Zhang Jike ngại duy nhất Ma Long bởi bóng của Ma Long không thủ nổi, sức mạnh và linh hoạt khó ai có thể so bì với Ma Long, Wang Hao lại ngại nhất Zhang, đánh với ZJK thì WH gần như không có cửa, còn ML cả bầu trời này không biết sợ ai, chỉ duy nhất bị WH khắc chế.
Vậy thì ML bị WH khắc chế điểm gì mà đến, sau 3 ván đầu tiên YY phải thốt lên rằng, ML bị đánh thế này thì không tỉnh lại được nữa rồi.
Vấn đề là tại backhand.
ZYN nói, trong tập luyện không ai xung mạnh như ML, anh tương đối toàn diện, forehand thì miễn bàn nhưng backhand cũng không thể nói thua kém bất kỳ ai. Đấu trái với ZJK, ML không hề thua kém nhưng anh bị WH ép trái toàn diện, vấn đề là nhịp của trái.
ML không giải quyết được trái bóng bay ra từ quả đấm trái của WH, với nhịp nhanh hơn, sốc hơn bất kỳ quả trái nào. Khi bóng vừa nảy lên, bất kể là ML giật trái hay moi phải, gần như ngay tức thì WH dùng cổ tay đấm bóng trong điểm tiếp xúc số 2 (bóng chạm bàn, bóng vừa mới bắt đầu nảy lên, bóng lên đỉnh, bắt đầu rơi, bóng rơi theo phương thẳng do hết lực). Quả đấm trái này làm ML rất khó chịu vì lực rất căng, ML không chuyển thân để đánh phải được, mà đôi công trái với WH thì chưa bao h ML có cửa.
Vậy khi đó kết cấu của chiến thuật, cách tiếp cận cơ hội dứt điểm của ML gần như bị phá vỡ, đưa bóng sang phải thì mất tiên, ML mà mất tiên thì không thể xử lý như ZJK đc, ML vật vã tìm phương án nhưng bất lực. Việc trong trận ML có lúc phải bỏ quả giao bóng xoáy ngang sở trường để liên tục giao những quả xoáy xuống đơn giản nói lên nhiều điều, rằng ML "bí" thế nào. YY thốt lên rằng rất rất lâu rồi trông ML mới khổ như vậy, ML đã bị "loạn" rồi.
Vậy là một điểm cực kỳ quan trọng với một tay vợt TQ đã bị phá vỡ, đó là 比赛的节奏 , nhịp hay nhịp điệu của trận đấu. Với sự tính toán khoa đến từng quả giao bóng, đỡ giao bóng trong trận đấu của mỗi VĐV TQ thì việc để vỡ nhịp coi như là đã thua rồi.
Fan Zhendong từ khi chuyển về Bát Nhất (thành đồng đội của WH), sau khi bị đội tỉnh Quảng Đông loại, đã học được rất nhiều từ WH đặc biệt là quả trái. Fan cũng đấm nhanh bằng cổ tay phát lực ngắn tại thời điểm số 2, nhưng còn sớm hơn cả WH vơi tầm bóng thấp hơn nhiều, hệ quả bóng của Fan sốc hơn, nhanh mạnh hơn nhưng cũng hay hỏng hơn, đặc biệt khi Fan đấm đường chéo, hỏng nhiều hơn khi Fan tăng lực vào forehand của đối thủ.
Ngay cả động tác 拧 dùng backhand đánh bóng trong bàn khi đỡ giao bóng của Fan (tiếng Anh la flick thì phải) cũng có nét gần giống như động tác của WH, Liu Guoliang nhận xét "cách mà cổ tay bẻ vào trong sâu đến như vậy sâu không thua kém gì vợt dọc cả"
Phần BL sau trận đấu, Zhang Yining nói "Người duy nhất có thể đánh bại ZJK lúc này, đã bị loại rồi"
Đúng như vậy, và ML đã thua một cách xứng đáng trước một đàn anh không còn ở đỉnh cao.

Quá hay anh BhG ạ \:D/
Vật vã chờ đoạn bình luận trong trận chung kết WTTC 2013 của bác @backhand-ghost , hy vọng sẽ có câu trả lời làm thế nào mà ZJK lại là khắc tinh của WH, làm thế nào để khống chế được quả đấm trái của WH :D
Tập là 1 chuyện khó, chiến thuật thi đấu lại là 1 chuyện còn khó hơn T.T
 

linh729

Thượng Tá
E da nghe va da doc rat nhieu ve de tai "tai sao nguoi TQ qua manh". Cac bac noi qua lung tung ma kg nhan ra van de cot loi! Co bac nao nhan ra kg? E xin vai bac nao nhan ra van de nay!

