Xin tư vấn cách đối phó với đối thủ có lối chơi phủi

lion

Đại Tá
Mình cũng xin góp ý là khi giúp tư vấn cho 1 câu hỏi, các bác nên giúp trực tiếp hơn thay vì đoán bạn đó đã có kỹ thuật trình độ và đã có luyện tập với thầy nào rồi. Như vậy forum sẽ có phát triển hơn vì nhiều bạn sẽ tham gia.
Điểm hình bạn A muốn biết giao bóng sao cho lỏng hoặc nặng, sẽ có nhiều bạn không hiểu mình có thể biến quá độ xoáy trên mặt vợt, các bác có thể phân tích muốn xoáy nặng xuống thì mình nên giao đụng bóng từ phần giữa trên mặt vợt vì có nhiều chạm xúc hơn là ở phần dưới của mặt vợt tức lỏng ít xoáy. Bạn có thể dùng một động tác để lừa đối phương bằng 2 xoáy khác nhau và v.v.
Trên diễn đàn thì nhiều khi anh Sơn La hỏi em Cà Mau trả lời, làm sao mà giúp trực tiếp được, nhiều khi chơi cùng club với nhau mà lên trên này chém gió ầm ầm nhưng ngoài đời lại chả biết ai vào ai. Cách trả lời hiệu quả nhất là gặp nhau và hướng dẫn trực tiếp, nếu không thì mô phỏng lại qua video (Youtube), nhưng nói thật là không phải ai cũng đủ dũng cảm làm điều đó. Do vậy, đa số ae hướng dẫn bằng chữ nên hiển nhiên hiểu hay không, hiểu đến đâu, làm được đến đâu gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của người đặt câu hỏi.

Còn về giao xoáy lỏng hay chặt thì em nghĩ, nếu coi bóng tung thẳng đứng và góc vợt chém (lia) xuống như nhau thì:
- Nếu bóng chạm vợt ở vị trí mép dưới sẽ tạo xoáy xuống nặng nhất, để làm được điều này thì đòi hỏi người phát bóng phải có kinh nghiệm, kỹ năng và luyện tập nhiều, bóng xoáy nặng bao nhiêu thì phụ thuộc vào tốc độ văng mũi vợt, ae nhớ là tốc độ văng mũi vợt khác tốc độ cánh tay, cổ tay, và của cả cây vợt nhé!
- Nếu bóng chạm vợt ở vị trí giữa vợt (coi như nằm trên đường thẳng từ cán vợt đến mũi vợt) thì cũng cho hiệu ứng xoáy xuống nhưng xoáy trung bình, không nặng như khi tiếp xúc ở phần mũi vợt.
- Nếu bóng chạm vợt ở vị trí mép trên sẽ ít tạo xoáy nhất, thường là bóng chuội không xoáy, nếu đối phương tăng ma sát hay tưởng xoáy xuống mà gò lại thì bóng sẽ bung hoặc nhổng cao lên dễ bị ăn bạt mất bóng luôn.

Ngoài ra, còn có các biến thể như góc vợt tiếp xúc (180 độ đến 90 độ), tiếp xúc dầy hay mỏng, nhanh hay chậm...ngang phải hay trái mà sẽ tạo ra những hiệu ứng xoáy khác nhau nữa, đó là cái thú vị của bóng bàn!
 

Namte

Binh Nhì
Trên diễn đàn thì nhiều khi anh Sơn La hỏi em Cà Mau trả lời, làm sao mà giúp trực tiếp được, nhiều khi chơi cùng club với nhau mà lên trên này chém gió ầm ầm nhưng ngoài đời lại chả biết ai vào ai. Cách trả lời hiệu quả nhất là gặp nhau và hướng dẫn trực tiếp, nếu không thì mô phỏng lại qua video (Youtube), nhưng nói thật là không phải ai cũng đủ dũng cảm làm điều đó. Do vậy, đa số ae hướng dẫn bằng chữ nên hiển nhiên hiểu hay không, hiểu đến đâu, làm được đến đâu gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của người đặt câu hỏi.

