Giật trái! Cổ theo cánh? Hay cánh theo cổ?

haboll

Đại Uý
Hiện tại em đang muốn hoàn thiện cú giật trái!
Em đang lưỡng lự giữa 2 lối đi là cổ tay bật ra rồi cánh tay theo và cánh tay văng đi cổ tay theo :D
Các bác cao thủ vào giúp em với ạ :D
 

linh729

Thượng Tá
Hiện tại em đang muốn hoàn thiện cú giật trái!
Em đang lưỡng lự giữa 2 lối đi là cổ tay bật ra rồi cánh tay theo và cánh tay văng đi cổ tay theo :D
Các bác cao thủ vào giúp em với ạ :D

Thường thì tốt nhất là cổ tay, cánh tay, cẳng tay, lườn, hông, đầu gối ... chuyển động cùng một lúc với cú giật khi gặp bóng xoáy xuống nặng. CÒn giật BH khi gặp bóng ko xoáy xuống nặng thì chỉ cần chọn vị trí tốt, văng cánh tay trước, tới gần bóng thì lắc cẳng tay + bật cổ tay. Còn hướng lắc, góc bật, hành trình văng vợt với từng trường hợp cụ thể thì ... phức tạp đấy, viết ko truyền tải hết được.

Theo mình, một trong những yếu tố quan trọng nhất để hình thành được quả giật trái hiệu quả là cách cầm vợt.

Trình độ mình cũng phọt phẹt thôi, biết sao viết vậy.
 
Last edited:

tiachop

Thượng Tá
Theo em thì quả trái dùng cổ tay nhiều hơn đối với bóng trên bàn, biên độ nhỏ, còn xa bàn thì phải dùng cẳng tay nhiều hơn thì mới có lực, cứ xem mấy clip của MaLong thì thấy!
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
cổ tay là đầu tiên bạn phải sử dụng khi thực hiện kỹ thuật giật trái bạn nhé, càng nhiều cổ tay càng tốt
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Hiện tại em đang muốn hoàn thiện cú giật trái!
Em đang lưỡng lự giữa 2 lối đi là cổ tay bật ra rồi cánh tay theo và cánh tay văng đi cổ tay theo :D
Các bác cao thủ vào giúp em với ạ :D

Kỹ thuật này tương đối khó và đòi hỏi độ khéo léo cao và còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa. Kỹ thuật giật bóng trái tay ra đời khoảng những năm 60 và đầu năm 70, do yêu cầu của lối đánh hai bên. Đây là kỹ thuật...
Kỹ thuật này tương đối khó và đòi hỏi độ khéo léo cao và còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa.
*/ Giai đoạn chủ bị :

Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau ( người đánh tay trái thì đứng ngược lại ), khoảng cách hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm hạ thấp dồn sang chân trái ( chân phải cho người đánh tay trái ), góc độ giữa người và bàn khoảng 40-45 độ, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 120-130 độ, vợt để dọc đùi bên trái ( người đánh tay trái thì ngược lại ).

*/ Giai đoạn đánh bóng :

Khi bóng của đối phương đánh sang ( nếu giật xung thì đánh bóng ở giai đoạn 3-4 của đường vòng cung, nếu giật vồng thì đánh ở giai đoạn 4-5 của đường vòng cung ) vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước, lên trên, sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng là GIỮA TRÊN ( nếu giật xung ), GIỮA DƯỚI ( nếu giật vồng ), cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay khi tiếp xúc bóng, cổ tay miết ( lắc ) nhiều vào bóng để tăng lực ma sát tạo thành vong cung bóng qua lưới. Vợt lăng tới đâu, trọng tâm cở thể được chuyển dịch tương ứng để phối hợp lực một cách đồng bộ.

*/ Giai đoạn kết thúc :

Khi tiếp xúc bóng xong, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ngang đuôi mắt phải ( người đánh tay trái thì ngược lại ), trọng tâm cơ thể chuyển dịch sang chân phải (người đánh tay trái thì ngược lai ). Đánh bóng xong nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị.

