Hình ảnh VĐV tại giải VĐQG 2016

tcgroup

Bố cu Tít
Nguyễn Tiến Đăng Vũ (Vũ nổ) - Tay vợt số 1 của đội tuyển TP Hồ Chí Minh, sở hữu lối đánh 2 càng hoa mỹ và đẹp mắt, anh đã từng có thời tập chung với Fan Zhengdong trong đợt tập huấn của đội tuyển TP HCM tại Trung Quốc. Tại giải VĐTG vừa rồi Vũ có nhờ mình gửi lời hỏi thăm nhưng ku Fan không nhớ (Chắc tại hồi đó ku cậu còn nhỏ quá) :D



Nguyễn Thành Luân (Luân trố) - Cựu thành viên đội tuyển Quân Đội, giải này đầu quân cho Khánh Hoà. Sau Quốc, Quỳnh thì cá nhân mình đánh giá đây là VĐV tài năng nhất của bóng bàn Việt Nam, đủ khả năng vượt xa các đàn anh đi trước. Luân hội tụ tất cả yếu tố để trở thành 1 VĐV có thể vươn ra tầm quốc tế, sở hữu kỹ thuật toàn diện, tấn công nhanh và mạnh cả 2 càng, đủ độ khéo léo và tinh quái cần thiết.

Tuy nhiên vì nhiều lý do, cá nhân Luân đã không giữ được mình, bỏ bê tập luyện và bị cuốn theo những cám dỗ ngoài xã hội. Thật sự đáng tiếc cho 1 nhân tài của thể thao Việt Nam, mong rằng với bến đỗ hiện tại Luân sẽ trưởng thành hơn và sớm trở lại với bóng bàn đỉnh cao.

 

tcgroup

Bố cu Tít
Tăng Phạm Trọng Hiếu (Vĩnh Long) - Tay vợt có lối đánh hoa mỹ và đẹp mắt, trên sân bóng anh như 1 nghệ sỹ biểu diễn. Nhiều năm trở lại đây Hiếu luôn là 1 trong những VĐV top đầu của phía Nam.



Hồ Ngọc Thuận (Bộ Công An) - Tay vợt nổi tiếng gắn liền với mút tàu, có thể nói anh là người có sức ảnh hưởng lớn nhất tới cộng đồng người chơi mút tàu ở Việt Nam. Nổi tiếng với cú giao bóng khéo léo, thời đỉnh cao Thuận Lác từng khuynh đảo các giải bóng bàn chuyên nghiệp, thi đấu nhiều trận để đời và được giới chuyên môn nhận định là tay vợt số 1 của Miền Nam vào thời điểm đầu những năm 2000.

Tính cách bộc trực và nóng tính đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp của Thuận Lác, năm 2003 khi Seagames được tổ chức tại Việt Nam, Thuận Lác bị gạt ra khỏi danh sách đội tuyển Việt Nam khiến giới chuyên môn và người hâm mộ ngỡ ngàng, sự nóng tính và bộc trực đi kèm những phát ngôn không đáng có ít nhiều đã ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của Thuận Lác.

Người hâm mộ bóng bàn Hải Dương chắc không ai quên được trận đấu giữa Sơn Lợn và Thuận Lác tại NTĐ Hải Dương (Thời điểm này Sơn Lợn đang là ngôi sao sáng của Hải Dương, anh được đánh giá là người có thể thay thế đàn anh Vũ Mạnh Cường). Vượt qua Sơn Lợn trong 1 trận đấu áp lực với khán đài không còn 1 chỗ trống và sự quá khích của khán giả Hải Dương, sau trận đấu đã phải có rất nhiều người hộ tống Thuận Lác mới về được khách sạn an toàn.

 

tcgroup

Bố cu Tít
Đoàn Bá Tuấn Anh (Sách) - Hải Dương: Cá nhân mình đánh giá đây là tay vợt triển vọng nhất của bóng bàn Việt Nam hiện tại.