Còn về giao xoáy lỏng hay chặt thì em nghĩ, nếu coi bóng tung thẳng đứng và góc vợt chém (lia) xuống như nhau thì:
- Nếu bóng chạm vợt ở vị trí mép dưới sẽ tạo xoáy xuống nặng nhất, để làm được điều này thì đòi hỏi người phát bóng phải có kinh nghiệm, kỹ năng và luyện tập nhiều, bóng xoáy nặng bao nhiêu thì phụ thuộc vào tốc độ văng mũi vợt, ae nhớ là tốc độ văng mũi vợt khác tốc độ cánh tay, cổ tay, và của cả cây vợt nhé!
- Nếu bóng chạm vợt ở vị trí giữa vợt (coi như nằm trên đường thẳng từ cán vợt đến mũi vợt) thì cũng cho hiệu ứng xoáy xuống nhưng xoáy trung bình, không nặng như khi tiếp xúc ở phần mũi vợt.
- Nếu bóng chạm vợt ở vị trí mép trên sẽ ít tạo xoáy nhất, thường là bóng chuội không xoáy, nếu đối phương tăng ma sát hay tưởng xoáy xuống mà gò lại thì bóng sẽ bung hoặc nhổng cao lên dễ bị ăn bạt mất bóng luôn.

Ngoài ra, còn có các biến thể như góc vợt tiếp xúc (180 độ đến 90 độ), tiếp xúc dầy hay mỏng, nhanh hay chậm...ngang phải hay trái mà sẽ tạo ra những hiệu ứng xoáy khác nhau nữa, đó là cái thú vị của bóng bàn!
Đồng ý với bạn là người hỏi cần phải kiểm chứng để học hỏi được nhiều hơn.
Về phần service, nếu bạn serve mà bạn kéo từ trên mặt vợt, đối thủ dể dàng thấy là bạn giao nặng, từ động tác và đường banh sang. Bạn chỉ cần một tí nặng (ở phần giữa vợt) và lỏng (phần cuối), đối thủ khó thấy hơn và sẽ tạo cho cơ hội dể đánh trái thứ ba khi banh trả lại.
 

Namte

Binh Nhì
nghe sai sai, xuống nặng thì phải tiếp xúc bên dưới mặt vợt, ít xoáy thì tiếp xúc phía trên chứ nhỉ???
Để khỏi confuse, khi serve nặng vợt nằm ngang bàn, từ trái sang phải của vợt, mặt trên (front), giữa (middle) và dưới (back). Nếu bạn dùng giữa và dưới khéo, bạn sẻ thắng nhiều quả bóng đối phương bắt vô lưới hơn
 

lion

Đại Tá
Để khỏi confuse, khi serve nặng vợt nằm ngang bàn, từ trái sang phải của vợt, mặt trên (front), giữa (middle) và dưới (back). Nếu bạn dùng giữa và dưới khéo, bạn sẻ thắng nhiều quả bóng đối phương bắt vô lưới hơn
Không biết bác có phải VĐV Nam Tè chuyên nghiệp không, dưng mà em không thấy thoả đáng, tốc độ vào vợt giống nhau, góc vợt giống nhau, đối phương chỉ còn biết nhìn điểm tiếp xúc, nếu nhìn sai thì đỡ service (séc vít) hỏng, vậy thôi!
 

M.Hoang

Đại Tá
Không biết bác có phải VĐV Nam Tè chuyên nghiệp không, dưng mà em không thấy thoả đáng, tốc độ vào vợt giống nhau, góc vợt giống nhau, đối phương chỉ còn biết nhìn điểm tiếp xúc, nếu nhìn sai thì đỡ service (séc vít) hỏng, vậy thôi!
em biết sơn tè với nam bo chứ chưa nghe nam tè bao giờ @@
 

Namte

Binh Nhì
Không biết bác có phải VĐV Nam Tè chuyên nghiệp không, dưng mà em không thấy thoả đáng, tốc độ vào vợt giống nhau, góc vợt giống nhau, đối phương chỉ còn biết nhìn điểm tiếp xúc, nếu nhìn sai thì đỡ service (séc vít) hỏng, vậy thôi!
Trước hết mình không phải là VDV chuyên nghiệp trong nước nhưng mình một thời nhi đồng biết đến từ năm 80 ở TPHCM. Nếu bạn nào tuổi 50 trở lên thì maybe biết mình “Nam Tè” là ai. Khi sang nước ngoài mình vẫn còn chơi môn này đi đánh giải đây đó cho vui cho tới bây giờ.

