SUPER ZJK ZLC review sau 1 buổi test

Viet_Table_Tennis

Trung Sỹ
Chào các bác đang điên lên vì Zhang Jike Super ZLC, khi lang thang trên một blog bóng bàn của Nhật,
thấy có bài review này khá chi tiết về em nó nên em xin phép đổ thêm tí xăng cho đám cháy bùng to
hơn, ai không chịu được nhiệt thì cháy luôn cho em nh
Em tìm được một bài review về Zhang Jike Super ZLC của Nhật để các bác tham khảo.

■Dụng cụ thử nghiệm:
・Cốt vợt:
+ Zhang Jike Super ZLC (ST)
+ Mizutani Jun ZLC (ST)

・Mút vợt (forehand):
Hurrcane NEO3, 39 độ, dày 2.2mm
Maze Pro, 48 độ, dày 2.2mm
T25, dày Max (2.1mm)

・Mút vợt (cả forehand và backhand):
T80, dày Max (2.1mm)
Rasant Turbo, dày Max

・Mút vợt (backhand):
Genius + Optimum Sound, dày Max
V>01 Limber MAX

・Trọng lượng SZLC: 89gr
(Nặng hơn một chút so với thông số trọng lượng trung bình 86gr hãng công bố, tưởng như SZLC sẽ nặng
hơn Jun do hãng thiết kế tăng mật độ sợi ZLC nhưng ngược lại trọng lượng trung bình của SZLC chỉ vào
khoảng 88gr khiến tác giả thực sự bất ngờ.)

・Dộ dày: 5.6mm
Dù cốt vợt sử dụng chất liệu đặc biệt nhưng do có cấu trúc mỏng nên có thể sẽ khiến người sử dụng cảm
giác rằng vợt sẽ rung ít nhiều khi đánh bóng.

・Thông số mặt cốt (size): 157mm x 150mm
Là thông số tiêu chuẩn của dòng cốt vợt tấn công của Butterfly

・Chất liệu
Tác giả không giành nhiều thời gian để tìm hiểu về tên các loại thớ gỗ dùng cho SZLC tuy nhiên có cảm
giác lớp trên cùng và lớp lõi có cùng chất liệu với dòng cốt Timo Boll. Lớp SZLC được thiết kế nằm
ngay sau lớp gỗ ngoài cùng, đặc trưng chung của những dòng cốt sử dụng chất liệu ZLC là không ít thì
nhiều có một chút xơ cấn vào tay tạo cảm giác hơi gai gai khó chịu, có người thấy không sao, có người
cầu toàn hơn nên dùng giấy nhám, dao cạo để chà cho hết nhám giúp cầm vợt êm tay hơn.

■ Ấn tượng đầu tiên
Cái giá khoảng 350US$ tất nhiên cho tác giả có cảm giác về số tiền bỏ ra để sở hữu bảo kiếm danh giá
như vậy.

Theo thông số thì do chất liệu SZLC có mật độ dày hơn ZLC truyền thống nên sẽ giúp cốt nảy hơn, cốt có
sweet spot rộng hơn, so với Jun thì thấy SZLC cứng hơn một chút, âm thanh ngân cao hơn, nảy tốt hơn,
nhưng cũng không hơn quá nhiều.

SZLC chuôi ST tròn trịa hơn chuôi ST của dòng Timo Boll nên giúp xoay trở vợt dễ hơn, tuy nhiên do tác
giả thích cán to hơn một chút nên hơi thất vọng một chút.

Thật tiếc là tác giả không thể chuẩn bị được cây Timo Boll ZLC để so sánh, tuy nhiên với Mizutani Jun ZLC
thì cũng phần nào đủ thông tin giúp người đọc có thêm nguồn tham khảo. Tác giả sử dụng 2 mặt T25 cho
forehand và T80 cho backhand để test.

■Về khả năng tấn công
・Đôi công
SZLC cho đường bóng có quỹ đạo thẳng hơn Jun một chút, nhanh hơn, cho cảm giác SZLC có tốc độ khá
nhanh, tuy nhiên không nhỉnh hơn Jun quá nhiều.

・Giật bóng
Khi ma sát nhẹ, SZLC cho cảm giác bóng bay, xoáy nhiều sau khi rời vợt, quỹ đạo bóng thẳng hơn Jun, tuy
nhiên độ ổn định không cao bằng Jun, còn khi ma sát nhiều hơn thì mới cảm nhận rõ rệt uy lực, sức mạnh
của SZLC so với Jun như thế nào.

