Gai dài cho lối đánh ôm bàn chặn đẩy và công

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Các bác ơi, nhiều người chơi gai dài nhưng tôi thấy chả ai đánh giống ai cả. Mặt cũng vậy, cùng là gai dài nhưng công dụng, đặc tính và hiệu quả lại rất khác nhau.

Vì vậy, trong topic này tôi muốn được các bác liệt kê, chia sẻ những kinh nghiệm của mình/hoặc bài dịch về các mặt gai dùng cho lối đánh ôm bàn chặn đẩy và công.
Cụ thể về các khía cạnh gồm:

- Công dụng và hiệu quả cho từng cú đánh (gò, chặn, bạt...)
- Khả năng điều khiển,
- Kỹ thuật đặc trưng áp dụng cho các cú đánh,
- Độ bền của chân gai,
- So sánh ưu nhược về các tính năng với mặt gai khác trong cùng lối đánh,
...

Mong các bác nhiệt tình tham gia chia sẻ.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Các bác đâu rồi, chắc bận luyện đánh giải Premierships nên chưa có thời gian viết bài rồi.

Vậy, trong khi chờ đợi, tôi xin được giới thiệu một cao thủ sử dụng gai dài ôm bàn tấn công sau đây:

Haruna Fukuoka (Nhật bản). Có lẽ là cầu thủ tấn công bằng gai dài hay nhất thế giới.
Lối đánh ôm bàn sử dụng vẩy trên bàn, đối công, gò, chặn và chặn chém bằng gai dài bám bóng.
Sở hữu các cú giao bóng “siêu nguy hiểm”.

Vũ khí sử dụng:
Cốt vợt:: PF4 cán thẳng (ST)
Mặt thuận: TSP Triple Power;
Mặt trái: TSP Curl P-3 (Gai dài)

Video tại giải 2012 Czech Open khi cô gặp YANG Haeun:

Trong giải VW Open China 2008, tại vòng Bán kết đồng đội nữ cô đã chạm trán với Guo Yue
một cao thủ thuộc hàng đầu Trung quốc (và cũng là hàng đầu thế giới).

Đoạn trich set 4 và set 5 dưới đây cho thấy hiệu quả khi mỗi lần cô có cơ hội sử dụng mặt gai.
Đến ngay cao thủ hàng đầu thế giới mà còn bị đánh hỏng phần lớn trong các loạt bóng qua lại với gai.
(cho dù kết cục của cả trận là như thế nào). Xin mời

http://com.martinspin.ch/video/643851:Video:27324
 
Last edited:

dung6934atp

Đại Uý
Các bác đâu rồi, chắc bận luyện đánh giải Premierships nên chưa có thời gian viết bài rồi.

Vậy, trong khi chờ đợi, tôi xin được giới thiệu một cao thủ sử dụng gai dài ôm bàn tấn công sau đây:

Haruna Fukuoka (Nhật bản). Có lẽ là cầu thủ tấn công bằng gai dài hay nhất thế giới.
Lối đánh ôm bàn sử dụng vẩy trên bàn, đối công, gò, chặn và chặn chém bằng gai dài bám bóng.
Sở hữu các cú giao bóng “siêu nguy hiểm”.

Vũ khí sử dụng:
Cốt vợt:: PF4 cán thẳng (ST)
Mặt thuận: TSP Triple Power;
Mặt trái: TSP Curl P-3 (Gai dài)

Trong giải VW Open China 2008, tại vòng Bán kết đồng đội nữ cô đã chạm trán với Guo Yue
một cao thủ thuộc hàng đầu Trung quốc (và cũng là hàng đầu thế giới).

Đoạn trich set 4 và set 5 dưới đây cho thấy hiệu quả khi mỗi lần cô có cơ hội sử dụng mặt gai.
Đến ngay cao thủ hàng đầu thế giới mà còn bị đánh hỏng phần lớn trong các loạt bóng qua lại với gai.
(cho dù kết cục của cả trận là như thế nào). Xin mời

http://com.martinspin.ch/video/643851:Video:27324
Cô này cũng là thần tượng của em bác ạ. Có mấy video của cô này, em vẫn hay xem để học chút chiến thuật, vậy mà áp dụng chẳng được bao nhiêu, thua te tua.
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Cô này cũng là thần tượng của em bác ạ. Có mấy video của cô này, em vẫn hay xem để học chút chiến thuật, vậy mà áp dụng chẳng được bao nhiêu, thua te tua.
Bác dung6934atp là người nhiệt huyết đưa nhiều kiến thức và tài liệu về gai dài nhất. Trong các bài trao đổi của bác tôi thấy thực chất đi thẳng vào cốt lõi của vấn đề nên rất hâm mộ.