Để trả lời bạn kinh nghiệm của mình, nếu bạn đã có trình độ ít khi bạn bị lỗi trả lại service. Đa số lối service bây giờ là lỏng vì nếu bạn service nặng trong bàn, banh dể flick hơn và còn qua khó đở. Còn banh lỏng nếu đối phương có flick thì banh sẽ ít xoáy hơn và bạn dể dàng đánh trả. Nếu đối phương chỉ trả banh lại thì thường là chỉ nương nhẹ vì nếu chặt mạnh banh sẽ nhõng lên. Nếu lâu lâu bạn chỉ cần serve chút nặng thì may ra đối phương đở nhẹ sẽ tuột lưới. Bạn nghĩ sao?
 

lion

Đại Tá
Cảm ơn bác @Namte đã trả lời nhé, em không biết bác nên hỏi thăm trước vì sợ trình độ phong trào không thể hiểu được kiến thức của chuyên nghiệp, hai thế giới thực sự rất khác nhau.

Phát bóng (service) thì đa dạng, không ai giống ai, phương án đối phó với bóng trả về cũng vậy. Người chơi phong trào còn ít kinh nghiệm thì thường hay giao bóng thuần tuý lên hoặc xuống khá lộ liễu, sau đó mới đặt thêm tí xoáy ngang vào, rồi tiến tới giao bóng kín hơn, xoáy đa dạng hơn, điểm rơi cũng thế. Song song với quá trình hoàn thiện service thì các đòn cũng được hình thành và hoàn thiện theo. Khi đánh thì cũng tuỳ trình độ của đối phương mà chất lượng bóng trả về cũng khác nhau, không ai giống ai, không quả nào giống quả nào.

Trả giao bóng không phải chỉ có mỗi flick mà còn có nhiều cách khác, cũng không nhất thiết là phải giao bóng lỏng hay chặt. Tuỳ tình huống (đầu séc, hay cuối séc, đầu trận, cuối trận, mình bị dẫn điểm hay dẫn điểm đối phương,...), tuỳ trình độ đối phương (đỡ lỏng tốt hay nặng tốt, tấn công quả đầu tốt không...), tuỳ khả năng xử lý của mình mà người chơi phải tự phán đoán và đưa ra quyết định service quả gì để giành ưu thế dẫn đến thắng lợi của quả giao bóng đó. Trong trận đấu, ai có khả năng biến hoá và thích ứng tốt thường bao giờ cũng giành được nhiều thắng lợi hơn người có lối chơi cứng nhắc, đó là cái hay của bóng bàn.

Nói về phát bóng thì thứ tự ưu tiên bao giờ cũng là:
1. Có khả năng ăn điểm trực tiếp ngay: quả giao bóng rất khó, hoặc bất ngờ, trình gà thì hay ăn quả này, còn chuyên nghiệp hay trình cao thì hơi bị khó
2. Có thể tấn công ăn điểm quả trả về ngay: đối phương phán đoán sai, trả giao bóng sai, mình có thể ra đòn kết thúc ăn điểm ngay
3. Có thể tấn công tạo lợi thế cho cú đánh tiếp theo: đối phương phán đoán không chuẩn lắm, mình có thể tấn công và chờ quả phòng thủ/phản công tiếp theo của đối phương để ra đòn kết thúc ăn điểm
4. Không bị tấn công ngay: đủ khó để đối phương không thể tấn (phản công) ăn điểm mình (bằng kỹ thuật gì không quan trọng) ngay lập tức
5. Không bị dồn vào thế bí ngay: đủ khó để không bị đối phương dồn vào thế bí, buộc phải trả lại bóng đẹp (ae gọi là mời anh xơi) để đối phương ra đòn kết thúc ăn điểm
6. Chấp nhận quả trả giao bóng tốt, tìm cơ hội tiếp theo: đối phương phán đoán tốt, trả giao bóng tốt, nhưng không ăn điểm được và mình có thể đối phó và tìm phương án tấn công ăn điểm
7. ...
 

AndroCS7

Đại Tá
Không biết bác có phải VĐV Nam Tè chuyên nghiệp không, dưng mà em không thấy thoả đáng, tốc độ vào vợt giống nhau, góc vợt giống nhau, đối phương chỉ còn biết nhìn điểm tiếp xúc, nếu nhìn sai thì đỡ service (séc vít) hỏng, vậy thôi!
Chắc chắn là ko phải rồi anh
 

Namte

Binh Nhì
Cảm ơn bác @Namte đã trả lời nhé, em không biết bác nên hỏi thăm trước vì sợ trình độ phong trào không thể hiểu được kiến thức của chuyên nghiệp, hai thế giới thực sự rất khác nhau.

Phát bóng (service) thì đa dạng, không ai giống ai, phương án đối phó với bóng trả về cũng vậy. Người chơi phong trào còn ít kinh nghiệm thì thường hay giao bóng thuần tuý lên hoặc xuống khá lộ liễu, sau đó mới đặt thêm tí xoáy ngang vào, rồi tiến tới giao bóng kín hơn, xoáy đa dạng hơn, điểm rơi cũng thế. Song song với quá trình hoàn thiện service thì các đòn cũng được hình thành và hoàn thiện theo. Khi đánh thì cũng tuỳ trình độ của đối phương mà chất lượng bóng trả về cũng khác nhau, không ai giống ai, không quả nào giống quả nào.

Trả giao bóng không phải chỉ có mỗi flick mà còn có nhiều cách khác, cũng không nhất thiết là phải giao bóng lỏng hay chặt. Tuỳ tình huống (đầu séc, hay cuối séc, đầu trận, cuối trận, mình bị dẫn điểm hay dẫn điểm đối phương,...), tuỳ trình độ đối phương (đỡ lỏng tốt hay nặng tốt, tấn công quả đầu tốt không...), tuỳ khả năng xử lý của mình mà người chơi phải tự phán đoán và đưa ra quyết định service quả gì để giành ưu thế dẫn đến thắng lợi của quả giao bóng đó. Trong trận đấu, ai có khả năng biến hoá và thích ứng tốt thường bao giờ cũng giành được nhiều thắng lợi hơn người có lối chơi cứng nhắc, đó là cái hay của bóng bàn.

Nói về phát bóng thì thứ tự ưu tiên bao giờ cũng là:
1. Có khả năng ăn điểm trực tiếp ngay: quả giao bóng rất khó, hoặc bất ngờ, trình gà thì hay ăn quả này, còn chuyên nghiệp hay trình cao thì hơi bị khó
2. Có thể tấn công ăn điểm quả trả về ngay: đối phương phán đoán sai, trả giao bóng sai, mình có thể ra đòn kết thúc ăn điểm ngay
3. Có thể tấn công tạo lợi thế cho cú đánh tiếp theo: đối phương phán đoán không chuẩn lắm, mình có thể tấn công và chờ quả phòng thủ/phản công tiếp theo của đối phương để ra đòn kết thúc ăn điểm
4. Không bị tấn công ngay: đủ khó để đối phương không thể tấn (phản công) ăn điểm mình (bằng kỹ thuật gì không quan trọng) ngay lập tức
5. Không bị dồn vào thế bí ngay: đủ khó để không bị đối phương dồn vào thế bí, buộc phải trả lại bóng đẹp (ae gọi là mời anh xơi) để đối phương ra đòn kết thúc ăn điểm
6. Chấp nhận quả trả giao bóng tốt, tìm cơ hội tiếp theo: đối phương phán đoán tốt, trả giao bóng tốt, nhưng không ăn điểm được và mình có thể đối phó và tìm phương án tấn công ăn điểm
7. ...
Những gì lý thuyết em nêu trên đều có trên sách vở cả. Mình nghĩ trong mục tư vấn là để giúp những bạn khác có cơ hội học hỏi thêm bằng những người có kinh nghiệm trải qua không chỉ là dân VDV chuyên nghiệp. Thật sự mình cũng không có thời gian để tâm sự nhiều trên Diễn Đàn, chỉ ghé thăm cho vui.
Sẵn đây mình xin nhắc đến một người bạn thân cùng thời tập luyện thuở năm ấy để các bạn biết đến.
https://www.phunuonline.com.vn/roi-bo-ngoi-vo-dich-bong-ban-tro-thanh-bac-si-noi-tieng-a1400292.html
 