*/ Những điểm cần chú ý khi giật bóng trái tay ( giật trái ) :

-- Phán đoán tốt tính chất và mức xoáy của bóng đối phương.
-- Khoảng các dùng lực phải thích hợp.
-- Tiếp xúc với bóng phải chính xác.
-- Lực đánh bóng phải tập trung, tạo ra lực đột biến ( lực tức thời ) nhanh.
-- Trọng tâm cơ thể phải tương ứng với lực và hướng lăn của vợt.
-- Sau khi đánh xong phải chuẩn bị đánh quả tiếp theo hoặc phối hợp với các kỹ thuật khác.

Dưới đây là video minh họa một số tình huống, các bạn có thể nhìn động tác giật bóng trái tay dể suy tưởng tượng động tác líp bóng trái tay, vì động tác líp bóng trái tay gần giống giật bóng trái tay.

>[video=youtube;NAsZ9v-SFIk]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=NAsZ9v-SFIk[/video]

Clip tham khảo:

[video=youtube;FcIu4nVQrbA]http://www.youtube.com/watch?v=FcIu4nVQrbA[/video]
 

docmaorg

Đại Tá
Để tập lúc đàu thì nên cánh tay và lườn, cho động tác ổn định, thêm cổ tay vào bóng sẽ đi lung tung. Cứ để ý là em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa. Khi quan sát mọi người thường lầm tưởng là có cổ tay vì thường nhìn lúc hết động tác vợt hay vẩy thêm đi, nhưng mình dám khẳng định khi đánh trái nên cánh tay và lườn bóng sẽ ổn định hơn, rút kinh nghiệm từ bản thân khi tập đánh quả trái.
 
Last edited:

haboll

Đại Uý
Thanks ace đã chỉ giáo ạ ^^
Em cũng đang luyện quả giật trái theo hưởng cổ tay theo cánh tay ^^
Cũng khá thuần nhưng chỉ được 1 quả :( Họ không chết là mình chết, về quả 2 thường khó em k biết làm sao?
 

docmaorg

Đại Tá
Thường thì tốt nhất là cổ tay, cánh tay, cẳng tay, lườn, hông, đầu gối ... chuyển động cùng một lúc với cú giật khi gặp bóng xoáy xuống nặng. CÒn giật BH khi gặp bóng ko xoáy xuống nặng thì chỉ cần chọn vị trí tốt, văng cánh tay trước, tới gần bóng thì lắc cẳng tay + bật cổ tay. Còn hướng lắc, góc bật, hành trình văng vợt với từng trường hợp cụ thể thì ... phức tạp đấy, viết ko truyền tải hết được.

Theo mình, một trong những yếu tố quan trọng nhất để hình thành được quả giật trái hiệu quả là cách cầm vợt.

Trình độ mình cũng phọt phẹt thôi, biết sao viết vậy.

Những cách như trên là tổng hợp các cách đánh trái với mỗi tình hống, thì nhiều quá, theo mình mới tập đánh trái thì cứ cánh tay và lườn + cách mở vợt khi tiếp xúc bóng + điểm tiếp xúc bóng ổn định đã.
 

long thủ

Đại Tá
Những cách như trên là tổng hợp các cách đánh trái với mỗi tình hống, thì nhiều quá, theo mình mới tập đánh trái thì cứ cánh tay và lườn + cách mở vợt khi tiếp xúc bóng + điểm tiếp xúc bóng ổn định đã.

Cách này hợp đánh đôi công xoáy lên, chứ dùng để đánh quả móc xoáy xuống thì sẽ không có lực. Nhất thiết phải có cổ tay mới đủ lực bật đầu vợt mới lôi được bóng đi chứ anh.
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
Để tập lúc đàu thì nên cánh tay và lườn, cho động tác ổn định, thêm cổ tay vào bóng sẽ đi lung tung. Cứ để ý là em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa. Khi quan sát mọi người thường lầm tưởng là có cổ tay vì thường nhìn lúc hết động tác vợt hay vẩy thêm đi, nhưng mình dám khẳng định khi đánh trái nên cánh tay và lườn bóng sẽ ổn định hơn, rút kinh nghiệm từ bản thân khi tập đánh quả trái.

