Thắc mắc không biết hỏi ai.

Luong Pham

Đại Uý
Chào các bác,
Lâu nay em có một thắc mắc mà không tìm được giải đáp. Nhờ các bác giúp em:
Mối liên hệ giữa tốc độ vợt trong cú giật và vận tốc dài của điểm nằm trên đường xích đạo của quả bóng xoáy (Gọi tạm là độ xoáy)
Em xin diễn đạt nôm na thế này: Khi ta thực hiện một cú giật, giả sử vận tốc tức thời của vợt ở thời điểm tiếp bóng là 100km/h thì vận tốc của điểm xoáy nhất trên quả bóng là khoảng bao nhiêu km/h(Tạm thời không bắt bẻ chuyện tiếp bóng dày, mỏng. Các bác hãy liên hệ với sự tiếp xúc của cú giật mà mình cho là hoàn hảo). Câu hỏi tương tự khi giật với bóng xoáy lên, xuống, chuội. Liệu có sự tăng/giảm/giữ nguyên vận tốc vợt so với vận tốc của điểm xoáy nhất trên bóng? Liệu đã có số liệu nghiên cứu hay đo đạc nào chính thống về vấn đề này hay chưa? Em chỉ thấy có số liệu đo tốc độ bay của quả bóng trong trận (thường là xấp xỉ 75 km/h).
 

truongpc

Trung Uý
Chào các bác,
Lâu nay em có một thắc mắc mà không tìm được giải đáp. Nhờ các bác giúp em:
Mối liên hệ giữa tốc độ vợt trong cú giật và vận tốc dài của điểm nằm trên đường xích đạo của quả bóng xoáy (Gọi tạm là độ xoáy)
Em xin diễn đạt nôm na thế này: Khi ta thực hiện một cú giật, giả sử vận tốc tức thời của vợt ở thời điểm tiếp bóng là 100km/h thì vận tốc của điểm xoáy nhất trên quả bóng là khoảng bao nhiêu km/h(Tạm thời không bắt bẻ chuyện tiếp bóng dày, mỏng. Các bác hãy liên hệ với sự tiếp xúc của cú giật mà mình cho là hoàn hảo). Câu hỏi tương tự khi giật với bóng xoáy lên, xuống, chuội. Liệu có sự tăng/giảm/giữ nguyên vận tốc vợt so với vận tốc của điểm xoáy nhất trên bóng? Liệu đã có số liệu nghiên cứu hay đo đạc nào chính thống về vấn đề này hay chưa? Em chỉ thấy có số liệu đo tốc độ bay của quả bóng trong trận (thường là xấp xỉ 75 km/h).

Chào bạn. Có vẻ như bạn rất khá môn vật lý cơ học đại cương và bạn đang muốn áp dụng vào bóng bàn. Qua cách hỏi của bạn tôi xin đoán trình đánh của bạn đang ở phong trào (F). Bạn đừng quá máy móc, kể cả bạn hiểu thì bóng bàn và thể thao bói chung đều dựa vào năng khiếu và cảm nhận từng người.
Quay trở lại câu hỏi của bạn "mối liên hệ giữa vận tốc vợt và vận tốc điểm trên đường xích đạo quả bóng (độ xoáy): theo định luật bảo toàn năng lượng, rõ ràng là vận tốc lớn nhất của quả bóng không thể bằng tốc độ vợt khi tiếp xúc bóng. Rất đơn giản, quả bóng hình cầu, khi tác dụng lực vào bóng thì lực này biến thành: lực hướng tâm (đẩy quả bóng đi), lực tiếp tuyến (tạo xoáy) và một chút lực ngoài. Vấn đề ở đây chính là người ta hơn nhau ở chỗ cảm nhận được độ lớn của các lực này như nào để đưa ra phương, hướng, lực tác dụng quả bóng như nào thôi.
Thân, có gì ko phải xin lượng thứ
 

lion

Đại Tá
Không hiểu vận tốc tức thời tại thời điểm tiếp xúc bóng lên đến 100Km/h thì vợt của bác có thành đĩa bay không nữa, em thì cho rằng tay bác tập cả đời cũng không thể đạt được vận tốc như vậy, càng không thể chạm bóng giật lại nếu bóng bay sang bàn bác với tốc độ đó (Ma Long, Fan ZhenDong trong tình huống cực kỳ thuận tay cũng chưa lên nổi 90Km/h đâu ạ).

Tốt nhất là bác nên dẹp mớ lý thuyết sách vở đi, bóng bàn cần tập từ cơ bản, cảm nhận, tiến bộ dần dần, khi nào bác giật đều tầm 10 trái 1 lần kê chặn thì bác sẽ cảm nhận được thôi ạ.
 

Luong Pham

Đại Uý
Chào bạn. Có vẻ như bạn rất khá môn vật lý cơ học đại cương và bạn đang muốn áp dụng vào bóng bàn. Qua cách hỏi của bạn tôi xin đoán trình đánh của bạn đang ở phong trào (F). Bạn đừng quá máy móc, kể cả bạn hiểu thì bóng bàn và thể thao bói chung đều dựa vào năng khiếu và cảm nhận từng người.
Quay trở lại câu hỏi của bạn "mối liên hệ giữa vận tốc vợt và vận tốc điểm trên đường xích đạo quả bóng (độ xoáy): theo định luật bảo toàn năng lượng, rõ ràng là vận tốc lớn nhất của quả bóng không thể bằng tốc độ vợt khi tiếp xúc bóng. Rất đơn giản, quả bóng hình cầu, khi tác dụng lực vào bóng thì lực này biến thành: lực hướng tâm (đẩy quả bóng đi), lực tiếp tuyến (tạo xoáy) và một chút lực ngoài. Vấn đề ở đây chính là người ta hơn nhau ở chỗ cảm nhận được độ lớn của các lực này như nào để đưa ra phương, hướng, lực tác dụng quả bóng như nào thôi.
Thân, có gì ko phải xin lượng thứ
Bác nói quả thật không sai chỗ nào. Đúng là quan trọng ở cái phương hướng vợt. Tuy nhiên vì cái mặt vợt nó có tính nén và nẩy "tưng" ra nên nó cũng khá giống cái lò xo. Nếu với bóng xoáy xuống/không xoáy thì đúng là độ xoáy không thể bằng tốc độ vung vợt (do tiêu hao năng lượng, lực hướng tâm...) Nhưng nếu với bóng xoáy lên? Lúc đó độ xoáy của bóng sẽ phải bằng Độ xoáy đến + tốc độ vung vợt - Năng lượng tiêu hao
Kết quả là: Bóng ra ngoài bàn. Phải không nhỉ?
Em vẫn hóng xem có bác nào thạo tiếng Tây, Tàu tìm xem có kết quả thực nghiệm đo đạc bằng các phương tiện hiện đại hay không.
Thank bác!
 

Luong Pham

Đại Uý
Không hiểu vận tốc tức thời tại thời điểm tiếp xúc bóng lên đến 100Km/h thì vợt của bác có thành đĩa bay không nữa, em thì cho rằng tay bác tập cả đời cũng không thể đạt được vận tốc như vậy, càng không thể chạm bóng giật lại nếu bóng bay sang bàn bác với tốc độ đó (Ma Long, Fan ZhenDong trong tình huống cực kỳ thuận tay cũng chưa lên nổi 90Km/h đâu ạ).

Tốt nhất là bác nên dẹp mớ lý thuyết sách vở đi, bóng bàn cần tập từ cơ bản, cảm nhận, tiến bộ dần dần, khi nào bác giật đều tầm 10 trái 1 lần kê chặn thì bác sẽ cảm nhận được thôi ạ.
Bác cứ nói thế nào ấy chứ, bọn Malong nó có thể giật quả bóng lên đến gần 80km/h thì tốc độ tay của nó có thể phải vượt qua cả 100km đấy! Em nói thế là vì khi giật, phương tiếp xúc của vợt với bóng không phải là xuyên tâm. Va chạm giữa vợt với bóng không phải là va chạm đàn hồi xuyên tâm. Mặt Tàu tiêu hao lực nhiều cộng thêm vào đó là khối lượng quả bóng nhỏ nên lực cản không khí rất lớn sinh nhiệt làm giảm tốc độ bóng đáng kể...
Còn em cũng tự tin là tốc độ tay giật lúc tiếp xúc bóng có thể không bằng Malong nhưng 100km thì không có gì là ghê gớm cả.
 

Son_ct

Đại Uý
Chào các bác,
Lâu nay em có một thắc mắc mà không tìm được giải đáp. Nhờ các bác giúp em:
Mối liên hệ giữa tốc độ vợt trong cú giật và vận tốc dài của điểm nằm trên đường xích đạo của quả bóng xoáy (Gọi tạm là độ xoáy)
Em xin diễn đạt nôm na thế này: Khi ta thực hiện một cú giật, giả sử vận tốc tức thời của vợt ở thời điểm tiếp bóng là 100km/h thì vận tốc của điểm xoáy nhất trên quả bóng là khoảng bao nhiêu km/h(Tạm thời không bắt bẻ chuyện tiếp bóng dày, mỏng. Các bác hãy liên hệ với sự tiếp xúc của cú giật mà mình cho là hoàn hảo). Câu hỏi tương tự khi giật với bóng xoáy lên, xuống, chuội. Liệu có sự tăng/giảm/giữ nguyên vận tốc vợt so với vận tốc của điểm xoáy nhất trên bóng? Liệu đã có số liệu nghiên cứu hay đo đạc nào chính thống về vấn đề này hay chưa? Em chỉ thấy có số liệu đo tốc độ bay của quả bóng trong trận (thường là xấp xỉ 75 km/h).
Bác cần phải làm 1 công trình nghiên cứu thật sự để giải quyết câu hỏi này :confused: bác mới chỉ nêu lên ý tưởng, chứ để nghiên cứu thì cần phải có các điều kiện giả thiết về bóng, mút, cốt, độ xoáy bóng đến, góc tiếp xúc bóng, hướng đánh bóng, vận tốc đánh bóng, lực cản không khí...chưa kể đến việc bác phải hiểu rõ tính chất làm việc của bóng, cốt, mút (cái này chỉ có hãng sản xuất hiểu rõ nhất). Thế nên em nghĩ trừ khi bác định làm tiến sỹ bóng bàn thì mới có thể trả lời câu hỏi này :p Còn nếu không thì cứ như bác @lion nói thôi, tập cơ bản và cảm nhận :D
 

Đức_ko_Cắt

Thượng Sỹ
Bác cứ nói thế nào ấy chứ, bọn Malong nó có thể giật quả bóng lên đến gần 80km/h thì tốc độ tay của nó có thể phải vượt qua cả 100km đấy! Em nói thế là vì khi giật, phương tiếp xúc của vợt với bóng không phải là xuyên tâm. Va chạm giữa vợt với bóng không phải là va chạm đàn hồi xuyên tâm. Mặt Tàu tiêu hao lực nhiều cộng thêm vào đó là khối lượng quả bóng nhỏ nên lực cản không khí rất lớn sinh nhiệt làm giảm tốc độ bóng đáng kể...
Còn em cũng tự tin là tốc độ tay giật lúc tiếp xúc bóng có thể không bằng Malong nhưng 100km thì không có gì là ghê gớm cả.

tôi nói như này nhé:

bác lao vào cái xe lu với vận tốc >100km/h
tôi hỏi bác cái xe lu nó sẽ bay đi với vận tốc bao nhiêu hay nó vẫn đứng yên?

vậy thì 2 cái vận tốc bóng đi và vận tốc vợt liên quan đến nhau như nào?

CHỈ NÊN QUAN TÂM VÀ NHỚ 1 ĐIỀU LÀ LỰC MẠNH THÌ BÓNG SẼ NHANH THÔI.
VẬT LÝ CHỈ CẦN ÁP DỤNG NHƯ THẾ
 

Luong Pham

Đại Uý
Bác cần phải làm 1 công trình nghiên cứu thật sự để giải quyết câu hỏi này :confused: bác mới chỉ nêu lên ý tưởng, chứ để nghiên cứu thì cần phải có các điều kiện giả thiết về bóng, mút, cốt, độ xoáy bóng đến, góc tiếp xúc bóng, hướng đánh bóng, vận tốc đánh bóng, lực cản không khí...chưa kể đến việc bác phải hiểu rõ tính chất làm việc của bóng, cốt, mút (cái này chỉ có hãng sản xuất hiểu rõ nhất). Thế nên em nghĩ trừ khi bác định làm tiến sỹ bóng bàn thì mới có thể trả lời câu hỏi này :p Còn nếu không thì cứ như bác @lion nói thôi, tập cơ bản và cảm nhận :D
Em thì cũng chỉ nêu ra để xem cảm nhận của mọi người thế nào, rồi sau đó tự rút ra cho mình được cái gì thì được. Còn để phân tích sâu thì chắc là khó lắm
tôi nói như này nhé:

bác lao vào cái xe lu với vận tốc >100km/h
tôi hỏi bác cái xe lu nó sẽ bay đi với vận tốc bao nhiêu hay nó vẫn đứng yên?

vậy thì 2 cái vận tốc bóng đi và vận tốc vợt liên quan đến nhau như nào?

CHỈ NÊN QUAN TÂM VÀ NHỚ 1 ĐIỀU LÀ LỰC MẠNH THÌ BÓNG SẼ NHANH THÔI.
VẬT LÝ CHỈ CẦN ÁP DỤNG NHƯ THẾ
Chết sặc với ví dụ!
 

Trainee

Đại Tá
tôi nói như này nhé:

bác lao vào cái xe lu với vận tốc >100km/h
tôi hỏi bác cái xe lu nó sẽ bay đi với vận tốc bao nhiêu hay nó vẫn đứng yên?

vậy thì 2 cái vận tốc bóng đi và vận tốc vợt liên quan đến nhau như nào?

CHỈ NÊN QUAN TÂM VÀ NHỚ 1 ĐIỀU LÀ LỰC MẠNH THÌ BÓNG SẼ NHANH THÔI.
VẬT LÝ CHỈ CẦN ÁP DỤNG NHƯ THẾ
Chưa chắc lực mạnh bóng đã nhanh, lực mạnh mà tay đi chậm thì bóng cũng không nhanh được.
 

LikeTT

Đại Uý
Chào các bác,
Lâu nay em có một thắc mắc mà không tìm được giải đáp. Nhờ các bác giúp em:
Mối liên hệ giữa tốc độ vợt trong cú giật và vận tốc dài của điểm nằm trên đường xích đạo của quả bóng xoáy (Gọi tạm là độ xoáy)
Em xin diễn đạt nôm na thế này: Khi ta thực hiện một cú giật, giả sử vận tốc tức thời của vợt ở thời điểm tiếp bóng là 100km/h thì vận tốc của điểm xoáy nhất trên quả bóng là khoảng bao nhiêu km/h(Tạm thời không bắt bẻ chuyện tiếp bóng dày, mỏng. Các bác hãy liên hệ với sự tiếp xúc của cú giật mà mình cho là hoàn hảo). Câu hỏi tương tự khi giật với bóng xoáy lên, xuống, chuội. Liệu có sự tăng/giảm/giữ nguyên vận tốc vợt so với vận tốc của điểm xoáy nhất trên bóng? Liệu đã có số liệu nghiên cứu hay đo đạc nào chính thống về vấn đề này hay chưa? Em chỉ thấy có số liệu đo tốc độ bay của quả bóng trong trận (thường là xấp xỉ 75 km/h).
Tui thì thắc mắc k biết B đặt câu hỏi này để làm gì ?
 

truongpc

Trung Uý
Bác cứ nói thế nào ấy chứ, bọn Malong nó có thể giật quả bóng lên đến gần 80km/h thì tốc độ tay của nó có thể phải vượt qua cả 100km đấy! Em nói thế là vì khi giật, phương tiếp xúc của vợt với bóng không phải là xuyên tâm. Va chạm giữa vợt với bóng không phải là va chạm đàn hồi xuyên tâm. Mặt Tàu tiêu hao lực nhiều cộng thêm vào đó là khối lượng quả bóng nhỏ nên lực cản không khí rất lớn sinh nhiệt làm giảm tốc độ bóng đáng kể...
Còn em cũng tự tin là tốc độ tay giật lúc tiếp xúc bóng có thể không bằng Malong nhưng 100km thì không có gì là ghê gớm cả.
Để tôi định nghĩa lại cho bạn Luong Pham biết về các loại va chạm nhé: Có 2 loại va chạm: 1 là va chạm mềm (là loại sau va chạm các vật có cùng vận tốc); 2 là va chạm đàn hồi xuyên tâm (sau va chạm các vật sẽ có vận tốc khác nhau). Như vậy khi ta đánh bóng chính là va chạm đàn hồi xuyên tâm (bạn lại nói là không phải).
 

Luong Pham

Đại Uý
Để tôi định nghĩa lại cho bạn Luong Pham biết về các loại va chạm nhé: Có 2 loại va chạm: 1 là va chạm mềm (là loại sau va chạm các vật có cùng vận tốc); 2 là va chạm đàn hồi xuyên tâm (sau va chạm các vật sẽ có vận tốc khác nhau). Như vậy khi ta đánh bóng chính là va chạm đàn hồi xuyên tâm (bạn lại nói là không phải).
Theo như kiến thức vật lý 5 phẩy của em thì va chạm đàn hồi xuyên tâm chỉ xảy ra với các vật rất cứng, động năng bảo toàn trước và sau va chạm. Tức là cứng đến độ hầu như không phát sinh ma sát làm động năng bị biến thành nhiệt năng. Ví dụ: 2 viên bi-a, hoặc 2 viên bi sắt đập nhau. Nếu viên bi sắt đập vào viên bi đất dẻo rồi dính nhau thì là va chạm mềm.
 

Luong Pham

Đại Uý
Tui thì thắc mắc k biết B đặt câu hỏi này để làm gì ?
Hằng ngày em vẫn đánh bóng, vẫn gặp bóng xoáy lên, xuống, nặng nhẹ các kiểu. Với mỗi kiểu xoáy có nhiều phương án đánh trả. Có khi dùng tốc độ vợt, có khi dùng góc mở của vợt.
Trong đầu chợt nghĩ đến mối liên hệ tốc độ vung vợt và độ xoáy, nên em hỏi để xem mọi người cảm nhận ra sao. VD: Nếu đoán được tốc độ vung vợt khi đối phương gò bóng nặng --> Đoán được tốc độ xoáy của đường xích đạo --> Đưa ra phương án phối hợp về tốc độ vung vợt khi giật + góc vợt khi tiếp bóng để làm sao bóng sang tốt. Nếu đánh vào đường xích đạo thì sao? Nếu tránh đường xích đạo thì đánh thế nào? Vừa đánh vừa suy nghĩ thôi. :)
 

LikeTT

Đại Uý
Hằng ngày em vẫn đánh bóng, vẫn gặp bóng xoáy lên, xuống, nặng nhẹ các kiểu. Với mỗi kiểu xoáy có nhiều phương án đánh trả. Có khi dùng tốc độ vợt, có khi dùng góc mở của vợt.
Trong đầu chợt nghĩ đến mối liên hệ tốc độ vung vợt và độ xoáy, nên em hỏi để xem mọi người cảm nhận ra sao. VD: Nếu đoán được tốc độ vung vợt khi đối phương gò bóng nặng --> Đoán được tốc độ xoáy của đường xích đạo --> Đưa ra phương án phối hợp về tốc độ vung vợt khi giật + góc vợt khi tiếp bóng để làm sao bóng sang tốt. Nếu đánh vào đường xích đạo thì sao? Nếu tránh đường xích đạo thì đánh thế nào? Vừa đánh vừa suy nghĩ thôi. :)
Những thắc mắc của B miên man mênh mông ... khó đỡ quá.
M nghĩ B nên tạm gác những thắc mắc này , tập trung vào luyện tập cơ bản (động tác và cách phát lực) thì tốt hơn.
 

lion

Đại Tá
Hằng ngày em vẫn đánh bóng, vẫn gặp bóng xoáy lên, xuống, nặng nhẹ các kiểu. Với mỗi kiểu xoáy có nhiều phương án đánh trả. Có khi dùng tốc độ vợt, có khi dùng góc mở của vợt.
Trong đầu chợt nghĩ đến mối liên hệ tốc độ vung vợt và độ xoáy, nên em hỏi để xem mọi người cảm nhận ra sao. VD: Nếu đoán được tốc độ vung vợt khi đối phương gò bóng nặng --> Đoán được tốc độ xoáy của đường xích đạo --> Đưa ra phương án phối hợp về tốc độ vung vợt khi giật + góc vợt khi tiếp bóng để làm sao bóng sang tốt. Nếu đánh vào đường xích đạo thì sao? Nếu tránh đường xích đạo thì đánh thế nào? Vừa đánh vừa suy nghĩ thôi. :)

Về lý thuyết thì như vậy, nhưng em tự hỏi có cần thiết phải biết thông số bao nhiêu km/h không, ví dụ cho rằng tốc độ vung tay là 100km/h, nhưng vào bóng 5km/h thì bác sẽ dùng động tác gì, tốc độ bao nhiêu, xung lực bao nhiêu, chạm bóng ở điểm nào, vị trí nào, lực áp vào bao nhiêu Newton...để trả??? Em có thể đảm bảo bác sẽ không bao giờ có đủ thời gian và khả năng đưa ra được đầy đủ phán đoán cũng như khả năng đưa ra quyết định đúng nếu áp dụng mớ lý thuyết đó.

Có điều em có thể chắc chắn là nếu tập cẩn thận, sẽ cảm nhận được đối phương gò nặng hay nhẹ, sẽ tự biết cách đỡ, công ra sao cho vào bàn và hiệu quả. Bóng bàn là môn thể thao cảm giác, cho nên cần phải tập như một môn thể thao và phải trải nghiệm nhiều để tăng cảm giác và nhận thức đối với trái bóng bác ạ.
 

LikeTT

Đại Uý
Hằng ngày em vẫn đánh bóng, vẫn gặp bóng xoáy lên, xuống, nặng nhẹ các kiểu. Với mỗi kiểu xoáy có nhiều phương án đánh trả. Có khi dùng tốc độ vợt, có khi dùng góc mở của vợt.
Trong đầu chợt nghĩ đến mối liên hệ tốc độ vung vợt và độ xoáy, nên em hỏi để xem mọi người cảm nhận ra sao. VD: Nếu đoán được tốc độ vung vợt khi đối phương gò bóng nặng --> Đoán được tốc độ xoáy của đường xích đạo --> Đưa ra phương án phối hợp về tốc độ vung vợt khi giật + góc vợt khi tiếp bóng để làm sao bóng sang tốt. Nếu đánh vào đường xích đạo thì sao? Nếu tránh đường xích đạo thì đánh thế nào? Vừa đánh vừa suy nghĩ thôi. :)
Muốn phán đoán để có biện pháp ứng phó hợp lý thì phải nhiều kinh nghiệm và tùy từng đối thủ cụ thể. B xem video này xem ZhangJK có phán đoán và xử lý ngay được k khi gặp dơ lạ :

VĐ này :
"
Đưa ra phương án phối hợp về tốc độ vung vợt khi giật + góc vợt khi tiếp bóng để làm sao bóng sang tốt. Nếu đánh vào đường xích đạo thì sao? Nếu tránh đường xích đạo thì đánh thế nào?

"
tui cũng đang muốn diễn giải theo cách của tui nhưng chưa làm được.
Trên này có nhiều kiểu lắm , chẳng ai giống ai.
 
Last edited:

Luong Pham

Đại Uý
Về lý thuyết thì như vậy, nhưng em tự hỏi có cần thiết phải biết thông số bao nhiêu km/h không, ví dụ cho rằng tốc độ vung tay là 100km/h, nhưng vào bóng 5km/h thì bác sẽ dùng động tác gì, tốc độ bao nhiêu, xung lực bao nhiêu, chạm bóng ở điểm nào, vị trí nào, lực áp vào bao nhiêu Newton...để trả??? Em có thể đảm bảo bác sẽ không bao giờ có đủ thời gian và khả năng đưa ra được đầy đủ phán đoán cũng như khả năng đưa ra quyết định đúng nếu áp dụng mớ lý thuyết đó.

Có điều em có thể chắc chắn là nếu tập cẩn thận, sẽ cảm nhận được đối phương gò nặng hay nhẹ, sẽ tự biết cách đỡ, công ra sao cho vào bàn và hiệu quả. Bóng bàn là môn thể thao cảm giác, cho nên cần phải tập như một môn thể thao và phải trải nghiệm nhiều để tăng cảm giác và nhận thức đối với trái bóng bác ạ.
Theo em thì khi hiểu rõ nguyên lý thì sẽ nhanh có cảm giác hơn. Hoặc khi đánh mãi thì cũng có cảm giác nhưng nếu lật lại tìm hiểu nguyên lý thì lại thông tỏ hơn như thế chẳng vui hơn ư? Nhiều người đánh mấy chục năm mà giật bóng vẫn lỗi vì xoáy và chẳng có nhiều phương án trả bóng, nhiều người đánh được nhưng không thể nói/giải thích hay truyền đạt lại được. Chỉ 1 câu: Đánh nhiều thì quen bóng, hay đánh xong mới bảo: Quả í phải đánh thế này thế nọ, kiểu vuốt đuôi. Chán!
 

Bình luận từ Facebook

Top