CHỌN VÀ SỬ DỤNG MÁY LỌC KHÔNG KHÍ (theo kinh nghiệm cá nhân)
Hiện nay có nhiều loại MLKK, ở đây chỉ đề cập tới một số dòng nội địa Nhật Bản từ khoảng năm 2010 về đây. Lý do tôi chọn nội địa Nhật là chất lượng linh kiện, hoàn thiện tốt, nhiều tính năng (phóng điện diệt vi khuẩn, tạo ion âm, bù ẩm)... hơn hẳn hàng mới bây giờ (hàng mới tương đương thì rất đắt).
Chức năng bù ẩm rất hữu ích khi sử dụng điều hòa hay trời hanh khô, giảm khô da, mũi họng.
Các máy nội địa đều sử dụng công nghệ Inverter nên rất tiết kiệm điện, động cơ không chổi than và có bù ẩm thông minh. Đó là những loại dễ có linh kiện thay thế với giá hợp lý như motor, màng hepa, màng than, cảm biến ẩm, bụi... Màng lọc hiện nay do tàu sản xuất và đều được các shop so sánh, kiểm tra với màng xịn thì kết quả thu được không mấy chênh lệch (dùng máy đo chất lượng không khí đầu ra).
Nhiều người mua hàng mới tuy có thể ban đầu rẻ, sau chi phí thay màng lọc và bảo trì... rất đắt
Chúng ta nên nhớ màng lọc chỉ ngăn chặn bụi, virus, vi khuẩn... không lọt qua chứ không thể tiêu diệt chúng, và chúng vẫn tồn tại trên bề mặt màng lọc và luôn tìm cách chui vào bên trong qua khe hở khác của máy (chả tránh được đâu). Để "tiêu diệt" chúng thì công nghệ khác, phóng điện chẳng hạn (các máy nội địa đều có công nghệ này) nhưng hiệu quả ở mức độ nào đó.
Nhiều MLKK đời mới quảng cáo trên giời mà chả có công nghệ gì, chỉ có motor thổi qua mấy màng lọc mà bán đắt hơn cái điều hòa phổ thông (khoảng 8-10 triệu) thì là điều phi lý, hãy là người dùng thông thái!
Nên chọn máy có công suất khỏe hơn diện tích phòng, càng khỏe càng tốt, tối thiểu 20% vì không phải lúc nào phòng cũng đóng kín. Ngoài ra vì tính tiện dụng mà có người muốn dùng 1 máy to để lọc 1 phòng lớn (> 50m2 chẳng hạn), đều đó nên tránh vì hiệu quả sẽ thấp thay vì 2 máy nhỏ hơn, chi phí không tốn hơn mấy nhưng hiệu quả rõ rệt. Cơ chế vận động của không khí không khác gì với nước, càng nhiều nguồn hút (thoát) thì hiệu quả càng tốt. Chỉ nên dùng 1 máy to khi chúng ta kiểm soát được nguồn vào ô nhiễm (chỗ không khí di chuyển nhiều nhất) hoặc kê giữa nhà (việc này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ). Đây là link về việc kê MLKK thế nào cho hiệu qủa (tôi sẽ gửi bản dịch sau).
https://learnmetrics.com/where-to-place-air-purifier/
Sau đó mới chọn thương hiệu nào?
1. Trước hết là Sharp, nói chung ưu điểm là ngon bổ rẻ, chạy lành, chất lượng linh kiện ở mức ổn định. Tuy nhiên nhựa dễ bị ố vàng theo thời gian, dễ gãy lẫy. Thêm nữa là mặt hút đằng sau nên cần kê cách xa tường ít nhất 0.3 – 0.5m mới hiệu quả, kê càng sát tường thì hiệu quả giảm đi (mỗi ông Sharp cứng nhắc chỉ hút gió từ mặt sau - kể cả hàng cao cấp đời mới, thế mới lạ)! Cũng may dòng này thường có bánh xe nên chúng ta có thể di chuyển dễ dàng. Tôi đang sử dụng mấy MLKK Sharp trong phòng ngủ, ban đêm dùng thì kéo ra ngoài, ban ngày (thường không dùng) thì ủn vào. Quá đơn giản phải không! Sharp có nhiều dòng như A, B, Z, số... với công suất phổ biến từ 27 đến 84w, phát ion 7000. Dòng số có chế độ bù ẩm thông minh (theo thiết lập) mà các dòng cao cấp cũng không có như KC-500Y, KC-450Y... Dòng đầu B50, B70... còn có nắp che bụi chạy bằng motor (hay gọi là Sharp ngáp). Tuy bình dân nhưng Sharp vẫn có 1 số dòng trung cao cấp nhiều tính năng như tháp (mã KC), cánh buồm, đầu búa (mã KI)... với ion 25000, nút bấm cảm ứng, cảm biến ánh sáng...