Định không coment nữa nhưng khi đọc bài của anh docmaorg thì lại ngứa cái tay..haizzz
Đọc bài của anh docmaorg mới thấy được thực chất anh chả biết cái gì về giật phải lẫn giật trái cả
câu này: "em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa" xin hỏi anh giật phải mà anh không có cổ tay thì người ta cắt nặng anh giật qua lưới kiểu gì?? xin thưa với anh là giật thì kể cả bóng xoáy lên lẫn xoáy xuống đều phải tác động cổ tay nhé, có cái khác là phải lựa góc độ vợt sao cho hợp lý tùy tình huống xoáy lên hay xoáy xuống để đánh quả bóng cho nó chuẩn, giật có cổ tay bóng sẽ xoáy và cắm hơn nhiều. Đây là điều đầu tiên mà bất cứ huấn luyên viên nào khi dạy cho V Đ V của mình tập giật phải hay giật trái đều phải nhồi vào đầu V Đ V của họ ko bao giờ được quên, đây là một điều hết sức cơ bản hầu như ai cũng biết chỉ có 1 người không biết, còn giật ko có cổ tay như bác bảo, người ta cắt chặt thì có mà ngọng líu ngọng lô, họa may giật 10 quả đc 1 quả. Mà nghe nói anh đi học bóng bàn nâng cao tại trung tâm lớn lắm cơ mà, ai dạy anh giật phải không cần cổ tay anh bảo em em đến em học với??. Tập giật ngay từ ban đầu đã phải cho học sinh sử dụng cổ tay rồi chứ để đến khi nhuần nhuyễn cổ tay cứng đơ rồi mới tiếp xúc cổ tay thì quá muộn rồi bác docmaorg ạ.
cái thứ 2 anh nói giật trái thì không cần phải cổ tay mà chỉ có cánh tay rồi lườn, xin thưa bác lại thiếu điều quan trọng nhất cần có là cổ tay. Khi kết hợp được cả 3 thứ: xoay lườn, cổ tay, cánh tay cộng với lựa được thời điểm để tiếp xúc bóng với mặt vợt thì quả giật trái trở thành hoàn hảo.
còn cứ tập theo kiểu của bác docmaorg hướng dẫn thì em e là thành bong bóng chứ không phải bóng bàn nữa đâu. Thế mà bác dám khẳng định như đinh đóng cột về kỹ thuật của mình là đúng, xin thưa đó chỉ là cảm giác chủ quan của cá nhân anh thôi, còn kỹ thuật cơ bản lại hoàn toàn không phải như thế, anh nói thế là trực tiếp làm hỏng kỹ thuật cơ bản của bóng bàn rồi đó. Thế nên đã không biết thì đừng có nói bừa.
Đôi lời hơi bị xxxx xin các bạn đọc bỏ quá cho em
Thân!
 

docmaorg

Đại Tá
Cách này hợp đánh đôi công xoáy lên, chứ dùng để đánh quả móc xoáy xuống thì sẽ không có lực. Nhất thiết phải có cổ tay mới đủ lực bật đầu vợt mới lôi được bóng đi chứ anh.

Hiểu đúng nghĩa của từ đôi công đơn giản chỉ là cách đánh và đẩy quả bóng đi sao cho nhiều nhất, chứ đánh đôi công thì ko có xoáy lên, nếu đánh đôi công mà có xoáy lên thì động tác có lẽ ko ổn.
 

8xOnline

Trung Uý
Thớt rất hay, nhưng em muốn hỏi các bác một câu: Có nên thay đổi Grip khi đánh cú Backhand không? Hay để nguyên như khi giật phải mà táng? Em cũng đang loạn đao cú trái...
 