Sinh ra tại 1 vùng quê nghèo của tỉnh Hải Dương, gia đình làm nông điều kiện rất khó khăn, Tuấn Anh luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để theo đuổi con đường sự nghiệp. Tính cách ngoan ngoãn và hiền lành, đời sống cá nhân lành mạnh. Tuấn Anh cùng với Đạt Trố là 2 tay vợt khéo léo và xử lý bóng tinh tế nhất bóng bàn Việt Nam trong thời điểm này.

Năm 2014 Tuấn Anh vô địch 12 Cây vợt xuất sắc Toàn Quốc khi toàn thắng tất cả các trận đấu, năm 2015 Tuấn Anh đạt hạng nhì tại giải này (Tú mẩu nhất).

Tại giải Vô địch Quốc Gia 2016 Tuấn Anh vào đến bán kết đơn nam sau khi loại đàn anh Đoàn Kiến Quốc và chỉ chịu dừng bước trước Đinh Quang Linh ở Bán Kết.

Tại nội dung đồng đội Tuấn Anh không thua 1 trận nào (Thắng cả Quỳnh, Tú mẩu của Hà Nội T&T), tuy nhiên đồng đội của Tuấn Anh không làm được nốt phần còn lại nên Hải Dương đã dừng bước trước Hà Nội T&T tại bán kết trong sự tiếc nuối của người hâm mộ Hải Dương.

Mới 21 tuổi, con đường phía trước vẫn còn rất nhiều gian nan, nếu được sự quan tâm và đầu tư kịp thời, chắc chắn Tuấn Anh sẽ mang vinh quang về cho Việt Nam trên đấu trường Quốc Tế.

 

tcgroup

Bố cu Tít
Nguyễn Đức Tuân (Hải Dương) - Tay vợt 19 tuổi, cùng với Đoàn Bá Tuấn Anh đang là lứa VĐV được kỳ vọng sẽ tìm lại được vinh quang trong quá khứ cho bóng bàn Hải Dương.

Khác với Tuấn Anh sở hữu lối đánh mềm mại, khéo léo và tinh tế. Tuân sở hữu lối đánh hiện đại, 2 càng nhanh và mạnh theo xu thế hiện đại của bóng bàn Thế Giới. Theo dõi Tuân thi đấu tại giải VĐGQ có thể thấy rõ bản lĩnh và sự tự tin của Tuân trong mỗi trận đấu, Tuân thi đấu sòng phẳng và không hề sợ sệt khi gặp đối thủ là các tay vợt danh tiếng đã thành danh.

Thời điểm hiện tại Tuân thi đấu ngang ngửa và có khả năng vượt qua mọi đối thủ ở Việt Nam, cái thiếu của Tuân hiện nay chỉ là kinh nghiệm trận mạc, chắc chắn trong vài năm tới Tuân sẽ nổi lên để trở thành 1 thế lực mới của bóng bàn Việt Nam.

 

duclm80

Trung Uý
Tiếp nối không khí giải VĐQG, @tcgroup tổ chức tiếp 1 trận Đội A tuyển quốc gia và phần còn lại (do A C E diễn đàn bầu chọn) vào một buổi tối nào đó ở Hà Nội có đc ko?
 

tcgroup

Bố cu Tít
Đoàn Kiến Quốc - Khánh Hoà: Có quá nhiều thứ để nói về tay vợt này, cá nhân tôi để nói về tay vợt này có thể viết thành được 1 cuốn sách.

Đây luôn là tay vợt tôi yêu quý và nể trọng nhất trong giới bóng bàn ngay cả trên bàn bóng lẫn cuộc sống ngoài đời, khả năng của anh như thế nào chắc không có gì để bàn cãi, 8 lần vô địch quốc gia đơn nam, 7 lần liên tiếp vô địch đôi nam cùng với em trai Đoàn Trọng Nghĩa. Huy chương vàng đôi nam Seagames cùng với Đinh Quang Linh trong bối cảnh Singapore luôn thâu tóm toàn bộ 7 bộ huy chương.

2 lần tham dự Olympic với những trận thắng để đời, thăng hoa tới mức cả khán đài nhà thi đấu đều nghĩ đây là tay vợt người Trung Quốc chứ ko ai nghĩ Việt Nam lại có tay vợt hay như thế (Trong lịch sử bóng bàn Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ có duy nhất Đoàn Kiến Quốc có vé dự Olympic).

Tính cách quảng giao, thân thiện và dễ gần, không bao giờ mắc bệnh ngôi sao. Nếu có 1 danh hiệu cho VĐV được yêu mến nhất chắc chắn không ai qua được Đoàn Kiến Quốc.

Đoàn Kiến Quốc - 1 tượng đài của bóng bàn Việt Nam.

 

tcgroup

Bố cu Tít
Tiếp nối không khí giải VĐQG, @tcgroup tổ chức tiếp 1 trận Đội A tuyển quốc gia và phần còn lại (do A C E diễn đàn bầu chọn) vào một buổi tối nào đó ở Hà Nội có đc ko?

Mục đích của buổi giao lưu là gì bác? Em nghĩ đội tuyển Quốc Gia thì nghiệp dư không có cửa gì cả, so sánh như vậy sẽ bị khập khễnh, họ cũng không thoải mái khi bị mang ra so sánh với nghiệp dư. Chỉ vì để thoả mãn sự hiếu kỳ của người hâm mộ là đội tuyển Quốc Gia và nghiệp dư hơn thua nhau thế nào theo em là không nên bác ạ.

Đánh độ thì em không thích và chưa bao giờ tham gia và có liên quan đến các trận đánh độ, nhiều VĐV đội tuyển đã bị lãnh đạo ngành TDTT triệu tập và khiển trách về việc đi đánh độ ở ngoài rồi, tham gia những trận đấu như vậy rất ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này của các em.
 

duclm80

Trung Uý
@tcgroup hiểu nhầm rồi.
Nghiệp dư đánh sao nổi. - ai xem?

ý mình là phần còn lại kia cũng là chuyên nghiệp ấy chứ. (như thế thì chất lượng trận đấu mới cao.)
- Tất cả các VĐV sẽ được cọ sát thường xuyên ở cùng cấp độ, từ cái thường xuyên thì sẽ có sự cạnh tranh, có cạnh tranh sẽ có phát triển.
- và tất nhiên là sẽ có khán giả (top đấu với top) mà ko đi xem thì còn xem gì nữa.
- dễ tổ chức chỉ có 1 buổi, ít VĐV, thuận tiện cho VĐV, thuận cho khán giả.

và ... rất nhiều ưu điểm khác nữa.

VD:
Đội A: Tú, Đạt, TA ;

Đội B: Linh, Quỳnh, Hoàng

tôi nghĩ sẽ rất đáng xem, nhưng phải YC các VĐV này ít câu giờ.
 

tcgroup

Bố cu Tít
@tcgroup hiểu nhầm rồi.
Nghiệp dư đánh sao nổi. - ai xem?

ý mình là phần còn lại kia cũng là chuyên nghiệp ấy chứ. (như thế thì chất lượng trận đấu mới cao.)
- Tất cả các VĐV sẽ được cọ sát thường xuyên ở cùng cấp độ, từ cái thường xuyên thì sẽ có sự cạnh tranh, có cạnh tranh sẽ có phát triển.
- và tất nhiên là sẽ có khán giả (top đấu với top) mà ko đi xem thì còn xem gì nữa.
- dễ tổ chức chỉ có 1 buổi, ít VĐV, thuận tiện cho VĐV, thuận cho khán giả.

và ... rất nhiều ưu điểm khác nữa.

VD:
Đội A: Tú, Đạt, TA ;

Đội B: Linh, Quỳnh, Hoàng

tôi nghĩ sẽ rất đáng xem, nhưng phải YC các VĐV này ít câu giờ.

Những trận đấu như này thường xuyên diễn ra, bác có thể để ý theo dõi sẽ thấy, mỗi đợt đội tuyển tập trung bao gồm khoảng 10 VĐV nam, 10 VĐV nữ (theo từng đợt, triệu tập theo danh sách của Tổng cục TDTT), trong các đợt tập huấn này bao giờ cũng có những trận thi đấu nội bộ.

