Review: Donic Waldner WC-89

nb.toan

Thượng Tá
Chưa có cốt nào mà tôi vừa ý bằng cốt Donic Persson WC89, cán FL có hơi dẹp/nhỏ 1 chút, khi dán mút thì hơi nặng đầu 1 chút, nhưng dùng riết rồi quen, đâm ra ghiền.
Tôi cũng có cảm giác cốt có hơi kén mút 1 chút nhưng cũng không hẳn vậy, sẽ rất dễ tìm cảm giác bóng thôi.
Cảm giác dùng cốt này rất khó tả, với tôi thì là sướng.
 

Đại úy

Binh Nhì
Không đến 3 củ đâu bác, khoảng ~2,5 thôi.

Đáng giá để st vì đây là cốt có sợi Zylon-Carbon (cốt BTY có ZLC giá rất đắt - vì Zylon là vật liệu mới và đắt tiền)
Anh Thông mua ở đâu vậy, chỉ chổ em với
 

chaunguyen

Đại Tá

RK vừa tậu được 1 em Donic Waldner WC89 cán ST, cân nặng 88grs. Sau đây là 1 số cảm nhận về em nó, đồng thời so sánh với 1 em cũng mới tậu và cho lên đường xong – em Garaydia FL 80grs của BTY.




1. Hình thức bên ngoài:

· Waldner 89: Nhìn sơ qua thì W89 có vẻ “thô” hơn Garay vì cốt vợt Châu Âu đa số là vậy. Tuy nhiên khi quan sát kỹ các thớ gỗ (xem hình) thì dễ nhận ra 1 điều: mặt gỗ ngoài cùng của W89 có chất lượng hơn hẳn so với outer ply của Garay – đúng như quảng cáo của hãng Donic – mặt ngoài Waldner WC89 làm từ gỗ bách của Ý trên 200 năm tuổi. Các bạn có thể thấy các vân gỗ rất đều và sít nhau (gỗ rất già):







· Garaydia: Trong khi đó, mặt ngoài của Garay chỉ giống hệt như các cốt vợt khác của BTY (Sardius, Primorac, …): được làm từ loại gỗ hinoki thường (gỗ thông cùng họ với bách nhưng rõ ràng là không lâu năm bằng):







2. Nhận xét chung:

· Waldner 89:

- Độ nảy và bám, theo đánh giá của RK thì hao hao như Timo ZLC nhưng ít rung hơn, cảm giác lai giữa Timo ZLC và Timo ALC. Tuy nhiên W89 đặc biệt uy lực trong quả giật xa bàn: bám, nảy và control tốt, điều mà Timo ZLC thiếu (RK dùng Rakza X forehand và Donic Coppa X1 backhand).

- Cán cầm của dòng W89 này nếu là FL thì hơi bé và gây cảm giác “hụt tay” vì phần trên cán hơi dẹp. Tuy nhiên cốt của RK thì ST nên cầm rất êm và ôm tay. Phần “lỗ tai” của W89 được gọt nhỏ và ngắn nên cảm giác cầm vợt vững chãi và an toàn khi giật.

- Độ dày mặt vợt của W89 tương đối vừa phải dễ chịu cho quả bắt bóng trong bàn. Mặt vợt hoàn toàn bằng size với các cốt vợt BTY thông dụng (Primorac, Timoboll, …) nên bạn nào hay thay đổi mút qua lại sẽ “dễ chịu” với cốt này.

· Garaydia:

- Ngược lại với W89, Garay tuy dày hơn nhưng cảm giác lại “rung” hơn. Quả phải uy lực cho bóng gần bàn, ra xa lại hơi yếu. Mặt trái có vẻ good hơn khi ra xa bàn. (RK dùng Rakza X cho cả forehand và backhand).

- Cán cầm Garay rất tuyệt: vừa vặn và cực kỳ êm tay. An toàn khi giật bóng vì là cán FL.

- Garay có độ dày 6.9mm – trung bình của các dòng BTY offensive sau này. Có lẽ hãng thiết kế cho đánh bóng 40+ chăng?

· Một vài điểm yếu trong thiết kế:

- W89: “mắt kính” của dòng cốt này làm bằng nhựa mềm và dán vào cán bằng keo dính. Nếu bạn nào tay nhiều mồ hôi khi chơi lâu ngày sẽ bị nguy cơ thấm mồ hôi và ố màu, hoặc tệ hơn là sẽ rơi mất cả “mắt kính”: hình dưới đây là cốt của 1 anh bạn quen RK, sau 1 thời gian chơi thì mặt kính trước bị ố vàng, mặt kính sau sút ra và rơi mất:





(RK giải quyết vấn đề này bằng cách đổ keo 502 vào khu vực mắt kính luôn ngay từ lúc xử lý cán)

- Garay: tương tự các dòng Timo hoặc Inner của hãng BTY, mắt kính làm bằng nhôm nên nếu không bảo quản kỹ, mặt keo dán bảo vệ trên bề mặt nhôm sẽ bong tróc và hậu quả là nhôm ra teng và các dòng chữ in trên nhôm sẽ bay màu trông rất xấu.
Nho dat giup emcaydonic true cacbon can ST nhe. A thong
 

Đệ Tử Kỳ An

Thượng Tá
upload_2016-8-29_10-56-38.png

upload_2016-8-29_10-56-38.png
 

Bình luận từ Facebook

Top