2. Tiếp theo là Daikin, tuy người Việt Nam ít biết về thương hiệu này nhưng ở Nhật thì nổi tiếng về tính bền bỉ, chạy khỏe... Nhìn chất lượng nhựa và mạch nó dày dặn, cứng cáp. Tuy nhiên hình thức không bắt mắt lắm! Ưu điểm là hút không khí từ mặt trước nên chúng ta có thể kê sát tường 1 chút. Phổ biến có Daikin tròn, vuông (chú ý nhiều con hình thức y hệt nhưng công suất khác nhau), đồng hồ tròn, vuông, vầng trăng nhỏ to (hay còn gọi mặt nguyệt)... Riêng dòng Daikin dòng đầu bò và đồng hồ phóng điện áp cao để tiêu diệt bụi, mốc, vi khuẩn ngay từ đầu vào. Đó là ưu điểm đáng giá nhất của dòng này.
Ai muốn máy lọc hoạt động liên tục trong môi trường ô nhiễm thì nên nghiên cứu.
3. Và cuối cùng không thể không kể đến thương hiệu Panasonic. Đây là thương hiệu nổi tiếng trong đồ gia dụng của Nhật Bản. Có thể nói MLKK Panasonic rất bắt mắt từ thiết kế, vận hành. Linh kiện gia công chuẩn xác, nuột nà. Đặc điểm chung là nhựa tuy không quá dày nhưng rất dẻo và trắng, lại mềm mại. Rất dễ vệ sinh. Do đánh vào thị trường gia đình nên chúng có nhiều tính năng khá nổi trội, hỗ trợ người dùng, màng lọc đều to, dày hơn hẳn so với thương hiệu khác. Anh em trong nghề hạy gọi là VIP cũng từ những lý do đó. Ngoài ra 1 số loại còn được trang bị motor mặt dâng, vẫy ( giống cửa ngáp của Sharp) để mở ra khi vận hành, đóng vào khi tắt. Điều đó làm bên trong MLKK luôn sạch khi bụi không chui chỗ guồng xoay nếu không sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý, KHÔNG được dùng tay điều chỉnh, vì sẽ dễ gây hư hỏng motor. Muốn rút điện thì cần đợi các mặt đóng hết và motor không còn kêu nữa. Nhà nào có cháu nhỏ nên căn dặn.
Khi mất điện thì cũng không dùng tay điều chỉnh cánh vẫy hay mặt dâng, dễ làm hỏng motor. Sử dụng đúng cách sẽ đảm bảo máy hoạt động bền bỉ lâu dài. Motor để thay quá sẵn với chất lượng tốt (toàn Nidec) và nhân cảm biến ẩm cũng rất sẵn. Các shop đều không bảo hành motor này, do vậy người dùng cần sử dụng đúng cách nếu không muốn mất tiền
Ngoài ra còn có thương hiệu Hitachi nhưng tôi chưa trải nghiệm nên không bàn tới.
Tùy vào thương hiệu và nhu cầu người dùng mà có thể chuyển nguồn từ 100v sang 220v hay không? Đổi nguồn chủ yếu sử dụng loại nguồn xuyến có chất lượng tốt gắn trong hoặc ốp lưng bên ngoài (mới có trên thị trường). Tôi đã test chạy 4 giờ mà sờ chỉ âm ấm... Thông thường chỉ chuyển nguồn bên trong cho Daikin, Sharp vì không gian mở, ít nguy cơ cháy nổ. Còn với Panasonic khuyến cáo để nguyên bản, vì không gian kín và dùng đổi nguồn rời gắn vào lưng. Việc chọn đổi nguồn và đấu nối phụ thuộc vào trình độ và lương tâm shop... Vì thời gian sử dụng MLKK thường rất dài, có người dùng 24/24 nên vấn đề an toàn về cháy nổ cần được chú ý!
