Nhà vô định bóng bàn thế giới, người để lại ấn tượng trong lòng nhiều fan Việt Nam với lối di chuyển chân tuyệt vời, xử lý bóng khéo léo, biến hóa, Khổng Lệnh Huy, hôm 12-10-2006 đã chính thức tuyên bố giải nghệ và dự định trở thành huấn luyện viên đội tuyển bóng bàn Trung Quốc.
Khổng Lệnh Huy bắt đầu sự nghiệp khi lên sáu tuổi và năm 1986, anh gia nhập đội tuyển tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc , sau đó là tuyển quốc gia, 1991.
Khổng Lệnh Huy, 31 tuổi, là một trong ba người duy nhất giành huy chương vàng ở cả ba giải uy tín nhất thế giới, Vô địch Bóng bàn Thế giới, World Cup Bóng bàn và Thế vận hội.
Hai người kia là Lưu Quốc Lượng, đương kim huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, bạn cũ của Khổng Lệnh Huy, và tay vợt kỳ cựu Thụy Điển, Waldner Jan-Over.
Từ đầu năm nay, Lệnh Huy đảm trách một phần công tác huấn luyện để giảm sức ép công việc cho đội tuyển nam. Đến nay, Lệnh Huy vẫn chủ yếu tập trung vào huấn luyện và thi đấu.
Khổng Lệnh Huy, người thứ ba thắng Grand Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế giới 2002, có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.
Con đường tới bóng bàn
Khổng Lệnh Huy từng tự sự về con đường tới bóng bàn của mình:
" Cha tôi là huấn luyện viên bóng bàn một trong những huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc . Trong khi tôi phải thừa nhận điều đó góp phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nhưng vẫn khác với trường hợp Lưu Quốc Lượng và Đặng Á Bình cả hai lớn lên trong gia đình bóng bàn với cha Đặng Á Bình là một trong những huấn luyện viên giỏi nhất Trung Quốc, còn Lưu Quốc Lượng có cha làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, anh trai là tay vợt chuyên nghiệp .
Tôi bắt đầu chơi bóng bàn không phải dưới sự thúc ép của cha mà là quyết định của tôi. Thực tế, tôi gắn bó với bóng bàn từ lâu, trước khi tôi chơi bóng. Từ hồi mẫu giáo, tôi đã ở cùng đội tuyển thể thao tỉnh Hắc Long Giang. Hàng ngày, sau khi cha đón tôi từ nhà trẻ, tôi theo ông tới đội tuyển bóng bàn để xem cho vui. Chẳng có gì vui ở phòng tập nhưng tôi có thể chơi với hàng tá bóng. Phòng tập cực lớn mà với tôi, nó như một mê cung.
Sau đó, tôi chuyển sang nhà trẻ số 1 của tỉnh, nơi có một lớp học bóng bàn cho trẻ con trước khi tôi tới. Ngay lập tức, cha tôi được mời làm cố vấn của lớp. Điều khác lạ là con trai của huấn luyện viên bóng bàn nhưng tôi thích xem hơn đánh bóng. Tôi không cảm thấy chơi bóng có gì thú vị.
Và cha tôi không để ý nhiều đến chuyện tôi có chơi bóng bàn hay không. Có thể ông nghĩ dù tôi chơi hay không thì đó chỉ là ý thích trẻ con.
Khi lên sáu tuổi, tôi quyết định phải học chơi. Ý kiến đó ít hay nhiều là do hướng dẫn của thầy giáo. Điều thú vị là cha tôi không biết tôi đã bắt đầu cầm vợt. Một chiều thứ Bảy, tôi hỏi cha sau khi tan trường: ?oCha ơi, cha có thể cho con một cây vợt, con đã biết chơi rồi?. Và đó là lần đầu tiên cha tôi biết tôi chơi.
Nói thật thì ông không phải huấn luyện viên đầu tiên của tôi. Mặc dù đẳng cấp của ông cao hơn hẳn thầy giáo của tôi, tôi vẫn thích nghe thầy giảng hơn.
Khi lên tiểu học, tôi bắt đầu nghiện bóng bàn và không thể làm gì nếu không đụng đến vợt mỗi ngày. Khao khát chiến thắng của tôi để lại một số câu chuyện đáng cười mà sau này, cha tôi thường nhắc tới.
Đó là năm 1982, khi mẹ tôi làm việc tại văn phòng địa phương, bà quen biết cả đồn cảnh sát ở đó. Khi cảnh sát biết cha tôi là huấn luyện viên đội tuyển tỉnh, họ hỏi bà: " Liệu có thể đấu giao hữu với cầu thủ của ông nhà không". Đồng nghiệp của mẹ trêu họ: " Này, đừng nói tới cầu thủ của ông ấy, thử chơi với con trai ông ta trước đã"
Cảnh sát rất phấn khích và tất cả đều muốn chơi với tôi. Một trong số họ hứa nếu thua, anh ta sẽ cho tôi huy hiệu của anh. Giải thưởng đó quá hấp dẫn. Tôi không chỉ đánh bại anh mà lần lượt hạ tất cả cảnh sát ở đồn. Nhưng khi hỏi tới lời hứa, anh cảnh sát kia ỉm đi. Thật ngốc khi nghĩ rằng cảnh sát có thể trao huy hiệu của mình.
Tôi khóc toáng: " Chú là cảnh sát, chú không nên lừa cháu". Cuối cùng, sếp của họ đi ra và nói: " Cháu đúng đấy, cảnh sát không nên lừa dối". Ông lấy huy hiệu của người cảnh sát kia và trao cho tôi.
Nếu tôi có những giấc mơ thời thơ ấu thì đó là trở thành người lính, nhà khoa học hay nghề gì đó chứ không phải trở thành tuyển thủ bóng bàn quốc gia và nhà vô địch thế giới.
Nguyễn Đức ( thoibaoviet ) 12/2006
Khổng Lệnh Huy bắt đầu sự nghiệp khi lên sáu tuổi và năm 1986, anh gia nhập đội tuyển tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc , sau đó là tuyển quốc gia, 1991.
Khổng Lệnh Huy, 31 tuổi, là một trong ba người duy nhất giành huy chương vàng ở cả ba giải uy tín nhất thế giới, Vô địch Bóng bàn Thế giới, World Cup Bóng bàn và Thế vận hội.
Hai người kia là Lưu Quốc Lượng, đương kim huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, bạn cũ của Khổng Lệnh Huy, và tay vợt kỳ cựu Thụy Điển, Waldner Jan-Over.
Từ đầu năm nay, Lệnh Huy đảm trách một phần công tác huấn luyện để giảm sức ép công việc cho đội tuyển nam. Đến nay, Lệnh Huy vẫn chủ yếu tập trung vào huấn luyện và thi đấu.
Khổng Lệnh Huy, người thứ ba thắng Grand Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế giới 2002, có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.
Con đường tới bóng bàn
Khổng Lệnh Huy từng tự sự về con đường tới bóng bàn của mình:
" Cha tôi là huấn luyện viên bóng bàn một trong những huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc . Trong khi tôi phải thừa nhận điều đó góp phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nhưng vẫn khác với trường hợp Lưu Quốc Lượng và Đặng Á Bình cả hai lớn lên trong gia đình bóng bàn với cha Đặng Á Bình là một trong những huấn luyện viên giỏi nhất Trung Quốc, còn Lưu Quốc Lượng có cha làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, anh trai là tay vợt chuyên nghiệp .
Tôi bắt đầu chơi bóng bàn không phải dưới sự thúc ép của cha mà là quyết định của tôi. Thực tế, tôi gắn bó với bóng bàn từ lâu, trước khi tôi chơi bóng. Từ hồi mẫu giáo, tôi đã ở cùng đội tuyển thể thao tỉnh Hắc Long Giang. Hàng ngày, sau khi cha đón tôi từ nhà trẻ, tôi theo ông tới đội tuyển bóng bàn để xem cho vui. Chẳng có gì vui ở phòng tập nhưng tôi có thể chơi với hàng tá bóng. Phòng tập cực lớn mà với tôi, nó như một mê cung.
Sau đó, tôi chuyển sang nhà trẻ số 1 của tỉnh, nơi có một lớp học bóng bàn cho trẻ con trước khi tôi tới. Ngay lập tức, cha tôi được mời làm cố vấn của lớp. Điều khác lạ là con trai của huấn luyện viên bóng bàn nhưng tôi thích xem hơn đánh bóng. Tôi không cảm thấy chơi bóng có gì thú vị.
Và cha tôi không để ý nhiều đến chuyện tôi có chơi bóng bàn hay không. Có thể ông nghĩ dù tôi chơi hay không thì đó chỉ là ý thích trẻ con.
Khi lên sáu tuổi, tôi quyết định phải học chơi. Ý kiến đó ít hay nhiều là do hướng dẫn của thầy giáo. Điều thú vị là cha tôi không biết tôi đã bắt đầu cầm vợt. Một chiều thứ Bảy, tôi hỏi cha sau khi tan trường: ?oCha ơi, cha có thể cho con một cây vợt, con đã biết chơi rồi?. Và đó là lần đầu tiên cha tôi biết tôi chơi.
Nói thật thì ông không phải huấn luyện viên đầu tiên của tôi. Mặc dù đẳng cấp của ông cao hơn hẳn thầy giáo của tôi, tôi vẫn thích nghe thầy giảng hơn.
Khi lên tiểu học, tôi bắt đầu nghiện bóng bàn và không thể làm gì nếu không đụng đến vợt mỗi ngày. Khao khát chiến thắng của tôi để lại một số câu chuyện đáng cười mà sau này, cha tôi thường nhắc tới.
Đó là năm 1982, khi mẹ tôi làm việc tại văn phòng địa phương, bà quen biết cả đồn cảnh sát ở đó. Khi cảnh sát biết cha tôi là huấn luyện viên đội tuyển tỉnh, họ hỏi bà: " Liệu có thể đấu giao hữu với cầu thủ của ông nhà không". Đồng nghiệp của mẹ trêu họ: " Này, đừng nói tới cầu thủ của ông ấy, thử chơi với con trai ông ta trước đã"
Cảnh sát rất phấn khích và tất cả đều muốn chơi với tôi. Một trong số họ hứa nếu thua, anh ta sẽ cho tôi huy hiệu của anh. Giải thưởng đó quá hấp dẫn. Tôi không chỉ đánh bại anh mà lần lượt hạ tất cả cảnh sát ở đồn. Nhưng khi hỏi tới lời hứa, anh cảnh sát kia ỉm đi. Thật ngốc khi nghĩ rằng cảnh sát có thể trao huy hiệu của mình.
Tôi khóc toáng: " Chú là cảnh sát, chú không nên lừa cháu". Cuối cùng, sếp của họ đi ra và nói: " Cháu đúng đấy, cảnh sát không nên lừa dối". Ông lấy huy hiệu của người cảnh sát kia và trao cho tôi.
Nếu tôi có những giấc mơ thời thơ ấu thì đó là trở thành người lính, nhà khoa học hay nghề gì đó chứ không phải trở thành tuyển thủ bóng bàn quốc gia và nhà vô địch thế giới.
Nguyễn Đức ( thoibaoviet ) 12/2006