Gai dài có nhiều lối chơi như:
- Cắt phòng thủ cổ điển (cắt mãi cho đối phương mệt nhoài tự hỏng).
- Phòng thủ hiện đại (cắt hoặc gò tạo bóng bềnh tích cực sử dụng FH tấn công dứt điểm).
- Gò chặn/đẩy (ôm bàn), trong đó lại chia ra làm 2 loại:
+ Gò chặn áp lực (sử dụng nhiều các cú đánh khác nhau bằng gai mang tính tấn công để giành điểm);
+ Gò chặn phòng thủ (lấy an toàn là chính và có khả năng chịu đòn trước các cú giật mạnh).
- Tấn công bằng gai dài (là lối chơi giống gò chặn áp lực nhưng tích cực chủ động sử dụng đòn đánh nhiều hơn.

Vì nhiều lối chơi như vậy và ứng với nó thì đặc tính của gai dài có sự khác nhau, chính vì vậy tôi muốn lập ra topic này trước để ace có kinh nghiệm vào trao đổi cho nó được chuyên sâu. Với mục đích:
- Chọn mặt vợt đúng lối đánh. Tránh sử dụng kiếm để chặt củi, dùng dao để cắt cỏ...
- Trao đổi kỹ thuật, động tác của từng cú đánh (do chúng ta tự lần mò, ko có thầy dạy bài bản).

Còn bác sử dụng gai dài vào lối đánh nào vậy? Bác thần tượng Fukuoka và xem học chiến thuật của cô ấy chắc hẳn là sử dụng gai dài vào trong các cú đánh tích cực rồi.
Bác đã sử dụng qua mặt gai dài nào rồi hãy cung cấp cảm nhận và kỹ thuật chơi cho anh em tham khảo nhé.
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
Còn anh đầu trọc này nữa cũng lối đánh chặn đẩy, chơi vợt dọc, em không biết tên.
Anh này là Huang Jian Jiang (黄建疆), BắcKinh.
Không phải là VĐV chuyên nghiệp, nhưng rất nổi tiếng và giành được nhiều Mề đay trong các gải không chuyên.
Hình như hãng Dawei đã thửa cho anh ta một loại gai dài mà các chân gai to hơn bình thường.
Mặt này có tên là Guai Jiao Huang (tạm dịch là Gai Dành cho Hoàng - Tếu tí cho vui, biết đâu lại đúng).
Mặc dù mặt gai này không nằm trong danh sách của ittf công nhận, nhưng do các giải đấu không chuyên không nghiêm ngặt về cốt và mặt nên anh ta vẫn sử dụng nó trong thi đấu.
 
Last edited:

ruoubakich

Trung Tá
Các bác ơi, nhiều người chơi gai dài nhưng tôi thấy chả ai đánh giống ai cả. Mặt cũng vậy, cùng là gai dài nhưng công dụng, đặc tính và hiệu quả lại rất khác nhau.

Vì vậy, trong topic này tôi muốn được các bác liệt kê, chia sẻ những kinh nghiệm của mình/hoặc bài dịch về các mặt gai dùng cho lối đánh ôm bàn chặn đẩy và công.
Cụ thể về các khía cạnh gồm:

- Công dụng và hiệu quả cho từng cú đánh (gò, chặn, bạt...)
- Khả năng điều khiển,
- Kỹ thuật đặc trưng áp dụng cho các cú đánh,
- Độ bền của chân gai,
- So sánh ưu nhược về các tính năng với mặt gai khác trong cùng lối đánh,
...

Mong các bác nhiệt tình tham gia chia sẻ.
Mình đánh gai 755 có chút thắc mắc :
- Chặn giật mút láng 5 , 7 quả bóng vẫn sang bình thường
- Chặn giật gai chỉ sau quả 3 hoặc 4 là quỹ đạo bóng không còn như trước , gần như không còn kiểm soát được ?
Mong các bạn tư vấn .
 

