Giới thiệu các kỹ thuật tiêu biểu của các cao thủ thế giới - Tạp chí Butterfly.

NTBB

Super Moderators
ZHANG JIKE – Cú đánh xoáy lên trái tay trên bàn.



Zhang Jike hiện (thời điểm khi tạp chí Butterfly đăng bài này - ND) đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng thế giới và là một trong những tay vợt hay nhất của Trung Quốc. Những VDV của hãng Butterfly đều biết và nể phục trước những cú tấn công đầy uy lực và chính xác của anh ấy. Đặc biệt, với cú đánh tay phải từ phía trái tay, anh ta có thể tạo ra áp lực rất lớn từ mọi vị trí. Loạt hình ảnh (dưới đây) thể hiện cho chúng ta thấy một trong những điểm đặc biệt ấy: cú đánh xoáy lên tráy tay trên bàn. Zhang có khả năng giật những quả bóng ngắn hoặc trung bình trên bàn với cú đánh trái tay và giành thế chủ động. 3 loạt ảnh thể hiện động tác của anh ta từ phía phải (ảnh A1 – A7), từ phía trái (B1-B7), và từ phía trước (C1-C7). Sẽ rất dễ hiểu khi nhìn động tác cú đánh xoáy lên tráy tay từ 3 góc nhìn khác nhau đó.

Thu gọn vị trí cú đánh (A1-A3, B1-B3, C1-C3):
Zhang thu gọn vào vị trí bắt đầu song song (với cạnh bàn - ND) và hơi cúi phần thân trên chút ít trên bàn (A, B, C3). Đồng thời anh ta nâng khuỷu tay và đưa vợt lên trên mặt bàn. Góc vợt là rất nhỏ (khép vợt-ND) (A, B, C3). Như vậy sẽ thích hợp để bắt đầu động tác của cú đánh.



Xoay ra sau (A4, A5; B4, B5; C4, C5)

Zhang khuỵu 2 đầu gối ngang nhau và thân trên ngả thêm nữa về phía trước. Đồng thời anh ta bắt đầu di chuyển vợt về phía sau và khuỷu tay về phía trước (A4, B4, C4). Trên hình A5, B5, C5 anh ta đã đạt được tư thế xoay về sau tối ưu của mình. Vợt lúc này ở trên bàn. Bằng cách xoay khuỷu tay và vai về phía trước, và đồng thời đưa vợt về phía sau, anh ta đã đạt được sức căng sẵn lý tưởng của các cơ vai và cánh tay. Điều quan trọng là hãy nhìn vào cổ tay. Trên hình A5, B5, C5 bạn có thể thấy rằng nó được xoay về phía sau với một góc cực đại cho nên các bắp thịt cánh tay ngoài có sức căng tối đa. Bạn hãy tưởng tượng đây giống như người bắn cung. Mũi tên được kéo về sau và điều đó tạo ra sức căng cực lớn trong cây cung mềm dẻo và sợi gân đàn hồi mà sẽ bật ra một cách mạnh mẽ tại thời điểm bặt bắn đi. Hình ảnh này (cây cung – ND) chính xác là đã xuất hiện trong khi thực hiện động tác cú đánh xoáy lên trái tay.Vị trí của cổ tay, cánh tay ngoài và vai, việc nâng thân người và 2 chân sẽ sinh ra sức căng tối đa cho các cơ bắp, sẽ tạo ra sự giải phóng dự dội trong động tác đánh để có được tốc độ vợt tối đa tại thời điểm tiếp xúc vào bóng. Đặc biệt việc quyết thời điểm trong cú đánh xoáy lên trái tay là cực kỳ khó vì việc sử dụng cổ tay có vai trò lớn hơn rất nhiều so với cú đánh xoáy lên thuận tay.



Động tác đánh (A6, B6, C6) và đà vung vợt (A7, B7, C7)

Zhang tiếp xúc vào bóng ở trên bàn với góc vợt hẹp. Rõ ràng rằng mọi bộ phận cánh tay và toàn bộ thân thể được dồn hết vào động tác của cú đánh nếu chúng ta so sánh các hình ảnh A, B, C từ 5 đến 7. Chúng ta có thể thấy rõ cách Zhang vươn người lên với xung lực cú đánh hướng về phía trước. Toàn bộ lực của cú đánh phóng ra như trong các hình A7, B7, C7. Vị trí vợt khi tiếp xúc bóng ở vị trí mà cổ tay vạch được nửa cung tròn của quỹ đạo chuyển động vợt. Các hình nhìn từ phía trước (C4 – C7) thể hiện rõ nét việc sử dụng cổ tay và nửa cung tròn của động tác cú đánh, cũng như việc sử dụng cổ tay.



Kết luận:
Zhang đã trình diễn cho chúng ta các tính chất quan trọng nhất của cú đánh xoáy lên trái tay của một nhà vô địch. Khi đánh sớm trên bàn hoặc từ cự ly trung bình ở sau bàn thì các tính chất quan trọng vẫn tương tự: Sử dụng cổ tay, khuỷu tay và vai về phía trước, hỗ trợ thêm bởi thân người và chân. Tuỳ thuộc vào mục đích của cú đánh mà thay đổi tốc độ, điểm tiếp xúc bóng, độ dài của cú đánh cũng như hướng đánh và góc vợt. Điều đó dẫn đấn những sự biến đổi khác nhau trong cú đánh xoáy lên trái tay và đó là sự áp dụng biến hóa.

Cú đánh sớm xoáy lên trên bàn cần phải được thực hiện một cách dứt khoát là một phần của kỹ thuật đánh bóng của một VĐV tấn công hiện đại, bởi vì nó sẽ giúp bạn có khả năng mở ra một trận đấu tích cực chống lại các đường bóng ngắn.


(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Cú giao bóng xoáy ngược thuận tay của Zhang Jike



Zhang Jike là một trong năm cầu thủ xuất sắc nhất Trung Quốc. Gần đây, VĐV số 6 của Danh sách xếp hạng thế giới đã đánh bại Timo Boll 4-0, Timo Boll đã không có một cơ hội nào trong trận chung kết Đức mở rộng ở Dortmund. Zhang Jike được biết đến với cú giao bóng nguy hiểm của mình. VĐV của Butterfly đã chứng minh điều này một cách ấn tượng trước Timo Boll. VĐV số 1 trong Danh sách xếp hạng thế giới đã gặp rất nhiều khó khăn với các cú giao bóng của cầu thủ chơi tay phải xông xáo này. Cú giao bóng ngược thuận tay của Zhang Jike là rất hiệu quả vì xoáy biến hóa rất khó để đối thủ nhận biết và hóa giải. Bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ cú giao bóng biến hoá này, được gọi là giao bóng ngược trong những cầu thủ hàng đầu.

Bắt đầu

Hình 1 - Bắt đầu:
Zhang Jike đã ở vào vị trí giao bóng. Phần thân trên thấp xuống và cúi về phía trước. Trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân trái ở phía trước. Chân phải đưa ra phía sau để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tay trái, là tay sẽ tung bóng lên, ở ngay trên chiều cao của bàn thẳng phía sau đường mép cuối bàn. Đôi mắt của ZK là nhìn cố định vào quả bóng trong bàn tay anh ta. Vợt nằm ở phía trên tay tung bóng. Giống như tất cả các VĐV hàng đầu, ZK sử dụng kiểu cầm vợt điển hình, trong đó ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út buông ra khỏi cán vợt và vợt chỉ được giữ với ngón tay cái và ngón trỏ. Bằng cách này, tính linh hoạt của cổ tay được tăng lên rất nhiều. Nhờ đó tốc độ sẽ cao hơn và chuyển động xoay được tạo ra cũng nhiều hơn.



Xoay lấy đà:

Các Hình 2-4 – Xoay ra sau:
Các Hình 2-4 cho chúng ta thấy cách mà Zhang Jike vươn người lên khi anh ta tung bóng và trọng lượng cơ thể được chuyển sang chân phải. Bằng cách này, anh ta có thể mở phần thân trên của mình và đưa khuỷu tay của mình lên đến độ cao ngang vai. Quả bóng được tung lên ngang tầm mắt giống như một đường bóng xoáy lên được chơi. Mắt Zhang Jike vẫn nhìn tập trung vào quả bóng. Trên hình 4, chúng ta có thể thấy ngón trỏ bàn tay trái được thư dãn như thế nào và các ngón khác uốn cong, rải ra như kiểu cầm cán bút của người Hoa.



Cú đánh và đà vung vợt

Các hình 5-8 : Cú đánh và đà vung vợt và trở lại vị trí cơ bản:
Quả bóng vừa vượt qua đỉnh điểm và đang rơi xuống. Zhang Jike đưa khuỷu tay cao hơn vai một chút. Nếu bạn so sánh hình 5 và 6, chúng ta có thể thấy VĐV Trung Quốc đã thay đổi trọng tâm của mình một lần nữa trở về chân trái ở phía trước và trong khi quả bóng đang rơi xuống, anh ta đã đưa phần thân trên tiến gần vào bóng. Chúng tôi gọi động tác này là "tiến vào bóng". Điều này cho thấy một cách rõ ràng là cú giao bóng thuận tay được thực hiện với toàn bộ cơ thể và đòi hỏi cao nhất sự phối hợp hoàn hảo và thời gian. Nếu bạn căng thẳng khi bạn sử dụng các cú giao bóng này, bạn sẽ không thành công. Ở cấp độ nghiệp dư điều này có thể gặp rất thường xuyên. Dù bạn không thể thấy thời điểm tiếp xúc với quả bóng trong loạt hình nói trên thì chuyển động của vợt từ trái sang phải trở nên rất rõ ràng (xem H.Z). Hình Z minh họa sự chuyển động của vợt và việc sử dụng cổ tay. Zhang Jike bù lại việc sử dụng trọng lượng của cơ thể bằng chân trái của mình phía trước (hình 6). Sau đó, anh ta nhấn chân này với một phản ứng nhanh (hình 7) và đưa mình trở lại vị trí cơ bản ở bàn (hình 8).





Kết luận

Kết luận: Những lựa chọn đa dạng

Khi các cú giao bóng ngược được tạo ra bởi các VĐV Trung Quốc vào cuối thập niên 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đã có một số tình huống hài hước xảy ra. Ngay cả các cầu thủ hàng đầu đã đưa trả bóng về bên trái và phải bàn bởi vì họ không thể nhìn thấy sự chuyển động của vợt. Giao bóng kín (che-ND) vẫn được phép vào thời điểm đó và sau này mới bị cấm. Ngày nay kiểu giao bóng ngược được ưa thích ở trình độ hàng đầu - không phải ở hạng nghiệp dư – tuy thế các cầu thủ hàng đầu có thể đọc được các cú giao bóng liên quan đến động tác xoay trái-phải hoặc phải-trái của họ. Điều duy nhất mà đôi khi họ không thể nhận ra, mặc dù có một tầm nhìn tốt, là mức độ của xoáy. Việc sử dụng cổ tay là rất nhỏ và cực kỳ nhanh nhẹn, nó đòi hỏi phải rất khéo léo mới phán đoán được lượng xoáy. Mức độ di chuyển cổ tay được sử dụng là khác nhau trong các cú giao bóng ngược cũng như các cú giao bóng khác. Sự chuyển động nhanh hơn của cổ tay và cùng với đó là tốc độ của vợt tại thời điểm tiếp xúc với bóng, đã tạo ra xoáy nhiều hơn. Nếu cổ tay không có sự di chuyển tại thời điểm tiếp xúc với quả bóng thì sẽ không có hoặc có rất ít xoáy. Các cầu thủ thường nói về cú giao bóng "trống rỗng". Người ngoài cuộc khó có thể nhận ra cú giao bóng này. Cú giao bóng ngược được thực hiện với xoáy ngang, xoáy ngang xuống và xoáy ngang lên. Nó tùy thuộc vào kiểu cầm vợt - mở theo chiều thẳng đứng - và hướng đánh - từ trên xuống dưới, nằm ngang, từ dưới lên, và bóng được đánh vào đâu và khi nào với bao nhiêu lượng xoáy khác nhau mà bạn tạo ra. Ngày nay đã cấm việc che bóng khi giao bóng – các VĐV Trung Quốc đôi khi rất gần với ranh giới (giữa che và không che – ND) - có rất nhiều biến hóa trong việc tạo xoáy. Đó là nghệ thuật của các cú giao bóng hiện đại: thay đổi lượng xoáy linh hoạt như việc tăng tốc trong một chiếc xe: cực xoáy, nhiều xoáy, xoáy trung bình, ít hoặc không xoáy. Đây là 5 mức độ. Nếu bạn có thể điều khiển được 7 hoặc nhiều hơn thì càng hơn. Tất cả điều này cần kết hợp với sự khác nhau về điểm rơi và chiều dài, và đừng quên biến hoá tốc độ. Sự phức tạp và ý nghĩa của một dịch vụ trong bóng bàn trở nên rất rõ ràng. So với các cú giao bóng trong môn tennis, bỏ qua tốc độ quá trình diễn biến, thì các cú giao bóng (trong BB - ND) là rất dễ tìm hiểu.


(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Cú công bóng thuận tay của Zhang Yining


(Tạp chí Butterfly số tháng 4/2008)

Kể từ tháng 1 năm 2003 VĐV của hãng Butterfly người Trung Quốc Zhang Yining đã là số 1 trong Danh sách Xếp hạng Thế giới và ở thứ hạng đó đến tháng 1 năm 2008. Đó là một kỷ lục. Cô ta đã giành tất cả mọi thứ mà một VĐV có thể giành chiến thắng. Nếu bạn xem cô ta chơi bóng, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên vì cảm phục một VĐV đặc biệt chơi bóng không ngoạn mục nhưng cực kỳ hiệu quả, rất nhanh và kỹ thuật hoàn hảo.