Theo lịch dự kiến của bộ môn bóng bàn TCTDTT thì đợt tập trung đội tuyển sắp tới vào 20/6 để chuẩn bị cho giải Cây Vợt Vàng và giải Vô địch Đông Nam Á (Đây là 2 giải quốc tế còn lại trong kế hoạch của Tổng cục thể dục thể thao).

Em sẽ trao đổi với HLV trưởng đội tuyển Quốc Gia (Nguyễn Nam Hải) để có những buổi mở cửa cho người hâm mộ tới theo dõi và dự khán.
 

duclm80

Trung Uý
Những trận đấu như này thường xuyên diễn ra, bác có thể để ý theo dõi sẽ thấy, mỗi đợt đội tuyển tập trung bao gồm khoảng 10 VĐV nam, 10 VĐV nữ (theo từng đợt, triệu tập theo danh sách của Tổng cục TDTT), trong các đợt tập huấn này bao giờ cũng có những trận thi đấu nội bộ.

Theo lịch dự kiến của bộ môn bóng bàn TCTDTT thì đợt tập trung đội tuyển sắp tới vào 20/6 để chuẩn bị cho giải Cây Vợt Vàng và giải Vô địch Đông Nam Á (Đây là 2 giải quốc tế còn lại trong kế hoạch của Tổng cục thể dục thể thao).

Em sẽ trao đổi với HLV trưởng đội tuyển Quốc Gia (Nguyễn Nam Hải) để có những buổi mở cửa cho người hâm mộ tới theo dõi và dự khán.

thật lòng nếu đánh ở Trịnh hoài đức, gói gọn trong buổi tối, VĐV ở trong TOP 5, 6. đánh xong có giải thì tớ đi xem. chứ vào xem ở Mỹ Đình thì chắc ko.

Thank!
 

tcgroup

Bố cu Tít
Trần Tuấn Quỳnh: 1 trong 2 tay vợt của Việt Nam đã từng lên ngôi vô địch đơn nam Seagames (Tay vợt còn lại là Vũ Mạnh Cường).

Với mỗi trận đấu, bằng tình yêu và niềm say mê với bóng bàn, Quỳnh luôn mang lại cho người hâm mộ những cảm xúc thăng hoa qua từng đường bóng.

Quỳnh luôn là VĐV có lối thi đấu máu lửa nhất của bóng bàn Việt Nam, theo dõi Quỳnh nâng niu và chỉn chu trong từng đường bóng mới cảm nhận được hết tình yêu của Quỳnh dành cho môn thể thao này.

Quỳnh nằm trong số ít VĐV thể thao của Việt Nam chưa bao giờ biết tới bia rượu. Đây cũng là lý do Quỳnh vẫn cần mẫn và bùng nổ ở độ tuổi 34 (Quỳnh sở hữu lối đánh tốn rất nhiều thể lực).

Bản chất hiền lành và thật thà, nhưng Quỳnh là người không khéo léo trong giao tiếp, gần như Quỳnh ít quan tâm đến khán giả hay người xunh quang, anh chỉ quân tâm tới trái bóng và trong trận đấu luôn suy nghĩ bằng mọi giá phải vượt qua đối thủ, đây cũng là lý do Quỳnh hay xử dụng tiểu xảo và câu giờ trong các trận thi đấu cả trong nội địa và Quốc tế.

Vì những lý do trên nên Quỳnh không được nhiều người hâm mộ yêu mến, anh luôn sống thu mình để suy nghĩ đến từng trận đấu, từng đường bóng.

Cá nhân mình trước đây cũng không có nhiều thiện cảm với Quỳnh, nhưng qua tiếp xúc nhiều nên ít nhiều mình cũng hiểu rõ hơn về con người của Quỳnh. Với mình Quỳnh là 1 VĐV mình rất tôn trọng, những trận đấu của Quỳnh luôn mang lại nhiều cảm xúc cho mình dưới góc nhìn của 1 người đam mê bóng bàn, và hơn nữa với sở thích chụp ảnh thì Quỳnh luôn là VĐV mang lại cho mình những tấm ảnh thể thao tâm đắc nhất, chụp ảnh Quỳnh luôn biểu lộ hết được thần thái cao nhất của 1 VĐV khi xung trận.