docmaorg

Đại Tá
Định không coment nữa nhưng khi đọc bài của anh docmaorg thì lại ngứa cái tay..haizzz
Đọc bài của anh docmaorg mới thấy được thực chất anh chả biết cái gì về giật phải lẫn giật trái cả
câu này: "em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa" xin hỏi anh giật phải mà anh không có cổ tay thì người ta cắt nặng anh giật qua lưới kiểu gì?? xin thưa với anh là giật thì kể cả bóng xoáy lên lẫn xoáy xuống đều phải tác động cổ tay nhé, có cái khác là phải lựa góc độ vợt sao cho hợp lý tùy tình huống xoáy lên hay xoáy xuống để đánh quả bóng cho nó chuẩn, giật có cổ tay bóng sẽ xoáy và cắm hơn nhiều. Đây là điều đầu tiên mà bất cứ huấn luyên viên nào khi dạy cho V Đ V của mình tập giật phải hay giật trái đều phải nhồi vào đầu V Đ V của họ ko bao giờ được quên, đây là một điều hết sức cơ bản hầu như ai cũng biết chỉ có 1 người không biết, còn giật ko có cổ tay như bác bảo, người ta cắt chặt thì có mà ngọng líu ngọng lô, họa may giật 10 quả đc 1 quả. Mà nghe nói anh đi học bóng bàn nâng cao tại trung tâm lớn lắm cơ mà, ai dạy anh giật phải không cần cổ tay anh bảo em em đến em học với??. Tập giật ngay từ ban đầu đã phải cho học sinh sử dụng cổ tay rồi chứ để đến khi nhuần nhuyễn cổ tay cứng đơ rồi mới tiếp xúc cổ tay thì quá muộn rồi bác docmaorg ạ.
cái thứ 2 anh nói giật trái thì không cần phải cổ tay mà chỉ có cánh tay rồi lườn, xin thưa bác lại thiếu điều quan trọng nhất cần có là cổ tay. Khi kết hợp được cả 3 thứ: xoay lườn, cổ tay, cánh tay cộng với lựa được thời điểm để tiếp xúc bóng với mặt vợt thì quả giật trái trở thành hoàn hảo.
còn cứ tập theo kiểu của bác docmaorg hướng dẫn thì em e là thành bong bóng chứ không phải bóng bàn nữa đâu. Thế mà bác dám khẳng định như đinh đóng cột về kỹ thuật của mình là đúng, xin thưa đó chỉ là cảm giác chủ quan của cá nhân anh thôi, còn kỹ thuật cơ bản lại hoàn toàn không phải như thế, anh nói thế là trực tiếp làm hỏng kỹ thuật cơ bản của bóng bàn rồi đó. Thế nên đã không biết thì đừng có nói bừa.
Đôi lời hơi bị xxxx xin các bạn đọc bỏ quá cho em
Thân!
Với dòng bôi đỏ của bác xe lu thì là câu trả lời riêng với bạn " haboll " , bạn bắt bẻ chữ nghĩa câu cú nghe có vẻ kinh quá. Cái mà mình chia sẻ với bạn haboll là khi mới tập ko nên dùng cổ tay để dùng trong giật quả trái khi đó sẽ dẫn đến ko ổn định trong cú giật trái.
Còn về vấn đề bạn nêu trong việc dùng cổ tay để giật trái hay phải thì nên xem xem người hỏi là đối tượng nào, cái gì cũng có quá trình tập luyện chứ ko chỉ đơn giản là nói là làm được ngay. Còn để dùng được cổ tay kết hợp cú giật chắc là phải trình C cứng diễn đàng trở lên quá.
Ví dụ khi tập bóng bàn:
Đầu tiên là đôi công, tiếp theo là giật bóng xoáy lên, tập giật bóng xoáy lên cảm giác tốt rồi thì mới đến giật xoáy xuống, giật xoáy xuống tốt rồi mới đến tập cổ tay.
Thì đơn giản quả trái cũng nên theo tuần tự như vậy để tạo sự tiến bộ và độ ổn định tốt nhất.
Với dân chơi bóng bàn nghiệp dư nói chung và mình nói riêng chỉ mong là biết đánh trái thôi chứ chẳng mong đánh trái mà lại đánh được cổ tay.
Vài lời chia sẻ
 
Last edited:

XeLu3b@nh

Đại Tá
Hiểu đúng nghĩa của từ đôi công đơn giản chỉ là cách đánh và đẩy quả bóng đi sao cho nhiều nhất, chứ đánh đôi công thì ko có xoáy lên, nếu đánh đôi công mà có xoáy lên thì động tác có lẽ ko ổn.

