XIn hỏi về độ bền mặt vợt

Trainee

Đại Tá
Kỹ thuật cơ bản, nhất là mới tập hình thành từ cốt mút rất nhiều.
Mấy bác mất công cho con đi tập mà dùng đồ tèm nhem, lãng phí thời gian của con đi, mấy lý cafe, két bia, ...
 

lion

Đại Tá
Kỹ thuật cơ bản, nhất là mới tập hình thành từ cốt mút rất nhiều.
Mấy bác mất công cho con đi tập mà dùng đồ tèm nhem, lãng phí thời gian của con đi, mấy lý cafe, két bia, ...
Club em chơi có anh nhiều tiền sắm cho con 2 cây super (ALC, ZLC) với 2 mặt đều là Dignics, nó dùng 2 tuần thì bỏ hết, chuyển sang dùng Viscaria với 2 mặt Rakza 7 rồi tập đều từ đó.
 

Trainee

Đại Tá
Club em chơi có anh nhiều tiền sắm cho con 2 cây super (ALC, ZLC) với 2 mặt đều là Dignics, nó dùng 2 tuần thì bỏ hết, chuyển sang dùng Viscaria với 2 mặt Rakza 7 rồi tập đều từ đó.
Không phải nhiều tiền là tiêu chuẩn anh!
Nhưng chắc chắn Mark V 10 năm thì …
Nó là hợp lý đúng đắn, có quan tâm, hiểu biết!
 

tuannguyen97

Trung Sỹ
Không chỉ ae bóng bàn Việt Nam, nhiều ae bóng bàn thế giới cũng hay hỏi về vấn đề này. Em xin phép đưa một số nhận định, ae tham khảo nhé. Thùng gạo, chai nước, hết nghĩa là hết phải mua bao gạo khác, phải mua chai nước khác hoặc đổ thêm vào. Còn mút dán trên vợt không mất đi, nó còn đó, nhưng tính năng thì giảm xuống và ae thắc mắc là khi nào thì coi là cũ, khi nào cần phải thay mút mới, đó là vấn đề!

Nếu nói về "độ bền mặt vợt" trong điều kiện tiêu chuẩn, tức là không bị va đập, xé, rạch, bôi bẩn, đốt cháy (vậy mà vẫn có bác cố tình bôi bẩn, đốt cháy mặt vợt cho nó độc dị đấy nhé) bởi tác động ngoài bóng bàn thì nên quy nó về tiêu chí đánh giá "tính năng suy giảm". Rất khó để định nghĩa từ này bởi nó là tính từ, không phải định lượng, và việc coi mặt vợt cũ hay giảm tính năng lại phụ thuộc vào cảm giác, độ chấp nhận của người sử dụng, mà cái này thì không ai giống ai nên nếu dùng tiêu chí này đánh giá thì rõ ràng không có cái gì là chuẩn hết!

Việc mút vợt bị giảm tính năng phụ thuộc nhiều yếu tố như số lần bóc ra dán lại, loại keo (sữa, tăng lực, có bác dán bằng keo vá săm xe), số lần phết keo (người thì 1 lớp, người làm 2, 3 lớp), kiểu chơi (cắt, bạt, giật, lai tạp), cường độ chơi, thời tiết chơi (miền Bắc rõ rệt nhất bởi 4 mùa rõ rệt độ khô ráo, nhiệt độ, độ ẩm hoàn toàn khác nhau), mức độ chăm sóc mặt vợt (có bác thì để bẩn thỉu đen sì, có bác cẩn thận xịt bọt lau cẩn thận rồi dán phim bảo vệ, có bác hà hơi xoa vào đít cái rồi cất đi, có bác rửa bằng các loại dung dịch mà họ nghĩ là sẽ vệ sinh sạch...). Bản thân các hãng cũng khó đưa ra tiêu chí này, họ chỉ đưa ra tiêu chí thời gian bảo hành tức là sau bao lâu đó ở trạng thái để nguyên không sử dụng thì cao su không bị thoái hoá, cái mút vẫn là cái mút dùng được với thông số kỹ thuật ban đầu. Các tiêu chí này của các hãng cũng khác nhau. Vì vậy, nếu muốn nói đến số liệu thì phải theo từng hãng, và mỗi loại mặt vợt chắc chắn phải có số liệu khác nhau, thước đo khác nhau. Tuy nhiên, dù hãng có dữ liệu chi tiết như vậy nhưng đó cũng là điều kiện tiêu chuẩn, hoàn toàn khác với điều kiện thực tế của người chơi. Vì vậy rất khó để đưa ra một hệ quy chiếu chuẩn!