4. Mua thế nào??
Có lẽ đây là vấn đề nhiều người quan tâm, vì khó có thể thỏa mãn đồng thời ngon - bổ - rẻ! Cùng một mặt hàng mà giá bán cũng rất khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng đã mua đồ cũ thì việc quan trọng nhất là ruột gan phải được làm sạch (vệ sinh, phơi nắng...). Nhiều shop vì lợi nhuận chỉ tháo dọn ào ào, sơn bên ngoài để che khiếm khuyết, sử dụng chất tẩy nhanh độc hại, ủ chất làm trắng... Mua về dùng khéo mang thêm bệnh vì nguồn bẩn trong máy thổi ra. Do vậy người thợ dọn cẩn thận, có lương tâm thì sản phẩm sẽ đảm bảo hơn, dù sẽ bán đắt hơn. Nhiều con ít dùng, nội thất đẹp đương nhiên giá sẽ cao hơn...
Nếu có điều kiện thì người dùng nên mua hàng đấu giá, toàn hàng đời cao dùng lướt rất đẹp hoặc mua hẳn mới - đương nhiên giá sẽ hơi đắt.
Phổ biến hơn là mua từ các shop hoặc cá nhân. Hàng về theo lô cũng có nhiều loại, phù hợp với phần lớn người dùng. Hàng "bãi" đúng nghĩa là họ vứt đi, chịu mưa nắng ngoài trời, thường bẩn thỉu, nứt vỡ, ố vàng nặng... Loại này giá rất rẻ, các shop chuyên nghiệp hay mua cả lô về, sau đó chủ yếu mông má, sơn lại để che phủ các khiếm khuyết. Còn loại nữa là người dùng bên Nhật bỏ đi vì nhiều lý do (thay mới, chuyển nhà, kích cầu...) nhưng để cất kho, bản tính họ rất cẩn thận và khí hậu rất tốt với đồ điện tử nên rất đẹp, chủ yếu là bụi. Tôi thường chọn mua loại này dù mất công lựa (đương nhiên đắt hơn), ruột gan nhiều con rất đẹp, như chưa dùng bao giờ. Tất nhiên còn liên quan đến vận chuyển nên có thể xước sát, nứt vỡ nhẹ, xử lý bằng gắn keo hoặc dán decan...
Các bạn lưu ý giá bán nữa nhé, có shop bán chỉ bảo hành 7 ngày, 12 tháng, 24 tháng... Khoảng thời gian khác nhau thì giá tiền sẽ khác. Nhiều chỗ ghi giá rẻ và mập mờ khâu bảo hành. Thậm chí có vấn đề gì trong thời gian bảo hành nghĩ đủ lý do để trốn tránh trách nhiệm, thường rơi vào các cá nhân bán trên FB, không có webside riêng, thuê cửa hàng nhếch nhác không biển hiệu...
5. Kinh nghiệm sử dụng
Với Sharp, nên để chế độ “Tiêu chuẩn”, “Phấn hoa” vì mạnh hơn “Tự động” dẫn đến lọc không khí hiệu qủa hơn (máy càng kêu to thì lọc càng tốt). Rõ ràng cảm biến đã màu xanh, nhưng người dùng có thể thấy 1 lớp bụi mỏng trên mặt bàn ngay hôm sau, nghĩa là chế độ tự động đã không hiệu quả (ở chung cư rõ nhất).
Chế độ “Tự động” hay “Yên lặng”, "Ngủ" chỉ nên áp dụng khi ngủ để tránh ồn. Tôi đã so sánh thấy hiệu quả lọc rõ rệt với máy Daikin, Sharp với lượng bụi bám vào màng thô.
Một số dòng còn có chế độ hẹn giờ bật, tắt, cảm biến ánh sáng, khóa trẻ em... để tăng tính hiệu quả khi sử dụng.
Người dùng không được đổ nước, hay thò tay, que vào máy... vì rất nguy hiểm!
Chi tiết các chức năng người dùng có thể tìm trong Google hoặc sử dụng phần mềm dịch ảnh rất tiện lợi.