Càng nói thì càng lòi ra bác chả hiểu gì về đôi công lẫn giật phải và giật trái nói chung và kỹ thuật bóng banfbnois chung, e trình chả hơn ai đâu nhưng chí ít e cũng hiểu ít nhiều về cái gọi là kỹ thuật bóng bàn...e hỏi bác đôi công không là xoáy lên thì là xoáy xuống à?
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
Với dòng bôi đỏ của bác xe lu thì là câu trả lời riêng với bạn " haboll " , bạn bắt bẻ chữ nghĩa câu cú nghe có vẻ kinh quá. Cái mà mình chia sẻ với bạn haboll là khi mới tập ko nên dùng cổ tay để dùng trong giật quả trái khi đó sẽ dẫn đến ko ổn định trong cú giật trái.
Còn về vấn đề bạn nêu trong việc dùng cổ tay để giật trái hay phải thì nên xem xem người hỏi là đối tượng nào, cái gì cũng có quá trình tập luyện chứ ko chỉ đơn giản là nói là làm được ngay. Còn để dùng được cổ tay kết hợp cú giật chắc là phải trình C cứng diễn đàng trở lên quá.
Ví dụ khi tập bóng bàn:
Đầu tiên là đôi công, tiếp theo là giật bóng xoáy lên, tập giật bóng xoáy lên cảm giác tốt rồi thì mới đến giật xoáy xuống, giật xoáy xuống tốt rồi mới đến tập cổ tay.
Thì đơn giản quả trái cũng nên theo tuần tự như vậy để tạo sự tiến bộ và độ ổn định tốt nhất.
Với dân chơi bóng bàn nghiệp dư nói chung và mình nói riêng chỉ mong là biết đánh trái thôi chứ chẳng mong đánh trái mà lại đánh được cổ tay.
Vài lời chia sẻ
Xin nói với anh là haboll ko phải mới cầm vợt, e nó đang muốn lên bóng.Haizzz với lối suy nghĩ chỉ mong đánh đc trái chứ chả mong đánh trái có cổ tay như bác nói thì những hlv đã từng dạy bác sẽ buồn lắm đó. Hjhj
 
Last edited:

docmaorg

Đại Tá
Càng nói thì càng lòi ra bác chả hiểu gì về đôi công lẫn giật phải và giật trái nói chung và kỹ thuật bóng banfbnois chung, e trình chả hơn ai đâu nhưng chí ít e cũng hiểu ít nhiều về cái gọi là kỹ thuật bóng bàn...e hỏi bác đôi công không là xoáy lên thì là xoáy xuống à?

Bạn tìm hiểu kỹ từ đôi công trong bóng bàn nhé, đôi công đơn giản chỉ là đẩy bóng qua lại thôi, bóng không xoáy nhé. Còn thói quen của nhiều người khi đôi công là cố tạo 1 chút ma sát để kéo quả bóng lên cho an toàn đó.
 

meoluoitmb

Đại Tá
Bạn tìm hiểu kỹ từ đôi công trong bóng bàn nhé, đôi công đơn giản chỉ là đẩy bóng qua lại thôi, bóng không xoáy nhé. Còn thói quen của nhiều người khi đôi công là cố tạo 1 chút ma sát để kéo quả bóng lên cho an toàn đó.

Xin thưa với chú là xelu học đại học thể dục thể thao tại từ sơn Bắc Ninh, đã dạy quá nhiều học trò rồi.
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
Xin thưa với chú là xelu học đại học thể dục thể thao tại từ sơn Bắc Ninh, đã dạy quá nhiều học trò rồi.

Thôi anh ạ, nói ông này pàm gì nhiều. Càng cm càng thays chối tỉ. từ không phải xoáy lên, ko phải xoáy xuống giờ lại chuyển qua ko xoáy. Ko biết sau này còn xoáy gì nữa đây hay thêm xoáy 360 độ. Hehe
 

Bình luận từ Facebook

Top