thinhnguyen
Đại Tá
Thông tin tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
Thứ ba, 30 Tháng 11 2010 09:55
1. Vị trí địa lý và thuận lợi:
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, cách TP Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. Tổng diện tích tự nhiên 3.374km2 với 09 huyện, 02 thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và TP Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới tự nhiên với Vương quốc Campuchia dài 48km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc hu kinh tế cửa khẩu Tỉnh). Hệ thống giao thông có quốc lộ 30, 80 và 54 chạy qua cùng với các tuyến quốc lộ N1, N2 sẽ triển khai thi công trong thời gian tới tạo thuận lợi để Đồng Tháp gắn kết chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và liên tỉnh. Đồng Tháp đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong những năm gần đây phát triển khá mạnh. Những điều kiện phát triển quan trọng này đã và đang đòi hỏi tỉnh Đồng Tháp phải đẩy nhanh hơn các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Là một tỉnh thượng nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản, sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 2,6 triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Có nhiều loại cây trái nổi tiếng như: Nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hòa, xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung… Đặc biệt hoa kiểng với trên 298 ha và hàng trăm loại hoa và kiểng quý cung cấp cho cả nước và xuất khẩu. Nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh nhất là cá tra và tôm càng xanh, hàng năm cung cấp cho chế biến xuất khẩu trên 250.000 tấn cá và trên 2.000 tấn tôm¬ càng xanh.
Dân số gần 1,7 triệu dân với nguồn lao động dồi dào đặc biệt tỉnh rất chú trọng đào tạo, dạy nghề cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây:
- Tốc độ tăng trưởng GDP: Năm 2009 tăng 11,09% so với năm 2008.
- GDP bình quân đầu người (USD) năm 2009: Đạt 7,631 triệu đồng, tương đương 691 USD, tăng 12,2% so với năm 2008.
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng năm 2009: 17,6%
- Cơ cấu kinh tế theo ngành: Công nghiệp - Xây dựng 24,54%; Nông lâm ngư nghiệp 44,03%; Thương mại - Dịch vụ 31,43 %.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD): 439 triệu USD.
- Khác: Tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ăn uống, khách sạn năm 2009 đạt 76,2 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đạt 1,13 triệu người, trong đó khách quốc tế 14.000 người.
3. Nhân lực:
A. Tổng số lao động và nguồn lao động phân theo trình độ: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 1-7-2008 phân theo ngành kinh tế là 923.582 người.
B. Cơ sở đào tạo: 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 04 trường trung cấp chuyên nghiệp, 02 trung tâm xúc tiến việc làm, 08 trung tâm dạy nghề và 46 cơ sở dạy nghề với quy mô đào tạo nghề mỗi năm trên 21.500 người, các cơ sở này được trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy nghề. Mặc khác, tỉnh còn liên kết đào tạo với các trường của TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36,1%, trong đó, qua đào tạo nghề 24,7%.
C. Mức lương: Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thực hiện theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Chế độ tiền lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện theo thông tư số 35/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 13/11/2009 và chế độ tiền lương mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động thực hiện theo thông tư số 36/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, tùy theo tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có những đãi ngộ riêng đối với cán bộ, nhân viên.
4. Điều kiện hoặc ưu đãi đầu tư:
Về ưu đãi đầu tư vào Đồng Tháp, tỉnh vận dụng linh hoạt những chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với quy định pháp luật, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể hoàn thành thủ tục sớm nhất, tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, đáp ứng mặt bằng nhanh nhất, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực cho nhà đầu tư.
Cụ thể như sau:
+ Về hạ tầng kỹ thuật: Doanh nghiệp được cung cấp kịp thời nhu cầu điện và nước đúng tiêu chuẩn, chất lượng tới hàng rào nhà máy; Được cung cấp các dịch vụ bưu chính - viễn thông tiện lợi nhất đang được sử dụng trên địa bàn.
+ Về hỗ trợ đào tạo nghề: Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo tay nghề cho công nhân theo dự án được duyệt thông qua trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh, nhưng tối đa không quá 1.000.000 đồng cho 01 lao động.
+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website: www.dongthaptrade.com.vn; Hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ triển lãm của quốc gia, vùng và các tỉnh theo quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp.
+ Hỗ trợ vay vốn và lãi suất sau đầu tư: Doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ thuộc các đối tượng vay vốn theo quy định hiện hành, được vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi và được hỗ trợ lãi suất đầu tư theo quy định hiện hành.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực khoa học - công nghệ:
- Các doanh nghiệp đăng ký tham gia vào hoạt động khoa học - công nghệ được hỗ trợ ưu đãi về triển khai đề án; Dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Thẩm định công nghệ; Công bố tiêu chuẩn chất lượng; Công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn; Tham gia giải thưởng chất lượng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các mô hình cải tiến năng suất…theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
- Các hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trên được giải quyết nhanh khi nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từng thời kỳ, tỉnh sẽ căn cứ tình hình thực tế để điều chỉnh, có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư khi hoạt động tại Đồng Tháp.
+ Hỗ trợ đối với miễn, giảm tiền thuê đất, trợ cấp làm nền, giải phóng mặt bằng...; Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất, miễn và giảm thuế...); Thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các Nghị định: Nghị định 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định 149/2005/NĐ-CP, ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Riêng khi đầu tư vào các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười), nếu đầu tư vào danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi khó khăn như: Dự án sử dụng thường xuyên từ 5.000 lao động trở lên, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế,…sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật… Ngoài ra, còn các huyện: Cao Lãnh, Thanh Bình, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành thuộc danh mục C địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ. Khi có những thay đổi về chính sách ưu đãi, nhà đầu tư sẽ được lựa chọn mức ưu đãi có lợi nhất.
Với tiềm năng lợi thế, điều kiện và những chính sách ưu đãi cùng với tấm lòng mến khách của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Đồng Tháp chúng tôi sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tham quan, tìm hiểu và hợp tác đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Tin mới hơn:
Xây mới bến phà nối Đồng Tháp - Cần Thơ
Thông tin diễn đàn
Hội nghị Tổng kết Diễn đàn MDEC tại Cà Mau 2011
Triển lãm quốc tế thủy sản Ấn Độ lần thứ 18
ĐBSCL - Đồng bộ các giải pháp trong hợp tác phát triển kinh tế quốc tế và xúc tiến đầu tư
THÔNG BÁO: Chương trình chính thức của Diễn đàn diễn ra tại tỉnh Cà Mau
“Khoa học và công nghệ với sự phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Hội thảo XTĐT hạ tầng Du lịch: ĐBSCL cần tạo bước đột phá
Thông tin thị trường
Đã ký hợp đồng xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo
Xuất khẩu gạo giảm mạnh: Nỗ lực tìm thị trường mới
Việt Nam giữ vị trí nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới
10 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất
Giá tiêu dùng tháng 3 dự kiến giảm quanh mức 0,5%
Xúc tiến thương mại
Một số Hội chợ-Triển lãm thương mại của Uzbekistan trong năm 2012
Năm 2012: Xúc tiến thương mại tập trung 8 thị trường chính
Kiên Giang đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Campuchia
10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi 9 tháng đầu năm
Tuần lễ hàng Việt Nam tại Pháp: Mở cánh cửa vào thị trường Châu Âu
Xúc tiến đầu tư
Đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn Viet GAP
Hội chợ IMEX: Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam
Tăng cường đối ngoại, xúc tiến đầu tư
Chuyển giao công nghệ sạch của Đan Mạch cho người nuôi thủy sản Việt Nam
Phần 2: Cơ hội phát triển và thu hút đầu tư tại Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL
Quảng bá du lịch
Đồng bằng sông Cửu Long: Trông chờ sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn du khách
ĐBSCL: Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng còn bỏ ngỏ
Khách du lịch đến ĐBSCL mỗi năm một tăng
Tái hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng ĐBSCL
Mở tuyến phà du lịch giữa Phú Quốc và Kep (Campuchia)
==============================================
bài viết trên từ : DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
=========
LỊCH SỬ BÓNG BÀN ĐỒNG THÁP......
em sẽ bổ sung sau nhe.....