Không nói toàn dân nhưng trong phạm vi đội tuyển TQ, mình thấy đó đều là những con người biết đoàn kết, có lòng tự tôn dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa.
== Vì tinh thần đoàn kết, họ tập luyện, hoàn thiện kỹ thuật cho nhau. Cao thủ tập với cao thủ thì sẽ thành cao cao thủ.
== Vì có lòng tự tôn dân tộc nên khi ra đấu trường lớn hơn họ chuẩn bị rất kỹ, họ chiến đấu, họ khao khát chiến thắng trước tiên vì màu cờ sắc áo của đội (tuyển làng xóm, tuyển CLB, tuyển tỉnh, tuyển quốc gia), sau đó mới chiến đấu vì cái tôi cá nhân.
== Vì biết tiếp thu tinh hoa, không ngừng học hỏi và hoàn thiện nên họ luôn dẫn đầu dù có 1 vài thời điểm họ phải thay đổi, cải cách lối đánh.

Trái với đoàn kết, tự tôn, tiếp thu là chia rẽ, ích kỷ, bảo thủ.

Thể thao VN nói chung, bóng bàn nói riêng đang nghiêng về thái cực nào, chắc mọi người cũng hiểu. Dám thừa nhận thì mới biết sửa đổi, còn không thì ... biết rồi khổ lắm nói mãi.
 
Last edited:

Ma Cao

Trung Uý
Không nói toàn dân nhưng trong phạm vi đội tuyển TQ, mình thấy đó đều là những con người biết đoàn kết, có lòng tự tôn dân tộc, biết tiếp thu tinh hoa.
== Vì tinh thần đoàn kết, họ tập luyện, hoàn thiện kỹ thuật cho nhau. Cao thủ tập với cao thủ thì sẽ thành cao cao thủ.
== Vì có lòng tự tôn dân tộc nên khi ra đấu trường lớn hơn họ chuẩn bị rất kỹ, họ chiến đấu, họ khao khát chiến thắng trước tiên vì màu cờ sắc áo của đội (tuyển làng xóm, tuyển CLB, tuyển tỉnh, tuyển quốc gia), sau đó mới chiến đấu vì cái tôi cá nhân.
== Vì biết tiếp thu tinh hoa, không ngừng học hỏi và hoàn thiện nên họ luôn dẫn đầu dù có 1 vài thời điểm họ phải thay đổi, cải cách lối đánh.

Trái với đoàn kết, tự tôn, tiếp thu là chia rẽ, ích kỷ, bảo thủ.

Thể thao VN nói chung, bóng bàn nói riêng đang nghiêng về thái cực nào, chắc mọi người cũng hiểu. Dám thừa nhận thì mới biết sửa đổi, còn không thì ... biết rồi khổ lắm nói mãi.

Cam on a da co binh luan! Nhung van la phan ngon, chua thay cai goc re cua van de! A con non tay lam hihi!
 

tiachop

Thượng Tá
Em xin có vài ý kiến thế này:
1. Trước đây các quốc gia có thể sản xuất các mặt vợt mang tính bí mật cho vận động viên của mình, nhưng từ khi ittf quy định mặt vợt thi đấu phải được kiểm định và chứng nhận bới ittf thì việc mặt vợt không còn là bí mật nữa. Vì thế nói rằng vì H3 mà TQ vô đối thì hơi phiến diện, H3 chỉ là một yếu tố mà thôi.
2. Trước thời Ma Long, ZhangJike thì bóng bàn TQ tuy mạnh nhưng vẫn chưa phải vô đối như hiện nay. Theo em thì chính sự phát triển kỹ thuật BH ở thế hệ đội tuyển TQ hiện nay là một yếu tố quan trọng khiến cho đội tuyển TQ cực mạnh như hiện nay.
 

Ma Cao

Trung Uý
Em xin có vài ý kiến thế này:
1. Trước đây các quốc gia có thể sản xuất các mặt vợt mang tính bí mật cho vận động viên của mình, nhưng từ khi ittf quy định mặt vợt thi đấu phải được kiểm định và chứng nhận bới ittf thì việc mặt vợt không còn là bí mật nữa. Vì thế nói rằng vì H3 mà TQ vô đối thì hơi phiến diện, H3 chỉ là một yếu tố mà thôi.
2. Trước thời Ma Long, ZhangJike thì bóng bàn TQ tuy mạnh nhưng vẫn chưa phải vô đối như hiện nay. Theo em thì chính sự phát triển kỹ thuật BH ở thế hệ đội tuyển TQ hiện nay là một yếu tố quan trọng khiến cho đội tuyển TQ cực mạnh như hiện nay.
Cung chi dung mot ti thoi a! Hihi
 

linh729

Thượng Tá
Cam on a da co binh luan! Nhung van la phan ngon, chua thay cai goc re cua van de! A con non tay lam hihi!

