Nhận xét cơ cấu đội ở các thứ hạng từ góc độ nhìn qua con số

Thanh Trà

Thượng Tá
Theo cập nhật của BTC, năm nay (2014) Giải Hanoi Premiership có tổng số 88 đội đăng ký tham gia. Số lượng các đội ngày càng tăng sau hàng năm và đáng mừng cho phong trào. Cụ thể, cơ cấu số lượng đội ở các thứ hạng như sau:
- U2100: 09 đội;
- U1900: 17 đội;
- U1700: 41 đội;
- U1500: 21 đội.
Tổng số: 88 đội

Nhận xét:

1. Cơ cấu số lượng đội ở các thứ hạng cao tương đối hợp lý theo hình chóp.
2. Tuy nhiên số lượng đội ở các thứ hạng thấp lại chưa phù hợp với số người chơi thực tế theo từng trình độ. Hiện có cơ cấu theo hình chóp ngược. Theo tôi có 2 nguyên nhân:

- Do mới lập ra hạng E: Nhiều người trong trình độ này nếu không có khả năng tiến bộ nữa thì chỉ muốn chơi ở dạng thể dục vui khỏe không muốn thi đấu. Số có khả năng tiến bộ, thường là thâm niên bb chưa nhiều do ít giao lưu nên còn dè dặt chưa hăng hái tự tổ chức đội để tham gia.

- Do cách tính điểm: Trước kia chưa có hạng E, nhiều người trình độ chưa cao vì nhiệt tình đã tham gia hạng D. Họ thích được giao lưu và được có cơ hội đánh với người trên cơ kể cả thua cũng được. Hoặc có thể họ chỉ là người dự bị đảm bảo cho quân số của đội.

Rất nhiều người như vậy cả mùa giải có khi chỉ đánh 1 trận đơn (nếu đội bạn ra quân quá yếu , hoặc quá mạnh – trong trường hợp đội nhà chắc thắng hoặc chắc thua), hoặc chỉ đánh 1 trận đôi khi đội nhà vắng người. Vì vậy, sau mùa giải họ vẫn bị giữ điểm khá cao – nay muốn tụt về đúng hạng cũng không được nữa.
(Kinh nghiệm của chính bản thân, trong khi tôi điểm còn cao hơn đồng đội, nhưng ở nhà vẫn bị chấp 2, có lúc còn 3-4 quả).

Đề xuất:

Đối với nguyên nhân 1 thì trước mắt chưa thể có phương án khả quan để giải quyết tích cực được. Song đối với nguyên nhân 2 thì theo thiển nghĩ của tôi là việc cộng điểm thắng và trừ điểm thua của mỗi trận đơn thì ko có vấn đề gì. Vì vậy, mong BTC xem xét cách trừ điểm bao gồm:

- Trừ điểm cả đối với trận đôi thua;

- Đặc biệt cần tính tới số trận bình quân mỗi người trong mùa giải, nếu tham gia ít hơn mỗi trận thì phải trừ một số điểm xác đáng, thậm chi cần phải trừ lũy kế khi thiếu nhiều trận.
Ví dụ: Các phương án từ thấp đến cao, trừ điểm số trận thiếu vắng (kém) so với số trận trung bình của 1 người trong mùa giải.
Trận kém - - - PA1 - - - - PA2 - - - - PA3

- 1 - - - - - - 02 - - - - -04 - - - - -06
- 2 - - - - - - 05 - - - - -09 - - - - -13
- 3 - - - - - - 09 - - - - -15 - - - - -21
- 4 - - - - - - 14 - - - - -22 - - - - -30
- 5 - - - - - - 20 - - - - -30 - - - - -40
- 6 - - - - - - 27 - - - - -39 - - - - -51
- 7 - - - - - - 35 - - - - -49 - - - - -63
- 8 - - - - - - 44 - - - - -60 - - - - -76
- 9 - - - - - - 54 - - - - -72 - - - - -90
-10 - - - - - --65 - - - - -85 - - - - 105

* Không trừ đối với Năng khiếu và VĐV ở các đội có tính chuyên nghiệp hàng năm vẫn tham gia các giải ngành, khu vực…

Có như vậy, mới đưa được trình độ vào đúng thứ hạng và phần nào giúp việc tạo ra cơ cấu số lượng đội ở các thứ hạng sẽ được hợp lý hơn.

Và khi đó, với giả định vẫn 88 đội trên nó sẽ được phân bổ là:
- U2100: 08 đội;
- U1900: 16 đội;
- U1700: 32 đội;
- U1500: 32 đội.
Tổng số: 88 đội.
./.
 