xtung78

Trung Uý
zhou xintong cay vot thia 2 mat gai cua TQ danh tan cong bang gai dai. Cac thay cho e hoi co ay choi combo j vay nhi. em cam on
 

hungvotdoc

Thượng Tá
zhou xintong cay vot thia 2 mat gai cua TQ danh tan cong bang gai dai. Cac thay cho e hoi co ay choi combo j vay nhi. em cam on
zhou xintong chơi vợt dọc FH là gai dài không lót Dawei 388D-1, BH là gai công TSP Spectol. Khi giao bóng đổi mặt gai công để tạo xoáy. Giao xong đổi ngay sang mặt gai dài để đánh rất là dị. trong quá trình đánh bóng thì không đổi mặt - Chủ yếu đánh bằng gai dài .
 

thaythuydn

Đại Tá
Mình đánh gai 755 có chút thắc mắc :
- Chặn giật mút láng 5 , 7 quả bóng vẫn sang bình thường
- Chặn giật gai chỉ sau quả 3 hoặc 4 là quỹ đạo bóng không còn như trước , gần như không còn kiểm soát được ?
Mong các bạn tư vấn .
Vì gai 755 có FRICTION nên khi chận bóng giật thì hơi ép mặt vợt khoảng 70 độ và đặc biệt khi chận phải LIẾC mặt vợt lên một tí/dùng cổ tay hất nhẹ bóng lên và tới.Khác với gai Frictionless thì dựng đứng vợt hoặc chop-block.Khi bóng lên cao mới liếc .Mình thấy Minh Thơ dùng 755 củng chân như vậy.
 

thaythuydn

Đại Tá
zhou xintong chơi vợt dọc FH là gai dài không lót Dawei 388D-1, BH là gai công TSP Spectol. Khi giao bóng đổi mặt gai công để tạo xoáy. Giao xong đổi ngay sang mặt gai dài để đánh rất là dị. trong quá trình đánh bóng thì không đổi mặt - Chủ yếu đánh bằng gai dài .
Mình chơi gai 388 D-1 rồi nhưng BH ,chận ,hất ,đẩy,bật revers rất độc.Đặc biệt gai này rất LẮC.Mình sẻ tập đánh FH.Nhược điểm của gai này là RẤT MAU RỤNG GAI.Mình đã nhờ Thắng Hỏa châu mua cho mình gai dài 388 D-1 QUATTRO,mềm hơn ,bền hơn.Mình đang chờ cốt TITAN của Dr Neubauer về sẻ thử nghiệm và sau đó sẻ trao đổi với các bạn sau.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Mình đánh gai 755 có chút thắc mắc :
- Chặn giật mút láng 5 , 7 quả bóng vẫn sang bình thường
- Chặn giật gai chỉ sau quả 3 hoặc 4 là quỹ đạo bóng không còn như trước , gần như không còn kiểm soát được ?
Mong các bạn tư vấn .
Bác nêu tóm tắt quá chưa đủ hình dung được cụ thể là như thế nào. Bác hãy cho biết thêm:
- Chặn ở đây là chặn trong trận đấu hay trong luyện tập?
- Đối thủ giật bên kia bàn giật lại bóng gai như thế nào? Trước khi đến lúc bác không kiểm soát được thì hiện tượng diễn biến bóng trong quá trình giật của đối thủ ?
- Chắc trước bác dùng mút và có tjan luyện và chặn bằng mút khá tốt. Còn thời gian bác sử dụng gai và luyện chặn đã lâu chưa ?
 

ruoubakich

Trung Tá
Cả chặn trong trận đấu và chặn đôi công , nhất là khi đối thủ tăng lực thêm thì quả chặn của mình không kiểm soát được , mình chưa hiểu điều này . Xin tư vấn giúp .
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Xin bác Thanh Trà và các bạn có kinh nghiệm về chơi gai cho vài comments về các kỷ thuật FH của Zhou Xintong(xin vào youtube gỏ zhou xintong table tennis để xem trước,zhou dùng gai 388 D-1) và xin các bạn ở Hà nội cho comments về cú bạt phải của cao thủ Cương gai.cám ơn bác Thanh Trà đã chia sẻ cho ace các kinh nghiệm rất quý giá về kỷ thuật gai dài.từ nay chắc có gì bí thay vì email qua Đức hỏi dr Neubauer thì phone hỏi bác Thanh Trà củng chẳng thua kém.THANKS
Thầy ơi, em chuyển câu chuyện Zhou Xintong sang đây
để cho sát với chủ đề GAI DÀI ÔM BÀN và TẤN CÔNG nhé.