Tuy SZLC cứng hơn Jun nhưng lại mềm hơn so với những cốt vợt khác trong dòng ZLC, đồng thời lại bám
(ngâm) bóng tốt hơn, có một cái gì đó hơi khó giải thích rõ ràng về vấn đề này ở SZLC. Nhìn chung, SZLC
xoáy hơn Jun.

・Bạt bóng
Tác giả cảm giác Jun cho độ ổn định cao hơn khi bạt bóng nhưng do SZLC nhanh hơn nên hiệu quả giành
điểm của SZLC cao hơn dòng ZLC truyền thống như Jun một cách rõ rệt. Do SZLC ngậm bóng tốt hơn Jun
nên khi SLZC kết hơp với Tenergy giúp SZLC có thể áp đặt một lượng xoáy nhất định vào trái bóng giúp trái
bóng bật ra nhanh hơn, nhưng tác giả cảm giác hơi khó triển khai kỹ thuật bạt xoa (xoa bóng theo phương
ngang để bóng bay sang trái hoặc phải).

■Về khả năng phòng thủ
・Kê chặn
Jun cho hiệu quả kê chặn thậm chí kê chặn biến hóa (thụ động) dễ hơn so với SZLC, tuy nhiên SZLC làm tốt
hơn khi kê chặn tăng lực (chủ động) nhưng nhìn chung khả năng này không chênh lệch quá nhiều.

・Counter
Về khả năng kê chặn thì hầu như không khác Jun là mấy nhưng SZLC lại cho cảm giác ổn định và an toàn hơn
khi em nó chịu rất ít ảnh hưởng từ sức mạnh đòn bóng của đối phương.

■Về kỹ thuật trên bàn
Khi gò, cắt có vẻ bóng bay hơn Jun một chút nên cảm giác khó đặt xoáy vào bóng hơn nhưng nếu đã quen tay
thì việc đó hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Líp (Zhang Jike) trên bàn thì hầu như không khá hơn Jun là mấy,
nhưng với SZLC thì cần vẩy cổ tay nhiều hơn một chút so với Jun nếu muốn tăng xoáy.

■Service (phát bóng)
Với những người đã từng sử dụng qua dòng cốt ZLC thì sẽ không cảm thấy khác nhau nhiều so với SZLC nhưng
nếu từ dòng cốt thuần gỗ chuyển sang sẽ có cảm giác bóng bay nhanh, khó tạo xoáy.

■Lối chơi phù hợp
Giống như Jun, SZLC thích hợp với những người có lối chơi thiên về quả đánh uy lực. Khi vào bóng mạnh, SZLC
cho bóng nhanh, ổn định nên thích hợp với những người có kỹ thuật tốt.
Có thể nói SZLC là cốt vợt kén người chơi.

■Về sweet spot
Nhìn chung SZLC không có quá nhiều ưu điểm so với Jun, tất nhiên tác giả vẫn cảm nhận được SZLC có vùng
sweet spot lớn hơn một chút mặc dù khi tấn công có thể hơi khó nhận biết độ rộng của sweet spot nhưng khi
nhận bóng (kê chặn) bóng đến có quỹ đạo phức tạp thì sẽ có cảm nhận rõ rệt hơn ở SZLC. Tóm lại, SZLC giúp
kê chặn ổn định và an toàn hơn Jun.

■Khả năng tương thích với mặt (mút) vợt
Nếu kết hợp với mút bám dính (Tàu) thì hơi khó phát huy được tối đa tính năng của mút nên cảm giác không
thích hợp lắm.

Tất nhiên vẫn có thể sử dụng loại mút mềm ngậm bóng như Maze Pro nhưng với loại mút ma sát cao như
Hurricane NEO3 thì khó tạo xoáy nên theo tác giả thì dòng mút ma sát cao có vẻ không thích hợp lắm.

Với loại mút khi chạm bóng tạo ra âm thanh lớn như Genius + Optimum Sound thì lại có vẻ rất thích hợp với
không chỉ ZLC mà có thể nói còn đặc biệt phù hợp với SZLC. Vì vậy, khi SZLC kết hợp với Rasant Turbo hay
mút cứng và nảy như Tenergy thì giúp tạo hiệu hứng ngậm bóng tốt hơn, giật bóng uy lực hơn, phát huy tính
năng combo cốt và mút vượt qua mong đợi của tác giả.

Cần nói lại là, đặc biệt khi SZLC kết hợp với dòng mút Tenergy thì sẽ giúp tạo đường bóng xoáy và uy lực hơn,
ổn định vượt trội hơn những loại mút vợt khác.

■Tổng kết
Rõ ràng, SZLC là một bước tiến mới của dòng ZLC truyền thống nhưng người chơi thỉ thực sự cảm nhận được
uy lực của em nó khi vào bóng đúng động tác và đủ lực, vì vậy SZLC phù hợp với người chơi có kỹ thuật khá và
ổn định.

SZLC ngậm bóng tốt hơn ZLC nên khi kết hợp với dòng mút cứng, nảy (tension) sẽ giúp phát huy tính năng
của cốt và mút tốt hơn nên với những người có cả quả trái phải đều nhau thì nay sẽ như hổ chắp thêm cánh,
đã uy lực nay càng thêm uy lực.

Ngược lại, với những người có kỹ thuật, thể lực và độ ổn định ở mức trung bình thì có thể thỏa mãn về mặt
tốc độ nhưng rất khó tạo xoáy, khó kiểm soát và xoay trở vợt trong trận đấu. Tuy SZLC mới xuất hiện nhưng đã
thấy khá nhiều người bắt đầu chuyển sang sử dụng nên sau dòng cốt Timo Boll huyền thoại, có thể nói SZLC
sẽ trở thành một trào lưu mới rộng rãi trong làng bóng bàn thế giới.

(Lion, sưu tầm và dịch)[/QUOBài này của Lion hay lắm. Đóng góp để bòng bàn Việt phát triển nhé, giờ thấy càng ngày càng tụt hậu quá...., ahy do anh em mình ăn toàn thuộc tăng trọng của TQ nên sức khỏe mới thế nhỉ???
 

subasa

Đại Uý
Chào các bác đang điên lên vì Zhang Jike Super ZLC, khi lang thang trên một blog bóng bàn của Nhật,
thấy có bài review này khá chi tiết về em nó nên em xin phép đổ thêm tí xăng cho đám cháy bùng to
hơn, ai không chịu được nhiệt thì cháy luôn cho em nh
Em tìm được một bài review về Zhang Jike Super ZLC của Nhật để các bác tham khảo.

■Dụng cụ thử nghiệm:
・Cốt vợt:
+ Zhang Jike Super ZLC (ST)
+ Mizutani Jun ZLC (ST)

・Mút vợt (forehand):
Hurrcane NEO3, 39 độ, dày 2.2mm
Maze Pro, 48 độ, dày 2.2mm
T25, dày Max (2.1mm)

・Mút vợt (cả forehand và backhand):
T80, dày Max (2.1mm)
Rasant Turbo, dày Max

・Mút vợt (backhand):
Genius + Optimum Sound, dày Max
V>01 Limber MAX

・Trọng lượng SZLC: 89gr
(Nặng hơn một chút so với thông số trọng lượng trung bình 86gr hãng công bố, tưởng như SZLC sẽ nặng
hơn Jun do hãng thiết kế tăng mật độ sợi ZLC nhưng ngược lại trọng lượng trung bình của SZLC chỉ vào
khoảng 88gr khiến tác giả thực sự bất ngờ.)

・Dộ dày: 5.6mm
Dù cốt vợt sử dụng chất liệu đặc biệt nhưng do có cấu trúc mỏng nên có thể sẽ khiến người sử dụng cảm
giác rằng vợt sẽ rung ít nhiều khi đánh bóng.

・Thông số mặt cốt (size): 157mm x 150mm
Là thông số tiêu chuẩn của dòng cốt vợt tấn công của Butterfly

・Chất liệu
Tác giả không giành nhiều thời gian để tìm hiểu về tên các loại thớ gỗ dùng cho SZLC tuy nhiên có cảm
giác lớp trên cùng và lớp lõi có cùng chất liệu với dòng cốt Timo Boll. Lớp SZLC được thiết kế nằm
ngay sau lớp gỗ ngoài cùng, đặc trưng chung của những dòng cốt sử dụng chất liệu ZLC là không ít thì
nhiều có một chút xơ cấn vào tay tạo cảm giác hơi gai gai khó chịu, có người thấy không sao, có người
cầu toàn hơn nên dùng giấy nhám, dao cạo để chà cho hết nhám giúp cầm vợt êm tay hơn.

■ Ấn tượng đầu tiên
Cái giá khoảng 350US$ tất nhiên cho tác giả có cảm giác về số tiền bỏ ra để sở hữu bảo kiếm danh giá
như vậy.

Theo thông số thì do chất liệu SZLC có mật độ dày hơn ZLC truyền thống nên sẽ giúp cốt nảy hơn, cốt có
sweet spot rộng hơn, so với Jun thì thấy SZLC cứng hơn một chút, âm thanh ngân cao hơn, nảy tốt hơn,
nhưng cũng không hơn quá nhiều.

SZLC chuôi ST tròn trịa hơn chuôi ST của dòng Timo Boll nên giúp xoay trở vợt dễ hơn, tuy nhiên do tác
giả thích cán to hơn một chút nên hơi thất vọng một chút.

Thật tiếc là tác giả không thể chuẩn bị được cây Timo Boll ZLC để so sánh, tuy nhiên với Mizutani Jun ZLC
thì cũng phần nào đủ thông tin giúp người đọc có thêm nguồn tham khảo. Tác giả sử dụng 2 mặt T25 cho
forehand và T80 cho backhand để test.

■Về khả năng tấn công
・Đôi công
SZLC cho đường bóng có quỹ đạo thẳng hơn Jun một chút, nhanh hơn, cho cảm giác SZLC có tốc độ khá
nhanh, tuy nhiên không nhỉnh hơn Jun quá nhiều.

・Giật bóng
Khi ma sát nhẹ, SZLC cho cảm giác bóng bay, xoáy nhiều sau khi rời vợt, quỹ đạo bóng thẳng hơn Jun, tuy
nhiên độ ổn định không cao bằng Jun, còn khi ma sát nhiều hơn thì mới cảm nhận rõ rệt uy lực, sức mạnh
của SZLC so với Jun như thế nào.

Tuy SZLC cứng hơn Jun nhưng lại mềm hơn so với những cốt vợt khác trong dòng ZLC, đồng thời lại bám
(ngâm) bóng tốt hơn, có một cái gì đó hơi khó giải thích rõ ràng về vấn đề này ở SZLC. Nhìn chung, SZLC
xoáy hơn Jun.

・Bạt bóng
Tác giả cảm giác Jun cho độ ổn định cao hơn khi bạt bóng nhưng do SZLC nhanh hơn nên hiệu quả giành
điểm của SZLC cao hơn dòng ZLC truyền thống như Jun một cách rõ rệt. Do SZLC ngậm bóng tốt hơn Jun
nên khi SLZC kết hơp với Tenergy giúp SZLC có thể áp đặt một lượng xoáy nhất định vào trái bóng giúp trái
bóng bật ra nhanh hơn, nhưng tác giả cảm giác hơi khó triển khai kỹ thuật bạt xoa (xoa bóng theo phương
ngang để bóng bay sang trái hoặc phải).

■Về khả năng phòng thủ
・Kê chặn
Jun cho hiệu quả kê chặn thậm chí kê chặn biến hóa (thụ động) dễ hơn so với SZLC, tuy nhiên SZLC làm tốt
hơn khi kê chặn tăng lực (chủ động) nhưng nhìn chung khả năng này không chênh lệch quá nhiều.

・Counter
Về khả năng kê chặn thì hầu như không khác Jun là mấy nhưng SZLC lại cho cảm giác ổn định và an toàn hơn
khi em nó chịu rất ít ảnh hưởng từ sức mạnh đòn bóng của đối phương.

■Về kỹ thuật trên bàn
Khi gò, cắt có vẻ bóng bay hơn Jun một chút nên cảm giác khó đặt xoáy vào bóng hơn nhưng nếu đã quen tay
thì việc đó hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Líp (Zhang Jike) trên bàn thì hầu như không khá hơn Jun là mấy,
nhưng với SZLC thì cần vẩy cổ tay nhiều hơn một chút so với Jun nếu muốn tăng xoáy.

■Service (phát bóng)
Với những người đã từng sử dụng qua dòng cốt ZLC thì sẽ không cảm thấy khác nhau nhiều so với SZLC nhưng
nếu từ dòng cốt thuần gỗ chuyển sang sẽ có cảm giác bóng bay nhanh, khó tạo xoáy.

■Lối chơi phù hợp
Giống như Jun, SZLC thích hợp với những người có lối chơi thiên về quả đánh uy lực. Khi vào bóng mạnh, SZLC
cho bóng nhanh, ổn định nên thích hợp với những người có kỹ thuật tốt.
Có thể nói SZLC là cốt vợt kén người chơi.

■Về sweet spot
Nhìn chung SZLC không có quá nhiều ưu điểm so với Jun, tất nhiên tác giả vẫn cảm nhận được SZLC có vùng
sweet spot lớn hơn một chút mặc dù khi tấn công có thể hơi khó nhận biết độ rộng của sweet spot nhưng khi
nhận bóng (kê chặn) bóng đến có quỹ đạo phức tạp thì sẽ có cảm nhận rõ rệt hơn ở SZLC. Tóm lại, SZLC giúp
kê chặn ổn định và an toàn hơn Jun.

■Khả năng tương thích với mặt (mút) vợt
Nếu kết hợp với mút bám dính (Tàu) thì hơi khó phát huy được tối đa tính năng của mút nên cảm giác không
thích hợp lắm.

Tất nhiên vẫn có thể sử dụng loại mút mềm ngậm bóng như Maze Pro nhưng với loại mút ma sát cao như
Hurricane NEO3 thì khó tạo xoáy nên theo tác giả thì dòng mút ma sát cao có vẻ không thích hợp lắm.

Với loại mút khi chạm bóng tạo ra âm thanh lớn như Genius + Optimum Sound thì lại có vẻ rất thích hợp với
không chỉ ZLC mà có thể nói còn đặc biệt phù hợp với SZLC. Vì vậy, khi SZLC kết hợp với Rasant Turbo hay
mút cứng và nảy như Tenergy thì giúp tạo hiệu hứng ngậm bóng tốt hơn, giật bóng uy lực hơn, phát huy tính
năng combo cốt và mút vượt qua mong đợi của tác giả.

Cần nói lại là, đặc biệt khi SZLC kết hợp với dòng mút Tenergy thì sẽ giúp tạo đường bóng xoáy và uy lực hơn,
ổn định vượt trội hơn những loại mút vợt khác.

■Tổng kết
Rõ ràng, SZLC là một bước tiến mới của dòng ZLC truyền thống nhưng người chơi thỉ thực sự cảm nhận được
uy lực của em nó khi vào bóng đúng động tác và đủ lực, vì vậy SZLC phù hợp với người chơi có kỹ thuật khá và
ổn định.

SZLC ngậm bóng tốt hơn ZLC nên khi kết hợp với dòng mút cứng, nảy (tension) sẽ giúp phát huy tính năng
của cốt và mút tốt hơn nên với những người có cả quả trái phải đều nhau thì nay sẽ như hổ chắp thêm cánh,
đã uy lực nay càng thêm uy lực.

Ngược lại, với những người có kỹ thuật, thể lực và độ ổn định ở mức trung bình thì có thể thỏa mãn về mặt
tốc độ nhưng rất khó tạo xoáy, khó kiểm soát và xoay trở vợt trong trận đấu. Tuy SZLC mới xuất hiện nhưng đã
thấy khá nhiều người bắt đầu chuyển sang sử dụng nên sau dòng cốt Timo Boll huyền thoại, có thể nói SZLC
sẽ trở thành một trào lưu mới rộng rãi trong làng bóng bàn thế giới.

(Lion, sưu tầm và dịch)
cám ơn bài viết rất thực tế của bác,nhưng tôi vẫn cảm thấy nếu thêm phần cấu trúc cốt vợt thì sẽ hoàn chỉnh hơn,bác có thể cho biết cấu trúc zhang szlc và zhang zlc khác nhau về cấu tạo được ko,thanks
 

phi hung

Đại Tá
E
cám ơn bài viết rất thực tế của bác,nhưng tôi vẫn cảm thấy nếu thêm phần cấu trúc cốt vợt thì sẽ hoàn chỉnh hơn,bác có thể cho biết cấu trúc zhang szlc và zhang zlc khác nhau về cấu tạo được ko,thanks
Em đánh jike zlc nhuyễn rồi chuyển qua sup chơi đòn nặng hơn khả năng lên 1 bóng ;)
 

subasa

Đại Uý
Đã thử FH ZJK - SuperZLC với 3 mặt
1:TG2-NEO: Nẩy ít xoáy, đánh dễ ko mệt. Nhưng đánh dễ ra ngoài nẩy quá.
2:TG3-Neo: Nẩy ít xoáy nhất bóng lều phều không ác.
3:H3-NEO : Ưng ý nhất cảm giác đánh sướng bóng xoáy thôi ròi.
đã thế âm thanh nó lại còn khác nữa chứ bác nhỉ^^
 

phi hung

Đại Tá
Ch
Đã thử FH ZJK - SuperZLC với 3 mặt
1:TG2-NEO: Nẩy ít xoáy, đánh dễ ko mệt. Nhưng đánh dễ ra ngoài nẩy quá.
2:TG3-Neo: Nẩy ít xoáy nhất bóng lều phều không ác.
3:H3-NEO : Ưng ý nhất cảm giác đánh sướng bóng xoáy thôi ròi.
chieu nay lên chiến nhé P
 

haphamhd

Trung Uý
Đã thử FH ZJK - SuperZLC với 3 mặt
1:TG2-NEO: Nẩy ít xoáy, đánh dễ ko mệt. Nhưng đánh dễ ra ngoài nẩy quá.
2:TG3-Neo: Nẩy ít xoáy nhất bóng lều phều không ác.
3:H3-NEO : Ưng ý nhất cảm giác đánh sướng bóng xoáy thôi ròi.
Em chơi FH là Ten 05 thì ko chịu đc nhiệt, cảm giác cứng như cục gạch bác ah :( chắc phải làm 2 bên đều Ten 05fx hixxx
 

docmaorg

Đại Tá
ngày xưa em ko thích thằng sup vì nặng đầu nhưng giờ có khi lại phải thử nó vì vái nặng này anh ạ:)
Thực ra nặng đầu hay nhẹ đầu cũng còn là do cách cầm vợt và dán mút.
Con cán AN của mỉnh dánh mút khi hết co, mài vừa khít cốt vợt cảm giác rất sướng.
 

haitanqd

Thượng Tá
Cái giá quá cao, mình tẩy chai hàng Butterfly rồi.
Với cùng giá tiền, có thể mua Stiga, Nittaku đánh còn ngon hơn nhiều.
Butterfly chỉ mỗi quả banh là VERY GOOD. :D
------------

SZJK ZLC theo mình nó cũng bình thường, chẳng qua VN mình chạy đua theo một trào lưu. Nó đắt là thương hiệu của Butterfly thôi. Các cao thủ tg đánh có dùng loại này đâu,6 tháng thay cốt một lần, mỗi giải đấu lại sử dụng cốt mới... VN mình thì tem đồng cốt vợt càng mục càng tốt làm đối phương luôn trong tình trạng sợ hãi ...
Đọc bài này nhé!
Fan ZhengDong(樊振东)Trả Lời Phỏng Vấn
Em xin chào cả nhà


Bài viết trên Tạp Chí Table Tennis Equipment Tháng 10/2013

Khách mời kì này : Fan ZhengDong (樊振东:Phàn Chấn Đông)




PV : Lúc chơi bóng anh có yêu cầu gì về trọng lượng cốt vợt,diện tích to nhỏ thế nào?
FZD : Đối với trọng lượng cốt tôi có 1 chút yêu cầu,trọng lượng khoảng 90g.

PV : Diện tích to nhỏ thế nào ?
FZD : Cây cốt tôi đánh,to nhỏ thế nào thì kệ nó,ko có yêu cầu gì.

PV : Bây giờ chưa phải là lúc làm cốt đặc biệt cho anh,hiện tại nhà máy vẫn chưa làm cho anh cốt vợt phải không?Trước đây anh Hao(ND-Wang Hao) đưa cây nào thì anh sài cây đó?
FZD : Vâng,nhưng từ sau khi trận chiến ở Paris(ND-Paris 2012).

PV :Uh đúng rồi,lúc đó anh cảm thấy thật tuyệt,làm chủ lực thật tốt.
FZD :Vâng,đã có thể được chọn sponge rồi(ND-Blue Sponge),bình thường,chẳng hạn như các giải Super League hay lúc luyện tập,đều phải dùng đồ tự mua.

PV :Cho nên anh cảm thấy làm chủ lực thật sướng.
FZD :Vâng,trước đây chưa bao giờ được phát (ND-phát mút),giờ thì mỗi lần phát được 40 miếng.

PV :Lúc anh chọn cốt,gõ tay vào âm thanh phát ra như thế nào mới là cái anh cần?
FZD :Tôi chọn cốt tương đối cứng 1 chút,âm thanh giòn 1 chút,vì cốt cứng ra bóng tốc độ nhanh hơn,hơn nữa tôi thích trước khi thi đấu nửa tháng thì thay cốt mới,rồi(ND-dùng cây cốt đó) tập luyện trong nủa tháng để chiến.

PV :Vân gỗ là sự lựa chọn số 1 của anh khi chọn cốt phải ko?
FZD :Tôi cũng có,nhưng không quá xem trọng vân gỗ,có 1 số đồng đội khá xem trọng vân gỗ.Tôi thì không thế,hơn nữa khi chọn cốt thì đều là nhờ người khác chọn dùm,tôi chọn cốt không được tốt cho lắm,cốt tôi dùng ko có gì khác biệt lớn.

PV :Anh thích loại cán vợt như thế nào?
FZD :Loại nhỏ,thon(ND-nhỏ và thon chỉ có thể là FL).

PV :Anh đánh cốt thuần gỗ hay sợi tổng hợp?
FZD :Tôi đánh thuần gỗ,mọi người đều góp ý tôi dùng thuần gỗ,trước giờ tôi tự điều chỉnh.

PV :Ai kiến nghị anh dùng thuần gỗ?
FZD :Huấn luyện viên Wu(ND-Wu JingPing,chỉ đạo huấn luyện cho Fan ZhengDong),Wang Hao...,Wang Hao cũng dùng cốt thuần gỗ,cốt của anh ấy rất tốt,thuần gỗ đôi lúc cảm thấy thiếu lực,nhưng lúc khống chế và đánh bóng thì cảm giác lưu lại trên tay tốt hơn.

PV :Anh bao lâu thì thay cốt 1 lần,nguyên nhân vì sao?
FZD :Nửa năm đến 1 năm,do cốt bị yếu hoặc thiếu lực thì thay.

PV :Mặt FH/BH của anh bao lâu thì thay 1 lần?
FZD :Lúc luyện tập thì 4 5 ngày đên 1 tuần,khi thi đấu thì 2 ngày thay.

PV :Lúc dán mút vào cốt,độ dày của lớp keo có quan trọng ko?
FZD :Bình thường tôi tự điều chỉnh,còn lúc thi đấu cảm giác thấy như nhau.

PV :Anh dán vợt có đẹp không?
FZD :Tôi đã rất cố gắng,tôi thấy cũng được,mọi người đều nói tôi dán cũng tạm ổn.

PV :Anh bây giớ chơi cùng lúc mấy cây vợt?
FZD :2 cây.

PV :Cây chính và cây dự bị khác nhau không?
FZD :Đều như nhau,ko có gì khác biệt lớn.

PV :Lúc thi đấu thì đánh cây nào cũng được phải không?
FZD :Cũng có thể nói là như vậy,nhưng có 1 cây cảm thấy quen thuộc hơn,nhưng nói về tính năng thì ko có gì khác biệt.

PV :Anh có yêu cầu gì về mặt BH?
FZD :Tôi thích đánh mút cứng,bởi vì như thế bóng đánh ra uy lực hơn,xoáy mạnh hơn.

HẾT.
 
Last edited:

phuocthanh

Trung Uý
Đúng rồi
Mình nghĩ chính mình cảm nhận nó hợp hay không với mình thui. Hôm qua nhận tin vui là chỗ mình đặt đã giao hàng cho mình rồi. Hihi. Chờ người quen mang từ Nhật về là ok. Mình tạm dùng Amultart và phát triển thêm kỹ chiến thuật. :). Chúc bạn có bảo kiếm và lên tay
Hàng chính hãng tại VN cũng chờ mòn mỏi. Hồi lâu họ nói đầu tháng 6, cuối tháng 6... giờ thì có thông tin như bạn giữa tháng 08. Hihi
Mình là trình gà.nói chung là SUPER ZJK rất phù hợp cho mọi đối tượng,mình cũng mới biết chơi bóng thôi.SUPER ZJK đôi,chặn,đẩy giật trùng,xa là ok.bí quyết bỏ lưới là ok.đối..nói chung ZJK là rất hợp cho mọi đối tượng,xứng đồng tiền.tiền nào của đấy là đúng.
 

Bình luận từ Facebook

Top