bachikho

Đại Tá
Đa số lối service bây giờ là lỏng vì nếu bạn service nặng trong bàn, banh dể flick hơn và còn qua khó đở. Còn banh lỏng nếu đối phương có flick thì banh sẽ ít xoáy hơn và bạn dể dàng đánh trả
nghe trả lời vẫn thấy sai sao đó nhỉ, nếu banh nặng người ta có thể flick khó rất xoáy sang (đánh lưng bóng) thì với banh lỏng người ta có thể flick mất bóng luôn (đánh trên đầu bóng) chứ làm j có chuyện trả khó đc quả chặt mà lại trả dễ quả lỏng (trừ khi trình thấp k đọc được phát thì k nói)???
 

Hangruoi

Hồi phục...
Staff member
Những gì lý thuyết em nêu trên đều có trên sách vở cả. Mình nghĩ trong mục tư vấn là để giúp những bạn khác có cơ hội học hỏi thêm bằng những người có kinh nghiệm trải qua không chỉ là dân VDV chuyên nghiệp. Thật sự mình cũng không có thời gian để tâm sự nhiều trên Diễn Đàn, chỉ ghé thăm cho vui.
Sẵn đây mình xin nhắc đến một người bạn thân cùng thời tập luyện thuở năm ấy để các bạn biết đến.
https://www.phunuonline.com.vn/roi-bo-ngoi-vo-dich-bong-ban-tro-thanh-bac-si-noi-tieng-a1400292.html

Em cũng tầm thời kỳ bác, thời đó đồ nghề + kỹ thuật còn hạn chế, bóng nhỏ nên ai giật được chiếm ưu thế lớn, hầu hết chỉ đánh 1 càng. Tuy nhiên gần đây bóng bàn đã thay đổi hoàn toàn, bóng to + cốt + mặt... thích ứng đủ các tiêu chí chơi, tầm D, E diễn đàn 2 càng như cỗ máy rồi. Bản thân giao bóng xưa kia thì thường dài + xoáy ngang (lên, xuống) là nhiều, ít biến hóa như bây giờ. Bây giờ nguyên tắc thò ra khỏi bàn là bị tấn công nên nhiều người tập những quả ngắn, chuội, xoáy ngược, đục, lỏng...
Vấn đề chủ thớt trình non nên chưa xử lý được thì cũng đúng, cần thời gian bay để kiểm chứng cách tiếp xúc của vợt vào bóng. Ví dụ đỡ bổng (thường là cắt) thì cần điều chỉnh tốc độ tiếp xúc bóng (chạm nhẹ bằng cách mềm cổ tay), hơi úp mặt xuống. Còn với tôi giao bóng như bạn nói mà trình T4 trở xuống hầu hết móc nhẹ bằng cổ tay - kiểu xoa nhẹ (cả trái và phải) có điểm rơi trên bàn, đối thủ sẽ bất ngờ. Khó nhất bây giờ là giao đục khi không biết được bóng lên hay xuống thì toàn đánh theo cảm giác (phán đoán theo đường bóng bay).
 
Last edited:

Namte

Binh Nhì
nghe trả lời vẫn thấy sai sao đó nhỉ, nếu banh nặng người ta có thể flick khó rất xoáy sang (đánh lưng bóng) thì với banh lỏng người ta có thể flick mất bóng luôn (đánh trên đầu bóng) chứ làm j có chuyện trả khó đc quả chặt mà lại trả dễ quả lỏng (trừ khi trình thấp k đọc được phát thì k nói)???
Hi, Khi trả lời trên cho bạn hoangday113, với trình độ của bạn ấy thì mình nghĩ ý kiến đưa ra trên sẽ phù hợp với lối chơi của bạn ấy. Nếu bạn hoangday113 muốn tìm hiểu thêm và kiểm chứng thì cơ hội càng tiến nhanh hơn.

Để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với bạn. Có 3 dạng banh: thật nặng, hơi nặng và lỏng. Flick BH hoặc FH đều tương tự nhưng BH hiện đại thịnh hành hơn vì dùng nhiều được cổ tay đánh được nhiều kiểu cách khác nhau.

Banh thật nặng khi Flick mặt vợt phải hơi đứng đánh xoáy hông/lưng banh từ dưới lên. Khi banh hơi nặng úp mặt vợt đánh xoáy giữa hông banh và banh lỏng úp mặt vợt nhiều hơn đánh ngang trên đầu bóng. Đây là căn bản bạn đồng ý?

Nếu bạn đánh được những quả flicks trên, bạn đã thấy những cú giao bóng thật ngắn và thấp lưới và thêm tí “back spin” chưa? Khi banh sang tuột “ngược” lại xuống lưới bạn nghĩ bạn vô kịp để flick không? Nếu bạn là VDV chuyên nghiệp thì xin cho mình bí quyết…hehe (giỡn với bạn 1 tí)

Đây là lối service tụi Tàu con hay dùng mà mình đã học lỏm được và thường dùng. Lâu lâu thay đổi với tí nặng, lỏng không backspin và thấy rất hữu dụng.
 

lion

Đại Tá
Em thấy có vẻ ae đang sa đà một chút, nên tập trung vào giúp bác chủ thớt giải toả với "quả giao bóng lỏng, ngắn, nảy thấp" và dường như bác chủ thớt chân hơi chậm hoặc phản xạ kém, giải pháp không hợp lý nên để bóng rúc lưới hoặc bềnh lên bị phang sấp mặt, còn nếu muốn đánh ngay thì khó.

Từ kinh nghiệm bản thân, em xin góp ý cho bác chủ thớt thế này:
- Người ta nói, bóng bàn là môn thể thao di chuyển chân, bước chân là linh hồn của bóng bàn, không phải tay to, người đẹp, giao bóng xoáy hay không xoáy. Vì vậy, bác nên tập thêm mấy động tác chân giúp phản xạ chân, di chuyển chân tốt hơn, bài tập trên Youtube có đầy, bác lên đó kiếm mấy bài đơn giản phù hợp mà tập nhé.
- Nếu bác hay bị giao bóng lỏng ngắn,nghĩa là đối phương thấy bác đứng xa bàn, hoặc vừa xa, vừa lệch bàn, họ chỉ cần đặt vào điểm xa nhất cho bác nhao vào và thường chỉ có thể sử dụng 1 động tác duy nhất là thò vợt xúc cứu bóng sang, lúc này thường chỉ có 2 kết quả: hoặc rúc lưới, hoặc bóng nhổng cao lên và họ chỉ cần nhắm mắt lại rồi quất cho bác một roi để đi nhặt bóng, nghĩa là bóng quá dễ để ai cũng có thể (bạt) kết thúc được. Để khắc phục lỗi này thì như em nói ở trên, bác phải tập chân cho nhanh, di chuyển cho đúng để kịp vào bóng (không bị trễ để bóng nảy qủa thứ 2 trên bàn), vào cho êm (không bị nhổng bóng lên cho đối phương bạt/giật kết thúc). Nếu ae thuận tay phải thì chân phải phải lia vào sâu gầm bàn, gần như phần đùi chạm mép bàn hoặc ống đồng chạm thanh sắt ngang giằng dưới gầm bàn thì mới có thể bắt kịp bóng. Tiếp theo là vị trí đứng đỡ giao bóng phải được điều chỉnh sao cho hợp lý (không quá sát bàn, không quá lệch và xa bàn). Sau cùng mới đến các kỹ năng đỡ giao bóng (cắt gò, hất thuận trái tay (flick)), giật...Một khi bị giao bóng lỏng ngắn nghĩa là đối phương đã phát hiện sơ hở của mình và muốn khai thác nhanh, vì vậy rất khó để trả giao bóng bằng kỹ thuật cao như hất (flick) vì sẽ không đủ thời gian để làm chuyện đó, nếu vào không đủ nhanh thì bóng chạm vợt sẽ rụng xuống bàn chứ không phải rúc lưới.
- Nếu bác bị giao bóng lỏng dài thì thường hay có 2 kết cục là, nếu cắt gò lại bóng sẽ bay ra ngoài (khiến bác không hiểu tại sao nó phát bóng như xoáy xuống mà mình cắt lại bị bung) hoặc nếu có sang thì bóng cũng lên cao, bị bạt, giật mất bóng, còn nếu bác xoay người giật thì khả năng bị tụt lưới nếu bóng vào không đủ ma sát, và nếu vào bóng quá dầy (vì nghĩ đó là xoáy xuống) thì bóng bị bung ra ngoài. Nói chung, tỉ lệ hỏng rất cao, có thể nói trên 65% là bị các lỗi trên. Để khắc phục lỗi này thì mình nhìn điểm rơi bóng bên bàn đối phương, nếu nó sát mép nghĩa là bóng sẽ trồi ra ngoài, sau đó tuỳ hướng bóng đến mà xác định đánh trả trái tay hay thuận tay. Nếu cảm thấy có thể giật thì ma sát vừa đủ sao cho bóng không cao, có điểm rơi đủ khó để không bị tấn công. Nếu cảm thấy buộc phải cắt trả lại thì phải hơi ghìm bóng xuống chút cho bóng không bị nhỏng lên và sẵn sàng chuẩn bị đỡ lại đòn tấn công, của đối phương thường là quả giật vì đối phương thấy mình cắt lại được, nếu bạt thì họ có thể bị rúc lưới. Nếu hay bị giao bóng lỏng dài vào bên trái thì nghĩa là kỹ thuật trái của mình yếu, vậy cần phải luyện thêm quả giật đờ mi (giật nhanh gọn, không phải giật kết thúc vì không đủ thời gian không gian thực hiện) trái đỡ giao bóng, mục đích là để bóng sang, hạn chế giật mình, hạn chế phải xoay người hay lùi ra sau để cắt lại.

Em không biết là nếu ae thuận tay trái hay dùng gai thì đối phó thế nào, vậy ae còn có phương án nào thì chia sẻ nhé, không chỉ bác chủ thớt mà có lẽ rất nhiều ae phong trào đều bị mắc lỗi này!
 

Tuyen Chien

Trung Sỹ
Đúng như bác Lion nói. Em người ngắn nên toàn bị đối phương giao bóng lỏng ngắn phía xa tay mình, gần lưới. Nếu thủ ở vị trí thông thường là đứng ở góc trái của bàn, thì khi đối phương giao bỏ nhỏ lỏng ở sát lưới bên phải thì hầu hết toàn phải nhoài người vào với tay. Khi đó thì 1 là không đủ góc gập tay để flick, mà 2 là vừa chạm vợt vào thì bóng lại nhổng lên cao và ăn vả ngay. Em toàn phải đứng ở gần giữa bàn để với cho kịp. Mà đứng giữa thì lại hay bị dính mấy quả tomahawk vào góc trái, dính mấy quả đục chọi nhanh thì chỉ có kê bóng sang và vào thế phòng thủ nhìn đối phương đập bóng thôi. Đúng là đỡ giao bóng muôn đời, đủ mọi trình độ vẫn là bài toán khó nhất :rolleyes:
 

Tuyen Chien

Trung Sỹ
Tiện đây bác nào có kinh nghiệm chỉ em cách đối phó với các đối thủ giao xoáy ngang tốc độ nhanh ( Tomahawk), đục, chọi, bóng đi rất sát lưới vào 2 bên góc trái hoặc phải với. Em hay giật mình và chỉ có đưa vợt vào kê lại. Đối phương đã chờ sẵn để thi triển giật bóng hoặc bạt bóng xoáy lên. Rất khó phòng thủ khi bị đối phương tấn công.
 

hoangday113

Thượng Sỹ
Tiện đây bác nào có kinh nghiệm chỉ em cách đối phó với các đối thủ giao xoáy ngang tốc độ nhanh ( Tomahawk), đục, chọi, bóng đi rất sát lưới vào 2 bên góc trái hoặc phải với. Em hay giật mình và chỉ có đưa vợt vào kê lại. Đối phương đã chờ sẵn để thi triển giật bóng hoặc bạt bóng xoáy lên. Rất khó phòng thủ khi bị đối phương tấn công.
Nếu người ta chỉ giao đc 2 quả đấy thì cứ luyện moi móc xoáy bác ạ.
Còn 1 kiểu tay giao vài điểm rơi thả ngắn thả dài thì thui nhá :)
 

lion

Đại Tá
Tiện đây bác nào có kinh nghiệm chỉ em cách đối phó với các đối thủ giao xoáy ngang tốc độ nhanh ( Tomahawk), đục, chọi, bóng đi rất sát lưới vào 2 bên góc trái hoặc phải với. Em hay giật mình và chỉ có đưa vợt vào kê lại. Đối phương đã chờ sẵn để thi triển giật bóng hoặc bạt bóng xoáy lên. Rất khó phòng thủ khi bị đối phương tấn công.
Hiện nay trình độ bóng bàn phong trào cũng đã hơn trước, ae cũng trải nghiệm nhiều nên ít khi ăn được giao bóng xoáy ngang, thường ghép xoáy ngang với lên hoặc xuống thành ngang lên, ngang xuống. Nếu là bóng xoáy ngang thuần túy thì giải pháp khá dễ dàng. Để rõ ràng hơn bác tham khảo hướng dẫn của VĐV Hoàng Chốp trong clip này nhé. Mình thấy video clip hướng dẫn kỹ thuật của VĐV Hoàng Chốp rất dễ hiểu, dễ học theo.
 

Tuyen Chien

Trung Sỹ
Hiện nay trình độ bóng bàn phong trào cũng đã hơn trước, ae cũng trải nghiệm nhiều nên ít khi ăn được giao bóng xoáy ngang, thường ghép xoáy ngang với lên hoặc xuống thành ngang lên, ngang xuống. Nếu là bóng xoáy ngang thuần túy thì giải pháp khá dễ dàng. Để rõ ràng hơn bác tham khảo hướng dẫn của VĐV Hoàng Chốp trong clip này nhé. Mình thấy video clip hướng dẫn kỹ thuật của VĐV Hoàng Chốp rất dễ hiểu, dễ học theo.
Vấn đề là giao bóng tốc độ cao ấy bác, chứ xoáy ngang mà bóng đi chậm chậm thì chỉ việc gò lại theo hướng tiếp xúc bóng là được. Xoáy ngang nhưng bóng đi rất nhanh, tốc độ cao, đưa vợt vào là bung hoặc rúc lưới liền. Nhiều ông giao bóng mặt trái, kéo nhị từ bên trái sang phải, bóng đi rất nhanh, sát lưới, không biết xoáy ngang lên hay xuống. Giật lại thì rất khó chưa đủ trình mà gò lại thì bung vì bóng bay rất nhanh.
 

M.Hoang

Đại Tá
Hiện nay trình độ bóng bàn phong trào cũng đã hơn trước, ae cũng trải nghiệm nhiều nên ít khi ăn được giao bóng xoáy ngang, thường ghép xoáy ngang với lên hoặc xuống thành ngang lên, ngang xuống. Nếu là bóng xoáy ngang thuần túy thì giải pháp khá dễ dàng. Để rõ ràng hơn bác tham khảo hướng dẫn của VĐV Hoàng Chốp trong clip này nhé. Mình thấy video clip hướng dẫn kỹ thuật của VĐV Hoàng Chốp rất dễ hiểu, dễ học theo.
hoàng chốp nhiều bài hướng dẫn hay và dễ hiểu. Học được hết bài trong series này thì ngon =))
 

Bình luận từ Facebook

Top