Mình xin đoán cái gốc có phải là chính sách xã hội hóa môn bóng bàn :
== Đầu tiên là đẩy mạnh công nghiệp sản xuất dụng cụ bóng bàn (bàn đá, bàn gỗ ép, vợt mút đủ loại giá thành, thậm chí nhịn ăn sáng 2,3 bữa là mua được cái vợt)
== Tiếp theo là làm cho chỗ nào cũng có bàn bóng, công viên, nhà máy, đường phố. xã huyện nào cũng có vài CLB. Ai ai cũng có thể mua được vợt và bóng. Điều này làm cho số người chơi tăng lên. (Tích lũy về lượng người chơi)
== Nữa là tổ chức nhiều giải ở mọi cấp, mọi ban ngành. Có cạnh tranh, thi đấu thì mới có mở rộng, phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. (tích lũy kỹ chiến thuật, quá trình tích lũy lượng diễn ra liên tục, ko bị gián đoạn hay sụt giảm)

Không ngừng tích lũy về lượng sẽ dẫn đến biến đổi về chất. Cái chất là cái ngọn. Cái lượng chính là cái gốc.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Tranh luận vì sao TQ mạnh đến vậy thì nói cả ngày không hết.
Em mạnh dạn túm lại thế này.
Những siêu VĐV của TQ mà ta nhìn thấy trên TV, trên các phương tiện truyền thông là một sản phẩm đích thực của một hệ thống, một dây chuyền sản xuất khổng lồ, khoa học với nguồn lực tài chính là sự ủng hộ, say mê đến phát cuồng của hơn 1 tỷ dân. Những thứ ta nói đến như mặt vợt, cốt vợt, những kỹ thuật riêng biệt, dị biệt...chỉ là một phần nhỏ, xây dựng lên cả hệ thống.
Vậy muốn được như họ ta phải làm gì. Copy lại thì rất khó, quá sức. Ta buộc phải chọn lọc và có ý tương mới và là ý tương tốt. Có được ý tưởng mà chưa có tài chính hỗ trợ thì ta tìm các nhà đầu tư thuyết phục họ. Kinh doanh là vậy, ý tưởng đi trước, tài chính (vốn) đi theo.
Xét theo một góc độ nào đó thì tất cả anh em đam mê bóng bàn nghiệp dư chúng ta mới là người đang làm bóng bàn, xây dựng hệ thống mơ ước đó. Chúng ta nuôi dưỡng đam mê, truyền cái đam mê đó đến mọi người, phong trào lớn mạnh bao nhiêu thì sự ủng hộ của XH lớn bấy nhiêu. Phong trào lớn, tất nhiên BB đỉnh cao sẽ được quan tâm hơn nữa, không có tiền mới là lạ. Chơi bóng bàn quá rẻ mà, cty mình thành lập một đội bóng futsal chuyên nghiệp (tốn tiền kinh khủng) chi phí lớn hơn BB nhiều.
Tiền quan trọng vô cùng. Các bro xem giải CSL thấy người chơi còn căng thẳng hơn cả giải TG nhưng chưa chắc đã để ý tơis nguyên nhân này. Tiền thưởng lớn vô cùng, các doanh nghiệp làm PR mà, VĐV có thành tích thì tiền thưởng của World Tour Series chỉ đủ uống trà đá. Làm thể thao đỉnh cao mà không nói đến tiền cũng quá khó.
Vậy cũng phải nói lại, không lẽ Châu Âu không có tiền sao? Có chứ, tuy không đầu tư được nhiều như TQ nhưng cũng có. Họ chỉ thiếu đam mê và một phong trào lớn để có sự ủng hộ lớn trong toàn dân thôi. (Nhìn bóng đá thấy ngay, đam mê lớn ==> tiền ==> hệ thống hạ tầng tốt ==> sản phẩm tạo ra nhiều, có chất lượng và đa dạng ==> có điều kiện để sàng lọc kỹ lưỡng ==> sản phẩm xuất ra tất nhiên không thể kém rồi).
Vì sao ạ? Vì như vậy thôi các bro. Năm 2014 rồi, nhìn mọi thứ theo góc nhìn của người làm kinh tế đi, trực quan hơn một chút. Tất nhiên, khởi nguồn của nó vẫn là ĐAM MÊ. Phụ thuộc vào anh em mình đấy các bro ơi.
Thân.
 

Bình luận từ Facebook

Top