Zhou Xington
Người tỉnh Liêu Ning
Sinh năm 1993
Cao 1,60m; Nặng 48Kg

Vũ khí Vợt dọc
Cốt vợt: Nitaku Runlox-5
Mặt trước: Gai Dawei 388D-1; Mầu đỏ, Lót dày 0.5mm
Mặt sau: Gai ngắn TSP Spectol; màu đen.

Điểm giống với Haruna Fukuoka
- Có khả năng công tốt bằng gai dài;
- Lối đánh ôm bàn.

Điểm khác với Haruna Fukuoka
- Dùng vợt dọc, còn Fukuoka dùng vợt ngang;
- Gai dài bên thuận, còng Fukuoka sử dụng gai dài bên trái;
- Dùng gai dài cho lối đánh công-thủ theo trường phái an toàn, trong khi đó Fukuoka dùng gai dài để tấn công là chủ yếu;

Ngoài ra, cô có những đặc trưng riêng trong các cú đánh là:
- Do sử dụng gai dài bên thuận, nên nhiều cú tấn công thuận tay rất mãnh liệt, vòng cung rộng kết hợp vê cuộn bóng.
- Sử dụng các cú thủ nhưng mang tính công, chủ yếu là lia trả bóng xoáy ngang có điểm rơi;
- Cú chặn chém cả hai bên thuận và trái với động tác chém mạnh và rất dứt khoát;
- Chỉ xoay vợt khi giao bóng.

Clip trận giữa ZHOU (Chn) vs KIM (Kor)
 
Last edited:

thaythuydn

Đại Tá
Thầy ơi, em chuyển câu chuyện Zhou Xintong sang đây
để cho sát với chủ đề GAI DÀI ÔM BÀ và TẤN CÔNG nhé.

Zhou Xington
Người tỉnh Liêu Ning
Sinh năm 1993
Cao 1,60m; Nặng 48Kg

Vũ khí Vợt dọc
Cốt vợt: Nitaku Runlox-5
Mặt trước: Gai Dawei 388D-1; Mầu đỏ, Lót dày 0.5mm
Mặt sau: Gai ngắn TSP Spectol; màu đen.

Điểm giống với Haruna Fukuoka
- Có khả năng công tốt bằng gai dài;
- Lối đánh ôm bàn.

Điểm khác với Haruna Fukuoka
- Dùng vợt dọc, còn Fukuoka dùng vợt ngang;
- Gai dài bên thuận, còng Fukuoka sử dụng gai dài bên trái;
- Dùng gai dài cho lối đánh công-thủ theo trường phái an toàn, trong khi đó Fukuoka dùng gai dài để tấn công là chủ yếu;

Ngoài ra, cô có những đặc trưng riêng trong các cú đánh là:
- Do sử dụng gai dài bên thuận, nên nhiều cú tấn công thuận tay rất mãnh liệt, vòng cung rộng kết hợp vê cuộn bóng.
- Sử dụng các cú thủ nhưng mang tính công, chủ yếu là lia trả bóng xoáy ngang có điểm rơi;
- Cú chặn chém cả hai bên thuận và trái với động tác chém mạnh và rất dứt khoát;
- Chỉ xoay vợt khi giao bóng.

Clip trận giữa ZHOU (Chn) vs KIM (Kor)
Cám ơn bác Thanh Trà .Xin hỏi cú tấn công gai FH có giống cú FH gai Piranja của bác không?Không rỉ cú tấn công FH gai Dawei là líp bóng hay bạt bóng hay giật bóng ?Và xin hỏi khi đối thủ giật qua FH thì cú chận chém của Zhou là trong bàn khi bóng vừa lên hay chờ bóng ra ngoài bàn Có khi nào Zhou dùng mặt gai để bạt lại cú giật thay vì chận chém không?
 

thaythuydn

Đại Tá
Cả chặn trong trận đấu và chặn đôi công , nhất là khi đối thủ tăng lực thêm thì quả chặn của mình không kiểm soát được , mình chưa hiểu điều này . Xin tư vấn giúp .
Nếu gai có friction bạn chận nên úp mặt vợt 70 đo và liếc mặt tới và lên một tí
 

thaythuydn

Đại Tá
Cả chặn trong trận đấu và chặn đôi công , nhất là khi đối thủ tăng lực thêm thì quả chặn của mình không kiểm soát được , mình chưa hiểu điều này . Xin tư vấn giúp .
Đôi khi bạn phải xoay mặt mút để đẩy hoặc xoay người tấn công FH hoặc bạn dựng đứng vợt gai kéo ngang để tránh xoáy
 

Bình luận từ Facebook

Top