Nói gì thì nói, cũng phải có tí ti để ae biết mà dựa vào để xác định khi nào tính năng của mút vợt giảm xuống, giảm xuống không có nghĩa là cần phải thay ae nhé. Dưới đây là một số nhận định tuỳ theo mấy loại mút thường được người chơi sử dụng, ae tham khảo nhé:

1. Mút thường: Hay còn gọi là mút truyền thống, kiểu như Yasaka MarkV, Rakza 7...chẳng hạn. Loại mặt vợt này được thiết kế cho ae phong trào chơi là chính, đủ các tính năng, hài hoà, dễ chơi, dễ kiểm soát. Theo ae Nhật Bản thì khi nào thấy mặt vợt có những sọc nhạt màu nổi lên, vị trí hay tiếp xúc bóng mỏng, nhẵn bóng, cảm giác trơn và ít ma sát hơn viền thì khi đó là tính năng mút đã giảm rõ rệt, nên thay mút mới. Loại mút này nếu chơi đều hàng ngày tầm 2-3 tiếng thì sau 3-4 tháng thay là vừa đẹp.

2. Mút tension: Hay còn gọi là dòng mút thế hệ mới, đại diện là Tenegy của Butterfly (em không biết tên mặt vợt tương tự của các hãng khác, các bác tự tìm hiểu nhé). Về cơ bản tiêu chí để xác định tính năng giảm cũng tương tự như dòng mút thường, tuy nhiên đây là dòng mút thiết kế cho tốc độ cao hơn, bám xoáy hơn, vì vậy cần phải thêm 2 tiêu chí này để đánh giá về độ suy giảm tính năng của mút vợt. Loại mút này nếu chơi đều hàng ngày tầm 2-3 tiếng thì sau 2-3 tháng thay là vừa đẹp.

3. Mút bám dính: Hay ae còn gọi là kiểu mút Tàu, sau này các hãng Nhật, Đức làm ra các dòng mút có độ bám dính tương tự nhưng dùng lót thiết kế nảy hơn, tốc độ mặt vợt vẫn nhanh hơn mút Tàu như Dignics, Rakza Z...và được nhiều người chơi chấp nhận. Điều dễ nhận thấy nhất về tính năng của loại mút này là khả năng bám dính (bóng) và độ xoáy. Khi nào thấy khả năng bám dính giảm, đánh bóng thấy ít xoáy hay có xoáy nhưng không như khi mới dùng thì có thể phán đoán là mút vợt đã bị giảm tính năng. Do mặt vợt được thiết kế phục vụ nhu cầu đánh xoáy của ae nên nó không cần quan tâm đến các yếu tố sức căng, độ nảy (tốc độ), vì thế loại mặt vợt này thường bền hơn 1.5 đến 2, 3 lần so với dòng mút thường và tension. Loại mút này nếu chơi đều hàng ngày tầm 2-3 tiếng thì sau 6~ tháng thay là vừa đẹp.

4. Mút gai: Em không dùng gai, biết có mấy loại gai dài (thủ), gai trung, gai công nhưng thôi gộp lại cùng nhau nói cho dễ, có gì các bác thông cảm nhé. Điều dễ thấy nhất để xác định tính năng của mút giảm hay chưa là độ mài mòn của đầu gai, hay còn gọi là chiều cao của gai so với lúc mới mua về dán vào, hoặc có thể xem số gai bị gãy, rụng nhiều hay ít để xác định nên thay hay chưa. Bác nào vừa để gai rậm rạp, vừa cạo lỗ chỗ thì em thua :)). Loại mút này nếu chơi đều hàng ngày tầm 2-3 tiếng thì sau 4-5 tháng thay là vừa đẹp.
Thanks
 

Bình luận từ Facebook

Top