Hiện nay có nhiều loại MLKK, ở đây chỉ đề cập tới một số dòng nội địa Nhật Bản từ khoảng năm 2010 về đây. Lý do tôi chọn nội địa Nhật là chất lượng linh kiện, hoàn thiện tốt, nhiều tính năng (phóng điện diệt vi khuẩn, tạo ion âm, bù ẩm)... hơn hẳn hàng mới bây giờ (hàng mới tương đương thì rất đắt).
Chức năng bù ẩm rất hữu ích khi sử dụng điều hòa hay trời hanh khô, giảm khô da, mũi họng.
Các máy nội địa đều sử dụng công nghệ Inverter nên rất tiết kiệm điện, động cơ không chổi than và có bù ẩm thông minh. Đó là những loại dễ có linh kiện thay thế với giá hợp lý như motor, màng hepa, màng than, cảm biến ẩm, bụi... Màng lọc hiện nay do tàu sản xuất và đều được các shop so sánh, kiểm tra với màng xịn thì kết quả thu được không mấy chênh lệch (dùng máy đo chất lượng không khí đầu ra).
Nhiều người mua hàng mới tuy có thể ban đầu rẻ, sau chi phí thay màng lọc và bảo trì... rất đắt
Chúng ta nên nhớ màng lọc chỉ ngăn chặn bụi, virus, vi khuẩn... không lọt qua chứ không thể tiêu diệt chúng, và chúng vẫn tồn tại trên bề mặt màng lọc và luôn tìm cách chui vào bên trong qua khe hở khác của máy (chả tránh được đâu). Để "tiêu diệt" chúng thì công nghệ khác, phóng điện chẳng hạn (các máy nội địa đều có công nghệ này) nhưng hiệu quả ở mức độ nào đó.
Nhiều MLKK đời mới quảng cáo trên giời mà chả có công nghệ gì, chỉ có motor thổi qua mấy màng lọc mà bán đắt hơn cái điều hòa phổ thông (khoảng 8-10 triệu) thì là điều phi lý, hãy là người dùng thông thái!
Nên chọn máy có công suất khỏe hơn diện tích phòng, càng khỏe càng tốt, tối thiểu 20% vì không phải lúc nào phòng cũng đóng kín. Ngoài ra vì tính tiện dụng mà có người muốn dùng 1 máy to để lọc 1 phòng lớn (> 50m2 chẳng hạn), đều đó nên tránh vì hiệu quả sẽ thấp thay vì 2 máy nhỏ hơn, chi phí không tốn hơn mấy nhưng hiệu quả rõ rệt. Cơ chế vận động của không khí không khác gì với nước, càng nhiều nguồn hút (thoát) thì hiệu quả càng tốt. Chỉ nên dùng 1 máy to khi chúng ta kiểm soát được nguồn vào ô nhiễm (chỗ không khí di chuyển nhiều nhất) hoặc kê giữa nhà (việc này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ). Đây là link về việc kê MLKK thế nào cho hiệu qủa (tôi sẽ gửi bản dịch sau).
https://learnmetrics.com/where-to-place-air-purifier/
Sau đó mới chọn thương hiệu nào?
1. Trước hết là Sharp, nói chung ưu điểm là ngon bổ rẻ, chạy lành, chất lượng linh kiện ở mức ổn định. Tuy nhiên nhựa dễ bị ố vàng theo thời gian, dễ gãy lẫy. Thêm nữa là mặt hút đằng sau nên cần kê cách xa tường ít nhất 0.3 – 0.5m mới hiệu quả, kê càng sát tường thì hiệu quả giảm đi (mỗi ông Sharp cứng nhắc chỉ hút gió từ mặt sau - kể cả hàng cao cấp đời mới, thế mới lạ)! Cũng may dòng này thường có bánh xe nên chúng ta có thể di chuyển dễ dàng. Tôi đang sử dụng mấy MLKK Sharp trong phòng ngủ, ban đêm dùng thì kéo ra ngoài, ban ngày (thường không dùng) thì ủn vào. Quá đơn giản phải không! Sharp có nhiều dòng như A, B, Z, số... với công suất phổ biến từ 27 đến 84w, phát ion 7000. Dòng số có chế độ bù ẩm thông minh (theo thiết lập) mà các dòng cao cấp cũng không có như KC-500Y, KC-450Y... Dòng đầu B50, B70... còn có nắp che bụi chạy bằng motor (hay gọi là Sharp ngáp). Tuy bình dân nhưng Sharp vẫn có 1 số dòng trung cao cấp nhiều tính năng như tháp (mã KC), cánh buồm, đầu búa (mã KI)... với ion 25000, nút bấm cảm ứng, cảm biến ánh sáng...