Last edited:

jonnydung

Binh Nhất
Theo cập nhật của BTC, năm nay (2014) Giải Hanoi Premiership có tổng số 88 đội đăng ký tham gia. Số lượng các đội ngày càng tăng sau hàng năm và đáng mừng cho phong trào. Cụ thể, cơ cấu số lượng đội ở các thứ hạng như sau:
- U2100: 09 đội;
- U1900: 17 đội;
- U1700: 41 đội;
- U1500: 21 đội.
Tổng số: 88 đội

Nhận xét:

1. Cơ cấu số lượng đội ở các thứ hạng cao tương đối hợp lý theo hình chóp.
2. Tuy nhiên số lượng đội ở các thứ hạng thấp lại chưa phù hợp với số người chơi thực tế theo từng trình độ. Hiện có cơ cấu theo hình chóp ngược. Theo tôi có 2 nguyên nhân:

- Do mới lập ra hạng E: Nhiều người trong trình độ này nếu không có khả năng tiến bộ nữa thì chỉ muốn chơi ở dạng thể dục vui khỏe không muốn thi đấu. Số có khả năng tiến bộ, thường là thâm niên bb chưa nhiều do ít giao lưu nên còn dè dặt chưa hăng hái tự tổ chức đội để tham gia.

- Do cách tính điểm: Trước kia chưa có hạng E, nhiều người trình độ chưa cao vì nhiệt tình đã tham gia hạng D. Họ thích được giao lưu và được có cơ hội đánh với người trên cơ kể cả thua cũng được. Hoặc có thể họ chỉ là người dự bị đảm bảo cho quân số của đội.

Rất nhiều người như vậy cả mùa giải có khi chỉ đánh 1 trận đơn (nếu đội bạn ra quân quá yếu , hoặc quá mạnh – trong trường hợp đội nhà chắc thắng hoặc chắc thua), hoặc chỉ đánh 1 trận đôi khi đội nhà vắng người. Vì vậy, sau mùa giải họ vẫn bị giữ điểm khá cao – nay muốn tụt về đúng hạng cũng không được nữa.
(Kinh nghiệm của chính bản thân, trong khi tôi điểm còn cao hơn đồng đội, nhưng ở nhà vẫn bị chấp 2, có lúc còn 3-4 quả).

Đề xuất:

Đối với nguyên nhân 1 thì trước mắt chưa thể có phương án khả quan để giải quyết tích cực được. Song đối với nguyên nhân 2 thì theo thiển nghĩ của tôi là việc cộng điểm thắng và trừ điểm thua của mỗi trận đơn thì ko có vấn đề gì. Vì vậy, mong BTC xem xét cách trừ điểm bao gồm:

- Trừ điểm cả đối với trận đôi thua;

- Đặc biệt cần tính tới số trận bình quân mỗi người trong mùa giải, nếu tham gia ít hơn mỗi trận thì phải trừ một số điểm xác đáng, thậm chi cần phải trừ lũy kế khi thiếu nhiều trận.
Ví dụ: Các phương án từ thấp đến cao, trừ điểm số trận thiếu vắng (kém) so với số trận trung bình của 1 người trong mùa giải.
Trận kém - - - PA1 - - - - PA2 - - - - PA3

- 1 - - - - - - 06 - - - - -08 - - - - -10
- 2 - - - - - - 17 - - - - -21 - - - - -25
- 3 - - - - - - 28 - - - - -34 - - - - -40
- 4 - - - - - - 39 - - - - -47 - - - - -55
- 5 - - - - - - 50 - - - - -60 - - - - -70
- 6 - - - - - - 61 - - - - -73 - - - - -85
- 7 - - - - - - 72 - - - - -86 - - - - 100
- 8 - - - - - - 83 - - - - -99 - - - - 115
- 9 - - - - - - 94 - - - - 112 - - - - 130
-10 - - - - - -105 - - - - 125 - - - - 145

* Không trừ đối với Năng khiếu và VĐV ở các đội có tính chuyên nghiệp hàng năm vẫn tham gia các giải ngành, khu vực…

Có như vậy, mới đưa được trình độ vào đúng thứ hạng và phần nào giúp việc tạo ra cơ cấu số lượng đội ở các thứ hạng sẽ được hợp lý hơn.

Và khi đó, với giả định vẫn 88 đội trên nó sẽ được phân bổ là:
- U2100: 08 đội;
- U1900: 16 đội;
- U1700: 32 đội;
- U1500: 32 đội.
Tổng số: 88 đội.
./.
Tán thành góp ý của bác này
 

Quangmasat

Thượng Sỹ
Ấn định đội tham gia hạng không khả thi, vì mỗi đội gồm nhiều cá nhân nên không thể đánh giá chính xác được năng lực toàn đội. Chắc chỉ định lượng được từng cá nhân thôi
 

Thanh Trà

Thượng Tá
PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM
CHO VĐV ĐẤU GIẢI DIỄN ĐÀN


Do sau khi áp dụng cách tính điểm, tại một số diễn đàn địa phương, còn rất nhiều trường hợp điểm số của VĐV chưa phản ánh được trình độ thực tế của họ. Qua bảng điểm tổng kết những năm qua, thấy rằng có bộ phận không nhỏ số VĐV điểm ở hạng C hoặc D có thể nói là “không xuống được”, mặc dù trình độ thực của họ là thấp hơn điểm. Cứ đầu mùa giải mới, họ muốn đăng ký hạng dưới để chơi cho vừa sức thì bị khước từ vì điểm số thuộc hạng trên.

Cách tính hiện nay dựa vào tỷ số thắng thua của trận đấu và sự chênh lệch điểm giữa 2 đối thủ, điều này thì hiển nhiên vì đó là cơ sở để quyết định người được điểm và người bị mất điểm cũng như mức độ điểm được và mất.

Nhưng cái gì đã gây ra tình trạng bất cập nêu ở trên vẫn cứ tồn tại? Qua thấy và biết được, tôi cho rằng nguyên do chính đẩy các VĐV rơi vào tình trạng như vậy là do có rất ít số trận tham gia trong giải đấu. Thậm chí họ chỉ có tên trong đội nhưng cả mùa giải không tham gia trận nào! Suy ngẫm lại thì thấy đúng là khi VĐV có quá ít trận thì làm sao điểm số đánh giá chính xác được trình độ của họ.

Ngoài ra, ngay trong việc lựa chọn áp dụng hệ số với các tình huống tỷ số thắng/thua cũng chưa được hợp lý cho lắm, nên nó cũng có thể góp phần làm cho điểm của VĐV chưa sát với trình độ. Với trận đấu 5 ván thắng 3, hiện nay áp dụng hệ số tính điểm là:
- Tỷ lệ thắng/thua 3/0: 1.5;
- Tỷ lệ thắng/thua 3/1: 1.2; và
- Tỷ lệ thắng thua 3/2: 0.8.
1. PP Bảng tính điểm cá nhân Hso Hnay.PNG


Câu hỏi đặt ra ở đây là:
- Tại sao tỷ số 3/0 là tỷ số thắng/thua tuyệt đối đáng ra nó cần phài có sự chênh lệch đáng kể so với hai tỷ số còn lại (3/1 và 3/2), nhưng ở đây nó gần với tỷ số 3/1, trong khi đó tỷ số 3/2 lại có sự cách biệt đáng kể so với hai tỷ số kia?

- Tại sao hệ số bằng 1.0 (tức là Phương án nguyên bản) ko được sử dụng? Phải chăng là sự lựa chọn từ trường hợp trận đấu 7 ván thắng 4, rồi bỏ đi phương án nguyên bản (trùng với phương án 4/2) của nó ko?
2. PP Bảng tính điểm cá nhân 4 cấp.PNG


Ngoài ra, qua đồ thị thì thấy sự chênh lệch của các phương án tỷ số cao nhất và thấp nhất là quá lớn. Chỉ là 1 hệ số điều chỉnh nhưng làm cho các hướng của đồ thị có xu hướng xa rời nhau và phương án trung tâm ngày càng lớn, làm mất đi ý nghĩa của phương pháp tính dựa vào chủ yếu vào khoảng cách điểm giữa hai VĐV.
Thực ra đường cong này là 1 đoạn thuộc dạng hàm Logistic có cận dưới và cận trên, sự khác nhau giữa các phương án là sự tịnh tiến ngang của hàm.
4. Dạng Logistic.PNG


Sơ bộ với các phân vân như vậy, tôi có đề xuất bổ sung là:

1. Mức chênh lệc điểm giữa 2 VĐV tối đa trong tính toán:

Chỉ cần lấy vượt khỏi mốc 200 thêm một khoảng là đủ, vì chúng ta đấu theo hạng mà trong hạng chênh max là 200, khoảng thêm được sử dụng chỉ khi đang trong giải có người vượt điểm của hạng. Nếu mở rộng quá, e rằng ko có trường hợp xảy ra mà đưa vào chỉ làm nặng máy tính.

Khoảng chênh điểm. .Điểm thắng/thua. .Điểm thắng/thua
Giữa 2 VĐV . . . . . . . . . . .Thuận . . . . . . . . .Nghịch
-------------- .------------ .------------
. 0 – 14 . . . . . . 8 . .. . . . . 8
.15 – 44 . . . . . . 6 . . . . . . 11
.45 – 74 . . . . . . 5.. . . . . . 15
.75 – 104. . . . . . 4 . . . . . . 20
105 – 134. . . . . . 3 . . . . . . 26
135 – 164. . . . . . 2 . . . . . . 32
165 – 194. . . . . . 1 . . . . . . 38
. 195+ . . . . . . . 0 . . . . . . 44


3. PA Nguyên Bản (8).png


Đặc điểm của cách tính theo đường cong này là:

- Khi mức điểm giữa 2 VĐV tương đồng hoặc chênh lệch không nhiều, thì họ tranh giành nhau thắng/thua từ 6 đến 11 điểm;

- Trong mỗi trận đấu, đối thủ thắng được bao nhiêu điểm thì đối thủ thua bị trừ bấy nhiêu. Tổng điểm của số người chơi là không đổi, nó chỉ chuyển dịch từ người này sang người kia.

- Khi mức điểm chênh lớn:
. + Nếu VĐV cao điểm hơn thắng thì mức điểm giành được sẽ càng thấp khi mức chênh càng lớn, còn đối thủ thấp điểm hơn bị thua chỉ bị trừ cũng bằng số điểm thấp đó;
. + Nếu VĐV thấp điểm hơn thắng thì mức điểm giành được sẽ càng cao khi mức chếnh càng lớn, còn đối thủ cao điểm hơn bị thua sẽ bị trừ cũng bằng số điểm cao đó.

- Khi mức điểm chênh giữa đầu vs cuối hạng (từ 195 điểm trở lên):
. + Trận đấu nếu thắng/thua ngược chiều (người thấp điểm thắng, người điểm cao thua) thì điều đó chứng tỏ người thấp điểm đang lên phong độ nhanh, hoặc người điểm cao đang bị tụt phong độ nhanh, hoặc là cả 2 như vậy. Do đó, sô điểm giành được của người thắng và điểm mất đi của người thua là ở mức max trong thang điểm, nên nó sẽ làm giảm khoảng cách chênh lệch điểm giữa 2 VĐV một cách đáng kể;
. + Trận đấu nếu thắng/thua thuận chiều (người điểm cao thắng, người thấp điểm thua) thì kết cục đó là đương nhiên và trận đấu đó được xem là không có ý nghĩa giao tranh nữa. Chính vì, vậy người thắng chẳng thêm được điểm nào (hay +0 điểm); còn người thua cũng chẳng bị mắt đi điểm nào (hay -0 điểm).

Cũng chính từ đây, đó chính là dấu hiệu và là căn cứ để phân chia các VĐV vào các hạng khác nhau. Khi các VĐV thuộc nhóm có số điểm cao nhất chênh trên 200 điểm so với các VĐV thuộc nhóm có số điểm thấp nhất thì phải chuyển lên hạng và ngược lại, số có điểm thấp nhất phải chuyển xuống hạng. Ví dụ, đối với hạng C điểm trung bình là 1800, thì VĐV nào khi vượt 1900 sẽ được lên hạng B, còn VĐV nào tụt dưới 1700 phải xuống hạng D.

2. Lựa chọn điểm cộng/trừ điều chỉnh theo tỷ số trận:
Tùy quy định của giải, trận đấu là 7 thắng 4 hay trận đấu 5 thắng 3… nếu tỷ số thắng tuyệt đối (4/0, 3/0, thậm chí cả 2/0) là biểu hiện có sự khác biệt nhiều. Nên, điểm của trường hợp này cần phải có sự khác biệt so với các trận đấu diễn ra có tỷ số khác.

Như trên đã đánh giá, điểm trận đấu đã được điều chỉnh:
- Không phải là: Yi*K (Điểm chênh lệch khoảng cách giữa 2 VĐV x Hệ số theo tỷ số )
- Mà là: Yi + K*ΔYi (Điểm chênh lệch khoảng cách giữa 2 VĐV ± Điểm điều chỉnh theo tỷ số).
Tức là hệ số tính theo bước nhảy của hàm (ΔYi) ở vị trí đó, chứ không phải tính theo giá trị của hàm (Yi) tại vị trí đó.


Để giảm bớt phức tạp trong tính toán cho các thể thức đấu, gợi ý giá trị điểm điều chỉnh theo tỷ số (K*ΔYi) là:

a. Trận đấu 7 thắng 4:
PA 7sets.PNG

b. Trận đấu 5 thắng 3 (Dùng nhiều):
PA 5sets.PNG


3. Cần bổ sung tính điểm cho cả trận đôi
- Ngầm định cứ đánh đôi là bằng điểm nhau;
- Điểm cá nhân được/thua bằng 1/2 trận đơn thông thường.

4. Tính điểm tham gia cho từng vòng đấu
a. Điểm tham gia ở đây có thể dương (cộng thêm khi xung trận) hoặc là âm (trừ đi khi ko đánh);

b. Trong giải đấu quanh năm, nếu số đội trong bảng là chẵn thì vòng nào các đội cũng đều được đấu, nếu số đội trong bảng là lẻ thì tại mỗi vòng có một đội được nghỉ. Nên điểm trừ không tham gia của VĐV sẽ cần được tính cho tất cả các vòng khi đội mình có lịch đấu;

c. Gán giá trị điểm cộng tham gia mỗi trận:
Tính tỷ lệ giữa (Số VĐV tối thiểu một đội đủ để tham gia)/(Số VĐV bình quân hiện có của một đội). Việc cộng trừ điểm tham gia/thiếu vắng chỉ có ý nghĩa khi xảy ra có mức độ rất khác nhau về tình trạng tham gia. Nhưng nếu hầu như toàn bộ có cơ hội tham gia đầy đủ, thì ko cần thiết đều được cộng nhiều để làm gì, chỉ cần cộng một chút thôi thì đã làm cho mỗi trận nghỉ bị trừ là rất cao rồi.
Để tiện tra cứu, dựa bảng tính sẵn:
Điểm Cộng Trừ Tham Gia.PNG


d. Chỉ trừ điểm không tham gia trong vòng bảng:
Các VĐV thuộc các đội bị dừng lại không được đi tiếp nên bảo toàn điểm sau khi kết thúc vòng bảng. (Ở đây mới chỉ đề cập chủ yếu trong phạm vi của giải diễn đàn).

e. Tổng điểm cộng tham gia phải bằng Tổng điểm trừ đi do không tham gia:
- Để đảm bảo tổng số điểm của tất cả các VĐV của Bảng/Hạng từ khi khởi tranh đến kết thúc vòng bảng là không thay đổi, nó chỉ chuyển dịch từ người này sang người khác;
- Dễ kiểm tra sau mỗi vòng đấu;
- Điểm trừ thiếu vắng được tính trên cơ sở tổng số vòng đấu, số cặp đội thi đấu mỗi vòng, số trận đơn/đôi giữa hai đội mỗi vòng, tổng số VĐV trong danh sách tham gia...
- Những giai đoạn bổ sung VĐV, nếu giữ nguyên tắc Tổng số điểm cộng = Tổng số điểm trừ thì phải tính lại điểm trừ cho mỗi trận thiếu vắng; còn không thì chấp nhận có sai lệch đôi chút.

f. Từ vòng đấu loại Tứ kết đến Trung kết:
- Không trừ điểm không tham gia kể cả những người trong đội được đi tiếp;
- Thay vì trong cột điểm tham gia thông thường, thưởng Bonus cho tham gia:
.+ Tứ kết: 4 điểm;
.+ Bán kết: 6 điểm;
.+ Trung kết: 8 điểm;
- Khi kiểm tra tổng điểm của các VĐV của cả Hạng nó sẽ chênh lên đúng bằng tổng số điểm thưởng Bonus cho mỗi vòng./.

5. Minh họa format dưới dạng Excel
8. PP Bảng tính điểm cá nhân ct (8).png


6. Tính đến các giải quan trọng khác

- Trước mắt gợi ý chỉ tính giải đơn khi vào đến từ Tứ kết đến Trung kết. (Ko thích giải đồng đội ở các giải quan trọng khác, vì các đội là sự hình thành tạm bợ, một VĐV trong giải này đánh ở đội này, rồi ở giải khác lại thấy đánh cho đội khác!).

- Số giải quan trọng ngoài giải diễn đàn là những giải quy mô lớn, có khả năng thu thập được dữ liệu. Hệ số điểm cho tỷ lệ thắng/thua cũng như điểm tham gia/thiếu vắng cần có sự nghiên cứu thêm, trước mắt tạm thời có thể áp dụng tính theo công thức chung./.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top