HLV Wu Jingping bàn về các điểm cơ bản của cú giật thuận tay.

bachikho

Đại Tá
ok, nếu nói thế thì khỏi cần sửa vì nói đến bb VN ng ta sẽ biết đến saigonfc.vn ngay (cần j nhắc đến Phú sóc làm j vì Bậc Thầy của saigonfc.vn!-cũng là nhà của VN hết chứ đâu. Sợ là nói sai saigonfc.vn = saigonKFC.vn thì mới nguy to)
just for fun :D
 

saigonfc.vn

Đại Uý
ok, nếu nói thế thì khỏi cần sửa vì nói đến bb VN ng ta sẽ biết đến saigonfc.vn ngay (cần j nhắc đến Phú sóc làm j vì Bậc Thầy của saigonfc.vn!-cũng là nhà của VN hết chứ đâu. Sợ là nói sai saigonfc.vn = saigonKFC.vn thì mới nguy to)
just for fun :D
Mình nói thế không pải là không sửa lại vì quan tâm nhiều đến nội dung truyền tải- dù sao cũng cảm ơn sự nhắc nhở của Bạn!
 

hermesqn

Trung Uý
Không biết là ở diễn đàn ta có Ai giật được cú này không?. 12h trên bóng là điều không tưởng nổi- có thể chúng ta tiếp xúc"mỏng" được nhưng nếu trên đỉnh của quả bóng thì là điều không thể!

[video=youtube;ka_H_H3iigI]https://www.youtube.com/watch?v=ka_H_H3iigI[/video]

xem từ đoạn 3:50 nhé anh :)
 

minhbaohiem

Thượng Sỹ
Tại sao 1 bài dịch tuyệt vậy mà mọi người cứ thêm thắt vào nhỉ, thay mặt giới cpen Hải Dương xin bái phục và cám ơn NTBB. Phải có một lòng đam mê và kho vốn từ bóng bàn rất phong phú mới dịch được như vậy, Giới Cpen được lợi nhiều qua bài dịch này, Thanks và thanks.
 

NTBB

Super Moderators
Tại sao 1 bài dịch tuyệt vậy mà mọi người cứ thêm thắt vào nhỉ, thay mặt giới cpen Hải Dương xin bái phục và cám ơn NTBB. Phải có một lòng đam mê và kho vốn từ bóng bàn rất phong phú mới dịch được như vậy, Giới Cpen được lợi nhiều qua bài dịch này, Thanks và thanks.

Cảm ơn bác minhbaohiem về nhận xét của bác về bài dịch.

Tuy nhiên theo tôi, những đóng góp, "thêm thắt" của ace cũng là chuyện bình thường. Không riêng gì tôi, mà bất cứ ai khi muốn chuyển ngữ để giới thiệu cùng ace một tài liệu nước ngoài thì đều mong muốn bài dịch của mình chính xác (nhất là BB thì càng cần chính xác về từng chi tiết kỹ thuật), và dễ đọc. Nhưng do nhiều nguyên nhân - chẳng hạn như trình độ ngoại ngữ có hạn, trình độ chuyên môn về lĩnh vực của bài viết đề cập cũng hạn chế...- thì nhiều khi bài dịch có thể còn nhiều sai sót. Lúc đó sẽ nhờ người đọc bổ sung, hiệu chỉnh giúp để bài dịch trở thành "chuẩn" hơn. Thực sự mà nói, tôi cũng chỉ đi sâu nghiên cứu các tài liệu về BB của các hãng thời gian gần đây thôi, và chắc chắn tôi chưa hiểu hết các thuật ngữ dùng trong bóng bàn - cả tiếng Việt và tiếng Anh - vì thế sai sót, thậm chí sai sót lớn là điều không tránh khỏi. Xin cảm ơn những góp ý, những hiệu chỉnh của ACE khác.

Tất nhiên khi đọc 1 bài viết thì ACE sẽ quan tâm nhất là nội dung chính. Còn những chi tiết khác (như tên nhân vật, địa danh...) khi phiên âm sang tiếng Việt có thể không "chuẩn" thì ACE cũng dễ cho qua hơn. Dù thế thì tôi thấy vẫn rất cần chỉnh lại cho đúng. Không có gì đâu bác minhbaohiem ạ ! "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" mà, hihi !!!

(Hải Dương, ngày tôi còn học ở HN, mỗi khi đi tàu HN-HP để về thăm bố mẹ đều thích ăn xôi giò nóng hổi của mấy chị mấy cô cắp cái thúng đi dọc tàu bán, khi tàu dừng đón và trả khách ở ga HD).
 
Last edited:

NgocHip

Thiếu Uý
vụ này thì chịu, trước có tay vợt Chen Jing thấy báo chí vẫn dịch là Trần Tĩnh???

Âm đọc giống nhau, chữ viết khác nhau bác ợ, nghĩa nó cũng khác nhau
Giống như trong tiếng mình có kiểu đồng âm khác nghĩa, tiền mà lại không phải là tiền ý. :))
Quan điểm của em từ trước đến giờ là "biết người biết ta", muốn tìm hiểu Tàu, kỹ thuật Tàu mà k biết tiếng Tàu thì khó lắm.
Như bài này thôi, chú Út dịch lại từ bản tiếng anh, thế nên cùng lắm thì chỉ dịch được nội dung chuẩn như bản tiếng anh thôi, thế mà bản tiếng anh nó dịch chuẩn hay không, diễn đạt mạch lạc không thì đúng là chỉ có Tây biết :)).
Ví dụ cụ thể tí, bài này bản gốc ngay đoạn đầu có nói đến thay đổi góc vợt khi giật các loại bóng xoáy khác nhau, thì người dịch sang tiếng anh đã tự thêm vào đoạn mở ngoặc là xoáy lên càng lớn thì càng ép vợt.

Thế nên là ae đọc bản tiếng việt ai thấy hay thì like, chứ đừng bắt bẻ quá khổ thân người dịch. :))
 

NTBB

Super Moderators
Âm đọc giống nhau, chữ viết khác nhau bác ợ, nghĩa nó cũng khác nhau
Giống như trong tiếng mình có kiểu đồng âm khác nghĩa, tiền mà lại không phải là tiền ý. :))
Quan điểm của em từ trước đến giờ là "biết người biết ta", muốn tìm hiểu Tàu, kỹ thuật Tàu mà k biết tiếng Tàu thì khó lắm.
Như bài này thôi, chú Út dịch lại từ bản tiếng anh, thế nên cùng lắm thì chỉ dịch được nội dung chuẩn như bản tiếng anh thôi, thế mà bản tiếng anh nó dịch chuẩn hay không, diễn đạt mạch lạc không thì đúng là chỉ có Tây biết :)).
Ví dụ cụ thể tí, bài này bản gốc ngay đoạn đầu có nói đến thay đổi góc vợt khi giật các loại bóng xoáy khác nhau, thì người dịch sang tiếng anh đã tự thêm vào đoạn mở ngoặc là xoáy lên càng lớn thì càng ép vợt.

Thế nên là ae đọc bản tiếng việt ai thấy hay thì like, chứ đừng bắt bẻ quá khổ thân người dịch. :))

He He ! Đâu có gì mà "khổ thân" NgocHip ơi ! Có khi "người dịch" lại còn "like" mạnh khi được bắt bẻ ấy chứ, vì coi như mình được học thêm ... ngoại ngữ (và nhiều thứ khác), hìhì !!!
 
Last edited:

saigonfc.vn

Đại Uý
"Dưới đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ phần giới thiệu và tóm lược các kỹ thuật và phương pháp tập luyện .

1. Giật bóng xoáy xuống đến một điểm nhất định trên bàn:
Giật bạt là cú tấn công cơ bản nhất của những người cầm vợt dọc. Bạn cần phải chú ý đến việc sử dụng cổ tay. Khi tiếp xúc với bóng, bạn phải sử dụng cổ tay để miết bóng, tiếp xúc với bóng ở phía trên giữa của mặt vợt (9-10 giờ), sử dụng cổ tay để điều chỉnh tốc độ đánh tới và độ xoáy để tăng thêm nhiều lực hơn cho cú giật của bạn. Đây là những gì mà chúng ta thường nghe về cú giật–bạt: Nửa giật nửa bạt. Khi giật một quả bóng có độ xoáy yếu, bạn cần phải miết và đánh vào bóng cùng một lúc. Khi giật một đường bóng xoáy xuống nặng, bạn phải sử dụng tất cả sức mạnh của bạn để miết lên bóng nhằm bù lại vì xoáy xuống nặng. Bạn cũng phải lưu ý không phải để bóng chạm vào vợt, mà là cây vợt đánh vào bóng (nghĩa là: Không thực hiện một cú đánh thụ động). Đây là điều mà chúng ta thường nghe gọi là “ăn bóng” (dịch theo nghĩa đen không sát về ý nghĩa của nó). Bạn cần nhắm vào bóng và để vợt tiếp xúc bóng càng lâu càng tốt. Khi bạn tập, cảm giác giật bóng của bạn sẽ được nâng cao và chất lượng của nó sẽ được cải thiện (Tốc độ và Xoáy). Phương pháp tập: khi không có sẵn nhiều bóng, một người có thể giao bóng xoáy xuống, người thứ hai đẩy (gò - ND) bóng và người giao bóng (ở phía bàn bên trái tay) sẽ cố gắng giật bạt cú đẩy này. Khi giật, bạn cần phải đảm bảo rằng bạn sử dụng 100% sức mạnh cho cú giật. Bạn không nên lo lắng về quả bóng tiếp theo, thay vì thế bạn nên dồn vào nó toàn bộ sức mạnh và độ xoáy sao cho đối thủ không thể đánh trả lại. Qua việc tập luyện như thế này, các cú giật của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy đánh bóng tại điểm cao nhất. Rõ ràng, bạn sẽ phải điều chỉnh kỹ thuật của bạn một cách thích hợp. Nếu nó đi ra ngoài, hãy nhắm về phía trước nhiều hơn, chứ không phải lên trên, và nếu nó đi vào lưới, bạn phải miết vào bóng nhiều hơn. Sau khi đã làm chủ được bước này, tập trung vào hướng của bóng để bạn có thể đặt cú giật bạt của bạn tới bất cứ vị trí nào trên bàn bên kia.

2. Giật đối với một đường bóng xoáy lên được đưa đến một điểm nhất định trên bàn:
Giật bóng đến xoáy xuống và xoáy lên là khác nhau. Khi giật bóng đến xoáy lên, bạn phải tiếp xúc với quả bóng ở trên đỉnh của nó, vị trí 12h. Đánh vào bóng nhiều hơn là miết bóng. Lực phải được nhắm tới phía trước chứ không phải là hướng lên trên. Bài tập này là dễ tập hơn so với bóng xoáy xuống (bóng xoáy lên thì có thể chặn trái tay hoặc thuận tay, trong khi bóng xoáy xuống thì cần phải giật). Trong trường hợp tập nhiều bóng thì người giao bóng có thể đưa các quả bóng đến bất cứ nơi nào trên bàn để tập di chuyển cũng như giật bóng xoáy lên.

3. Giật bóng chống lại một cú giật (đối giật):
Đối giật là một kỹ thuật ở trình độ cao mà hầu như chỉ có các VĐV chuyên nghiệp mới có thể làm chủ được kỹ thuật này. Vì nhiều người nghiệp dư đối giật bằng cách đưa quả bóng cao lên và với việc giật theo cách đó, bạn sẽ dừng lại ở trình độ này và không tiến triển được. Yêu cầu trước tiên của cú đối giật là bạn phải tạo ra sức mạnh của chính mình, chứ không dựa vào (mượn - ND) tốc độ và xoáy của bóng đối phương, bằng cách sử dụng tốc độ và xoáy của bạn để chống lại tốc độ và xoáy của đối phương. Khi đối giật, cú giật miết bóng của bạn phải thật “mỏng” (tức không để bóng ở lâu trên mặt vợt) và bạn cần tiếp xúc bóng ở vị trí trên đầu bóng, vị trí 12h. Nếu bạn tạo ra sức mạnh của riêng bạn từ cú đối giật này thay vì mượn lực, thì cơ hội bạn giành điểm sẽ cao hơn. Nếu bạn hoảng sợ trước xoáy và tốc độ của đối phương, bạn sẽ dễ bị “ăn” xoáy và tốc độ của họ. Phương pháp tập: người thứ nhất giao bóng xoáy xuống đến khu vực trái tay của bạn, bạn đẩy nó để xoay sang thế đánh thuận tay, sau đó người kia sẽ giật với độ xoáy cao về phía trái tay của bạn và tiếp theo bạn đối giật về phía trái tay của anh ta. Sau khi thực hành như thế này, bạn có thể thay đổi điểm rơi bóng đến vị trí khác.

4. Tấn công nhanh gần bàn chống lại một cú giật (Giật bạt nửa nẩy/ “giật bạt đờ mi” - ND):
Đây là một trong những kỹ thuật phòng thủ rất mới (chuyển thành tấn công) và có nhiều cách khác nhau để làm chủ nó. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, kỹ thuật này rất phát triển. Cũng giống như với kỹ thuật chặn bóng, chúng ta mượn xoáy của đối phương - chúng ta rất dễ bị cuốn vào tình trạng gay cấn là đối phương sẽ giật và tấn công liên tục. Sau những năm 90, các vận động viên Trung Quốc sử dụng kỹ thuật đối giật và sử dụng nó ở gần bàn - đặc biệt là với những VĐV chơi vợt dọc với mút láng – chuyển từ phòng thủ sang tấn công và có kết quả tuyệt vời với kỹ thuật này. Một ví dụ ngoại lệ là Ma Lin. Đòi hỏi vận động viên phải rất nhanh trong việc đưa ra quyết định của mình, chính xác và có cảm giác bóng tốt. Bởi vì có nhiều cú đánh thiếu ổn định hoặc không có điểm rơi vào vị trí mà chúng ta muốn quả bóng giật đến, chúng ta sẽ mất khả năng tạo ra cú đánh chất lượng cao của chính mình. Nhiều VĐV nghiệp dư đã không sử dụng kỹ thuật này, một số thì đã qua tập luyện và sử dụng cú đánh có kết quả tốt. Tất cả đối với kỹ thuật này là thời điểm và việc sử dụng cổ tay để phát lực. Khi tiếp xúc với quả bóng, bạn cần đánh khi bóng đang nảy lên và nếu bạn có bộ chân đủ nhanh, thậm chí bạn có thể thực hiện một cú đánh nửa nẩy (đờ mi – ND) một cách rất nhanh. Khi tiếp xúc bóng, sử dụng cổ tay và lườn để phát lực, chạm bóng ở trên đỉnh của nó (12 h), chỉ miết vào bóng rất nhẹ. Nếu bạn miết bóng quá mạnh, sẽ dễ bị rúc lưới. Khi chạm bóng, bạn phải có lực hướng về phía trước, không lên trên. Phương pháp tập luyện: một người đẩy xoáy xuống đến phía thuận tay người còn lại và người này giật bóng, và sau đó là giật bạt nửa nảy. Bạn có thể thử nghiệm với các điểm rơi khác nhau của cú giật và tiếp đó là của cú giật bạt nửa nảy. Điều chính yếu là cần đảm bảo bạn miết bóng rất ít và phải tạo ra sức mạnh đáng kể từ chính mình.


(Còn tiếp)

Ví dụ cú đối giật này mà HLV này nói thì có đúng hay không!. Tiếp xúc như thế này có nghĩa là vợt phải song song với mặt bàn, theo các ACE thì thế nào?.
 
Last edited:

long thủ

Đại Tá
Ví dụ cú đối giật này mà HLV này nói thì có đúng hay không!. Tiếp xúc như thế này có nghĩa là vợt phải song song với mặt bàn, theo các ACE thì thế nào?.

Em thấy trên này họ cũng bảo là 12h, nhưng mà thực tế thì khó lắm, chỉ khoảng 1h thì hợp lý hơn

[video=youtube;ka_H_H3iigI]http://www.youtube.com/watch?v=ka_H_H3iigI[/video]
 

NTBB

Super Moderators
Ví dụ cú đối giật này mà HLV này nói thì có đúng hay không!. Tiếp xúc như thế này có nghĩa là vợt phải song song với mặt bàn, theo các ACE thì thế nào?.

Cái này muốn kiểm nghiệm thì tốt nhất là thử với máy bắn bóng. Set bóng xoáy lên mạnh, và đối giật đúng như cách mà HLV Tàu nói, là chạm bóng khi bóng đang nảy lên từ bàn, chưa tới đỉnh cao nhất của quỹ đạo. Thay đối lực giật (đánh ra trước nhiều hơn là lên trên, với góc vợt song song hoặc gần song song với mặt bàn, để có điểm tiếp xúc là 12h), xem kết quả thế nào. Để thứ bảy tuần sau, mình có buổi tập với máy bắb bóng cùng các bác cao niên XNDM, mình thử xem, rồi báo cáo kết quả sau nhé.
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Cái này muốn kiểm nghiệm thì tốt nhất là thử với máy bắn bóng. Set bóng xoáy lên mạnh, và đối giật đúng như cách mà HLV Tàu nói, là chạm bóng khi bóng đang nảy lên từ bàn, chưa tới đỉnh cao nhất của quỹ đạo. Thay đối lực giật (đánh ra trước nhiều hơn là lên trên, với góc vợt song song hoặc gần song song với mặt bàn, để có điểm tiếp xúc là 12h), xem kết quả thế nào. Để thứ bảy tuần sau, mình có buổi tập với máy bắb bóng cùng các bác cao niên XNDM, mình thử xem, rồi báo cáo kết quả sau nhé.

Anh Thử- Em cũng thử xem thế nào, nếu AE nào thử luôn cho cmar nhận càng tốt!.
 

lion

Đại Tá
Công nhận chú dịch rất hay và tâm huyết, cảm ơn chú rất nhiều. Cháu cũng rất trăn trở vì động tác
giật bóng của mình không tốt và đã để ý, cải thiện kỹ thuật này hơn trước rất nhiều. Chúc chúc khoẻ
và dịch thêm nhiều bài hay cho ace diễn đàn tham khảo, chia sẻ ạ.
 

Bình luận từ Facebook

Top