 

tcgroup

Bố cu Tít
thật lòng nếu đánh ở Trịnh hoài đức, gói gọn trong buổi tối, VĐV ở trong TOP 5, 6. đánh xong có giải thì tớ đi xem. chứ vào xem ở Mỹ Đình thì chắc ko.

Thank!

Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức là của Sở VHTT Hà Nội, là đơn vị kinh doanh có thu. Nếu bác tài trợ tiền thuê nhà thi đấu thì em nghĩ việc đó không khó, còn yêu cầu đội tuyển thuê nhà thi đấu để đánh giải nội bộ thì em nghĩ là không thể, vì ngay cả TCTDTT không bao giờ có kinh phí cho những việc thế này, đội tuyển thì chắc chắn là không có tiền rồi, họ chỉ được ăn lương của TCTDTT mỗi lần tập trung đội tuyển.

Nếu thực sự đam mê và muốn xem bóng bàn mà bác bị cản bước bởi quãng đường chưa đến 10 cây số thì quả là đáng tiếc.
 

Mabumap2k6

Đại Uý
thật lòng nếu đánh ở Trịnh hoài đức, gói gọn trong buổi tối, VĐV ở trong TOP 5, 6. đánh xong có giải thì tớ đi xem. chứ vào xem ở Mỹ Đình thì chắc ko.

Thank!

Bác đòi người ta đánh phải ở khu vực trung tâm, đòi miễn phí vé vào cửa, đòi đánh gói gọn trong một buổi, đòi người đánh cho bác xem phải là top 5, 6... VĐV người ta đâu phải là diễn viên đánh biểu diễn phục vụ miễn phí cho các bác.
 

tcgroup

Bố cu Tít
Đinh Quang Linh - Niềm tự hào của thể thao Quân Đội.

Nếu những ai yêu mến và dõi theo từng bước đi sự nghiệp của Đinh Quang Linh có thể dễ dàng nhận thấy cuộc đời sự nghiệp của tay vợt này khá lận đận, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng ý với nhận định của tôi vì 1 VĐV 3 lần vô địch đơn nam Quốc Gia, vô số huy chương vàng đồng đội và đôi, vô địch đôi nam Seagames cùng Đoàn Kiến Quốc năm 2009 tại Lào... bề dầy thành tích như vậy thì sao gọi là lận đận được?

Trong giới bóng nhựa Việt Nam khoảng hơn chục năm trở lại đây không ai không biết đến Linh muối (tên thường gọi của Đinh Quang Linh), ngay từ những ngày đầu tiên gia nhập bóng bàn Quân Đội, cậu bé quê Hải Hậu (Nam Định) đã gây được ấn tượng đặt biệt với người hâm mộ bóng bàn thủ đô. Lần đầu tiên tôi biết đến Linh vào khoảng năm 2001, lúc đó dân bóng nhựa Hà Nội xôn xao có 1 tay vợt trẻ Quân Đội thi đấu 1 trận "long trời lở đất" với 1 tay vợt khá nổi tiếng ở đất Hà Thành, sau đó Linh muối cùng với người đồng đội Thắng Cua (Đã định cư ở Séc) gần như thống trị toàn bộ các mặt trận dành cho lứa tuổi trẻ, sau này là Bư và Chốp.

Tên tuổi của Linh muối được nhắc đến nhiều hơn khi lần đầu tiên lên ngôi Vô địch Quốc Gia năm 2008 tại NTĐ Trịnh Hoài Đức, bóng bàn Việt Nam, người hâm mộ kỳ vọng rất nhiều vào Linh, thời điểm này gần như bóng bàn Việt Nam chỉ có Linh là người có khả năng vượt qua 2 đàn anh đã thành danh là Đoàn Kiến Quốc và Trần Tuấn Quỳnh, và sự thật là từ năm 2008 trở lại đây cả Đoàn Kiến Quốc và Trần Tuấn Quỳnh đều thua nhiều hơn trong những trận đối đầu với Linh.