2. Tiếp theo là Daikin, tuy người Việt Nam ít biết về thương hiệu này nhưng ở Nhật thì nổi tiếng về tính bền bỉ, chạy khỏe... Nhìn chất lượng nhựa và mạch nó dày dặn, cứng cáp. Tuy nhiên hình thức không bắt mắt lắm! Ưu điểm là hút không khí từ mặt trước nên chúng ta có thể kê sát tường 1 chút. Phổ biến có Daikin tròn, vuông (chú ý nhiều con hình thức y hệt nhưng công suất khác nhau), đồng hồ tròn, vuông, vầng trăng nhỏ to (hay còn gọi mặt nguyệt)... Riêng dòng Daikin dòng đầu bò và đồng hồ phóng điện áp cao để tiêu diệt bụi, mốc, vi khuẩn ngay từ đầu vào. Đó là ưu điểm đáng giá nhất của dòng này.
Ai muốn máy lọc hoạt động liên tục trong môi trường ô nhiễm thì nên nghiên cứu.
3. Và cuối cùng không thể không kể đến thương hiệu Panasonic. Đây là thương hiệu nổi tiếng trong đồ gia dụng của Nhật Bản. Có thể nói MLKK Panasonic rất bắt mắt từ thiết kế, vận hành. Linh kiện gia công chuẩn xác, nuột nà. Đặc điểm chung là nhựa tuy không quá dày nhưng rất dẻo và trắng, lại mềm mại. Rất dễ vệ sinh. Do đánh vào thị trường gia đình nên chúng có nhiều tính năng khá nổi trội, hỗ trợ người dùng, màng lọc đều to, dày hơn hẳn so với thương hiệu khác. Anh em trong nghề hạy gọi là VIP cũng từ những lý do đó. Ngoài ra 1 số loại còn được trang bị motor mặt dâng, vẫy ( giống cửa ngáp của Sharp) để mở ra khi vận hành, đóng vào khi tắt. Điều đó làm bên trong MLKK luôn sạch khi bụi không chui chỗ guồng xoay nếu không sử dụng. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý, KHÔNG được dùng tay điều chỉnh, vì sẽ dễ gây hư hỏng motor. Muốn rút điện thì cần đợi các mặt đóng hết và motor không còn kêu nữa. Nhà nào có cháu nhỏ nên căn dặn.
Khi mất điện thì cũng không dùng tay điều chỉnh cánh vẫy hay mặt dâng, dễ làm hỏng motor. Sử dụng đúng cách sẽ đảm bảo máy hoạt động bền bỉ lâu dài. Motor để thay quá sẵn với chất lượng tốt (toàn Nidec) và nhân cảm biến ẩm cũng rất sẵn. Các shop đều không bảo hành motor này, do vậy người dùng cần sử dụng đúng cách nếu không muốn mất tiền
Ngoài ra còn có thương hiệu Hitachi nhưng tôi chưa trải nghiệm nên không bàn tới.
Tùy vào thương hiệu và nhu cầu người dùng mà có thể chuyển nguồn từ 100v sang 220v hay không? Đổi nguồn chủ yếu sử dụng loại nguồn xuyến có chất lượng tốt gắn trong hoặc ốp lưng bên ngoài (mới có trên thị trường). Tôi đã test chạy 4 giờ mà sờ chỉ âm ấm... Thông thường chỉ chuyển nguồn bên trong cho Daikin, Sharp vì không gian mở, ít nguy cơ cháy nổ. Còn với Panasonic khuyến cáo để nguyên bản, vì không gian kín và dùng đổi nguồn rời gắn vào lưng. Việc chọn đổi nguồn và đấu nối phụ thuộc vào trình độ và lương tâm shop... Vì thời gian sử dụng MLKK thường rất dài, có người dùng 24/24 nên vấn đề an toàn về cháy nổ cần được chú ý!
4. Mua thế nào??
Có lẽ đây là vấn đề nhiều người quan tâm, vì khó có thể thỏa mãn đồng thời ngon - bổ - rẻ! Cùng một mặt hàng mà giá bán cũng rất khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng đã mua đồ cũ thì việc quan trọng nhất là ruột gan phải được làm sạch (vệ sinh, phơi nắng...). Nhiều shop vì lợi nhuận chỉ tháo dọn ào ào, sơn bên ngoài để che khiếm khuyết, sử dụng chất tẩy nhanh độc hại, ủ chất làm trắng... Mua về dùng khéo mang thêm bệnh vì nguồn bẩn trong máy thổi ra. Do vậy người thợ dọn cẩn thận, có lương tâm thì sản phẩm sẽ đảm bảo hơn, dù sẽ bán đắt hơn. Nhiều con ít dùng, nội thất đẹp đương nhiên giá sẽ cao hơn...
Nếu có điều kiện thì người dùng nên mua hàng đấu giá, toàn hàng đời cao dùng lướt rất đẹp hoặc mua hẳn mới - đương nhiên giá sẽ hơi đắt.
Phổ biến hơn là mua từ các shop hoặc cá nhân. Hàng về theo lô cũng có nhiều loại, phù hợp với phần lớn người dùng. Hàng "bãi" đúng nghĩa là họ vứt đi, chịu mưa nắng ngoài trời, thường bẩn thỉu, nứt vỡ, ố vàng nặng... Loại này giá rất rẻ, các shop chuyên nghiệp hay mua cả lô về, sau đó chủ yếu mông má, sơn lại để che phủ các khiếm khuyết. Còn loại nữa là người dùng bên Nhật bỏ đi vì nhiều lý do (thay mới, chuyển nhà, kích cầu...) nhưng để cất kho, bản tính họ rất cẩn thận và khí hậu rất tốt với đồ điện tử nên rất đẹp, chủ yếu là bụi. Tôi thường chọn mua loại này dù mất công lựa (đương nhiên đắt hơn), ruột gan nhiều con rất đẹp, như chưa dùng bao giờ. Tất nhiên còn liên quan đến vận chuyển nên có thể xước sát, nứt vỡ nhẹ, xử lý bằng gắn keo hoặc dán decan...
Các bạn lưu ý giá bán nữa nhé, có shop bán chỉ bảo hành 7 ngày, 12 tháng, 24 tháng... Khoảng thời gian khác nhau thì giá tiền sẽ khác. Nhiều chỗ ghi giá rẻ và mập mờ khâu bảo hành. Thậm chí có vấn đề gì trong thời gian bảo hành nghĩ đủ lý do để trốn tránh trách nhiệm, thường rơi vào các cá nhân bán trên FB, không có webside riêng, thuê cửa hàng nhếch nhác không biển hiệu...
5. Kinh nghiệm sử dụng
Với Sharp, nên để chế độ “Tiêu chuẩn”, “Phấn hoa” vì mạnh hơn “Tự động” dẫn đến lọc không khí hiệu qủa hơn (máy càng kêu to thì lọc càng tốt). Rõ ràng cảm biến đã màu xanh, nhưng người dùng có thể thấy 1 lớp bụi mỏng trên mặt bàn ngay hôm sau, nghĩa là chế độ tự động đã không hiệu quả (ở chung cư rõ nhất).
Chế độ “Tự động” hay “Yên lặng”, "Ngủ" chỉ nên áp dụng khi ngủ để tránh ồn. Tôi đã so sánh thấy hiệu quả lọc rõ rệt với máy Daikin, Sharp với lượng bụi bám vào màng thô.
Một số dòng còn có chế độ hẹn giờ bật, tắt, cảm biến ánh sáng, khóa trẻ em... để tăng tính hiệu quả khi sử dụng.
Người dùng không được đổ nước, hay thò tay, que vào máy... vì rất nguy hiểm!
Chi tiết các chức năng người dùng có thể tìm trong Google hoặc sử dụng phần mềm dịch ảnh rất tiện lợi.
Last edited: