ITTF
Đại Uý
Lâu lâu ngứa ngày chân tay lại làm bài chia sẻ với các Bác !!!
Bài này sẽ nói chi tiết về 1 số cách phát lực và ưu nhược điểm của chúng !!!
Đầu tiên tạm chia ra các bộ phân cơ thể sử dụng để phát lực: Cổ tay, vai/lườn, chân (khi dùng vai thì thường đi kèm với chân, còn dùng lườn thì ko mấy liên quan tới chân)
1. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ - góc này ko thay đổi trong suốt quá trình đánh. Dùng lực ở vai rất nhiều - lực ở cổ tay rất ít.
- Các VĐV Châu Âu như Timo Boll hay sử dụng kiểu này, tuy nhiên họ có dùng thêm lực ở cổ tay
- Cách đánh: Dồn hết lực về vai, thả lỏng cổ tay (bàn tay). Lúc giật lăng cánh tay từ sau ra trước (giống ném bowling), xu hướng giật giống giật moi nhưng có lực hơn, sử dụng chân làm điểm trụ cho vai. Vai là điểm tựa
- Ưu điểm giật bóng xoáy xuống rất sướng, nhìn động tác sẽ khá dài giống giật moi nên rất an toàn - đối giật ầm ầm
- Nhược điểm thiếu lực, bóng đi đều rất khó để tăng lực đột ngột - đối thủ rất dễ kê chặn
2. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ - góc này ko thay đổi trong suốt quá trình đánh. Dùng lực ở vai và lực ở cổ tay như nhau
- Các VĐV châu âu hay sử dụng kiểu này
- Cách đánh: Giống cách 1 nhưng dồn lực về cổ tay nhiều hơn - ưu tiên lực ở cổ tay hơn so với cách 1
- Ưu điểm: Giật bóng sẽ mạnh hơn cách 1. Với bóng chuội của dân phủi thì cách giật này lại là số 1 - giật moi rất an toàn - dồn hết lực về cổ tay, sau đó dùng vai "giật cục" quả bóng - hơi lắc cổ tay - bóng sẽ qua được lưới ngon lành
- Nhược điểm: Giật bóng xoáy xuống hơi khó, chỉ có thể giật moi thông thường mà thôi. VĐV đẳng cấp mới chơi được món này
(Chỉ có cách 1 và cách 2 mới giật được bóng chuội của dân phủi)
3. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ. Dồn lực ở cổ tay rất lớn. Ko khép nách
- Tang Peng, và 1 số dân Châu Âu + dân phủi VN cũng hay dùng - 1 số dân phủi sử dụng thêm cổ tay để lắc bóng siêu xoáy ko thể nào kê được nhưng họ chỉ giật được tới quả 2 là hết đát...
- Ưu điểm: Chưa nhìn thấy đâu
- Nhược điểm: Tất cả
4. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ. Dồn lực ở cổ tay rất lớn. Khép nách để xoay lườn
- Jun Mizutani, Chen Qi, Yan An, Gao Ning
- Ưu điểm: Thực ra kỹ thuật cũng giống cách 3 thôi chỉ khác do khép nách xoay lườn thì dễ đối giật hơn rất nhiều
- Nhược: Vì dùng lườn nhiều nên rất khó để thực hiện động tác giật moi
5. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới >90 độ. Dùng lực ở cổ tay và vai như nhau (giống cách 2). Ngoài ra cần phải kép nách thì mới chuẩn
- Ma Long - Chuang Chih Yuan
- Cách đánh: Dồn lực về cổ tay, mở rộng góc cánh trên cánh dưới >90độ, khép nách để tạo lực ở vai. Cánh tay vẫn lăng từ sau ra trước, dưới lên trên. Với cách này thì điểm tựa sẽ biến hóa, lúc vai, lúc lườn, lúc khuỷu tay, lúc cổ tay...
- Ưu điểm: Giật mạnh, đối giật ầm ầm, cứu bóng khá sướng, flick cực sướng
- Nhược điểm: Chơi với dân phủi giao/cắt bóng chuội (giống lia viên gạch dưới nước) sẽ rất khó giật. Khó mà có được cú BH ngon
6. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới >90 độ. Dùng lực ở cổ tay nhiều - ko khép nách - nhưng căng cứng để có lực ở vai. Khá giống cách 3 của thằng Tang Peng
- Zhang Jike
- Cách đánh: Dồn lực về cổ tay, mở rộng góc cánh trên cánh dưới >90độ, mở nách nhưng căng cứng để tạo lực ở vai.
- Ưu điểm: Thực ra em éo thấy ưu điểm chỗ nào, ngoài việc dễ dàng chơi BH, FH lúc tập thì giật mạnh vãi vừa xoáy vừa nhanh hơn bất kỳ cách nào, nhưng vào trận thì éo thể nào sử dụng được...
- Nhược điểm: Khó thi triển trong trận đấu, đánh xa bàn rất khó
7. Một số dân phủi dùng thêm "lắc cổ tay - giật cục - giật xong phanh đột ngột" bóng sẽ rất xoáy và gần như ko thể nào đỡ được, nhưng chỉ giật đc 1-2 quả là hết đát và rất khó để giật được vào bàn !!!