Cú công bóng thuận tay là một cú đánh tấn công cơ bản và mọi người mới bắt đầu chơi bóng đều phải đối mặt với nó trong suốt các buổi tập ban đầu của mình. Đối diện với một cú giật không quá nhiều xoáy về phía trước, cú đánh này sẽ được sử dụng và nó là một cú đánh được khuyên dùng đối với một người mới bắt đầu chơi bóng. Ở trình độ đỉnh cao của bóng bàn nam sử dụng nó chỉ như là một kiểu chặn hoặc một cú đánh nhanh trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nó vẫn có nhiều ý nghĩa đối với các VĐV nữ hàng đầu. Mặt khác bạn không thể tưởng tượng bóng bàn mà không có cú công bóng ở bất cứ trình độ nào. Cựu vô địch Thế giới Werner Schlager của Áo đã nói: "Tôi luôn luôn bắt đầu việc làm nóng của tôi tại bàn với các cú công bóng và sau đó di chuyển để giật. Tôi có được cảm giác tốt như thể tôi được dán chặt vào cây vợt của tôi. "

Công bóng là một cú đánh chậm hơn và được thực hiện với một động tác ngắn hơn cú đập bóng. Werner Schlager gọi những người chơi công bóng, mà bạn vẫn còn thấy ở khu vực các giải đấu hạng dưới, là những VĐV "đánh đều".

Ngoài ra, công bóng là một kỹ thuật lý tưởng cho việc luyện tập nhịp độ chơi bóng nhanh.

- Di chuyển chân kết hợp với chuyển dịch trọng tâm;
- Phối hợp cơ thể và cánh tay;
- Phản ứng và lựa chọn thời diểm.

Chúng ta hãy xem xét kỹ Nhà vô địch thế giới và Olympic Champion nhiều lần Zhang Yining và cú công bóng thuận tay của cô.

Hình 1-3 + A - giai đoạn chuẩn bị: Ở vị trí cơ bản (hình 1) Yining đang đứng hơi thẳng với bàn. Chân rộng hơn vai một chút và chân phải hơi đưa ra sau (xem hình A từ phía bên). Thân trên hướng về phía bàn và hông và đầu gối hơi cong. Vợt ở vị trí trung gian ở phía trước cơ thể (Hình 1 + A). Tay cầm vợt gần như gập thành góc vuông và cổ tay cũng chỉ xuống một chút.



Hình 2 cho thấy Yining đã sẵn sàng cho cú đánh. Cô ấy đưa cánh tay cầm vợt về phía sau và xuống dưới, nhưng không ra hẳn phía sau cơ thể. Vào cuối giai đoạn chuẩn bị (Hình 3) vợt ở cao hơn chiều cao của bàn và không phải phía sau cơ thể. Thân trên hơi quay sang bên phải từ hông. Trọng lượng cơ thể chỉ lệch một chút ít lên trên chân phải.



Hình 4,5 + B - giai đoạn chính: Trong giai đoạn chuẩn bị, việc xoay hông thậm chí còn rõ ràng hơn (hình 4). So sánh giữa hình 4 và hình 6 sẽ thấy việc xoay phần thân trên rất mẫu mực



Khi tiếp xúc với quả bóng (ảnh 5) Yining đánh vào bóng với vợt hơi khép thẳng về phía trước cơ thể (xem thêm hình B). Bóng được đánh xuyên tâm và không phải ở trên đầu bóng sao cho không tạo xoáy như trong một cú giật. Khi chạm vào quả bóng phần thân trên tiến về phía trước và trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải phía sau sang chân trái ở phía trước. Tay cầm vợt di chuyển từ phía sau và dưới ra trước và lên trên. Góc của vợt và chuyển động của cánh tay tùy thuộc vào mút để có thể tạo một ít xoáy cho bóng nhưng không phải là càng nhiều xoáy lên càng tốt như trong cú giật.



Hình 6,7 – đà kết thúc: Toàn bộ cú đánh sẽ kết thúc ở chiều cao ngang đầu, chính xác là ở phía trước trán. Điều này cho thấy sự hoàn hảo của cú đánh. Lỗi kỹ thuật có thể dễ dàng nhận ra bằng động tác của cánh tay sau khi sự tiếp xúc với bóng đã được thực hiện. Nếu động tác cánh tay cầm vợt là quá thấp, thì tiếp xúc với bóng là quá muộn. Nếu cánh tay là gần như thẳng thì không có chuyển động xoay của phần thân trên. Nếu Yining chơi cú đánh này với tốc độ tối đa, chúng tôi sẽ có được một cú đập thuận tay cổ điển. Như vậy bạn có thể xem cú công bóng tương tự như một cú đập bóng có kiểm soát với việc điều chỉnh giảm tốc độ.



Hình 8,9: Sau khi cú đánh đã được thực hiện, vợt được đưa trở lại vị trí trung gian (Hình 1).



(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Cú giật thuận tay trong khi chạy của Ryu Seung Min



Ryu Seung Min là một trong những cầu thủ tấn công mạnh mẽ và nhanh nhẹn trên thế giới. Nhà vô địch Olympic năm 2004 thực hiện cách thức tấn công thuận tay của kiểu cầm vợt dọc cổ điển với ưu thế mạnh mẽ, anh ta thường bị buộc phải bước né người sang phía trái tay để quả đánh thuận tay tạo ra áp lực lớn. Anh ta để trống phía thuận tay khá rộng và có thể bị đối phương tấn công. Tuy nhiên, VĐV người Hàn Quốc 28 tuổi này có đôi chân nhanh như chớp và có thể vừa chạy vừa đánh bóng chẳng hạn một cú đánh thuận tay vào những quả bóng sâu, chứ không chỉ đáp trả bằng một cú chặn nhanh. Loạt ảnh ấn tượng dưới đây sẽ thể hiện cho chúng ta thấy về VĐV xếp hạng 21 thế giới.. Nếu không có bộ chân cực tốt thì Ryu đã không thể thích ứng được với các trận đấu của mình trong bảng xếp hạng thế giới.

Xoay lấy đà - Ảnh 1:
Ryu đang chạy phía bên trái tay, và lúc này có một quả chặn hoặc cú giật của đối thủ về phía thuận tay. Anh ta đã sẵn sàng cho một cú giật thuận tay. Cánh tay cầm vợt của anh ta gần như giang rộng hoàn toàn. Trọng lượng cơ thể của ông ta dồn lên chân phải và chân gập nhiều ở khớp đầu gối. Ryu cũng hạ thấp nhiều phần thân trên và ở khớp hông đưa ra phía sau để tạo ra một sức căng trước tối ưu. Chân trái của anh ta vẫn còn ở vị trí trước khi xuất phát, và sau đó mới chạy về phía trước (xem các hình 2 và 3). Rất hay khi được nhìn thấy trong bức ảnh này, cánh tay "tự do" - tay trái - có một chức năng rất quan trọng. Anh ta đã lưu tâm đến cơ thể, đó là sự cân bằng và các tay phù hợp với nhau như là đối trọng về phía trước và lên trên.



Giai đoạn tác động - Hình 2, 3:
Hình 2 cho thấy Ryu trong giai đoạn đầu của cú đánh. VĐV Hàn Quốc đã nâng chân trái lên đáng kể và có vẻ như anh ta muốn nhảy qua chân phải về phía quả bóng đến. Chắc chắn là phần thân trên đã thể hiện điều đó một cách rõ ràng. Hình 3 cho thấy Ryu ở một thời điểm ngắn ngay sau khi đánh bóng và tạo ra một hình ảnh rõ ràng những gì là đặc trưng cho một cú giật trong khi đang chạy. VĐV tấn công quả bóng nhờ xung lượng bùng nổ hướng lên trên với sự hỗ trợ của chân phải của anh ta. Cú nhảy này đã tiếp thêm xung lượng. Hình 3 cho chúng ta thấy rất rõ ràng rằng Ryu lúc này đang ở trên không và không có lực ma sát (với sàn – ND). Cùng lúc đó chân trái đã vượt qua chân phải, như trong một bước chạy thông thường. Nhưng cũng thú vị để nhìn vào phần thân của Ryu, hơi bị vặn xoắn.





Giai đoạn hồi vị - hình 4, 5: Cú đánh xoáy lên ngoạn mục và mạnh mẽ từ một tình thế khó khăn khi đang chạy này được thể hiện rất rõ trong hình 4. Ở đây, chính xác là Ruy đang "bay". Hình này cho thấy toàn bộ cơ thể còn ở đằng sau rất xa khi sử dụng cú giật này. Do bước chạy nhanh có khả năng tạo ra sự tiếp đất tốt, nên không cần có thêm các bước phụ. Và vì vậy cú giật trong khi đang chạy cần phải được sẵng sàng đối với các cầu thủ giỏi. Ở trình độ hàng đầu việc kiểm soát nó luôn an toàn, bởi chỉ họ mới có thể với được tới bóng từ một khoảng cách xa và vẫn đánh trả bóng một cách chủ động. Ảnh 5 cho thấy Ryu đang tiếp đất. Đầu tiên, anh ta hãm cú chạy-nhảy với chân trái chạm đất đầu tiên. Tích tắc sau đó là chân phải, mà lúc này nó chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, vì vậy Ryu đặt chân trái của mình về phía trước một lần nữa và trở lại giữa bàn. Động tác hãm và trở lại bàn đòi hỏi một sự tăng tốc và sự phối hợp ở mức độ rất cao, và đòi hỏi một sự tập luyện đặc biệt.





Kết luận: Cú giật bóng trong khi đang chạy, như nó đã được Cựu vô địch Olympic chứng tỏ cho chúng ta thấy, không chỉ ngoạn mục và nhấn mạnh tính chất mạnh mẽ về thể lực của môn thể thao này. Không, nó còn là điều cần thiết cho tất cả những ai sử dụng cú đánh thuận tay rất nhiều và thường xuyên di chuyển ở khu vực trái tay của họ hơn. Với động tác chân đầy kỹ thuật này sẽ là một cây cầu nối nhanh để có thể bao quát một khoảng cách lớn hơn và do đó tạo áp lực nhiều hơn (lên đối phương – ND). Tất nhiên, kỹ thuật này có thể rất khó tập luyện, bởi vì nó thực sự là phức tạp. Nhưng với việc thực hành thường xuyên thì sẽ thành công.

(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Những kỹ thuật cơ bản với Werner Schlager

Basic.jpg


Bắt đầu với cú đánh trái tay ở phía thuận tay và tiếp theo là cú giật thuận tay ngay sau cú hất trái tay trên bàn.

Nhà Vô địch thế giới năm 2003, Werner Schlager, sẽ cho chúng ta thấy điều gì là quan trọng trong bóng bàn hiện đại: bạn phải linh hoạt để trả lại bóng ở bất cứ nơi nào nó nảy lên và tấn công mạnh mẽ bất chấp vị trí bắt đầu không thuận lợi. Cầu thủ đứng số 16 trong bảng danh sách xếp hạng thế giới di chuyển với cú trái tay về phía bên thuận tay để chơi một quả hất bóng trái tay trên bàn (cú flip – ND). Mặc dù các chân của anh ta ở vào vị trí không thuận lợi nhưng vẫn có thể chơi sau cú trả bóng của đối phương được đặt ở khoảng giữa phía thuận tay với một cú giật thuận tay bằng việc đổi hướng nhanh chóng. Kỹ thuật này không hề được viết ra trong sách vở và cũng không phải là dành cho người mới bắt đầu chơi BB. Đó là nghệ thuật cao nhất trong bóng bàn. Werner đã có sự phán đoán cú giao bóng của đối phương theo cách mà anh ta nghĩ rằng hất bóng trái tay trên bàn là giải pháp tốt nhất. Với cách làm như vậy, anh ta đã tự đưa mình vào hai điểm bất lợi: anh ta có thể đã để hở một khoảng rộng bên phía trái tay hoặc tại điểm chuyển (giữa FH và BH – ND). Thậm chí anh ta đã rất mạo hiểm. Anh ta đón bóng ở giữa bàn phía thuận tay và kiểm soát bởi thể lực và sự linh hoạt của mình để chơi cú giật mạnh mẽ trong tình huống khó khăn và đã giải quyết được vấn đề. Chính xác đó là nghệ thuật: phản ứng bất ngờ với rất nhiều áp lực trong một tình huống khó khăn.

H-1.jpg

Hình 1: Werner đang đứng ở vị trí cơ bản ở phía bên trái tay, hơi mở, với các chân song song, vợt ở vị trí trung gian phía trước thân người và đang chờ để đón cú giao bóng của đối phương.

H-2.jpg

Hình 2: Anh ta đã nhận ra điểm rơi của cú giao bóng - bóng chưa nhìn thấy được trên hình - sau đó anh ta đẩy chân trái và đưa chân phải về phía trước theo hướng phía thuận tay.

H-3.jpg

Hình 3: Anh ta đặt bàn chân phải lên gót chân. Quả bóng được đặt ngắn ở giữa bàn phía thuận tay.

H-4.jpg

Hình 4: Anh ta lăn bàn chân từ gót đến phía trước và đặt trọng tâm cơ thể lên mặt trước của bàn chân. Đồng thời anh ta khuỵu đầu gối phải rất nhiều. Nhờ thế, anh ta có thể di chuyển cơ thể trên chân phải để đánh một cú vẩy trái tay trên bàn từ phía thuận tay.

H-5.jpg

Hình 5: Toàn bộ động năng và sức mạnh của cú vẩy này được nhấn mạnh bởi cánh tay cầm vợt dang ra vừa phải và cú nhảy với cả hai chân ở cuối của cú đánh.

H-6.jpg

Hình 6: Werner đang ở vị trí cuối của bàn, xa nhất vế phía thuận tay. Trọng lượng cơ thể lúc này là dồn lên chân phải.

H-7.jpg

Hình 7: Anh ta đạp xuống sàn bằng chân phải để trở lại bàn.

H-8.jpg

Hình 8: Anh ta thẳng người lên và bắt đầu một bước nhảy song song.

H-9.jpg

Hình 9: Cú nhảy gần như đã hoàn thành nhưng chân phải vẫn ở phía trước. Tứ thế đó có thể biểu lộ là Werner muốn chơi thêm một cú trái tay.


Hình 10: Nhưng quả bóng lại rơi ở phía thuận tay của Werner và anh ta đã đánh một cú giật thuận tay từ vị trí không thuận lợi này. Anh ta đã nhanh chóng chuyển trọng tâm của mình lên chân trái để anh ta có thể đưa được chân phải về phía sau.


Hình 11: Mặc dù ở vào vị trí bất lợi so với bóng và áp lực về thời gian, Werner đã thành công trong việc chơi quả giật thuận tay mạnh mẽ với bước di chuyển tối ưu cho cú đánh.


Hình 12: Vào cuối của cú đánh, Werner đã đặt trọng tâm cơ thể và sức lao về phía trước trên chân trái ở đằng trước. Chân phải ở phía sau giữa ổn định thăng bằng.


Hình 13: Werner di chuyển trở lại vào vị trí đánh bóng hơi về phía sau một chút do cú đánh (cú giật trước đó – ND).


(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Nghiên cứu kỹ thuật di chuyển

Phần 1 : Timo Boll - cú đánh thuận tay với bước né rộng sang ngang.

Các tình huống thi đấu đặc biệt luôn tồn tại với mức độ ngày càng tăng của trò chơi và không phải chỉ ở trình độ đỉnh cao. Các cầu thủ luôn cố gắng để đánh bóng vào khuỷu tay của đối thủ của mình, cố gắng đánh một cách chính xác đến điểm mà các đối thủ phải quyết định sử dụng hoặc cú đánh trái tay hoặc cú đánh thuận tay. Bằng cách đó, anh ta đã đặt đối thủ vào tình thế phải phán đoán và quyết định và chịu áp lực về thời gian (minh họa 1). Người nhận bóng phải đưa ra quyết định trong một tích tắc và phải phản ứng rất nhanh chóng với đôi chân của mình. Timo Boll sẽ chứng minh như một điển hình cho nhiều cầu thủ hàng đầu cách đối phó với một tình huống khó khăn, mà nghệ thuật di chuyển của anh ta đã được phát triển. Chúng ta hãy xem xét kỹ ở 2 loạt hình 1-4 và 5-7.

Loạt hình A, các hình 1- 4
Loạt hình A cho thấy làm thế nào Timo thành công trong việc giật bóng với cú đánh thuận tay mặc dù bị áp lực rất lớn về thời gian.

Hình 1: Timo đã sớm nhận ra rằng quả bóng được đặt về phía khuỷu tay của mình và quyết định sử dụng quả đánh thuận tay. Anh ta đã đưa cánh tay của mình ra sau để chơi quả đánh thuận tay. Phần trên cơ thể của anh ta hạ thấp do uốn cong đầu gối của mình. Anh ta quay phần thân trên của mình một chút về phía sau mà không nghiêng hông của mình sang bên trái. Nhìn vào đôi chân của anh ta cho thấy rằng trọng lượng cơ thể tại thời điểm này là dồn lên phần trước của các bàn chân.

H-1.jpg


Hình 2: Bây giờ phần nghệ thuật nhất của cú đánh mới bắt đầu. Anh ta không có thời gian để di chuyển nhiều hơn nữa phần thân trên sang bên phải. Toàn bộ trọng lượng cơ thể của anh ta di chuyển ngày càng nhiều về phía trước chân phải và sâu xuống hơn nữa. Chân trái gần như duỗi thẳng tạo ra sự cân bằng cần thiết. Chân trái của anh ta chính xác là vẫn còn ở địa điểm mà nó đã đặt lúc đầu.

H-2-3.jpg


Hình 3 cho thấy các điều kiện khắc nghiệt trong cú đánh này. Chân trái gần như hoàn toàn duỗi dài ra và chân phải bị bẻ cong thấp xuống. Ngoài ra, Timo chỉ đứng trên đầu các ngón chân của bàn chân phải của mình, trong khi lòng bàn chân trái không còn tiếp xúc với sàn nhà nữa.

Hình 4: Lúc này gần như “thoát ra” khỏi vị trí, nhưng Timo vẫn làm chủ để chơi một cú giật thuận tay bùng nổ với độ xoáy rất cao mà chỉ sử dụng phần thân trên và cẳng tay của mình.

H-4.jpg


Kỹ thuật của động tác chân khác thường này đòi hỏi phải có thể lực đáng kể. Các cơ bắp phải mạnh mẽ và nhanh nhẹn, linh hoạt, đặc biệt là ở chân, bàn chân và hông phải là rất tốt. Người chơi phải có sự phối hợp tuyệt vời, đặc biệt là sự cân bằng và chuyển động.

Loạt hình B, các hình 5-7
Loạt hình B thể hiện một tình huống giống hệt như trong loạt hình A, chỉ khác là Timo đã có nhiều thời gian hơn để sử dụng quả đánh thuận tay của mình.

Hình 5: Timo đã sớm nhận thấy điểm bóng rơi ở khuỷu tay. Lúc này, anh ta dường như có nhiều thời gian sẵn sàng hơn. Đối diện với quả thuận tay cực đoan, anh ta không cần hạ cơ thể của mình xuống quá xa. Nguyên tắc chân trái vẫn còn ở vị trí bắt đầu là như nhau. Bằng cách đó anh ta có thời gian tiến sâu về bên trái tay và có một vị trí khởi đầu thuận lợi cho cú đánh thuận tay tiếp theo của mình. Chân phải của Timo nhấc lên khỏi mặt đất và nhanh chóng nhảy một bước rộng về bên phải. Bằng cách này, Timo đã vào được vị trí bắt đầu rất rộng của mình như trong hình 1.

H-5.jpg


Hình 6: Timo gần như đã ở cùng một vị trí ngay trước khi tiếp xúc với quả bóng như trong hình 2, chỉ khác là anh ta không hạ xuống quá sâu bởi vì có thể anh ta muốn đánh bóng sớm hơn và nhanh hơn.

Hình 7 cho thấy rất rõ rằng Timo đã rời bỏ vị trí điểm "chia" của mình. Chân trái của anh ta uốn cong và toàn bộ trọng lượng dồn lên chân phải ở phía trước. Sự di chuyển trọng tâm cho thấy một cú giật nhanh mạnh mẽ, trong đó toàn bộ lực đẩy của động tác là hướng về phía trước.

H-6-7.jpg


(Hết phần 1)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Nghiên cứu kỹ thuật di chuyển

Phần 2 : Timo Boll - cú đánh thuận tay với bước né rộng sang ngang.

Trong số Tin tức Butterfly tháng 4/2007 chúng ta đã phân tích chi tiết vị trí cơ bản của Timo Boll trong tư thế chuẩn bị rộng và song song với bàn. Trong bản tin này, chúng ta đã cố gắng chỉ ra những lợi thế của vị trí cơ bản thấp và rộng để với tới được quả bóng được đặt ở xa phía thuận tay (hình 1-4) hoặc xa phía trái tay (hình minh họa 1). Timo đã thể hiện một cách ấn tượng cho chúng ta thấy cái cách mà việc bước hoặc nhảy sang ngang là không cần thiết bằng cách khéo léo di chuyển trọng tâm mà cú đánh tấn công hoàn hảo vẫn có thể được thực hiện.

Cú đánh từ phía thuận tay (Loạt hình 1-4)

Timo đưa cánh tay của mình ra sau cho một cú giật thuận tay từ phía thuận tay (hình 1). Anh ta đang đứng với 2 chân rất rộng. Trọng lượng cơ thể là ở trên cả hai chân - có lẽ hơi lệch một chút về phía chân trái. Thật thú vị khi thấy rằng anh ta đang đứng song song với bàn và anh ta bắt đầu một cú đánh thuận tay chỉ bằng cách xoay phần trên cơ thể của mình sang bên trái.

H-1.jpg


Trên hình 2 chúng ta có thể thấy rõ rằng vị trí của 2 chân là không thay đổi ở cuối của giai đoạn khởi đầu. Thay vào đó Timo đã chuyển trọng lượng cơ thể của mình một cách rõ ràng sang chân trái, trong khi chân phải gần như duỗi dài ra. Chân trái bị bẻ cong rất nhiều ở đầu gối.

H-2.jpg


Vào lúc bắt đầu của cú đánh (hình 3), Timo đã chuyển toàn bộ trọng lượng cơ thể của mình sang chân trái. Điều đó cho phép anh ta di chuyển phần thân trên thậm chí xa ra ngoài hơn nữa sao cho anh ta có thể với tới quả bóng được đặt ở xa phía thuận tay một cách dễ dàng và nhanh hơn.

H-3.jpg


Hình 4 thể hiện chi tiết những gì có thể được quan sát thấy thường xuyên ở trình độ đỉnh cao vì tốc độ của trận đấu. Thường thì việc chuyển trọng tâm cơ thể từ chân sau ra chân trước xảy ra trong cú giật thuận tay. Đó là cách được viết trong những cuốn sách hướng dẫn. Và điều đó chắc chắn là chính xác cho việc học bóng bàn cơ bản. Nhưng thường thì không có thời gian để làm điều đó trong bóng bàn hiện đại với tốc độ rất nhanh. Chúng ta có thể thấy rằng Timo vẫn còn đang đứng trên chân trái cong xuống của mình, thậm chí chỉ ở trên phần nửa trước của bàn chân của anh ta vì động tác hướng lên trên của anh ta ở cuối của cú đánh. Phần thân trên vẫn không được kéo dài hoàn toàn mà hơi nghiêng về phía bên trái của cánh tay cầm vợt. Cú đánh được thực hiện bằng cách chỉ sử dụng cánh tay và phần thân trên của anh ta.

Nếu chúng ta nhìn vào tất cả 4 hình ảnh về vị trí của các chân, chúng tôi nhận thấy rằng các chân vẫn còn duy trì một cách chính xác ở vị trí giang rộng và song song với bàn từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc động tác. Điều đó cho phép người chơi di chuyển phần trên cơ thể bằng hông và đầu gối để với tới quả bóng ở xa mà không mất thời gian di chuyển chân sang ngang. Cách này của động tác di chuyển đòi hỏi có nhiều sức khỏe, tốc độ và sự linh hoạt. Trên hết, người chơi cần phải có sự cân bằng rất tốt.

H-4.jpg


Cú đánh từ phía trái tay (Các hình 5-8)

Các hình 5-8 cho chúng ta thấy động tác di chuyển chân tương tự, ở phía bên trái tay. Vào lúc bắt đầu của động tác, Timo - một lần nữa - đứng song song với bbàn (hình 5). Trọng tâm cơ thể hạ thấp một cách rõ ràng và dồn lên cả hai chân.

Vào cuối cú đánh (hình 6), Timo đã chuyển trọng tâm của anh ta nghiêng về phía chân phải rất nhiều. Bằng cách này, anh ta có thể di chuyển phần thân trên của mình sang bên phải và với tới quả bóng được đặt ở phía xa mà không cần di chuyển (chân – ND) sang một bên.

H-5-6.jpg


Khi tiếp xúc với bóng (hình 7) và ở cuối của cú đánh (hình 8), trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải. Một sự di chuyển trọng tâm cơ thể từ phải sang trái (với người thuận tay trái) đã không xảy ra. Cũng giống như với quả đánh thuận tay, cú giật trái tay đã được thực hiện.

H-7.jpg
H-8.jpg


(Hết phần 2)
 

Attachments

  • H-7-8.jpg
    H-7-8.jpg
    48.5 KB · Đọc: 0
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các biến thể của cú chặn bóng

Phần I: Chặn bóng trái tay thụ động

Chặn bóng là một kỹ thuật đánh bóng bàn cần phải được giải thích đầu tiên về mặt chiến thuật. Trong thời kỳ đầu của kỹ thuật giật thuận tay - khoảng giữa những năm 60 của thế kỷ trước- cú chặn bóng được phát hiện như là một câu trả lời cho các cú giật mới phát triển. Bóng xoáy lên bị chặn bởi vợt với góc khép nhiều hoặc ít khi nó vẫn còn đang đi lên ở trên bàn. Bằng việc sử dụng tốc độ và năng lượng xoay của quả bóng để trá bóng nhanh hay chậm một cách thích hợp. Cú chặn cơ bản này – chặn thụ động - còn là một kiểu quan trọng của kỹ thuật chặn bóng. Đặc biệt là những người mới bắt đầu chơi bóng nên có cơ hội tìm hiểu những cảm giác cần thiết đối với cú chặn bóng. Chặn thụ động "giữ bóng" cũng được sử dụng ở trình độ đỉnh cao trong các tình huống khi người chơi không còn thời gian để đánh trả 1 đường bóng xoáy mạnh của đối phương. Đang chịu áp lực thời gian anh ta cố gắng để đưa vợt của mình bằng cách nào đó tới quả bóng và chặn nó. Đôi khi việc trả bóng lại không phải lúc nào cũng thụ động hoặc rất chắc chắn tùy thuộc vào bóng đến và chất lượng chơi bóng. Do đó, từ "thụ động" không thể hiện ý nghĩa chiến thuật của cú đánh, mà mang khía cạnh động tác. Chặn thụ động là một động tác đánh bóng không tích cực. Nói đúng ra chỉ là vợt được đưa vào đúng chỗ. Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa chặn bóng thụ động với tất cả các kiểu chặn bóng khác:

- Đánh chặn tích cực
- Đánh chặn xoáy
- Chặn xoáy xuống
- Chặn xoáy ngang.

Chúng ta sẽ xem xét cú đánh chặn và chặn xoáy trong các số báo sau. Bây giờ chúng ta đang tập trung vào cú chặn trái tay thụ động được thể hiện bởi một tuyển thủ quốc gia trẻ người Nhật Bản. Năm 19 tuổi cầu thủ tấn công này đứng thứ 10 trong số các VĐV U21 và thứ 114 trong Danh sách Xếp hạng thế giới bóng bàn nam. Anh ta là một tài năng đầy hứa hẹn với rất nhiều cảm giác bóng.

Cấu trúc tổng quát

H-1-9.jpg


Chặn thụ động kiểu truyền thống không chia thành ba giai đoạn – không có giai đoạn khởi đầu và xoay lấy đà, do đó chúng ta tập trung vào thời điểm tạo ra sự tiếp xúc với bóng và việc phối hợp các cử động. H.1 (nhìn từ phía bên) và H.6 (từ trước) cho thấy Kenji đã sẵn sàng cho việc trả bóng. Anh ta có vị trí cơ bản thấp điển hình: bàn chân song song và giang rộng hơn vai một chút ít, cổ chân, đầu gối và hông uống cong. Bằng cách này, anh ta có sự cân bằng tối ưu cho phép anh ta di chuyển phần thân trên của mình về phía trước và ở trên bóng. Vai phía cánh tay cầm vợt đưa nhẹ về phía trước và góc vợt khép.

H-1-6.jpg


H-2-7.jpg


Hình ảnh 2 và 7 cho thấy Kenji ngay trước khi tiếp xúc với bóng.

H-3.jpg


Trên hình ảnh 3 anh ta đã tiếp xúc với bóng.

Nếu chúng ta nhìn vào các H.4/H.5 và H.8/H.9 dưới đây sau khi đánh bóng và so sánh chúng với các H.2/H.3 và H.7, chúng ta có thể thấy rằng hầu như không có bất kỳ chuyển động về phía trước và lên trên, và anh ta về cơ bản chỉ giữ vợt để đón bóng đến. Chính xác Kenji chạm bóng ở phía trước cơ thể của mình khi bóng vẫn đang đi lên. Kenji hạ thấp chút ít trọng tâm của mình về phía điểm tiếp xúc và điều chỉnh thẳng về phía trước ngay sau đó một lần nữa (so sánh hình ảnh 1-5 và 6-7). Bằng cách này, ông có một vị trí tốt hơn khi tiếp xúc với bóng.

H-4-5-8-9.jpg


So sánh với các kỹ thuật đánh khác thì chặn bóng thụ động có vẻ như là dễ dàng. Cảm tưởng này là sai lầm, bởi vì chặn bóng thụ động đòi hỏi phải đánh giá đúng độ xoáy, điểm rơi và tốc độ của bóng đang đi đến. Người chơi phải điều chỉnh góc độ của vợt phù hợp (khép nhiều hơn với bóng nhiều xoáy, khép ít hơn với bóng ít xoáy). Cảm giác góc vợt chính xác là điều quan trọng của cú chặn thụ động: đây thuần tuý là cảm giác bóng. Vì vậy nó là một cú đánh cơ bản luôn được sử dụng trong các tình huống thi đấu nhất định, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp.

Chúng ta hãy nhìn vào ba hình ảnh với những sai sót điển hình luôn xảy ra nhiều hoặc ít hơn theo cách này. Chúng cũng đúng đối với tất cả các biến thể khác của cú chặn bóng. Một cách tối ưu, một VĐV được cho là đánh bóng đúng ngay trước thân mình (hình tam giác màu vàng). Kenji sẽ thể hiện chúng ta thấy hai kiểu sai sót. Thứ nhất, anh ta
để khuỷu tay của mình lên quá cao. Như thế sẽ khó để tìm được một góc vợt đúng. Thứ hai, chúng ta thấy chính xác điều ngược lại: Kenji đã di chuyển khuỷu tay vào quá gần với thân người. Bây giờ thậm chí còn khó khăn hơn để tìm được góc vợt đúng và vị trí đánh tối ưu.

Hình YES thứ hai nhấn mạnh một lần nữa vị trí tối ưu của cơ thể khi tiếp xúc với quả bóng. Người chơi không nên đứng quá gần bàn và không chặn bóng quá sớm, có nghĩa là không phải ngay sau khi bóng nảy lên mà là khi bóng đã và đang đi lên. Hãy nhìn kỹ vào hình. Kenji đã đứng quá thẳng người và không có góc tối ưu ở khuỷu tay của cánh tay cầm vợt nên cũng sẽ rất khó khăn để đạt được góc vợt đúng từ vị trí này.

H-y-n- a.jpg


H-y-n.jpg


(Hết phần 1)

Cập nhật ngày 28-1-2017:
Dựng bài phân tích thành video có phụ đề tiếng Việt.

 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các kiểu chặn bóng

Phần 2: Chặn bóng thụ động thuận tay

Trong số báo Tin tức Butterfly gần nhất, chúng ta đã xem xét cú chặn bóng thụ động trái tay của VĐV người Nhật Kenji Matsudaira. Chúng ta không chỉ mô tả về ý nghĩa chiến thuật của kiểu chặn bóng này mà một cách cần thiết là nó được coi như là một trong những kỹ thuật cơ bản. Chặn bóng thụ động đòi hỏi rất nhiều cảm giác và sự phán đoán và nó không chỉ là kỹ thuật đối với những người mới bắt đầu chơi bóng bàn. Ngược lại, ngay cả trong bóng bàn đỉnh cao, nó vẫn được sử dụng trong các tình huống đặc biệt của trò chơi. Trong bản tin này, chúng ta sẽ bàn đến cú chặn thụ động thuận tay. Một lần nữa tuyển thủ quốc gia Nhật Bản, Kenji Matsudaira, hạng 114 của bảng xếp hạng TG sẽ là giáo viên của chúng ta.

Kiểu chặn bóng kinh điển không chia thành ba giai đoạn do đó chúng ta tập trung hoàn toàn vào động tác khi tiếp xúc với quả bóng được thực hiện. Các hình 1a - 4a (nhìn từ phía trước) và 1b - 4b (nhìn từ phía bên) thể hiện cú chặn thuận tay thụ động của Kenji.

Trên hình 1a và 1b chúng ta thấy Kenji đang chờ bóng. Anh ta đang ở vào vị trí cơ bản thấp điển hình: 2 bàn chân song song và dang rộng hơn vai một ít với các góc thông thường ở các khớp bàn chân, đầu gối và hông. Với tư thế này, anh ta đạt được sự cân bằng hoàn hảo và có thể di chuyển phần thân trên của mình về phía trước đến bóng mà không bị ngã ra phía sau. Vai của cánh tay cầm vợt của anh ta hơi mở ra hướng về phía thuận tay.

H-1a-1b.jpg


Kenji đang theo dõi cú giật đang đến một cách chăm chú và điều chỉnh góc vợt của mình theo độ xoáy của bóng đến mà anh ta dự đoán. Đồng thời anh ta xoay phần thân trên của mình hơi hướng về phía thuận tay để cánh tay cầm vợt của anh ta có thể di chuyển được dễ dàng để đón bóng đang đi lên ở bên cạnh phía trước thân người (hình 2a). Nhìn từ phía bên của cơ thể anh ta (hình 2b) cho thấy thêm rằng Kenji đã hơi hạ thấp trọng tâm cơ thể của mình một chút hướng đến điểm tiếp xúc với bóng.

H-2a-2b.jpg


Với cú chặn thụ động, đặc biệt quan trọng là thời điểm (Hình 3a và 3b). Một mặt, bóng không được tiếp xúc quá sớm – ngay khi mới nảy lên - (nguy cơ sẽ chặn bóng đi vào lưới), mặt khác nó không được thực hiện quá trễ bởi vì sẽ rất khó để kiểm soát bóng. Vị trí lý tưởng để tiếp xúc bóng cần phải giống như những cú đánh thuận tay khác là ở phía bên của cơ thể khi bóng đang đi lên, tức là trong phần mở rộng của đầu gối/chân (đường chấm chấm màu đỏ trong hình 3a). Khuỷu tay của cánh tay cầm vợt ở một góc gần như vuông. Cổ tay hơi cong xuống (hình 3b, đường đỏ) sao cho đầu vợt chỉ sang một bên và không chĩa lên trên. Bằng cách đó góc của vợt mới có thể được điều chỉnh hoàn hảo.

H-3a-3b.jpg


Nếu bây giờ chúng ta so sánh các hình 3a với 4a và 3b với 4b, thì rõ ràng rằng đã không có một cú đánh thực sự nào tại thời điểm tiếp xúc với quả bóng, mà thực chất là tốc độ và độ xoáy của quả bóng tới đã được tận dụng để trả bóng lại.

H-4a-4b.jpg


Hình 5 và 6 cho thấy một tình huống điển hình sử dụng quả chặn bóng thụ động. Đối thủ giật bóng với quả giật thuận tay từ phía xa bên trái tay và toàn bộ phía bàn bên thuận tay của anh ta bị hở. Tại sao cầu thủ trả bóng lại phải mạo hiểm đập bóng hoặc giật bóng nếu việc trả bóng cũng chỉ hiệu quả như khi nó được chặn một cách chính xác theo đường chéo phía thuận tay xa của đối thủ. Kenji nhận ra tình huống, phản ứng nhanh chóng với một bước rộng đến vị trí đã đoán trước, nơi quả bóng đến sẽ nảy lên và chặn bóng trả lại một cách an toàn. Ở phương diện này rõ ràng từ "thụ động" không có ý nghĩa về chiến thuật mà là từ quan điểm về động tác.

(H.5-6) - (xem hình bổ sung ở bài dưới - do hạn chế mỗi bài chỉ có 10 hình)

Bây giờ chúng ta hãy xem xét các sai sót có thể có và Kenji thể hiện chúng hơi phóng đại.

Số 1: Kenji đón bóng quá thẳng đứng và quá muộn. Góc vợt có thể đã hơi khép quá. So sánh với hình 3b cho thấy sự khác biệt.

H No1.jpg


Số 2: Kenji đứng quá thẳng đứng và không ở trên quả bóng. Anh ta đánh vào bóng quá muộn và quá cao. Anh ta đã không có cơ hội để chơi một cú chặn.

H No2.jpg


Số 3: Kenji đánh trả quả bóng xoáy lên (của đối phương – ND) với cánh tay của mình với dài. Mặc dù thực tế anh ta đã có thời gian nhưng anh ta không di chuyển về hướng bóng. Vị trí của anh ta là không đủ bộ và thiếu sự cân bằng cần thiết cho một cú chặn tốt. Dù thế có thể trong các tình huống nào đó vẫn đánh trả bóng thành công mà không cần phải có vị trí tốt. VĐV Ma Lin của Trung Quốc, vô địch Olympic năm 2008, đã chứng minh một lần trong khi anh ta đang ngã xuống, đưa vợt của mình tới quả bóng bằng cách nào đó và xử lý để chặn bóng trên bàn. Mọi người đều hoan hô cổ vũ vì một cái gì tương tự như thế là không xảy ra hàng ngày.

H No3.jpg


H No4 và No5: Kenji cho chúng ta thấy một lỗi khá phổ biến: Người chơi xoay hông của mình quá nhiều về phía thuận tay và đang đứng gần như vuông góc với bàn. Kết quả là anh ta đánh vào bóng quá muộn và ở phía bên của thân người và khó để kiểm soát nó.

H No4-No5.jpg


Số 6: Đây là sai lầm gần như phổ biến đối với những người mới bắt đầu chơi bóng. Người chơi muốn chặn bóng bằng cánh tay vươn dài. Do đó, anh ta sẽ mắc vào các vấn đề với góc vợt, thời điểm và độ chắc chắn của cú đánh. Vì vậy, hãy tránh lỗi này bằng mọi cách.

H No6.jpg


(Hết phần 2)

Cập nhật ngày 28-1-2017:
Dựng bài phân tích thành video có phụ đề tiếng Việt.

 

Attachments

  • H-4-5.jpg
    H-4-5.jpg
    44.9 KB · Đọc: 0
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các kiểu chặn bóng

Phần 3: Chặn bóng chủ động bằng một cú đánh xoáy hoặc đánh chặn.

Trong số Tin tức Butterfly trước đây chúng ta đã xem xét cú chặn bóng thụ động. Bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về cú chặn bóng chủ động. Một lần nữa Kenji Matsudaira lại sẽ làm mẫu về kỹ thuật. Tuyển thủ quốc gia 19 tuổi này là một trong các VĐV Nhật Bản đã đạt đến trình độ hàng đầu thế giới và đã chứng minh điều này một cách ấn tượng tại giải vô địch thế giới ở Yokohama Nhật Bản. Lối chơi tấn công 2 càng của Kenji là rất hấp dẫn và mạnh mẽ, kiểu chơi chặn bóng của anh ta có rất nhiều biến hóa. Bây giờ chúng ta hãy quan sát kỹ cú chặn chủ động trái tay của anh ta. Sự khác biệt chính của cú chặn chủ động, đối lập với cú chặn thụ động là nó bao gồm động tác đánh bóng chủ động làm gia tăng tốc độ lên trái bóng.

Điều đó đạt được bởi hai khả năng:

- Bằng động tác đánh chặn và công bóng.
- Bằng động tác đánh xoáy.

Bạn chỉ có thể phân biệt giữa những biến thể này bằng cách quan sát chúng một cách chi tiết. Từ bên ngoài, không có sự khác biệt lớn giữa cú chặn chủ động trái tay và cú đánh chặn trái tay. Đối với kiểu đánh xoáy cũng vậy. Về cơ bản nó được quyết định ở thời điểm tiếp xúc với bóng mà cú đánh chặn hoặc cú chặn xoáy áp dụng. Với cú chặn xoáy, bóng được đánh tiếp tuyến hơn và người chơi tăng tốc từ cẳng tay và cổ tay. Góc vợt khép nhiều hơn. Với cú đánh chặn, bóng được đánh hướng tâm nhiều hơn và vì thế được đẩy xuống nhiều hơn. Nếu bóng được đánh với cổ tay thì đó là cú đánh xuyên tâm. Kiều này thường được sử dụng như là một cú đập bóng kết thúc. Bây giờ hãy xem xét kỹ hơn cú chặn trái tay của Kenji. Các hình A-D thể hiện Kenji từ phía trước, các hình E-H là từ phía bên.

Hình A + E - vị trí bắt đầu:
Kenji đang đứng ở bên trái tay, hơi vuông góc với bàn (Hình A, đường thẳng màu xanh lá cây). Bằng cách đó anh ta có thể đặt nhiều áp lực hơn trên quả bóng theo đường chéo. 2 chân anh ta rộng hơn vai và phần trên cơ thể của anh ta hơi cúi về phía trước. Anh ta có sự cân bằng hoàn hảo ở vị trí này. Đáng chú ý - và ngược lại với nhiều quan điểm trong những cuốn sách dạy BB - là vị trí đến bàn. Anh ta đã không đứng sát bàn (hình E). Vì vậy, anh ta sẽ rất linh hoạt khi nhận bóng vì anh ta còn có thể trả lại những đường bóng dài bất ngờ. Trên hết là anh ta sẽ cử động tự do hơn cho cú chặn chủ động của mình. Chiều dài của cú đánh sẽ trở nên dài hơn và tốc độ của cú đánh cũng tăng lên. Cú chặn sẽ có thể được thực hiện một cách rất chủ động.

HA-E.jpg


Hình ảnh B + F - giai đoạn chuẩn bị:
Kenji hạ thấp trọng tâm cơ thể của mình bằng cách uốn cong đầu gối và phần thân trên (hình E). Anh ta di chuyển vai của cánh tay cầm vợt về phía trước một chút (hình B). Nhìn từ phía bên và xem từ phía trước cho thấy rõ ràng việc sử dụng cổ tay và sức căng ở cánh tay ngoài của anh ta. Cổ tay bẻ cong về phía sau và xuống dưới. Đầu cây vợt chỉ nghiêng xuống và góc vợt khép.

HB-F.jpg


Hình ảnh C + G - giai đoạn chính:
Kenji chạm bóng ở phía trước của cơ thể của mình khi bóng vẫn đang đi lên. Quỹ đạo của cú đánh là dốc lên và không quá phẳng. Góc vợt khép nhiều. Xoáy lên của quả bóng đến được triệt tiêu và chuyển thành xoáy ngược lại bởi gia tốc của vợt được tạo ra nhờ chuyển động của cổ tay và cánh tay ngoài. Tốc độ của vợt và góc vợt phải rất chính xác. Tập luyện nhiều là cần thiết để chơi được cú chặn xoáy này với độ chắc chắn cao và biến hóa nó về mặt tốc độ.

HC-C1.jpg


Hình ảnh D + H – đà vung vợt:
Kenji vươn dài cánh tay về phía trước và lên trên vào cuối đà cú đánh. Cánh tay gần như duỗi thẳng ở khuỷu tay (hình D). Hình H cho thấy rõ ràng rằng Kenji đã thực hiện cú đánh hơi lên phía trên (so sánh hình E với H).

HC-G.jpg

So sánh đánh chặn và chặn xoáy

So sánh hình ảnh C (chặn xoáy) và C1 (đánh chặn) rất có giá trị. Đầu vợt chỉ thẳng lên trên tại thời điểm tiếp xúc với bóng khi chơi cú đánh chặn vì bóng được đè xuống. Khi sử dụng cú chặn xoáy thì đầu vợt chỉ ra sau. Thêm nữa, khuỷu tay là thấp với cú đánh chặn. Chỉ có như thế mới có thể tạo ra động tác đánh nhanh về phía trước và lên trên. Ngoài ra, các cầu thủ chơi kiểu chặn bóng thụ động nên làm chủ được cả hai kiểu chặn chủ động. Tính chất biến hóa của trò chơi tăng lên cả về cảm giác đối với bóng và thời gian. Một người có khả năng chơi tất cả ba kiểu chặn này chắc chắn sẽ có bước tiến dài để trở thành một cầu thủ hàng đầu.

HD-H.jpg


(Hết phần 3)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các kiểu chặn bóng

Phần 4: So sánh Chặn xoáy chủ động thuận tay với Giật nhẹ thuận tay xa bàn.

Trong 3 số tạp chí Butterfly gần đây nhất chúng ta đã xem xét chi tiết các cú chặn trái tay thụ động, và cú chặn thuận tay cũng như trái tay chủ động. Cuối cùng của loạt bài về các cú chặn, chúng ta sẽ trao đổi về cú chặn xoáy chủ động thuận tay. Một lần nữa, tuyển thủ quốc gia 19 tuổi Kenji Matsudaira là người thể hiện kỹ thuật này một cách hoàn hảo. Xin nhắc lại: sự khác biệt cơ bản giữa các cú chặn chủ động và các cú chặn thụ động là chặn chủ động ngược với chặn thụ động bởi nó có thêm động tác đánh chủ động để tăng thêm độ mạnh của bóng. Điều này đạt được bởi hai khả năng khi tiếp xúc với bóng:
- Động tác đánh nhẹ hoặc công bóng, nghĩa là bóng được đánh xuyên tâm nhiều hơn (ít xoáy)
- Động tác tạo xoáy, có nghĩa là bóng được đánh vào ở phía bên (có nhiều xoáy)

Cả hai kiểu – chặn công bóng và chặn xoáy - là rất giống nhau khi nhìn vào động tác đánh. Nhìn bên ngoài thì sự khác biệt giữa chặn thuận tay chủ động và công bóng thuận tay rất khó nhận ra. Điều đó cũng đúng khi xem xét cú chặn xoáy. Về cơ bản, nó được quyết định tại thời điểm tiếp xúc với bóng mà kiểu chặn công bóng hay kiểu chặn xoáy được sử dụng. Khi sử dụng kiểu chặn xoáy, quả bóng được đánh ở phía bên nhiều hơn và người chơi tăng tốc từ cánh tay ngoài và cổ tay. Góc vợt lúc này khép nhiều hơn. Khi sử dụng kiểu chặn công bóng, quả bóng được đánh xuyên tâm hơn và được đè xuống nhiều hơn với việc dùng cổ tay chặn công kích.

Chúng ta hãy xem xét chi tiết cú chặn xoáy chủ động của Kenji từ ba điểm nhìn khác nhau. Sau đó chúng ta sẽ phân tích cú giật nhẹ thuận tay xa bàn và giải thích nguyên tắc của cú chặn xoáy gần bàn.

Hình 1 - vị trí cơ bản:
Khởi đầu cú đánh, Kenji đứng ở gần bàn, hơi thẳng góc (với bàn – ND) và hơi mở về phía thuận tay. 2 chân giang rộng hơn vai. Khoảng cách đến bàn là không quá gần và cách bàn khoảng nửa mét . Phần thân trên của anh ta hơi cúi về phía trước. Tay cầm vợt uốn cong ở góc bên phải và đưa ra phía trước cơ thể. Cổ tay hơi cong xuống sao cho đầu vợt chỉ về phía trước.

H-1.jpg


Hình 2-3, 6-7, 9 – động tác bắt đầu:
Từ vị trí cơ bản thẳng góc này, Kenji xoay phần thân trên của mình ở ngang hông sang một bên và ra sau cho cú đánh. Điều này trở nên rất rõ ràng từ điểm nhìn của máy quay “mắt chim” (Máy trên cao – ND) (hình 9). Đồng thời Kenji hạ thấp trọng tâm cơ thể của mình bằng cách uốn cong đầu gối và đưa vợt về phía sau. So sánh giữa hình 2 và 3 cho thấy vị trí của anh ta thấp hơn rõ ràng. Trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải. Ngoài ra, từ điểm nhìn phía trước (xem hình 6 và 7) cũng thể hiện việc hạ thấp trọng tâm cơ thể. Hình 7 cũng cho thấy thân trên quay sang một bên.

H-2-3-6-7-9.jpg


Hình 4 - giai đoạn chính và tiếp xúc với bóng:
Sự tiếp xúc với quả bóng chỉ có thể nhìn thấy từ điểm nhìn ở phía bên cạnh. Quả bóng vừa mới rời khỏi vợt của Kenji. Nếu bạn so sánh các hình 3, 4 và 5, bạn có thể thấy đường thẳng của cú đánh thực sự là khá ngắn. Trong một tình huống nào đó, nó có thể thậm chí còn ngắn hơn. Góc vợt khép nhiều và quả bóng được đánh trong khi nó đang đi lên. Tốc độ của cử động cánh tay là rất cao để trả lại xoáy lên của bóng tới. Động tác của cú đánh trong khi đánh vào bóng chỉ được tăng cường chút ít bằng việc nâng cao lên của phần thân trên và nó được xoay vào trong ở ngang hông. Đó là lý do tại sao đã không có sự chuyển trọng tâm sang chân trái trong đà xoay đánh bóng.

Hình 5, 8 - backswing:
Từ 2 điểm nhìn phía trước và ngang bên cạnh, chúng ta nhận ra rằng Kenji đã không chuyển nhiều trọng tâm của mình từ chân phải sang chân trái. Vợt của anh cũng vẫn còn ở phía bên phải đầu và không vung quá qua bên trái như sau một cú giật. Từ điều này chúng ta có thể rút ra kết luận rằng cú chặn xoáy thuận tay hay cú giật nhẹ hầu như được chơi chủ yếu là với cẳng tay cầm vợt. Điều đó đòi hỏi rất nhiều khả năng quyết định thời điểm và cảm giác bóng.

H-3-4-5-8.jpg


Bây giờ là một so sánh hữu ích với cú giật từ khoảng cách trung bình (hình 11-15). Sau đây là sự khác biệt giữa cú giật nhẹ thuận tay gần bàn và xa bàn có thể được nhận thấy:

- Giai đoạn bắt đầu - hình 11-13: động tác khởi đầu dài hơn và thấp hơn.
- Giai đoạn chính - hình 14: cự ly đánh dài hơn, thêm chuyển động của thân người (các chân và phần thân trên), tiếp xúc với quả bóng chậm hơn do khoảng cách đến bàn xa hơn.
- Đà xoay - hình 15: có việc chuyển rõ ràng trọng tâm sang chân trái và xoay phần thân trên ở ngang hông qua bên trái.

Kết luận:
Dù chúng ta đặt tên cho cú chặn xoáy chủ động, được thực hiện sớm hoặc ở trên bàn là gì, thì nó cũng là một dạng giật "mini" đòi hỏi rất nhiều cảm giác. Vì vậy nhiều người gọi nó là cú giật sớm. Cuối cùng, điều quan trọng là bóng phải được đánh vào phía bên với tốc độ cao của cẳng tay. Tốc độ và xoáy của bóng cần phải được phán đoán chính xác để cú chặn xoáy có thể thành công.

H-11-12-13-14-15.jpg


(Hết phần 4 và toàn bộ chủ đề về kỹ thuật chặn bóng)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
VIỆC KHAI TRIỂN TRẬN ĐẤU CỦA TIMO BOLL

Không thể tranh cãi, Timo Boll hiện (11/2009 - ND) là VĐV số 1 của châu Âu và anh là cầu thủ duy nhất có thể thực sự thách thức các VĐV Trung Quốc tại thời điểm này. VĐV tay trái cũng là cầu thủ nổi bật nhất trong các hợp đồng của Butterfly, đã rất nổi tiếng ở Nhật Bản và Trung Quốc. Thành công của anh ta xuất phát từ tài năng khác thường. Năng lực trực giác và sự phản ứng nhanh nhẹn của anh ta – theo một nghiên cứu khoa học - cũng là trên mức bình thường. Thông thường, anh ta có thể đọc được con tem in trên quả bóng và đánh giá một cách chính xác độ xoáy của bóng. Khả năng di chuyển của anh ta cũng rất phát triển. Cú đánh của anh ta cho thấy một chuyển động đặc biệt linh hoạt: uyển chuyển và rất nhanh. Tư thế chờ giao bóng của anh ta là rất thấp. Nếu nói theo nghĩa đen thì nó như là Timo muốn hít vào quả bóng.

Anh ta sẽ đi vào lịch sử của môn thể thao bóng bàn như là một trong những VĐV vĩ đại mà giờ đây đã chắc chắn là như vậy. Và có lẽ anh ta sẽ còn thành công trong việc giành chiến thắng hoặc ở giải vô địch thế giới hoặc giải Olympic.

Trong số tạp chí Tin tức Butterfly này và các số tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét các cách triển khai trận đấu khác nhau mà Timo trình bày cho chúng ta một cách ấn tượng. Ở đây chúng ta có thể nghiên cứu nhiều chi tiết mà chúng ta không thể bỏ qua.

(NTBB xin giới thiệu 3 trong 4 phần nói về việc triển khai thế trận của Timo Boll. Riêng phần 2, NTBB search mà tìm mãi không ra, nên sẽ để lại sau)

Phần 1: Giật thuận tay từ phía trái tay

Hình ảnh 1-5 – Giao bóng:
Timo đang đứng bên cạnh bàn (hình 1). Anh ta tung quả bóng lên cao ngang đầu mình và chăm chú theo dõi nó với đôi mắt của mình. Anh ta có kiểu cầm vợt điển hình cho một cú giao bóng thuận tay. Ngón trỏ đưa dài xuống phía trước cây vợt và các ngón tay khác được rải ra theo hình rẻ quạt. Quả bóng đã đạt điểm cao nhất của nó và đang rơi xuống (hình 2). Timo để vợt gần như thẳng đứng. Cổ tay ở vị trí trung gian. Lúc này Timo kéo vợt bằng cách rút cổ tay và kéo cánh tay về phía sau và lên trên (hình 3) nhằm di chuyển nó một cách nhanh chóng (hình 4) ra phía trước và xuống dưới. Đây là một động tác cực kỳ khó, đòi hỏi việc tập luyện tối đa và sự phối hợp tốt. Hình 4 cho thấy rất rõ Timo di chuyển vào cú giao bóng như thế nào, hạ thấp cơ thể của mình về phía trước và xuống dưới đến điểm mà ở đó anh ta tiếp xúc với bóng. Chân trái phía sau rời khỏi sàn nhà hoàn toàn và toàn bột trọng lượng đặt trên chân phải ở phía trước (xem thêm hình 5). Vị trí của vợt (hình 3,4) gợi ý đã có một quả bóng xoáy ngang xuống. Thời điểm tiếp xúc với quả bóng không thể được trên hình, vì vậy chúng ta chỉ có thể dự đoán. Ngoài ra chiều dài của cú giao bóng cũng không thể nhìn thấy nhưng chúng ta có thể phỏng chừng rằng đó là một cú giao bóng ngắn hoặc trung bình.

H1-5.jpg


Hình 6-10 giai đoạn chuyển tiếp:
Nếu chúng ta nhìn vào các hình từng cái một thì chúng ta sẽ thấy rằng Timo đang di chuyển, hướng tới bàn để sẵn sàng cho cú đánh đầu tiên của mình. Trong khi chân chân phía trước đang cử động ngoặt (hình 6, 7) thì chân trái đã tìm đến vị trí cú đánh mới trên hình 8 với toàn bộ trọng lượng cơ thể. Bây giờ Timo có thể di chuyển chân phải về phía sau (hình 9) với cú nhảy lùi song song để vào vị trí cho cú đánh tiếp theo. Trên hình 10 chúng ta thấy vị trí này. Cũng không kém phần thú vị khi chúng ta theo dõi 5 hình ảnh này để thấy cách mà Timo chuyển lại kiểu cầm vợt bình thường của mình. Điều này cũng cần tập luyện rất nhiều bởi vì nó cần xảy ra thật nhanh.

H6-10.jpg


Hình 11-15 - thực hiện cú đánh:
Trên hình 11, Timo bắt đầu cú đánh. Anh ta đạp chân phải của mình – chân trái đã nhấc lên - và nhảy một bước ngắn về phía trái tay (hình 12). Anh ta bắt đầu di chuyển vợt của mình xuống dưới. Hình 13 thể hiện điểm kết thúc của động tác bắt đầu và Timo đã đạt đến vị trí để đánh bóng. Hai chân giang ra rất rộng và trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái nhiều hơn. Phần thân trên xoay ra sau ở ngang hông. Timo đã hạ vợt xuống đến ngang đầu gối của mình. Anh ta đang nhìn vào quả bóng đang đi về phía mình. Hình 14, hầu như anh ta vừa đánh vào bóng. Ở đây, toàn bộ xung lực của kỹ thuật giật bóng của Timo thể hiện rất rõ. Động tác của anh ta thẳng lên phía trên gợi ý rằng bóng đến là một quả xoáy xuống hoặc xoáy ngang xuống. Rất dễ nhận thấy Timo uốn cong chân của anh ta như thế nào. Hình 15 cho thấy bàn chân uốn cong và đầu gối phải rất cong, hấp thụ toàn bộ sức mạnh của cú đánh. Vị trí của cây vợt ở cuối của đà vung vợt cho chúng ta biết rằng Timo giật bóng từ phía trái tay theo đường chéo bàn đến phía trái tay của đối phương.

H11-15.jpg


(Hết Phần 1)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
VIỆC KHAI TRIỂN TRẬN ĐẤU CỦA TIMO BOLL

Phần 3: Giật tấn công trái tay

Trong các phân tích về 2 kiểu khai triển trận đấu đầu tiên của Timo Boll, chúng ta đã xem xét kiểu khai triển bằng các cú giật thuận tay. Phần 1 là sau các bước nhảy từ phía trái tay sang phía thuận tay khi Timo tấn công. Trong phần thứ hai, anh ta thể hiện một bộ mặt khác ở khu vực giữa bàn khi anh ta kéo vị trí bàn chân song song bằng cách chuyển hông sang bên cạnh trong một cú giật thuận tay nguy hiểm. Bây giờ trong phần thứ ba, anh ta thể hiện cho chúng ta thấy một cách khai triển trận đấu lý tưởng với cú đánh trái tay. Timo được coi là 1 VĐV chơi trái tay tuyệt vời, mà sự bất ngờ có thể diễn ra một cách chính xác và trên hết là đầy uy lực. Trong khi đối mặt ở phía bên trái tay, anh ta có khả năng giật cả trái tay, thuận tay với cả 2 loại xoáy của bóng đến và tốc độ chơi các cú giật này rất biến hóa. Điều đó gây khó khăn cho đối thủ của anh ta phán đoán trước tình thế. Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu lối khai triển trận đấu bằng cú giật trái tay của Timo một cách chi tiết.





Hình ảnh 1-7 - Giai đoạn phụ trợ:
Timo đang đứng ở vị trí thông thường của mình bên cạnh bàn. Anh ta tung cao quả bóng và theo dõi chăm chú với đôi mắt của mình. Quả bóng hầu như đã ở điểm cao nhất của nó khi được tung cao (Hình 1,2). Trong hình 3, bóng đã qua điểm cao nhất và đang rơi xuống. Cùng với nó Timo cũng đã hạ thấp xuống hơn một chút. Anh ta kéo vợt của mình sang một bên bằng cách nâng khuỷu tay cao lên và phô bày góc mặt vợt. Đầu vợt chĩa xuống đất. Trong hình 4, chúng ta thấy vợt ở vào thời điểm cuối của động tác xoay vợt lấy đà. So sánh các hình 4 và 5 cũng cho một ấn tượng thú vị, dường như Timo với toàn bộ cơ thể “đi vào” bóng. Mặt vợt là hơi nghiêng liên quan đến việc mở bóng theo hướng ngang. Điều này chứng tỏ cú giao bóng xoáy xuống sẽ có thêm hướng ngang. Vị trí đặt bóng (điểm rơi – ND) cần tương đối ngắn và theo đường chéo. Trong hình 6, chúng ta có thể thấy rất rõ, Timo theo sau quả bóng với đôi mắt của mình và nâng chân phải của mình chuyển vào bàn. Trên hình 7 thì cử động này rõ ràng hơn.





Hình 8-10 - Giai đoạn chuyển tiếp: Timo nhanh như chớp chuyển chân trái sang ngang (hình 8) và rút chân phải (hình 9) về vị trí đánh bóng tối ưu. Cùng lúc, anh ta chuyển cách cầm vợt của mình (khi giao bóng – ND) về kiểu cầm thích hợp cho tấn công. 2 chân của anh ta song song với vị trí đánh bóng, và anh ta tạo ra tư thế trung gian trên cả hai bàn chân (hình 10) để sẵn sàng cho cú đánh tiếp theo. Ở thời điểm này chưa nhận biết được liệu anh ta sẽ triển khai trận đấu với một cú trái tay hay thuận tay. Nó phụ thuộc vào việc kiểm soát bóng của đối phương.





Hình 11-14 - giai đoạn chính: Trong hình 11 chúng ta thấy rõ ràng rằng Timo đã quyết định triển khai cú đánh trái tay. Bóng đến rơi vào khoảng giữa với cự ly trung bình phía trái tay, vì thế Timo có ý định một cú giật trái tay. Ở hình 12, chúng tôi thấy Timo ở vào cuối của đà xoay ra sau. Anh ta thể hiện cho chúng ta thấy cú xoay tối ưu. Vai trái (tay cầm vợt – ND) được đưa nhẹ về phía trước. Khuỷu tay cầm vợt cũng đưa ra phía trước. Tư thế này tạo ra sức căng trước tối ưu trong các cơ cánh tay và vai. Tay cầm vợt được bẻ cong vào cuối giai đoạn ở góc bên phải. Vợt ở độ cao ngang hông giữa thân người, phía trước của vùng bụng dưới. Nếu chúng ta so sánh hình 11 với hình 1, chúng tôi cũng nhận ra là Timo đã hạ thấp trọng tâm bằng cách chùng 2 đầu gối của mình và nghiêng thân trên đáng kể về phía trước tại khớp hông. Hình 13 cho thấy Timo đã ở trong giai đoạn sau khi đánh bóng đi. Việc đánh bóng, chúng ta chỉ có thể đoán (xem dấu màu vàng, hình 13). Đáng chú ý là khoảng cách đánh, dường như Timo đánh lại một đường bóng xoáy ngang xuống hoặc xoáy xuống, nhưng không thể chắc chắn nói vậy từ hình ảnh này. Timo trong bất kỳ trường hợp nào cũng cho thấy cú giật trái tay là một đòn đánh toàn thân và không chỉ là từ cánh tay. Trong hình 14, chúng tôi thấy điểm kết thúc của đà vung vợt. Đáng chú ý là Timo trong chuyển động đã chuyển chút ít trọng tâm về chân phải. Cánh tay cầm vợt của anh ta do tốc độ vợt quá lớn trong giai đoạn đánh bóng lúc này ở ngang vai và xa bên cạnh cơ thể .



Hình 15 - giai đoạn chuyển tiếp: Timo đang hồi vị và sẵn sàng cho cú đánh tiếp theo.



(Hết phần 3)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
VIỆC KHAI TRIỂN TRẬN ĐẤU CỦA TIMO BOLL

Phần 4: Cú giật công kích thuận tay song song từ vị trí thuận tay

Trong 3 kiểu triển khai thế trận đầu tiên sau khi mở đầu bằng các cú giao bóng của Timo Boll thì 2 kiểu đầu là các cú đánh thuận tay và kiểu sau là với cú đánh trái tay. Sau khi nhảy ra khỏi vị trí (giao bóng – ND) ở phía trái tay về phía thuận tay thì Timo tấn công (phần 1). Trong phần 2, anh ta cho chúng ta thấy một cú đánh trực diện ở giữa bàn khi anh ta rút song song vị trí các bàn chân bằng cách đưa hông sang ngang trong một cú giật thuận tay nguy hiểm. Trong phần thứ 3, anh ta chứng minh cho chúng ta kiểu khai triển lý tưởng với cú giật trái tay.

Bây giờ, phần thứ tư sẽ giới thiệu một đặc sản của Timo: Cú giật thuận tay trên bàn song song ở phía thuận tay. Với cú tấn công này, đối thủ thường không có cơ hội chống đỡ vì đường đi của quả bóng được đánh song song là rất ngắn và cực kỳ nhanh. Hãy xem xét cú giật thuận tay song song này một cách chi tiết.



Hình 1-5 - Giai đoạn phụ:
Timo khai triển quả đánh thuận tay từ phía bên trái tay. Anh ta đang ở trên chân phải, hướng về vị trí trung gian. Bóng đang ở khoảng cao nhất của cú tung cao. Timo tập trung hoàn toàn vào trái bóng (Hình 1). Chuyển động của vợt (Hình 2, 3) chứng tỏ là một cú giao bóng xoáy xuống. Nếu so sánh các bức ảnh 1-4 , sẽ rất rõ cách mà Timo "đi vào" trái bóng với toàn bộ cơ thể của mình. Cũng thú vị là anh ta đã di chuyển về phía quả bóng với vợt đi xuống (Hình 4), như chúng ta thường thấy ở những cầu thủ hàng đầu của Trung Quốc. Với động tác này, ở phía đối diện, nếu không bị lừa, thì cũng dễ bị nhầm lẫn, ít nhất là trong phán đoán lực tác động (mũi tên màu xanh dương). Quả bóng được đưa ra ở khoảng giữa của nửa bàn bên mình (mũi tên màu tím), cho thấy đó là một cú giao bóng ngắn. Ngoài ra, bóng còn được chơi theo đường chéo. Đường bóng rất phẳng (Hình 5). Vào thời điểm cuối của cú giao bóng, Timo dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể trên chân phải ở phía trước. Chân trái phía sau đã được nâng lên để đưa nó vào giai đoạn chuyển tiếp cho cú đánh kế tiếp.



Hình 6-8 - Giai đoạn chuyển tiếp:
Hình 6 là rất tốt để xem cách mà Timo kéo mũi chân phải phía trước và chân trái lúc này đang ở vị trí mang trọng lượng toàn cơ thể. Sau đó, anh ta có thể - như hình 8 cho thấy - chân phải lui về ở vào vị trí song song.



Hình 9-14 - Giai đoạn chính:
Trong Hình 9 Timo đã nhận ra vị trí cú trả bóng của đối thủ và đã sẵn sàng đón nó, bởi vì khi so sánh hình 8 với hình 9 thì rõ ràng vợt của Timo đã đưa trở lại một chút về phía thuận tay và cầm lại cán vợt theo kiểu để đánh cú thuận tay. Anh ta cũng lùi chân phải về phía sau để có thể đưa chân trái vào vị trí cho cú đánh bóng phía trước (Hình 10). Cú trả bóng của đối phương là khá ngắn (Hình 11). Tuy nhiên, sự cảnh giác và khả năng phán đoán đặc biệt tốt của Timo khiến anh ta đi đến quyết định tấn công bóng với một cú giật trên bàn, mà như chúng ta biết, có thể rất mạo hiểm và dễ làm hỏng vợt. Và thực tế vợt của Timo đã chuyển động rất gần mép bàn (Hình 13). Để cú đánh này có thể thành công, anh ta đã phải đưa chân trái về phía trước (Hình 11), sau đó mới đánh vào bóng. Cùng lúc, anh ta tung ra quả giật thuận tay. Hình 12 thể hiện Timo ở cuối của đà xoay ra sau. Vợt ở vị trí rất thấp trong khi lườn và khớp hông xoay hết cỡ. Lúc này hoàn toàn không thấy đối thủ của Timo, còn Timo thì đang chuẩn bị giật quả bóng. Chỉ ở trên hình 13, chúng ta mới thấy Timo ngay trước thời điểm đánh vào quả bóng, bằng chứng là vị trí mặt vợt và tư thế mà Timo sẽ kéo quả bóng. Đây là nghệ thuật của các cầu thủ hàng đầu: che giấu càng lâu càng tốt vị trí mà họ có thể sẽ đánh bóng. Nếu chúng ta nhìn kỹ vào các hình 12, 13, 14 và so sánh thì rõ ràng, và hơn nữa, là yêu cầu rất cao về kỹ năng của cú đánh này đối với người chơi. Toàn bộ trọng lượng cơ thể của Timo dồn lên chân trái ở phía trước vào cuối của giai đoạn chính (Hình 14). Vị trí của vợt là ở phía xa trên đầu cũng làm nổi bật tất cả sức mạnh tốc độ và sự bùng nổ của cú giật song song thuận tay này từ phía thuận tay.



(Hết phần 4 - Hết toàn bộ phần "Việc khai triển trận đấu của Timo Boll")
 

NTBB

Super Moderators
Hiroshi Shibutani: phòng thủ với cú cắt trái tay

Chúng ta đã nhấn mạnh ý nghĩa của lối chơi phòng thủ hiện đại trong số tạp chí tin tức gần đây về lối chơi phòng thủ bằng cú cắt thuận tay. Lối đánh phòng thủ vẫn còn tồn tại và không mất đi, và hiện nay cùng với việc cấm dán keo tăng lực, nó đang thời kỳ phục hưng, miễn rằng có nhiều huấn luyện viên dạy cho các em nhỏ có khả năng phù hợp với lối đánh phòng thủ một cách thích hợp. Bây giờ trước khi chúng ta xem xét lối phòng thủ cắt trái tay của Hiroshi Shibutani, chúng ta hãy xem "vật liệu" của anh ta bên trái tay. Giống như tất cả các VĐV chơi phòng thủ, những người được xếp thứ hạng cao trong danh sách xếp hạng thế giới, Hiroshi chơi gai dài bên trái tay (Feint Long II). Người phòng thủ không quá nhạy cảm với xoáy của đối thủ và do đó bạn có thể tạo ra sự đa dạng tuyệt vời của bóng xoáy xuống khi kết hợp với mặt mút láng bên mặt thuận tay. Điều đó bắt đầu với cú giao bóng. Toàn bộ động tác của cú cắt trái tay về cơ bản là không khác biệt giữa mặt gai và mặt mút láng ngoại trừ góc vợt tại thời điểm tiếp xúc với bóng. Chúng ta sẽ không xem xét điều đó ở đây.

Cựu tuyển thủ quốc gia Nhật Bản và cặp đánh đôi, Koji Matsushita, Hiroshi Sabutani, được quốc tế đánh giá là các nghệ sĩ phòng thủ tốt nhất trong nhiều năm. Lần cuối anh ta được đề cử vào danh sách xếp hạng thế giới là năm 2001. Hiện nay, anh ta làm việc trong nhóm nghiên cứu giáo dục và đào tạo của Butterfly. Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu cú cắt trái tay của anh ta, mà anh ta đã chơi với mặt gai dài. Bên thuận tay, anh ta giống như tất cả các VĐV phòng thủ hàng đầu, chơi mặt mút láng (Tackiness D 1,9 mm).


Ban đầu Hiroshi đứng chéo góc với bàn (khoảng 45 độ), 2 chân rộng hơn vai và hơi cong ở đầu gối. Trọng lượng cơ thể dồn lệch một chút về chân trái ở phía sau. Anh ta đưa vợt ra sau và lên trên đến chiều cao ngang đầu. Tay cầm vợt uốn cong một góc thích đáng. Hình 1a cho thấy vị trí của cầu thủ, nhìn từ bên trên.

Hình 2 cho chúng ta thấy vào cuối của giai đoạn khởi đầu và bắt đầu giai đoạn đánh bóng từ điểm nhìn phía bên, hình 2a nhìn từ phía trước và hình 2b nhìn từ vị trí chéo một bên. Các hình thể hiện rất rõ ràng VĐV đã đứng vuông góc với bóng đến như thế nào.
- Phần thân trên xoay sang một bên tại eo hông
- Vợt ở cao ngang đầu, phía trên vai
- Khuỷu tay gập một góc khoảng 90 độ


Hình 3 cho chúng ta thấy giai đoạn sau khi sự tiếp xúc với quả bóng đã được thực hiện. Cánh tay duỗi thẳng ở khuỷu tay. Vợt di chuyển theo một đường cong tự nhiên. Điều này cũng rất rõ ràng từ điểm nhìn phía trước (hình 3a). Thời điểm nơi sự tiếp xúc với quả bóng là không nhìn thấy nhưng có thể phỏng đoán một cách dễ dàng.


Hình 4 và 4a thể hiện điểm kết thúc của động tác. Vợt đã di chuyển theo một vòng cung và lúc này là ở phía bên tay phải của cơ thể. Toàn bộ trọng lượng cơ thể đặt trên chân phải phía trước.



Hình 5 cho thấy chiều cao và khoảng cách đến bàn tại thời điểm tiếp xúc với quả bóng. Bóng được đánh ở chiều cao ngang mặt bàn (đường đứt đoạn màu đỏ).
1. Bóng được đánh trong phần mở rộng của đầu gối bên phải ở phía trước của cơ thể và ở chiều cao ngang hông.
2. Trọng lượng cơ thể tại thời điểm tiếp xúc với quả bóng là đặt đều trên cả hai chân, có thể hơn một chút trên chân trước.
3. Cầu thủ di chuyển hướng đến quả bóng và hạ thấp toàn bộ trọng lượng cơ thể của mình xuống cực thấp.
4. Góc vợt hơi mở. Vợt được mở hoặc khép bao nhiêu là tùy thuộc vào độ xoáy của bóng tới và xoáy mà bạn muốn tạo ra cho mình.





(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Cú giao bóng thuận tay cao của Jun Mizutani với sự thay đổi hướng đột ngột

Jun Mizutani được biết đến như là một VĐV Nhật Bản thuộc top 10 của danh sách xếp hạng thế giới. Tại thời điểm này, anh ta được xếp hạng 29. Ngoài các kỹ thuật viên nổi bật Jun còn phát triển nhiều cú giao bóng rất đa dạng của mình. Anh ta thuộc về những người ném bóng cao vượt quá đầu của mình và thực hiện một số động tác tay đáng kinh ngạc. Loạt hình ảnh dưới đây cho chúng ta một ví dụ.

Giai đoạn bắt đầu: Hình ảnh 1-6: Jun đứng phía cạnh bàn với lưng hướng về phía đối thủ của mình (hình 1). Chân phải của anh ta ở phía trên gần như ngang với cạnh của bàn. Hai chân song song cách nhau rộng bằng vai. Quả bóng đã rời khỏi bàn tay, không thể nhìn thấy trên hình ảnh. Mắt Jun nhìn theo quả bóng cao khoảng 1-2 mét. Vợt của anh ta ở phía trước cơ thể. Trong khi anh ta hạ cánh tay đã ném bóng xuống (hình 2), thì cánh tay còn tại của anh ta (tay cầm vợt – ND) cùng với vợt vẽ một nửa vòng tròn theo hướng hông phải. Giống như hầu hết các cầu thủ hàng đầu, anh ta đã đặt các ngón tay của mình xa cán vợt cho một cú giao bóng thuận tay. Anh ta giữ vợt giữa ngón trỏ và ngón tay cái để dẽ dàng chuyển động cổ tay tốt hơn và tạo tốc độ. Trên hình 3 chúng ta có thể thấy rằng cánh tay đã ném quả bóng lên giờ đã hạ xuống ngang vai. Vợt đã đạt đến điểm cuối phía phải của vòng cung xoay.



Hình 4-6: Jun bây giờ giật nhanh vợt theo hướng ngược lại (đường chấm chấm trên hình 3) và đưa nó tới điểm cuối cung xoay (hình 6). Trên hình 4, chúng ta cũng có thể thấy rằng Jun chuyển trọng tâm cơ thể của mình sang chân phía sau bởi vì chân trước của anh ta được nâng lên khỏi sàn (hình 4/5). Trên hình 6 nó (chân phải – ND) đã không còn tiếp xúc với sàn nhà nữa. Việc chuyển dịch trọng tâm đã xảy ra bởi vì Jun đã đưa cánh tay đang chơi của mình trở ra xa phía sau, tới vị trí cuối của vòng cung xoay. Anh ta cũng chùng đầu gối phải của mình dẫn đến kết luận rằng anh ta đã hạ thấp trọng tâm cơ thể của mình. Cũng thú vị khi xem đôi mắt của anh ta vẫn còn “dính chặt” vào quả bóng mà giờ đây đang ở ngang trán. Lý do tại sao Jun di chuyển vòng cung xoay của mình theo hướng ngược lại - đầu tiên là về bên phải và sau đó là về bên trái - chắc chắn có một cái gì đó được thực hiện với thực tế là Jun cố gắng để gây nhầm lẫn cho đối thủ của mình và đánh lạc hướng anh ta khỏi thời điểm khi Jun tiếp xúc với quả bóng. Kiểu động tác này chỉ có thể thực hiện được khi quả bóng được ném lên cao, nếu không sẽ không có đủ thời gian.



Giai đoạn chính - hình ảnh 7 / 8: Jun tiếp xúc với quả bóng ở chiều cao ngang ngực của mình. Hình 7 được thực hiện ngay trước khi tiếp xúc với bóng. Cánh tay cầm vợt cong hết cỡ ở khuỷu tay để anh ta có thể nâng cánh tay của mình lên ngang vai. Bằng cách đó, anh ta có nhiều không gian hơn để di chuyển bàn tay và cây vợt. Bức ảnh cũng cho thấy rõ rằng Jun đã hạ thấp phần thân trên của mình và đã sẵn sàng để di chuyển về phía trước. Chính xác là tại thời điểm khi Jun tiếp xúc với bóng anh ta đã đặt chân phải phía trước xuống. Một số cầu thủ thậm chí còn dậm chân trên sàn trong khi giao bóng, động tác này đạ bị cấm cách đây một vài năm. Việc dậm chân này (không để lại tiếng động) trong khi tiếp xúc với bóng có lợi thế là các cầu thủ có khả năng để đạt được thời gian và nhịp độ tối ưu cho một động tác rất phức tạp. Trên hình 8 chúng ta thấy rằng bàn chân phía trước bù đắp xung lực trong khi chân phía sau chỉ chạm nhẹ xuống sàn với các ngón chân. Vị trí của vợt là đáng ngạc nhiên. Không chỉ khuỷu tay rất cao chứng tỏ rằng Jun đã kéo vợt lên sau khi anh ta đã tiếp xúc bóng mà vị trí của vợt không thể dự kiến sau vị trí trước đó (ảnh 7). Rõ ràng, anh ta đã kéo vợt với tốc độ rất nhanh theo một nửa cung tròn từ ngoài vào trong. So sánh giữa hình 7 và 8 sẽ thấy điều này một cách rõ ràng. Xem các hình tiếp theo (hình ảnh 9-10) thấy động tác hướng vào bên trong càng rõ ràng hơn. Nếu Jun đánh vào bóng với vợt hướng lên trên thì cú giao bóng này sẽ là xoáy ngang lên. Cũng có thể là Jun đảo ngược vợt chỉ để đánh lừa đối thủ và sẽ đánh vào bóng sau động tác đảo. Sau đó, anh ta đánh bóng với góc vợt như trong hình 7 và sẽ có được một cú giao bóng xoáy ngang. Chúng ta không thể trả lời câu hỏi sau cùng này. Một thực tế rằng – và mặc dù điều này có thể được nhìn thấy với rất nhiều cầu thủ châu Á – động tác giao bóng thay đổi đột ngột có thể và có khả năng làm cho đối thủ nhận định sai về xoáy của cú giao bóng. Tất cả những điều này diễn ra rất nhanh và làm nổi bật những khó khăn của động tác giao bóng. Nó đòi hỏi sự phối hợp tuyệt vời với độ chính xác cao.



Đà đánh bóng - hình ảnh 9-11: Jun tiếp tục di chuyển vợt theo cung tròn vào phía trong và hướng lên trên. Đồng thời, anh ta nhấc chân trái của mình và bắt đầu di chuyển cơ thể vào bên trong để đạt được vị trí cơ bản tối ưu. Chân trước bước ngoặt về phía sau bàn. Trên hình 9 / 10, chúng ta có thể nhìn thấy Jun đã chuyển lại kiểu nắm vợt giao bóng của mình để quay trở lại kiểu nắm vợt ngang bình thường. Trên hình 10, anh ta vẫn chưa trở lại vị trí trung gian, trong khi đó trên hình 11, anh ta đã trở lại vị trí tấn công tối ưu để chơi cú đánh kế tiếp. Bàn chân song song, đầu gối hơi cong và cánh tay cầm vợt để ở phía trước thân người.



(Hết)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Joo Se Hyuk: Phòng thủ với cú cắt bóng thuận tay thấp

VĐV hạng nhì của Giải vô địch thế giới năm 2003 đã thể hiện một cách thuần túy thể thao trong số báo Tin tức Butterfly năm 2007 của chúng ta về ý nghĩa của lối chơi phòng thủ hiện đại. Hiện vẫn còn có nhiều chuyên gia phòng thủ tuyệt vời trong số các cầu thủ đẳng cấp thế giới. Một trong số đó là VĐV phòng thủ người Hàn Quốc Joo Se Hyuk, người đã giành huy chương bạc tại giải vô địch thế giới 2003 ở Paris. Trong một vòng chung kết đáng nhớ và bất ngờ không thể tin nổi, cầu thủ Butterfly đã bị thua sít sao đồng nghiệp người Áo Werner Schlager. Tại thời điểm này, Joo là VĐV chơi phòng thủ tốt nhất trên thế giới xếp hạng số 13 trong danh sách xếp hạng thế giới.

Sau này chúng ta sẽ xem xét cú cắt thuận tay của cựu tuyển thủ quốc gia Nhật Bản, Hiroshi Shibutani ngang chiều cao của bàn – một kiểu cắt cơ bản – còn VĐV tay phải Joo lại thể hiện kiểu cắt thấp hay còn gọi là cắt muộn. Giống như tất cả các VĐV phòng thủ hiện đại, anh ta chơi phía thuận tay với mặt mút láng (TACKIFIRE D với lớp lót dày 1,9 mm), cho phép anh ta làm mất nhịp đánh của đối thủ của mình bởi một cú giật thuận tay khủng khiếp.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn cú cắt thuận tay chậm của Joo.

Hình 1: Vào thời điểm cuối của giai đoạn khởi đầu, Joo vẫn còn hướng mặt chính diện với bàn. Anh ta đã di chuyển vợt của mình sang bên, cao trên vai một chút.



Hình 2: Lúc này anh ta bắt đầu cú đánh của mình. Joo đặt trọng tâm của mình lên trên chân phải và bước chân trái về phía trước một bước. Anh ta quay phần thân trên của mình sang phía tay cầm vợt và bây giờ anh ta đứng vuông góc với bàn. Tư thế này có thể được nhìn thấy rõ trên hình 9, từ điểm nhìn phía trước. Đồng thời, anh ta hạ thấp phần thân trên của mình bằng cách hơi uốn cong đầu gối xuống.



Hình 3: Joo tiếp tục di chuyển hướng xuống dưới và dần dần gập phần thân trên xuống ở ngang hông. Trọng tâm cơ thể của ông di chuyển xuống thấp hơn để đạt được một vị trí ổn định khi đánh bóng.



Hình 4: Ngay trước khi tiếp xúc với quả bóng, anh ta đã đạt được một tư thế rất thấp, đòi hỏi rất nhiều sức mạnh đến khó tin của các cơ bắp phần chân trên (đùi – ND) và sự phối hợp tuyệt vời độ nhanh nhẹn và linh hoạt. Hãy để ý vợt của anh ta, chúng ta thấy rằng nó vẫn còn ở độ cao ngang vai và cú đánh chính thức với cánh tay chưa xảy ra. Trong khi chờ bóng, Joo chỉ di chuyển cánh tay của mình sang một bên cách xa thân người mà không cần duỗi dài nó một cách hoàn toàn.



Hình 5: Điểm tiếp xúc với bóng là rất thấp và rõ ràng là ở dưới chiều cao của bàn. So sánh giữa hình 4 và 5 cho thấy chuyển động của cánh tay nhanh như thế nào, mà được gọi là "cắt" với cẳng tay. Thuật ngữ "cắt" bắt nguồn từ sự so sánh kỹ thuật cánh tay của một người thợ chặt gỗ. Ngoài ra bạn có thể thấy rõ trọng tâm đã được chuyển sang chân trái ở phía trước và cầu thủ gần như là di chuyển "vào bóng". Điều này cũng trở nên rõ ràng bởi phần thân trên của Joo, mà dường như là ở ngay trên quả bóng từ điểm nhìn này. Góc của vợt là hơi mở trong trường hợp này. Tùy thuộc vào tốc độ và độ xoáy của quả bóng tới cũng như mục đích riêng của bạn (xoáy xuống rất nhiều, trung bình hoặc ít) các góc mở có thể khác nhau theo hướng nằm ngang.



Hình ảnh 6, 7, 8: Vào cuối của động tác Joo duỗi dài cánh tay của mình gần như hoàn toàn, bởi cử động cánh tay cực kỳ nhanh và sau đó chuyển hướng đột ngột cánh tay cầm vợt của mình về phía trước như một cái thìa. (Hình 7). Trong thời gian đó, anh ta bắt đầu đứng thẳng thân trên của mình để trở lại vị trí trung gian (Hình 8).



Hình 9 và 10 hiển thị Joo từ điểm nhìn phía trước. Bạn có thể nhìn thấy rõ anh ta đã đứng vuông góc với bàn như thế nào. Hình vẽ 11 – nhìn từ phía trước cũng cho thấy cách mà Joo mở ra vị trí của mình đến quả bóng từ tư thế đứng trung gian song song sang vị trí vuông góc để có thể đánh bóng ở phía trước, giữa thân người (hình 5).




(Hết)
 

NTBB

Super Moderators
Matsushita: Giao bóng xoáy ngang trái tay

Lần này chúng ta có một động tác thực sự là cổ điển trong phân tích kỹ thuật: Cú giao bóng trái tay xoáy ngang. Không nghi ngờ gì nữa ngày nay cú giao bóng trái tay là một ngoại lệ. Nhưng nó vẫn không hoàn toàn mất đi. Cầu thủ của hãng Butterfly người Croatia Zoran Primorac có lẽ được biết đến nhiều nhất bởi vì anh ta đã sử dụng nhiều cú giao bóng trái tay hơn là thuận tay. VĐV đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng thế giới, Vladimir Samsonov đến từ Bạch Nga, và nhà vô địch châu Âu người Bỉ Jean-Michel Saive cũng sử dụng cú giao bóng trái tay để đối phó với những đối thủ nhất định trong những tình huống nhất định. Ví dụ mới nhất là ngôi sao trẻ người Đức Dimitrij Ochtarov, người đã cho chúng ta thấy cú giao bóng trái tay cực hay và đưa anh ta vào top 25 thế giới.

Có một nhóm các VĐV mà giao bóng trái tay vẫn đóng một vai trò ưu thế. Những VĐV chơi phòng thủ sử dụng nó khá thường xuyên vì họ có thể nhanh chóng hơn ở vào vị trí có nhiều thuận lợi sau đó. Với ý nghĩa này, không ai khác hơn Koji Matsushita là điển hình về cú giao bóng trái tay xoáy ngang. Nghệ sĩ phòng thủ người Nhật Bản thuộc về những VĐV phòng thủ giỏi nhất thế giới trong 20 năm gần đây và thậm chí là nằm trong top 20. Tại thời điểm này, anh ta được xếp hạng 54. Anh ta được biết đến như là một VĐV tao nhã và hoàn hảo trong kỹ thuật.

Koji đang đứng ở phía thuận tay hơi vuông góc với đường cơ sở (mép cuối bàn – ND) (hình S1). Vợt và bóng ở gần giữa bàn (hình 1). Phần thân trên uốn cong ở hông. Quả bóng đang nằm trong bàn tay căng ra và dường như được kéo dài về phía trong của bàn tay. Tầm nhìn tập trung vào quả bóng. Lúc này anh ta tập trung hướng vào động tác riêng của mình và dự tính cú đánh tiếp theo. Toàn bộ cơ thể được hạ xuống với việc uốn cong đầu gối. Trọng lượng cơ thể dồn trên chân phải ở phía trước với những người thuận tay phải (hình S1). Ngược lại với những người thuận tay trái. Vợt ở trong tay phải là hơi thấp hơn so với quả bóng trong bàn tay trái.



Động tác được bắt đầu với việc tung bóng lên (hình 2 và S1), khi mà Koji vươn cơ thể của mình lên và đặt trọng tâm cơ thể lên chân phải vì anh ta đã nhấc chân trái của mình lên. Động tác này không hoàn toàn cần thiết nhưng nó có thể được nhìn thấy rất phổ biến bởi vì sẽ dễ dàng hơn để xoay chuyển phần thân trên khi đứng trên một chân. Anh ta vẫn còn nhìn vào quả bóng. Cũng thú vị khi xem cách mà anh ta trải dài lòng bàn tay của mình để tăng thêm lực đẩy trong khi tung bóng lên.Tay cầm vợt vẫn còn lại ở vị trí cũ. Koji ném bóng lên chiều cao ngang mắt và vẫn còn nhìn nó một cách chăm chú (hình 3). Anh ta rút cánh tay trái về phía sau.



Khi quả bóng đạt đến điểm cao nhất của nó, Koji di chuyển cánh tay cầm vợt vào phía trước thân người, hơi lên trên một chút (hình 4). Anh ta tiếp tục di chuyển cánh tay cầm vợt về hướng vai trái. Trong hình 5, anh ta đã đạt đến điểm cuối của nửa cung tròn chuyển động, trong khi bóng đang trên đường rơi xuống. Lúc này động tác của cú đánh mới thực sự bắt đầu.

Cú đánh và thời điểm tiếp xúc với quả bóng (Hình 6)

Bây giờ Koji di chuyển vợt một cách nhanh chóng với chuyển động nửa cung tròn và vợt hơi mở và hướng xuống. Sự chuyển động của tay cầm vợt gần như giống hệt với chuyển động của lúc chuẩn bị chỉ có điều nhanh hơn rất nhiều để tạo ra độ xoáy cần thiết (hình 6). Thật thú vị để xem Koji đã không duỗi dài cánh tay ngoài mà thậm chí còn uốn cong nó thêm bằng cách nâng vai phải. Động tác đột ngột này của vai kết hợp với một ít chuyển động của cổ tay có khả năng tạo ra xoáy cực mạnh. Không thể nhìn thấy chuyển động nào của cổ tay anh ta trên hình 5-7, nhưng điều đó không có nghĩa rằng anh ta không sử dụng nó. Chắc chắn là - và có thể được kết luận từ đường cong và vị trí của vợt - rằng đây là một cú giao bóng dài với xoáy ngang.



Kết thúc động tác (hình 7-9, S2)

Sau khi tiếp xúc với bóng, Koji nâng khuỷu tay cầm vợt lên đến chiều cao của vai (hình 7). Lúc này vợt thậm chí còn cao hơn đầu (hình 8). Điều này cho thấy anh ta đã di chuyển cánh tay của mình nhanh chóng - thậm chí bùng nổ - như thế nào ngay khi bóng rơi xuống. Trên hết, điều đó chứng minh rằng cú giao bóng trái tay xoáy ngang yêu cầu sự phối hợp cực tốt chuyển động của toàn bộ cơ thể, mà các chuyển động này đòi hỏi thời gian phải chính xác.



Hình ảnh S2 cho chúng ta thấy rõ rằng trọng tâm cơ thể đã được chuyển từ chân phải ở phía trước sang chân trái phía sau, ở thời điểm kết thúc động tác.

Nguyên tắc hình bán nguyệt và kết luận (Z)

Hình vẽ thể hiện một cách rõ ràng chuyển động hình bán nguyệt cú giao bóng trái tay xoáy ngang. Nếu bạn đánh vào bóng trong khi chuyển động vòng cung là đang đi xuống thì bạn sẽ có được xoáy xuống nhiều hơn (a). Nếu bạn đánh vào bóng chính xác ở giai đoạn nằm ngang (b) của chuyển động thì bạn sẽ tạo ra xoáy ngang. Nếu bạn đánh vào bóng trong khi vợt đang đi hướng lên, thì thậm chí bạn đã tạo ra xoáy ngang lên (c). Bây giờ nếu bạn chơi các cú giao bóng này với các góc độ vợt khác nhau (từ mở đến trung gian) và sử dụng cổ tay khác nhau, thì bạn có thể tưởng tượng số lượng các biến thể của xoáy. Do đó sẽ luôn có một số cầu thủ ở đẳng cấp thế giới vẫn chọn cách giao bóng trái tay xoáy ngang. Vì lý do này nên giao bóng trái tay xoáy ngang luôn luôn được đưa vào trong việc huấn luyện bóng bàn cơ bản.



(Hết)
 

Bình luận từ Facebook

Top