Sở hữu lối đánh hiện đại, kỹ thuật toàn diện, tài năng là thế nhưng sau lần đầu tiên Vô địch Quốc Gia thì Linh muối gần như "mất hút" ở nội dung đơn nam các giải VĐQG tiếp theo, tôi nhớ không nhầm thì Linh chưa có lần nào vào được đến bán kết sau lần đăng quang đó, mặc dù giải nào Linh cũng là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch.

Bẵng đi 1 thời gian, khi mà người hâm mộ, giới chuyên môn gần như không còn quan tâm nhiều đến Linh nữa, thời điểm năm 2013, 2014 phong độ của Linh sa sút rất nhiều, người xung quanh dần biết đến 1 tay vợt Tennis tiến bộ thần tốc, mới chơi môn thể thao mới nhưng với tố chất của 1 VĐV thể thao đỉnh cao, không mất nhiều thời gian để làng Tennis phủi Hà Nội ghi nhận 1 tay vợt số má ở Hà Thành, cộng những tranh cãi khúc mắc trong đợt tuyển chọn VĐV tham dự Seagames Linh và Quỳnh không tuân thủ theo yêu của của BHL đội tuyển nên đã phải bỏ lỡ kỳ Seagames 2013 trong rất nhiều tranh cãi nảy lửa. Tiếp đến là việc Linh lập gia đình, mải lo cho gia đình nhỏ và 2 cậu con trai sinh đôi kháu khỉnh, ai cũng nghĩ Linh đã không còn nhiệt huyết và hết đam mê với bóng bàn, nhiều người đánh giá đây là thời điểm hợp lý để Linh giải nghệ và chuyển sang công tác huấn luyện.

Gạt qua hết tất cả dư luận, Linh vẫn kiên trì với niềm đam mê và bất ngờ giành được chức vô địch quốc gia lần 2 vào năm 2015 tại Cần Thơ, và tại năm 2016 tại TP HCM Linh đã lần thứ 3 lên ngôi VĐQG, qua đó đưa cái tên Đinh Quang Linh gia nhập nhóm những VĐV giàu thành tích nhất của bóng bàn Việt Nam.

Chúc mừng Đinh Quang Linh, chúc mừng 1 tên tuổi lớn của bóng bàn Việt Nam.


 

duclm80

Trung Uý
Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức là của Sở VHTT Hà Nội, là đơn vị kinh doanh có thu. Nếu bác tài trợ tiền thuê nhà thi đấu thì em nghĩ việc đó không khó, còn yêu cầu đội tuyển thuê nhà thi đấu để đánh giải nội bộ thì em nghĩ là không thể, vì ngay cả TCTDTT không bao giờ có kinh phí cho những việc thế này, đội tuyển thì chắc chắn là không có tiền rồi, họ chỉ được ăn lương của TCTDTT mỗi lần tập trung đội tuyển.

Nếu thực sự đam mê và muốn xem bóng bàn mà bác bị cản bước bởi quãng đường chưa đến 10 cây số thì quả là đáng tiếc.

gửi @tcgroup
Theo tôi:
- tổ chức Thi đấu là để bán vé (nếu thi đấu mà ko có khán giả thì ... buồn thật rồi - đợi ngân sách tổ chức thì càng buồn)
- Top thi đấu với Top mà ko bán nổi vé, Ko kêu gọi được tại trợ thì ... phát triển gì nữa.
- giải VĐQG, hay các Giải bóng bàn hiện nay có 1 nhược điểm đó là Loãng.
- Với tôi và nhiều người khác nữa có nhu cầu và sẵn sàng bỏ tiền ra xem những điều Mình không làm được (Hoặc có cố gắng cũng ko làm được) - đó là những cái mà chỉ những VĐV ở Top 5,6 làm được. Mà chúng tôi chỉ muốn xem thế thôi. - Ai bỏ tiền ra để đi xem những VĐV mà "ôi giời, tôi mà được luyện tập như nó tôi chơi còn hay hơn nó"

còn vĐ @tcgroup lo lắng là
Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức là của Sở VHTT Hà Nội, là đơn vị kinh doanh có thu

tôi nghĩ là đàm phán được - Đó ko phải là rào cản.

Rào cản lớn nhất nếu tổ chức 1 buổi như thế này chính là: Chọn ai chơi thôi.

Thank!
 

tcgroup

Bố cu Tít
gửi @tcgroup
Theo tôi:
- tổ chức Thi đấu là để bán vé (nếu thi đấu mà ko có khán giả thì ... buồn thật rồi - đợi ngân sách tổ chức thì càng buồn)
- Top thi đấu với Top mà ko bán nổi vé, Ko kêu gọi được tại trợ thì ... phát triển gì nữa.
- giải VĐQG, hay các Giải bóng bàn hiện nay có 1 nhược điểm đó là Loãng.
- Với tôi và nhiều người khác nữa có nhu cầu và sẵn sàng bỏ tiền ra xem những điều Mình không làm được (Hoặc có cố gắng cũng ko làm được) - đó là những cái mà chỉ những VĐV ở Top 5,6 làm được. Mà chúng tôi chỉ muốn xem thế thôi. - Ai bỏ tiền ra để đi xem những VĐV mà "ôi giời, tôi mà được luyện tập như nó tôi chơi còn hay hơn nó"

còn vĐ @tcgroup lo lắng là
Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức là của Sở VHTT Hà Nội, là đơn vị kinh doanh có thu

tôi nghĩ là đàm phán được - Đó ko phải là rào cản.

Rào cản lớn nhất nếu tổ chức 1 buổi như thế này chính là: Chọn ai chơi thôi.

Thank!

Bác hồn nhiên quá ạ :D

Vấn đề nhà thi đấu: Giải vô địch quốc gia cũng chả đàm phán được đâu chứ đừng nói là đánh nội bộ đội tuyển, chắc bác không biết hàng năm Liên đoàn và TCTDTT vẫn phải liên hệ và năn nỉ các địa phương đăng cai các giải quốc gia, bóng bàn nó chỉ hấp vẫn với em và bác cùng với những người đam mê bóng bàn thôi. Với ngành thể thao thì bóng bàn là môn không có khả năng tranh chấp huy chương quốc tế, cán bộ họ nhận lương làm mãi không có thành tích sẽ bị khiển trách, họ phải tập trung làm những môn thời gian ngắn, tốn ít tiền và dễ có thành tích như Vật, Võ, Đá Cầu, Đua Thuyền...

Các trận đấu của giải Vô địch quốc gia, thậm chí quốc tế, vé vào cửa miễn phí mà khán giả còn lèo tèo, bác ôm giấc mộng bán vé có vẻ hơi chủ quan, móc túi của người hâm mộ không dễ như bác tưởng đâu ạ.

Hay là phần dễ bác làm, phần khó em làm (theo quan điểm của bác), em chịu trách nhiệm chọn người chơi, bác chịu trách nhiệm thuê nhà thi đấu và bán vé, thừa thiếu bao nhiêu bác tự chịu?
 

duclm80

Trung Uý
Bác hồn nhiên quá ạ :D

Vấn đề nhà thi đấu: Giải vô địch quốc gia cũng chả đàm phán được đâu chứ đừng nói là đánh nội bộ đội tuyển, chắc bác không biết hàng năm Liên đoàn và TCTDTT vẫn phải liên hệ và năn nỉ các địa phương đăng cai các giải quốc gia, bóng bàn nó chỉ hấp vẫn với em và bác cùng với những người đam mê bóng bàn thôi. Với ngành thể thao thì bóng bàn là môn không có khả năng tranh chấp huy chương quốc tế, cán bộ họ nhận lương làm mãi không có thành tích sẽ bị khiển trách, họ phải tập trung làm những môn thời gian ngắn, tốn ít tiền và dễ có thành tích như Vật, Võ, Đá Cầu, Đua Thuyền...

Các trận đấu của giải Vô địch quốc gia, thậm chí quốc tế, vé vào cửa miễn phí mà khán giả còn lèo tèo, bác ôm giấc mộng bán vé có vẻ hơi chủ quan, móc túi của người hâm mộ không dễ như bác tưởng đâu ạ.

Hay là phần dễ bác làm, phần khó em làm (theo quan điểm của bác), em chịu trách nhiệm chọn người chơi, bác chịu trách nhiệm thuê nhà thi đấu và bán vé, thừa thiếu bao nhiêu bác tự chịu?

Khó thật:D. Tớ chỉ thích xem thôi, đừng bắt tớ làm.
 

tcgroup

Bố cu Tít
Lê Tiến Đạt (Đạt trố)- Ngai vàng đang ở phía trước?

Chắc nhiều người đã biết Lê Tiến Đạt (Đạt trố) có 1 ông bố say mê bóng bàn, ông dành trọn tình yêu và sẵn sàng giành tất cả những gì mình có để đầu tư cho cậu con trai duy nhất (Trên Đạt có 2 chị gái Mầu bé và Mầu lớn).

Ngay từ khi còn rất nhỏ, Tiến Đạt đã say mê môn thể thao bóng bàn, có thể nói quỹ thời gian cả ngày gần như Đạt dành trọn cho bóng bàn, khi còn thi đấu ở lứa tuổi Nhi đồng giới truyền thông trong nước đã xướng tên Lê Tiến Đạt như là thần đồng của bóng bàn Việt Nam.

Nhận thấy tài năng và niềm đam mê của cậu con trai, ngay từ khi Đạt còn rất nhỏ, ông Hùng (bố của Đạt) đã đưa con sang Trung Quốc tập huấn ròng rã nhiều năm, những cuộc tập huấn chỉ có 2 bố con xa nhà ròng rã mỗi đợt khoảng nửa năm trời, với kỳ vọng cậu con trai sẽ gặt hái được thành quả với môn thể thao đam mê.

Gặt hái được thành công từ rất sớm, nhưng đáng tiếc Đạt đã gặp phải vết đen trong sự nghiệp khi xảy ra sự cố đánh nhau với Tô Đức Hoàng tại giải Vô địch Đông Nam Á, rồi tiếp đến là lình xình trong những đợt tuyển chọn VĐV đi Seagames. Cá nhân Đạt đã bị treo giò và bị loại ra khỏi đội tuyển Việt Nam trong thời gian khoảng 1 năm.

Vượt qua tất cả các biến cố, dư luận và những lục đục trong nội bộ, Lê Tiến Đạt vẫn dần khẳng định mình là 1 trong những VĐV nhiều triển vọng và là 1 trong những VĐV có trình độ chuyên môn tốt nhất của đội tuyển Việt Nam. Bằng chứng là tại Seagames 2013 Lê Tiến Đạt đã giành được chiếc Huy chương bạc đơn Nam Seagames danh giá cho đoàn thể thao Việt Nam.

2 năm liên tiếp sau đó (2014, 2015) Lê Tiến Đạt đều vào tới trận chung kết đơn nam tại giải VĐQG nhưng đều nhận thất bại 4-3 trước các đàn anh Đoàn Kiến Quốc (2014) và Đinh Quang Linh (2015).

Thời gian gần đây trọng lượng cơ thể của Đạt tăng lên thấy rõ, đi kèm với sự phát triển về trọng lượng của cơ thể đã ảnh hưởng nhiều tới tốc độ của Đạt. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy khi thành tích và kết quả thi đấu của Đạt thời gian gần đây không còn tốt như trước.

Sở hữu lối đánh khéo léo, cảm giác bóng của 1 VĐV tài năng thiên bẩm, luôn được giới chuyên môn đánh giá là 1 VĐV tài năng thực sự của bóng bàn Việt Nam và quan trọng là tuổi đời của Đạt vẫn còn rất trẻ, sự nghiệp bóng bàn của Đạt vẫn còn rất dài ở phía trước.

Người hâm mộ bóng bàn Việt Nam đang chờ mong Đạt trở lại đam mê với bóng bàn như thủa nào, chỉn chu và giữ mình hơn nữa trong các sinh hoạt cá nhân để giữ được trạng thái cơ thể tốt nhất của 1 VĐV bóng bàn đỉnh cao, nếu làm được như vậy mình tin chắc chắn ngai vàng ở phía trước sẽ không xa để Đạt chạm tới được.

Bởi 1 lẽ Đạt vẫn còn đang thiếu 1 chức vô địch để khẳng định mình.


 

Bình luận từ Facebook

Top