Bài này sẽ nói chi tiết về 1 số cách phát lực và ưu nhược điểm của chúng !!!
Đầu tiên tạm chia ra các bộ phân cơ thể sử dụng để phát lực: Cổ tay, vai/lườn, chân (khi dùng vai thì thường đi kèm với chân, còn dùng lườn thì ko mấy liên quan tới chân)
1. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ - góc này ko thay đổi trong suốt quá trình đánh. Dùng lực ở vai rất nhiều - lực ở cổ tay rất ít.
- Các VĐV Châu Âu như Timo Boll hay sử dụng kiểu này, tuy nhiên họ có dùng thêm lực ở cổ tay
- Cách đánh: Dồn hết lực về vai, thả lỏng cổ tay (bàn tay). Lúc giật lăng cánh tay từ sau ra trước (giống ném bowling), xu hướng giật giống giật moi nhưng có lực hơn, sử dụng chân làm điểm trụ cho vai. Vai là điểm tựa
- Ưu điểm giật bóng xoáy xuống rất sướng, nhìn động tác sẽ khá dài giống giật moi nên rất an toàn - đối giật ầm ầm
- Nhược điểm thiếu lực, bóng đi đều rất khó để tăng lực đột ngột - đối thủ rất dễ kê chặn
2. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ - góc này ko thay đổi trong suốt quá trình đánh. Dùng lực ở vai và lực ở cổ tay như nhau
- Các VĐV châu âu hay sử dụng kiểu này
- Cách đánh: Giống cách 1 nhưng dồn lực về cổ tay nhiều hơn - ưu tiên lực ở cổ tay hơn so với cách 1
- Ưu điểm: Giật bóng sẽ mạnh hơn cách 1. Với bóng chuội của dân phủi thì cách giật này lại là số 1 - giật moi rất an toàn - dồn hết lực về cổ tay, sau đó dùng vai "giật cục" quả bóng - hơi lắc cổ tay - bóng sẽ qua được lưới ngon lành
- Nhược điểm: Giật bóng xoáy xuống hơi khó, chỉ có thể giật moi thông thường mà thôi. VĐV đẳng cấp mới chơi được món này
(Chỉ có cách 1 và cách 2 mới giật được bóng chuội của dân phủi)
3. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ. Dồn lực ở cổ tay rất lớn. Ko khép nách
- Tang Peng, và 1 số dân Châu Âu + dân phủi VN cũng hay dùng - 1 số dân phủi sử dụng thêm cổ tay để lắc bóng siêu xoáy ko thể nào kê được nhưng họ chỉ giật được tới quả 2 là hết đát...
- Ưu điểm: Chưa nhìn thấy đâu
- Nhược điểm: Tất cả
4. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới <90 độ. Dồn lực ở cổ tay rất lớn. Khép nách để xoay lườn
- Jun Mizutani, Chen Qi, Yan An, Gao Ning
- Ưu điểm: Thực ra kỹ thuật cũng giống cách 3 thôi chỉ khác do khép nách xoay lườn thì dễ đối giật hơn rất nhiều
- Nhược: Vì dùng lườn nhiều nên rất khó để thực hiện động tác giật moi
5. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới >90 độ. Dùng lực ở cổ tay và vai như nhau (giống cách 2). Ngoài ra cần phải kép nách thì mới chuẩn
- Ma Long - Chuang Chih Yuan
- Cách đánh: Dồn lực về cổ tay, mở rộng góc cánh trên cánh dưới >90độ, khép nách để tạo lực ở vai. Cánh tay vẫn lăng từ sau ra trước, dưới lên trên. Với cách này thì điểm tựa sẽ biến hóa, lúc vai, lúc lườn, lúc khuỷu tay, lúc cổ tay...
- Ưu điểm: Giật mạnh, đối giật ầm ầm, cứu bóng khá sướng, flick cực sướng
- Nhược điểm: Chơi với dân phủi giao/cắt bóng chuội (giống lia viên gạch dưới nước) sẽ rất khó giật. Khó mà có được cú BH ngon
6. Góc giữa cánh tay trên và cánh tay dưới >90 độ. Dùng lực ở cổ tay nhiều - ko khép nách - nhưng căng cứng để có lực ở vai. Khá giống cách 3 của thằng Tang Peng
- Zhang Jike
- Cách đánh: Dồn lực về cổ tay, mở rộng góc cánh trên cánh dưới >90độ, mở nách nhưng căng cứng để tạo lực ở vai.
- Ưu điểm: Thực ra em éo thấy ưu điểm chỗ nào, ngoài việc dễ dàng chơi BH, FH lúc tập thì giật mạnh vãi vừa xoáy vừa nhanh hơn bất kỳ cách nào, nhưng vào trận thì éo thể nào sử dụng được...
- Nhược điểm: Khó thi triển trong trận đấu, đánh xa bàn rất khó
7. Một số dân phủi dùng thêm "lắc cổ tay - giật cục - giật xong phanh đột ngột" bóng sẽ rất xoáy và gần như ko thể nào đỡ được, nhưng chỉ giật đc 1-2 quả là hết đát và rất khó để giật được vào bàn !!!
Last edited: