Dũng Gai: Vài động tác yoga căn bản

Dũng Gai

Moderator
[h=2]
Vài động tác yoga căn bản[/h]
Chào tất cả các bạn yêu thích môn phái yoga trên diễn đàn!
Qua nhiều năm luyện tập yoga, hôm nay mình muốn chia sẻ vài động tác yoga cơ bản giúp nâng cao sức khỏe và sự đề kháng của cơ thể. Trước khi bàn về mấy động tác căn bản này, để luyện yoga theo chiều sâu các bạn nên tìm hiểu một vài khái niệm: Yoga là gì? Hệ thống luân xa trong cơ thể? Tại sao tập yoga lại có thể khỏe mạnh?
1. Yoga là gì?
Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ. Từ yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj , có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc “kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân jivatma và vũ trụ paramatma chính là yoga. Sự hợp nhất xuất hiện trong một trạng thái hoàn hảo và tinh khiết của ý thức, mà trong đó không hề có chỗ đứng cho “cái tôi”. Trước trạng thái này sẽ là trạng thái hợp nhất giữa thể xác và tinh thần, và giữa tinh thần và “cái tôi”. Theo Tôi thì nói gọn lại: Yoga có thể hiểu nôm na là sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác.

2. Hệ thống luân xa trong cơ thể:
Luân xa trong cơ thể có thể hiểu nôm na là những huyệt quan trọng của cơ thể. Nếu tắc ngẽn luân xa nào thì cơ thể sẽ bị bệnh. Trong cơ thể có 7 luân xa cơ bản.

LUÂN XA 1: MULADHARA

Vị trí: Ngay điểm giữa xương cùng cụt và hậu môn. Tương đương vị trí huyệt Hội âm trong châm cứu. Luân xa này chứa đựng luồng năng lượng của cơ thể. Yoga gọi là luồng hỏa xà - nói cách khác là con rắn lửa (kundanali). Luân xa này (huyệt này) tắc nghẽn sẽ gây một số bệnh lý sau: Táo bón, đau TK toạ, đau nhức lưng, gối, lừ đừ mệt mỏi không có sức, lạnh 2 tay 2 chân, tê liệt toàn thân, chi dưới, trĩ.
LUÂN XA 2: SWADHISTHANA

Vị trí:
trên bờ xương khu. Tương đương huyệt Trường cường trong châm cứu.
Là trung tâm năng lượng tình dục, chi phối việc sinh sản, kế tự. Luân xa này tắc nghẽn gây ra bệnh sau: Rối loạn sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, vô sinh, rối loạn bài tiết, đau lưng, suyễn, dị ứng, viêm nhiễm nấm, u bướu (tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến).

LUÂN XA 3: MANIPURA

Vị trí:
ngay tại rốn (huyệt Thần khuyết ), phía sau tương đương huyệt Mệnh môn. Là một Luân xa chi phối hoạt động tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng.
Luân xa này ứ trệ gây ra bệnh sau: Rối loạn tiêu hoá, đau bao tử, viêm loét bao tử, đường ruột, tiểu đường, ruột dư, ngộ độc, căng thẳng, trùng khuẩn (sên, lãi), táo bón.
LUÂN XA 4: ANAHATA

Vị trí:
ngay khu vực Tim. Tương đương vị trí huyệt Đản trung trong châm cứu.
Giữ vai trò quan trọng trong tuần hoàn huyết quản. Là một Luân xa trung tâm, chi phối lòng nhân ái của người. Luân xa 4 cũng là trung tâm của tình thương và lòng bác ái. Luân xa này hoạt động ko tốt gây ra bệnh sau: Các bịnh về tim mạch, tuần hoàn huyết dịch, u bướu ngực, ung thư vú, ung thư phổi, cao huyết áp.
LUÂN XA 5: VISHUDDHA

Vị trí:
ngay tại u xương cao sau gáy, tương đương vị trí huyệt Đại chuỳ, đối xứng với huyệt Thiên đột (phía trước) trong châm cứu.

Luân Xa 5, liên quan trực tiếp với tuyến giáp. Đây cũng là khu vực liên quan đến hô hấp, âm thanh, tiếng nói. Điều phục được luân xa này, người sẽ có "khẩu tài" và dễ được nhiều người kính mến. Nếu làm nhà chính trị sẽ có tài ăn nói, ngoại giao...
Nếu luân xa này ứ trệ gây bệnh sau: Các bịnh ở hầu họng (amiđan, bướu, nóng rát cổ họng, tắc tiếng, khan tiếng), tuyến giáp, phó giáp, các bịnh về phổi (hen suyễn, ho, ung thư, đau nhức bả vai, lồng ngực), dị ứng thời tiết, cảm cúm.
LUÂN XA 6:ANJA


Vị trí: nằm trên trán, điểm giữa giao điểm 2 đầu lông mày lên 1cm, tương đương vị trí huyệt Ấn đường . Khi Luân xa 6 hoàn toàn khai mở, trực giác của con người trở nên rất nhạy cảm. Người ta có thể thấy được những dao động từ thể xác lẫn tinh thần của người đối diện.
Luân xa này ứ trệ gây bệnh sau: Cảm cúm, nhức đầu, viêm mũi, tê liệt thần kinh mặt, các bịnh về mắt, cổ, hầu họng, rối loạn sinh lý, tinh thần do thiếu hormone (mãn kinh).
LUÂN XA 7: SAHASRAHA

Vi trí:
ngay tại giữa đỉnh đầu, giao tiếp của 2 đường nối đỉnh vành tai và từ giữa 2 chân mày đi lên, tương đương huyệt Bách hội trong châm cứu.
Luân Xa 7 là một luân xa ở vị trí cao nhất trong cơ thể; là nơi tiếp xúc, phát và thâu nạp nhiều loại khí quang.
Luân xa này vô cùng quan trọng, nếu ứ trệ sẽ gây bệnh sau: Đau đầu, loạn sắc, đau mắt, rụng tóc, kinh phong, tê liệt thần kinh, động kinh, tai biến mạch máu não, di chuyển khó khăn do rối loạn thông tin não, dị ứng da, các bịnh tim mạch.
3. Tại sao tập yoga khỏe mạnh?
Các bạn đã hiểu tác dụng 7 luân xa ở trên. Luyện yoga để 7 luân xa ấy hoạt động tốt, ko ứ trệ, nhờ vậy mà cơ thể khỏe mạnh. Nói về tâm linh thì huyệt Hội âm là cực âm (luân xa 1); Huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu - cực dương (luân xa 7). Xương sống là hệ thống dây điện để 2 cực âm dương phát sinh dòng điện trong cơ thể. Các động tác yoga sẽ giúp cực âm dương hòa hợp, các luân xa được kích thích, huyệt vị khai mở, dòng năng lượng của cơ thể thông qua các động tác yoga mà điều tiết năng lượng từ chỗ thừa sang chỗ thiếu hụt - vì thế mà cơ thể khỏe mạnh.
4. Một số động tác yoga căn bản:
Yoga có nhiều động tác, từ dễ đến khó. Song người mới tập ko nên tham, chỉ nên chọn vài động tác cơ bản duy trì sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Theo kinh nghiệm bản thân thì vài động tác yoga căn bản sau sẽ có tác dụng nhanh chóng trong vòng 1 tháng đã thấy sự khác biệt:
Động tác 1: Cúi gập đầu (như hình vẽ):

Thực hiện động tác này: Cúi người từ từ dần dần sao cho các ngón tay chạm vào các ngón chân, gối giữ thẳng ko được cong chân (làm dần dần nếu như cơ căng cứng). Giữ khoảng 1 phút đến khi thấy 1 luồng khí nóng dồn vô mặt thì thôi. Lợi ích: Chữa bệnh đãng trí, khỏe não bộ.
Động tác 2: Cây nến (Các bạn nhìn hình sau rồi tập theo):


Bí quyết thực hiện động tác: Cất mình lên từ từ, ko nóng vội, kiên trì dần dần sẽ được như hình trên. Lúc đầu có thể nhờ người khác nâng dần lên, sau 1 thời gian cột sống mềm mại thì làm chuẩn. Giữ cơ thể từ 30 giây đến 1 phút. Nhẹ nhàng thu mình về. Lợi ích: Đây là động tác Mẹ của Yoga, chữa bách bệnh, đặc biệt các bệnh về yếu sinh lý, hen suyễn, huyết áp ko ổn định...Người hay bị viêm họng tập động tác này chưa đến 1 tháng đã thấy tác dụng.

Động tác 3: Cái cày (Các bạn tập như hình vẽ):



Bí quyết thực hiện động tác: Kiên trì, mỗi ngày uốn người cong một chút, nhẹ nhàng sau vài tháng sẽ đạt mong muốn. Giữ lâu từ 1 - 5 phút hoặc lâu hơn tùy vào trình độ từng người. Lợi ích: Khỏe thận, mềm mại cột sống, tinh thần lạc quan phấn chấn...Chữa bệnh khó sinh.
Động tác 4: Cái cung (các bạn xem hình vẽ):



Bí quyết: Nằm thẳng, đầu hơi ngẩng, 2 tay vòng phía sau các ngón tay của 2 bàn tay ôm lấy các ngón chân, từ từ ngẩng đầu cao lên, uốn lưng cong như hình con tôm (cây cung). Tập nhẹ nhàng, từ từ ko nóng vội. Lợi ích: Khỏe thận, khỏe nội tạng (dạ dày, gan, ruột, tụy...). Tiêu mỡ bụng, kích thích tiêu hóa, mang lại tự tin...

Động tác 5: Rắn hổ mang


Bí quyết thực hiện động tác: Từ tư thế cây cung, nhẹ nhàng trở về tư thế nằm sấp, thư giãn nửa phút rồi nhẹ nhàng chống tay vươn cao đầu, bụng vẫn áp sát xuống nền nhà, lưng càng cong lên trên càng tốt, giữ 30 giây rồi lặp lại động tác này thêm 2 lần nữa. Trở về vị trí nằm sấp thư giãn nửa phút. Lợi ích: Khỏe thận, tạo tự tin.

Động tác 6: Cúi gập người:


Bí quyết thực hiện động tác: Từ tư thế thư giãn, ngồi dậy, duỗi hai chân, hai bàn tay cố gắng vươn các ngón tay chạm vào ngón chân trong khi gối và chân giữ thẳng. Nếu khó thực hiện hãy làm từ từ bằng cách lấy 1 cái khăn, hai tay quàng khăn vào ngón chân của 2 bàn chân để cơ bắp dãn từ từ. Động tác này thành công khi và chỉ khi hai bàn tay chạm tới các ngón chân của 2 bàn chân và mặt thì cố gắng ngày càng ép sát úp vào 2 đầu gối. Giữ 1 - 2 phút rồi lặp lại lần 2 . Từ tư thế này có hai biến thể là co chân phải thu về và co chân trái thu về như hai hình dưới đây:
Hình co chân phải thu về:

Hình co chân trái thu về:

Lợi ích của các động tác này: Khỏe nội tạng, ăn uống tốt, giảm mỡ bụng, đặc biệt chữa bệnh tiểu đường.
Động tác 7: Trồng chuối


Bí quyết thực hiện: Nhẹ nhàng, kiên trì dựa vào bờ tường của nhà thực hiện đến khi ko cần tường mà vẫn trồng chuối được sẽ thành công. Hai tay đan xen các ngón vào nhau đưa xuống sàn nhà đỡ lấy đầu trong quá trình thực hiện. Đây là một trong những động tác khó nhất của yoga. Nếu như động tác cây nến được coi là "mẹ" thì đây là động tác cha vì tác dụng tuyệt vời của nó. Lợi ích: Kích thích não bộ, ngủ ngon, khai mở tâm linh và trí tuệ. Bình thường. chúng ta chỉ khai thác được 1 - 2 triệu nơ ron thần kinh, nhưng thực chất não của chúng ta có hàng tỷ tế bào thần kinh. Thông qua động tác này sẽ sử dụng nhiều hơ nơ ron thần kinh, vì thế mà sáng tạo và khai mở tâm linh. Khuyến cáo: Ko tập động tác này cho người cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ.
Động tác 8: Tọa thiền.
Kết thúc động tác trồng chuối thu người nhẹ nhàng và ngồi tọa thiền. Bí quyết của tọa thiền là hai mắt nhắm hờ, hít bằng mũi nhẹ nhàng sao cho khi hít bụng phềnh to tích khí vào huyệt đan điền. Khi thở ra bụng xẹp lại, hít vào thở ra khoảng 5 phút, đầu óc tập trung. Tưởng tượng có luồng khí từ luân xa 1 chạy lên theo cột sống tỏa đi các luân xa.

Trên đây là 8 động tác yoga căn bản, mong các bạn luyện tập kiên trì, thành công.
5. Vài kiêng kỵ khi tập yoga:
- Ko uống rượu say khi tập;
- Khi ăn no ko tập; tiết dục;
- Ko có tính kiên trì, ko nên tập.
- Tập yoga phải bình tĩnh, không nóng vội - "dộc tốc bất đạt". Người mới tập thì thời gian cho 1 động tác chỉ nên 30 giây - 1phút và lặp lại tối đa 3 lần. Sau này trình độ tăng sẽ "chịu" được thời gian lâu hơn;
- Nên tắm trước khi tập, không gian tập yên tĩnh, sạch sẽ, đầu óc tập trung tránh các tạp niệm. Cuối mỗi buổi tập rèn luyện các suy nghĩ hướng thượng;
- Bỏ những đức tính có hại cho sức khỏe, dễ hao sinh lực và cản trở thành công khi tập yoga đó là: Đức tính tự đại - bệnh ngôi sao, ích kỷ, tính nóng, ghen tỵ, nói nhiều làm hại nội khí... Đối với người có chức vụ nên bỏ một số đức tính không tốt như: Trù dập cán bộ, tham lam, ôm việc không phân cấp cho cấp dưới để cấp dưới không tâm phục khẩu phục, nội bộ mất đoàn kết...Như vậy vô tình sẽ tự mình tạo nghiệp không tốt (theo quan điểm của Đạo Phật). Nghiệp ở đây trước hết hại đến bản thân mình, nếu âm phúc không tốt thì còn ảnh hưởng đến cả con cái, gia quyến mình. Những đức tính đó tối kỵ khi bước chân vào thế giới yoga.
Các bạn thân mến, bài viết này tôi tự mình thao tác, thực hiện và viết bằng kiến thức bản thân mình cộng một chút tham khảo tài liệu. Tuy nhiên sự hiểu biết còn hạn chế, rất mong mọi người cùng trao đổi chỉ giáo. Bạn nào copy bài viết này sang diễn đàn khác đề nghị ghi rõ nguồn Bkav - forum.
Trân trọng cảm ơn!
Nguồn: Smod duymeo - Bkav Forum!
 

Bình luận từ Facebook

Top