Ma sát bóng khi giật

NTBB

Super Moderators
Vị trí tiếp xúc chỗ nào là đẹp nhất?. Đầu, giữa, hay nửa bên trái (khi mắt nhìn thẳg vào mặt vợt).....

Bạn xem trong các hình dưới đây thì Zhang Jike và Timo Boll tiếp xúc bóng vào đâu trên vợt.
Ha.jpg


H21.png


H29.png



H23.png


H40.png
 

NTBB

Super Moderators
Có vẻ hướng góc 4h, 8h chứ không phải 12h như nhiều người thường nghĩ ?

Theo hướng vung vợt và hướng bóng đến thì mình cho rằng điểm chạm bóng trên vợt nằm đâu đó ở khoảng đường ngang giữa vợt (từ đường nối điểm 3h và 9h nếu mình giơ vợt ra trước mặt với đỉnh vợt hướng thẳng lên trên). Có xu hướng hơi lệch lên phía đỉnh vợt một chút (có thể nói là một "rẻo" 2-3h kéo sang 9-10h).
Không biết mắt ông già có bị ... kèm nhèm không đây? hihi !
 

Trainee

Đại Tá
Theo hướng vung vợt và hướng bóng đến thì mình cho rằng điểm chạm bóng trên vợt nằm đâu đó ở khoảng đường ngang giữa vợt (từ đường nối điểm 3h và 9h nếu mình giơ vợt ra trước mặt với đỉnh vợt hướng thẳng lên trên). Có xu hướng hơi lệch lên phía đỉnh vợt một chút (có thể nói là một "rẻo" 2-3h kéo sang 9-10h).
Không biết mắt ông già có bị ... kèm nhèm không đây? hihi !
Dạ đại khái là nó hướng về 4h, 2-3h rõ là gần 4h hơn là 12h mà chú :D.
Một số người lại cho rằng đánh vào điểm 12h nhiều nhất, căn cứ vào số vợt bị phù điểm đó rất nhiều.
 

Son_ct

Đại Uý
Zhang Jike bảo là đừng cố gắng giật mạnh, nếu không sẽ bị vỗ nhiều, mà thay vào đó hãy tạo thật nhiều xoáy cho nó. Khi có cảm giác rồi thì có thể vào lực mà không sợ mất xoáy nữa
Đã và đang tập theo hướng này và thấy rất hiệu quả, rõ nhất là vào trận ra nhiều mồ hôi hơn vì phải giật liên tiếp nhiều quả mới mong có điểm :))
 

acemjss

Trung Tá
Đã và đang tập theo hướng này và thấy rất hiệu quả, rõ nhất là vào trận ra nhiều mồ hôi hơn vì phải giật liên tiếp nhiều quả mới mong có điểm :))
E thì cứ quả 1 moi an toàn. Quả 2 là khói bàn. Họ k chết thì mình chết =))
 

acemjss

Trung Tá
1 vấn đề khá quan trọng mà e muốn hỏi thì các bác lại quên. Đó là "tập giật với bánh xe" có thể cải thiện tình hình ma sát bóng khi giật được ko ạ?
 

leqd

Đại Uý
Vấn đề chính của e là ko biết tạo xoáy. Chứ ko phải là e bảo thủ ko chịu tạo xoáy
Mình có cảm giác là chủ thớt đang cần lời khuyên cơ bản, khi đã biết bạt, chuyển sang giật. Khi mình mới học giật, thầy cũng dùng từ "ma sát", nhưng sau này mình mới hiểu từ "ma sát" trong bóng bàn không hẳn là từ ma sát trong vật lý.
"Ma sát" - bóng bàn nghĩa là miết vào bóng. Miết vào tức là khi bạn lấy vợt đánh vào bóng, bạn có cảm giác bóng lún vào mặt vợt và mặt vợt đưa bóng đi, đưa bóng đi chứ không phải đánh vào bóng. Ban đầu thầy cũng cho mình tập có cảm giác miết vào bóng đã. Bạn thử tập như Waldner ở đoạn đầu, lấy tay trái thả bóng rơi xuống nền, bóng nảy lên chưa quá lưới, và dùng vợt vuốt bóng lên cho qua lưới, ban đầu để góc vợt vuông góc với mặt đất, sau đó úp dần lại. Nhớ không được ngửa vợt đánh dưới đít bóng nhé, cần phải úp vợt, miết phía trên của bóng, làm cho bóng bay lên.
Khi biết miết vào bóng rồi thì bạn mới bắt đầu quan tâm đến góc vợt, góc đánh ... như các bác đã khuyên. Ban đầu quan trong nhất là cảm giác miết vào bóng, có cảm giác rồi mới dần nâng độ khó
 

lion

Đại Tá
Trước đây em hay giật theo kiểu xoa bóng ngang nhiều nên dù vung tay mạnh cỡ nào
đi nữa thì bóng vẫn không xoáy và mạnh, hụt nhiều, tụt lưới cũng nhiều...rất là u buồn.

Sau mình đánh, nhờ mọi người ngồi ngoài nhận xét và được comment là xoa bóng quá
nhiều, cần phải vung vợt từ sau ra trước làm chính và kết hợp sang phải theo quán tính
xoay người của động tác, đồng thời điều chỉnh góc, điểm tiếp xúc bóng nên nhờ giời e
đã thấy được hiệu quả tốt hơn trước.
 

Trainee

Đại Tá
Lấy một rổ bóng ra; Ngồi qùy 1 chân bên tay cầm vợt, gối chạm đất luôn; Từ tư thế đó líp bóng sang bàn bên kia. Bao giờ thấy đánh mạnh được vào bàn là ổn lại thấm thêm đc cách kết hợp cổ tay và nguyên tắc phát lực kiểu quất roi. Đảm bảo trình giật của chủ thới lên trông thấy sau khi tập bài này.
 

acemjss

Trung Tá
Lấy một rổ bóng ra; Ngồi qùy 1 chân bên tay cầm vợt, gối chạm đất luôn; Từ tư thế đó líp bóng sang bàn bên kia. Bao giờ thấy đánh mạnh được vào bàn là ổn lại thấm thêm đc cách kết hợp cổ tay và nguyên tắc phát lực kiểu quất roi. Đảm bảo trình giật của chủ thới lên trông thấy sau khi tập bài này.
Quỳ chân đối diện với tay cầm vợt chứ bác? Quỳ sát thế thì phải đứng xa bàn chứ
 

Trainee

Đại Tá
Qùy chân bên cầm vợt thì tư thế mới tương tự tư thế giật thực tế chứ. Khoảng cách thì lựa mà điều chỉnh, càng gần càng khó, càng phải bật cổ tay nhiều.
 

giatdungdung_1508

Trung Sỹ
Theo kn của em thì sử dụng cổ tay nhiều sẽ tăng dc nhiều ms hơn tất nhiên phải để ý cả các yếu tố cơ bản như lực xa tâm bóng mặt vợt bám tốt . Tốc độ vung vợt . Ngoài ra cố gắng làm tốc độ bóng rời vợt càng chậm càng tốt khi lực vung tay là max .
 

acemjss

Trung Tá
Theo kn của em thì sử dụng cổ tay nhiều sẽ tăng dc nhiều ms hơn tất nhiên phải để ý cả các yếu tố cơ bản như lực xa tâm bóng mặt vợt bám tốt . Tốc độ vung vợt . Ngoài ra cố gắng làm tốc độ bóng rời vợt càng chậm càng tốt khi lực vung tay là max .
Có nghĩa là miết bóng dài đúng ko bác?
 

Trainee

Đại Tá
Tay phải thì quỳ chân trái chứ nhỉ?

Trời ơi, hãy thực hành rồi từ từ thắc mắc :D
Thế cậu giật bóng thì chân phải đưa ra sau hay trước mà lúc tập lại quỳ chân trái ?
Quỳ chân trái thì người nghiêng về trước rồi thế thì còn bật người lên thế nào nữa hả ? Quỳ chân phải, bên phải người thấp hơn bên trái, rồi vung tay lên, xoay vai ép lực tới trước, ... để đánh chứ.
Bổ sung thêm là tung bóng lên rồi líp hoặc thả rơi xuống đất cho nảy lên rồi líp bóng chứ không chơi cầm bóng đập vào vợt để líp lên nhé, như thế sẽ hiệu quả hơn.
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
Quỳ đúng như động tác của em này hả Trainee ?
Dạ giống phần dưới hàng chữ Shutterstock chứ phần trên thì thôi :D
Ngồi tư thế này thì gần như mặt mình ngang ngang tầm bàn tới lưới. Muốn líp bóng lên tốt (mạnh và xoáy) bắt buộc phải miết bóng, quất cánh tay, bật cổ tay theo kiểu vụt roi, phụ trợ rất tốt cho quả giật moi gọn gàng, không cần phải quá lên gân lên cốt.
Giống như quả này này chú: Phút 1:05 trở đi

Quả đánh này trước lúc tiếp bóng, phần cẳng tay (forearm) và cổ tay hơi bật (ưỡn) lại sau một chút, rồi phất cánh tay tới, cổ tay miết gập lại, nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên mặt phẳng đánh bóng của vợt. Tức là việc gập cổ tay là thuận theo tự nhiên theo chiều cạnh vợt thẳng với lòng chữ V giữ ngón tay trỏ và ngón tay cái, cũng là đường dọc cẳng tay và không được cản lại đà bay của vợt, đường thẳng này xẻ thẳng vào giữa con chuột bắp tay.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top