-------------------------------
Bóng bàn ĐỒNG THÁP hiện nay :
Môn bóng bàn hiện nay được nhiều người chơi từ phong trào đến chuyên nghiệp trong nước nói chung và ĐT nói riêng :
Từ năm 2000 đến nay ĐT đã đào tạo được một số VĐV bóng bàn tham gia nhiều giải phong trào trong nước đạt được nhiều thành tích đáng kể, điển hình như 2 nử VĐV Ngọc Châu và Phương Dung... rồi tốp kế thừa gồm Trang, Nhung, Hòa, Ái..... đó là cái mạnh của BB nử thì ngược lại BB nam thì ko được như mong đợi mà chỉ tạm chấp nhận.
Các CLB cũng từ từ phát triển theo chiều tích cực, ngày càng nhiều thêm ở địa phương, các huyện thị trong tỉnh nhà. Khi nào có dịp anh chị em chơi bb trong nước có dịp ngang qua ĐT thì ới em là sẽ có ngay bàn vuông bàn tròn mà chén.ihihhihi....
Hiện tại thì trong tỉnh có được khoảng 5 CLB chơi thường xuyên ở các huyện thị.....
3. CLB huyện Châu Thành nằm trên quốc lộ 80 hướng cầu Mỹ Thuận về Sa đéc. qua khỏi thị trấn Cái Tàu khoảng 2km bên trái. xin liên hệ anh Tánh 0913.788.164. CLB có 2 bàn sinh hoạt từ 14h - 16h30.
5. CLB huyện Thanh Bình..
6. CLB năng khiếu tỉnh nằm trong nhà thi đấu đa năng tỉnh, khu liên hợp thể thao TP Cao Lãnh. HLV Tâm 0903040588.
anh chị em liên hệ em khi đến Đồng Tháp 0945.789.008 thịnh.
Thứ ba, 30 Tháng 11 2010 09:55
1. Vị trí địa lý và thuận lợi:
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, cách TP Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. Tổng diện tích tự nhiên 3.374km2 với 09 huyện, 02 thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và TP Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới tự nhiên với Vương quốc Campuchia dài 48km, trên tuyến biên giới có 02 cửa khẩu quốc tế (Thường Phước và Dinh Bà thuộc hu kinh tế cửa khẩu Tỉnh). Hệ thống giao thông có quốc lộ 30, 80 và 54 chạy qua cùng với các tuyến quốc lộ N1, N2 sẽ triển khai thi công trong thời gian tới tạo thuận lợi để Đồng Tháp gắn kết chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và liên tỉnh. Đồng Tháp đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong những năm gần đây phát triển khá mạnh. Những điều kiện phát triển quan trọng này đã và đang đòi hỏi tỉnh Đồng Tháp phải đẩy nhanh hơn các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Là một tỉnh thượng nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản, sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 2,6 triệu tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Có nhiều loại cây trái nổi tiếng như: Nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hòa, xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung… Đặc biệt hoa kiểng với trên 298 ha và hàng trăm loại hoa và kiểng quý cung cấp cho cả nước và xuất khẩu. Nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh nhất là cá tra và tôm càng xanh, hàng năm cung cấp cho chế biến xuất khẩu trên 250.000 tấn cá và trên 2.000 tấn tôm¬ càng xanh.
Dân số gần 1,7 triệu dân với nguồn lao động dồi dào đặc biệt tỉnh rất chú trọng đào tạo, dạy nghề cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây:
- Tốc độ tăng trưởng GDP: Năm 2009 tăng 11,09% so với năm 2008.
- GDP bình quân đầu người (USD) năm 2009: Đạt 7,631 triệu đồng, tương đương 691 USD, tăng 12,2% so với năm 2008.
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng năm 2009: 17,6%
- Cơ cấu kinh tế theo ngành: Công nghiệp - Xây dựng 24,54%; Nông lâm ngư nghiệp 44,03%; Thương mại - Dịch vụ 31,43 %.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD): 439 triệu USD.
- Khác: Tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ăn uống, khách sạn năm 2009 đạt 76,2 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đạt 1,13 triệu người, trong đó khách quốc tế 14.000 người.
3. Nhân lực:
A. Tổng số lao động và nguồn lao động phân theo trình độ: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 1-7-2008 phân theo ngành kinh tế là 923.582 người.
B. Cơ sở đào tạo: 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 04 trường trung cấp chuyên nghiệp, 02 trung tâm xúc tiến việc làm, 08 trung tâm dạy nghề và 46 cơ sở dạy nghề với quy mô đào tạo nghề mỗi năm trên 21.500 người, các cơ sở này được trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy nghề. Mặc khác, tỉnh còn liên kết đào tạo với các trường của TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36,1%, trong đó, qua đào tạo nghề 24,7%.
C. Mức lương: Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thực hiện theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Chế độ tiền lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thực hiện theo thông tư số 35/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 13/11/2009 và chế độ tiền lương mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động thực hiện theo thông tư số 36/2009/TT-BLĐTBXH, ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, tùy theo tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có những đãi ngộ riêng đối với cán bộ, nhân viên.
4. Điều kiện hoặc ưu đãi đầu tư:
Về ưu đãi đầu tư vào Đồng Tháp, tỉnh vận dụng linh hoạt những chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với quy định pháp luật, đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể hoàn thành thủ tục sớm nhất, tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, đáp ứng mặt bằng nhanh nhất, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực cho nhà đầu tư.
Cụ thể như sau:
+ Về hạ tầng kỹ thuật: Doanh nghiệp được cung cấp kịp thời nhu cầu điện và nước đúng tiêu chuẩn, chất lượng tới hàng rào nhà máy; Được cung cấp các dịch vụ bưu chính - viễn thông tiện lợi nhất đang được sử dụng trên địa bàn.
+ Về hỗ trợ đào tạo nghề: Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo tay nghề cho công nhân theo dự án được duyệt thông qua trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh, nhưng tối đa không quá 1.000.000 đồng cho 01 lao động.
+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website: www.dongthaptrade.com.vn; Hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ triển lãm của quốc gia, vùng và các tỉnh theo quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp.
+ Hỗ trợ vay vốn và lãi suất sau đầu tư: Doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ thuộc các đối tượng vay vốn theo quy định hiện hành, được vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi và được hỗ trợ lãi suất đầu tư theo quy định hiện hành.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực khoa học - công nghệ:
- Các doanh nghiệp đăng ký tham gia vào hoạt động khoa học - công nghệ được hỗ trợ ưu đãi về triển khai đề án; Dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Thẩm định công nghệ; Công bố tiêu chuẩn chất lượng; Công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn; Tham gia giải thưởng chất lượng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các mô hình cải tiến năng suất…theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
- Các hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trên được giải quyết nhanh khi nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từng thời kỳ, tỉnh sẽ căn cứ tình hình thực tế để điều chỉnh, có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư khi hoạt động tại Đồng Tháp.
+ Hỗ trợ đối với miễn, giảm tiền thuê đất, trợ cấp làm nền, giải phóng mặt bằng...; Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất, miễn và giảm thuế...); Thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các Nghị định: Nghị định 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định 149/2005/NĐ-CP, ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Riêng khi đầu tư vào các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười), nếu đầu tư vào danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi khó khăn như: Dự án sử dụng thường xuyên từ 5.000 lao động trở lên, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế,…sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của pháp luật… Ngoài ra, còn các huyện: Cao Lãnh, Thanh Bình, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành thuộc danh mục C địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ. Khi có những thay đổi về chính sách ưu đãi, nhà đầu tư sẽ được lựa chọn mức ưu đãi có lợi nhất.
Với tiềm năng lợi thế, điều kiện và những chính sách ưu đãi cùng với tấm lòng mến khách của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Đồng Tháp chúng tôi sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tham quan, tìm hiểu và hợp tác đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Tin mới hơn:
Xây mới bến phà nối Đồng Tháp - Cần Thơ
Thông tin diễn đàn
Hội nghị Tổng kết Diễn đàn MDEC tại Cà Mau 2011
Triển lãm quốc tế thủy sản Ấn Độ lần thứ 18
ĐBSCL - Đồng bộ các giải pháp trong hợp tác phát triển kinh tế quốc tế và xúc tiến đầu tư
THÔNG BÁO: Chương trình chính thức của Diễn đàn diễn ra tại tỉnh Cà Mau
“Khoa học và công nghệ với sự phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Hội thảo XTĐT hạ tầng Du lịch: ĐBSCL cần tạo bước đột phá
Thông tin thị trường
Đã ký hợp đồng xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo
Xuất khẩu gạo giảm mạnh: Nỗ lực tìm thị trường mới
Việt Nam giữ vị trí nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới
10 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất
Giá tiêu dùng tháng 3 dự kiến giảm quanh mức 0,5%
Xúc tiến thương mại
Một số Hội chợ-Triển lãm thương mại của Uzbekistan trong năm 2012
Năm 2012: Xúc tiến thương mại tập trung 8 thị trường chính
Kiên Giang đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Campuchia
10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi 9 tháng đầu năm
Tuần lễ hàng Việt Nam tại Pháp: Mở cánh cửa vào thị trường Châu Âu
Xúc tiến đầu tư
Đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn Viet GAP
Hội chợ IMEX: Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam
Tăng cường đối ngoại, xúc tiến đầu tư
Chuyển giao công nghệ sạch của Đan Mạch cho người nuôi thủy sản Việt Nam
Phần 2: Cơ hội phát triển và thu hút đầu tư tại Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL
Quảng bá du lịch
Đồng bằng sông Cửu Long: Trông chờ sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn du khách
ĐBSCL: Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng còn bỏ ngỏ
Khách du lịch đến ĐBSCL mỗi năm một tăng
Tái hiện nét văn hóa đặc trưng của vùng ĐBSCL
Mở tuyến phà du lịch giữa Phú Quốc và Kep (Campuchia)
==============================================
bài viết trên từ : DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
=========
LỊCH SỬ BÓNG BÀN ĐỒNG THÁP......
em sẽ bổ sung sau nhe.....
-------------------------------
Bóng bàn ĐỒNG THÁP hiện nay :
Môn bóng bàn hiện nay được nhiều người chơi từ phong trào đến chuyên nghiệp trong nước nói chung và ĐT nói riêng :
Từ năm 2000 đến nay ĐT đã đào tạo được một số VĐV bóng bàn tham gia nhiều giải phong trào trong nước đạt được nhiều thành tích đáng kể, điển hình như 2 nử VĐV Ngọc Châu và Phương Dung... rồi tốp kế thừa gồm Trang, Nhung, Hòa, Ái..... đó là cái mạnh của BB nử thì ngược lại BB nam thì ko được như mong đợi mà chỉ tạm chấp nhận.
Các CLB cũng từ từ phát triển theo chiều tích cực, ngày càng nhiều thêm ở địa phương, các huyện thị trong tỉnh nhà. Khi nào có dịp anh chị em chơi bb trong nước có dịp ngang qua ĐT thì ới em là sẽ có ngay bàn vuông bàn tròn mà chén.ihihhihi....
Hiện tại thì trong tỉnh có được khoảng 5 CLB chơi thường xuyên ở các huyện thị.....
3. CLB huyện Châu Thành nằm trên quốc lộ 80 hướng cầu Mỹ Thuận về Sa đéc. qua khỏi thị trấn Cái Tàu khoảng 2km bên trái. xin liên hệ anh Tánh 0913.788.164. CLB có 2 bàn sinh hoạt từ 14h - 16h30.
5. CLB huyện Thanh Bình..
6. CLB năng khiếu tỉnh nằm trong nhà thi đấu đa năng tỉnh, khu liên hợp thể thao TP Cao Lãnh. HLV Tâm 0903040588.
anh chị em liên hệ em khi đến Đồng Tháp 0945.789.008 thịnh.
Last edited: