[China] Ma - Wang - Wang vs Zhang - Ma - Xu

lion

Đại Tá
Rỗi rãi đem so sánh bảng thành tích của 2 bộ 3 nguyên tử tuyển China là Ma Lin, Wang Hao, Wang LiQin
với bộ 3 đương đại Zhang JiKe, Ma Long, Xu Xin xem bọn nó khác nhau gì, hơn kém nhau gì, bao giờ thì
có thể đuổi kịp và khả năng vượt qua tiền bối.

1. Bộ 3 huyền thoại, đã cống hiến rất nhiều, hiện đều giã từ tuyển quốc gia, người thì làm công tác lãnh
đạo thể thao, người thì làm HLV tại đơn vị hoặc đang có kế hoạch quay lại tuyển quốc gia để thử sức.
Ma Lin
Screen Shot 2015-07-09 at 10.47.27 AM.png

Với Ma Lin, điều đáng tiếc nhất là anh không có trong tay 1 tấm HCV Mens Singles WTTC để có thể tiến
vào ngôi đền huyền thoại của các tay vợt hàng đầu TG. Có lẽ day dứt nhất là CK WTTC 2007 khi anh đã
dẫn Wang LiQin 3 - 1, séc 5 đang dẫn 7 - 1 mà để Wang LiQin lội ngược dòng, thắng liền 3 séc sau đó
để lên ngôi VĐTG lần thứ 3.

Ma Lin cũng đang sở hữu số lần VĐ Mens WorldCup nhiều nhất (4 lần), các giải Châu Á chỉ có tính chất
tham khảo với Ma Lin vì là một tay vợt hàng đầu TG, mục tiêu lớn nhất không gì ngoài tấm HCV Olympic
và WTTC Mens Singles.

Mặc dù không có được 1 tấm HCV Mens Singles WTTC nhưng người China vẫn gọi Ma Lin là nhà vô địch
của các nhà vô địch. Có lẽ tấm HCV là bằng chứng để coi anh là No.1 hay không, nhưng những gì mà Ma
Lin đã thể hiện trong các giải đấu quốc tế cho tuyển China mới đáng trân trọng nên họ mới coi Ma Lin là
như vậy, kể cũng hợp lý, hợp tình ;)

Wang Hao
Screen Shot 2015-07-09 at 10.48.52 AM.png

Nếu Ma Lin day dứt với 3 tầm HCB WTTC Mens Singles thì Wang Hao có lẽ còn day dứt hơn vì anh cũng
đã 3 lần liên tiếp lọt vào CK Olympic nhưng đều thất bại.

Wang LiQin
Screen Shot 2015-07-09 at 10.50.05 AM.png

Tuy không lọt vào một trận CK Olympic nào từ thời Wang Hao (Athen 2004, tại BK Wang LiQin để thua
trước tay vợt đàn em Wang Hao, sau đó thắng dễ huyền thoại J.O.Waldner tại trận tranh HCĐ), nhưng
nếu có cơ hội, em tin chắc Wang LiQin có đủ bản lĩnh giành được ngôi cao nhất. Bản lĩnh thi đấu trong
những trận đấu quan trọng của Wang LiQin là một thế mạnh của anh.

Nếu Ma Lin 3 lần vào hang không bắt được cọp thì Wang LiQin sau 4 lần lọt vào CK đã giành được đến
3 tấm HCV (2003, 2005, 2007), đó cũng là mục tiêu mà thằng cu Zhang JiKe nó nhắm đến trong WTTC
2015 nhưng tiếc là nó phải dừng bước trước một thằng Fang Bo quá húng và vì cái vai đau.

Về giải đồng đội thì Wang LiQin có đủ cả, Team, Singles, Mixed Doubles, Doubles, vụ này mấy thằng ở
trên không có được.

Wang LiQin có số lần tham dự Mens WorldCup rất ít và chưa từng giành một tấm HCV nào, em thấy hơi
bị lạ, phải chăng nó không quan tâm lắm đến giải đấu này?

2. Bộ 3 của hiện tại, đang là chủ công của tuyển China, mặc dù người ta nói tương lai của China đang
là Fan ZhenDong, nhưng nhìn lại mới thấy giật mình vì có lẽ sau lớp Zhang - Ma - Xu thì có lẽ đến lớp
Fan - Fang - Zhou (Em không nghĩ thằng Yan An nhỉnh hơn Zhou Yu nên coi Zhou là nhân tố chính của
tuyển China sau này) cũng hứa hẹn chơi hay không kém lớp đàn anh, tuy nhiên có vấn đề là mấy thằng
đó không sàn sàn tuổi nhau. Để ý bọn Ma - Wang - Wang và Zhang - Ma - Xu đều sàn sàn tuổi nhau.

Zhang JiKe
Screen Shot 2015-07-09 at 10.51.18 AM.png

Không nói ai cũng biết, nó là thằng giữ kỷ lục thế giới về thời gian trở thành huyền thoại bóng bàn thế
giới nhanh nhất, có tâm lý chiến đấu trong những trận quan trọng tốt nhất, backhand hay nhất, giật khó
chịu và xoáy nhất, nhanh nhất...và body cũng đẹp nhất ;)

Zhang JiKe có nhiều cơ hội để nâng cao thành tích của mình. Mặc dù có nhiều bàn cãi liệu nó có được
tham dự nội dung đơn nam tại Olympic Rio 2016 không nhưng nếu được thì nó sẽ hoàn toàn có 50%
cơ hội, thậm chí cao hơn vì thằng này rất giàu động lực và biết tập trung năng lượng vào giải đấu then
chốt rất tốt.

Ngoài ra, nó còn có thể nâng cao thành tích vô địch Mens WorldCup tối thiểu 4 lần nữa nếu coi tuổi 30
là tuổi xế chiều của bóng bàn đỉnh cao. Và đến tuổi đó, nó có thể tham dự 3 WTTTC, hoặc thậm chí 3
WTTC nữa để cải thiện bảng thành tích cá nhân.

Tuy nhiên, so với Ma Lin thì rõ ràng Zhang JiKe vẫn còn phải cố gắng nhiều bởi Ma Lin có trong tay bộ
sưu tập thành tích vô cùng đồ sộ.

Ma Long
Screen Shot 2015-07-09 at 10.52.36 AM.png

Có thể thời Wang Hao, nó là trò cưng của Liu GuoLiang nên do có sự sắp xếp vô tình hay hữu ý mà Ma
Long không đủ tiêu chuẩn tham gia nội dung đơn nam tại Olympic 2012 nên đành tạm hài lòng với tấm
HCV đồng đội nam, nhưng bằng chức VĐTG WTTC 2015 vừa rồi và đang dẫn đầu BXH ITTF, Ma Long là
tay vợt có nhiều cơ hội nhất của tuyển China đến Rio 2016 để tham gia 2 nội dung đơn nam và đồng đội
nam.

Nếu Ma Long được chọn, và giành tấm HCV đơn nam tại Rio 2016, China lại có thêm một huyền thoại.

Ngoài bảng thành tích WTTC rất đáng nể, Ma Long còn có bảng thành tích tại giải Châu Á rất giàu, Ma
đã giành hết mọi danh hiệu ở các nội dung khi tham gia giải này, ngay Ma Lin, Wang LiQin, Wang Hao
hay Zhang JiKe cũng đều không làm được.

Từ giờ đến năm 30 tuổi, Ma Long cũng như Zhang JiKe đều có số cơ hội cải thiện thành tích trên 3 mặt
trận chính là Olympic, WTTC, WorldCup. Ma Long cũng đang là kỷ lục gia của World Pro Tour với số lần
tham gia và tỉ lệ chiến thắng cao nhất so với các bậc tiền bối, cả Zhang và Xu đều không thể sánh được
thành tích này của Ma Long.

Xu Xin
Screen Shot 2015-07-09 at 10.53.41 AM.png

So với Ma Long, Zhang JiKe thì rõ ràng Xu Xin có thành tích khiêm tốn hơn cả và Rio 2016 cũng như
các WTTC, Mens WorldCup tiếp theo trong 5, 6 năm tới sẽ là những mục tiêu quan trọng của Xu Xin.

Sau thế hệ này, China sẽ còn rất ít các tay vợt nòng cốt dùng vợt CP, nghe nói đã có rất nhiều tranh
cãi trong nội bộ China cũng như DD của mình về việc duy trì tối thiểu 1 tay vợt chủ lực dùng CP trong
tuyển coi như duy trì biểu tượng bóng bàn China nhưng rất khó mới có thể tìm ra những Ma, Wang.

Bài phân tích không sâu, chủ yếu là show bảng thành tích quốc tế quan trọng trong sự nghiệp đỉnh
cao của 2 lớp VĐV bóng bàn tuyển China đã và đang được thế giới mến mộ. Rất mong nhận được sự
chia sẻ của ace.

Lion
 

atnguyen23

Trung Uý
thuyết âm mưu: WH luôn được LQL chỉ điểm đánh bại ML mỗi khi có giải đấu lớn trong khi đó mấy giải thường toàn thua. Cơ mà trước em cứ nghĩ Long là đệ tử cưng của sếp Lượng cơ.
 

lion

Đại Tá
thuyết âm mưu: WH luôn được LQL chỉ điểm đánh bại ML mỗi khi có giải đấu lớn trong khi đó mấy giải thường toàn thua. Cơ mà trước em cứ nghĩ Long là đệ tử cưng của sếp Lượng cơ.

Không hiểu sao Wang Hao hầu như toàn thua Ma Long tại các giải Pro Tour nhưng vào
WTTC thì lần nào Ma Long cũng gục ngã ở BK (3 lần). Sao bọn China hay có cái vòng
luẩn quẩn thế nhỉ.

Ma Lin 3 lần thua CK WTTC, Wang Hao 3 lần thua CK Olympic, Ma Long 3 lần thua BK
WTTC đều dưới tay Wang Hao.

Các bác có nhớ sau trận BK tại WTTC 2013, lúc ra bàn trọng tài bắt tay thằng cu Wang
Hao có nói gì đó với Ma Long, không biết nó hỏi đểu là sao mày hổ báo tại Pro Tour lắm
sao 3 lần gặp anh đều xịt thế hay nó động viên là chú mày phải húp bát cháo tim gan
cật hổ báo trước khi để gặp anh cho nó sung hơn tí để vào CK gặp thằng Zhang chứ a
thì xác định là lại thua thằng Zhang rồi ;)

Để ý nhé, phút 07:35
 

atnguyen23

Trung Uý
Không hiểu sao Wang Hao hầu như toàn thua Ma Long tại các giải Pro Tour nhưng vào
WTTC thì lần nào Ma Long cũng gục ngã ở BK (3 lần). Sao bọn China hay có cái vòng
luẩn quẩn thế nhỉ.

Ma Lin 3 lần thua CK WTTC, Wang Hao 3 lần thua CK Olympic, Ma Long 3 lần thua BK
WTTC đều dưới tay Wang Hao.

Các bác có nhớ sau trận BK tại WTTC 2013, lúc ra bàn trọng tài bắt tay thằng cu Wang
Hao có nói gì đó với Ma Long, không biết nó hỏi đểu là sao mày hổ báo tại Pro Tour lắm
sao 3 lần gặp anh đều xịt thế hay nó động viên là chú mày phải húp bát cháo tim gan
cật hổ báo trước khi để gặp anh cho nó sung hơn tí để vào CK gặp thằng Zhang chứ a
thì xác định là lại thua thằng Zhang rồi ;)
chắc thua nhiều nên cay cú, lúc đó bị kích động nên nói đểu 1 tí. Chuyện tuyển TQ cũng bí ẩn như miếng h3 vậy
 

aunhh

Đại Tá
Rỗi rãi đem so sánh bảng thành tích của 2 bộ 3 nguyên tử tuyển China là Ma Lin, Wang Hao, Wang LiQin
với bộ 3 đương đại Zhang JiKe, Ma Long, Xu Xin xem bọn nó khác nhau gì, hơn kém nhau gì, bao giờ thì
có thể đuổi kịp và khả năng vượt qua tiền bối.

1. Bộ 3 huyền thoại, đã cống hiến rất nhiều, hiện đều giã từ tuyển quốc gia, người thì làm công tác lãnh
đạo thể thao, người thì làm HLV tại đơn vị hoặc đang có kế hoạch quay lại tuyển quốc gia để thử sức.
Ma Lin
View attachment 53662
Với Ma Lin, điều đáng tiếc nhất là anh không có trong tay 1 tấm HCV Mens Singles WTTC để có thể tiến
vào ngôi đền huyền thoại của các tay vợt hàng đầu TG. Có lẽ day dứt nhất là CK WTTC 2007 khi anh đã
dẫn Wang LiQin 3 - 1, séc 5 đang dẫn 7 - 1 mà để Wang LiQin lội ngược dòng, thắng liền 3 séc sau đó
để lên ngôi VĐTG lần thứ 3.

Ma Lin cũng đang sở hữu số lần VĐ Mens WorldCup nhiều nhất (4 lần), các giải Châu Á chỉ có tính chất
tham khảo với Ma Lin vì là một tay vợt hàng đầu TG, mục tiêu lớn nhất không gì ngoài tấm HCV Olympic
và WTTC Mens Singles.

Mặc dù không có được 1 tấm HCV Mens Singles WTTC nhưng người China vẫn gọi Ma Lin là nhà vô địch
của các nhà vô địch. Có lẽ tấm HCV là bằng chứng để coi anh là No.1 hay không, nhưng những gì mà Ma
Lin đã thể hiện trong các giải đấu quốc tế cho tuyển China mới đáng trân trọng nên họ mới coi Ma Lin là
như vậy, kể cũng hợp lý, hợp tình ;)

Wang Hao
View attachment 53665
Nếu Ma Lin day dứt với 3 tầm HCB WTTC Mens Singles thì Wang Hao có lẽ còn day dứt hơn vì anh cũng
đã 3 lần liên tiếp lọt vào CK Olympic nhưng đều thất bại.

Wang LiQin
View attachment 53666
Tuy không lọt vào một trận CK Olympic nào từ thời Wang Hao (Athen 2004, tại BK Wang LiQin để thua
trước tay vợt đàn em Wang Hao, sau đó thắng dễ huyền thoại J.O.Waldner tại trận tranh HCĐ), nhưng
nếu có cơ hội, em tin chắc Wang LiQin có đủ bản lĩnh giành được ngôi cao nhất. Bản lĩnh thi đấu trong
những trận đấu quan trọng của Wang LiQin là một thế mạnh của anh.

Nếu Ma Lin 3 lần vào hang không bắt được cọp thì Wang LiQin sau 4 lần lọt vào CK đã giành được đến
3 tấm HCV (2003, 2005, 2007), đó cũng là mục tiêu mà thằng cu Zhang JiKe nó nhắm đến trong WTTC
2015 nhưng tiếc là nó phải dừng bước trước một thằng Fang Bo quá húng và vì cái vai đau.

Về giải đồng đội thì Wang LiQin có đủ cả, Team, Singles, Mixed Doubles, Doubles, vụ này mấy thằng ở
trên không có được.

Wang LiQin có số lần tham dự Mens WorldCup rất ít và chưa từng giành một tấm HCV nào, em thấy hơi
bị lạ, phải chăng nó không quan tâm lắm đến giải đấu này?

2. Bộ 3 của hiện tại, đang là chủ công của tuyển China, mặc dù người ta nói tương lai của China đang
là Fan ZhenDong, nhưng nhìn lại mới thấy giật mình vì có lẽ sau lớp Zhang - Ma - Xu thì có lẽ đến lớp
Fan - Fang - Zhou (Em không nghĩ thằng Yan An nhỉnh hơn Zhou Yu nên coi Zhou là nhân tố chính của
tuyển China sau này) cũng hứa hẹn chơi hay không kém lớp đàn anh, tuy nhiên có vấn đề là mấy thằng
đó không sàn sàn tuổi nhau. Để ý bọn Ma - Wang - Wang và Zhang - Ma - Xu đều sàn sàn tuổi nhau.

Zhang JiKe
View attachment 53670
Không nói ai cũng biết, nó là thằng giữ kỷ lục thế giới về thời gian trở thành huyền thoại bóng bàn thế
giới nhanh nhất, có tâm lý chiến đấu trong những trận quan trọng tốt nhất, backhand hay nhất, giật khó
chịu và xoáy nhất, nhanh nhất...và body cũng đẹp nhất ;)

Zhang JiKe có nhiều cơ hội để nâng cao thành tích của mình. Mặc dù có nhiều bàn cãi liệu nó có được
tham dự nội dung đơn nam tại Olympic Rio 2016 không nhưng nếu được thì nó sẽ hoàn toàn có 50%
cơ hội, thậm chí cao hơn vì thằng này rất giàu động lực và biết tập trung năng lượng vào giải đấu then
chốt rất tốt.

Ngoài ra, nó còn có thể nâng cao thành tích vô địch Mens WorldCup tối thiểu 4 lần nữa nếu coi tuổi 30
là tuổi xế chiều của bóng bàn đỉnh cao. Và đến tuổi đó, nó có thể tham dự 3 WTTTC, hoặc thậm chí 3
WTTC nữa để cải thiện bảng thành tích cá nhân.

Tuy nhiên, so với Ma Lin thì rõ ràng Zhang JiKe vẫn còn phải cố gắng nhiều bởi Ma Lin có trong tay bộ
sưu tập thành tích vô cùng đồ sộ.

Ma Long
View attachment 53671
Có thể thời Wang Hao, nó là trò cưng của Liu GuoLiang nên do có sự sắp xếp vô tình hay hữu ý mà Ma
Long không đủ tiêu chuẩn tham gia nội dung đơn nam tại Olympic 2012 nên đành tạm hài lòng với tấm
HCV đồng đội nam, nhưng bằng chức VĐTG WTTC 2015 vừa rồi và đang dẫn đầu BXH ITTF, Ma Long là
tay vợt có nhiều cơ hội nhất của tuyển China đến Rio 2016 để tham gia 2 nội dung đơn nam và đồng đội
nam.

Nếu Ma Long được chọn, và giành tấm HCV đơn nam tại Rio 2016, China lại có thêm một huyền thoại.

Ngoài bảng thành tích WTTC rất đáng nể, Ma Long còn có bảng thành tích tại giải Châu Á rất giàu, Ma
đã giành hết mọi danh hiệu ở các nội dung khi tham gia giải này, ngay Ma Lin, Wang LiQin, Wang Hao
hay Zhang JiKe cũng đều không làm được.

Từ giờ đến năm 30 tuổi, Ma Long cũng như Zhang JiKe đều có số cơ hội cải thiện thành tích trên 3 mặt
trận chính là Olympic, WTTC, WorldCup. Ma Long cũng đang là kỷ lục gia của World Pro Tour với số lần
tham gia và tỉ lệ chiến thắng cao nhất so với các bậc tiền bối, cả Zhang và Xu đều không thể sánh được
thành tích này của Ma Long.

Xu Xin
View attachment 53672
So với Ma Long, Zhang JiKe thì rõ ràng Xu Xin có thành tích khiêm tốn hơn cả và Rio 2016 cũng như
các WTTC, Mens WorldCup tiếp theo trong 5, 6 năm tới sẽ là những mục tiêu quan trọng của Xu Xin.

Sau thế hệ này, China sẽ còn rất ít các tay vợt nòng cốt dùng vợt CP, nghe nói đã có rất nhiều tranh
cãi trong nội bộ China cũng như DD của mình về việc duy trì tối thiểu 1 tay vợt chủ lực dùng CP trong
tuyển coi như duy trì biểu tượng bóng bàn China nhưng rất khó mới có thể tìm ra những Ma, Wang.

Bài phân tích không sâu, chủ yếu là show bảng thành tích quốc tế quan trọng trong sự nghiệp đỉnh
cao của 2 lớp VĐV bóng bàn tuyển China đã và đang được thế giới mến mộ. Rất mong nhận được sự
chia sẻ của ace.

Lion
Hi bác Lion, anh đầu tư thời gian sưu tầm tài liệu và bài viết của anh rất ok.
Cho em bổ sung tí: Vòng loại Olympic 2012, Ma Long đã bị một tay vợt trẻ người Nhật Bản loại nên ko có cơ hội thi đấu đơn tại Olympic 2012. Để em tìm lại link
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Rỗi rãi đem so sánh bảng thành tích của 2 bộ 3 nguyên tử tuyển China là Ma Lin, Wang Hao, Wang LiQin
với bộ 3 đương đại Zhang JiKe, Ma Long, Xu Xin xem bọn nó khác nhau gì, hơn kém nhau gì, bao giờ thì
có thể đuổi kịp và khả năng vượt qua tiền bối.

1. Bộ 3 huyền thoại, đã cống hiến rất nhiều, hiện đều giã từ tuyển quốc gia, người thì làm công tác lãnh
đạo thể thao, người thì làm HLV tại đơn vị hoặc đang có kế hoạch quay lại tuyển quốc gia để thử sức.
Ma Lin
View attachment 53662
Với Ma Lin, điều đáng tiếc nhất là anh không có trong tay 1 tấm HCV Mens Singles WTTC để có thể tiến
vào ngôi đền huyền thoại của các tay vợt hàng đầu TG. Có lẽ day dứt nhất là CK WTTC 2007 khi anh đã
dẫn Wang LiQin 3 - 1, séc 5 đang dẫn 7 - 1 mà để Wang LiQin lội ngược dòng, thắng liền 3 séc sau đó
để lên ngôi VĐTG lần thứ 3.

Ma Lin cũng đang sở hữu số lần VĐ Mens WorldCup nhiều nhất (4 lần), các giải Châu Á chỉ có tính chất
tham khảo với Ma Lin vì là một tay vợt hàng đầu TG, mục tiêu lớn nhất không gì ngoài tấm HCV Olympic
và WTTC Mens Singles.

Mặc dù không có được 1 tấm HCV Mens Singles WTTC nhưng người China vẫn gọi Ma Lin là nhà vô địch
của các nhà vô địch
. Có lẽ tấm HCV là bằng chứng để coi anh là No.1 hay không, nhưng những gì mà Ma
Lin đã thể hiện trong các giải đấu quốc tế cho tuyển China mới đáng trân trọng nên họ mới coi Ma Lin là
như vậy, kể cũng hợp lý, hợp tình ;)

Wang Hao
View attachment 53665
Nếu Ma Lin day dứt với 3 tầm HCB WTTC Mens Singles thì Wang Hao có lẽ còn day dứt hơn vì anh cũng
đã 3 lần liên tiếp lọt vào CK Olympic nhưng đều thất bại.

Wang LiQin
View attachment 53666
Tuy không lọt vào một trận CK Olympic nào từ thời Wang Hao (Athen 2004, tại BK Wang LiQin để thua
trước tay vợt đàn em Wang Hao, sau đó thắng dễ huyền thoại J.O.Waldner tại trận tranh HCĐ), nhưng
nếu có cơ hội, em tin chắc Wang LiQin có đủ bản lĩnh giành được ngôi cao nhất. Bản lĩnh thi đấu trong
những trận đấu quan trọng của Wang LiQin là một thế mạnh của anh.

Nếu Ma Lin 3 lần vào hang không bắt được cọp thì Wang LiQin sau 4 lần lọt vào CK đã giành được đến
3 tấm HCV (2003, 2005, 2007), đó cũng là mục tiêu mà thằng cu Zhang JiKe nó nhắm đến trong WTTC
2015 nhưng tiếc là nó phải dừng bước trước một thằng Fang Bo quá húng và vì cái vai đau.

Về giải đồng đội thì Wang LiQin có đủ cả, Team, Singles, Mixed Doubles, Doubles, vụ này mấy thằng ở
trên không có được.

Wang LiQin có số lần tham dự Mens WorldCup rất ít và chưa từng giành một tấm HCV nào, em thấy hơi
bị lạ, phải chăng nó không quan tâm lắm đến giải đấu này?

2. Bộ 3 của hiện tại, đang là chủ công của tuyển China, mặc dù người ta nói tương lai của China đang
là Fan ZhenDong, nhưng nhìn lại mới thấy giật mình vì có lẽ sau lớp Zhang - Ma - Xu thì có lẽ đến lớp
Fan - Fang - Zhou (Em không nghĩ thằng Yan An nhỉnh hơn Zhou Yu nên coi Zhou là nhân tố chính của
tuyển China sau này) cũng hứa hẹn chơi hay không kém lớp đàn anh, tuy nhiên có vấn đề là mấy thằng
đó không sàn sàn tuổi nhau. Để ý bọn Ma - Wang - Wang và Zhang - Ma - Xu đều sàn sàn tuổi nhau.

Zhang JiKe
View attachment 53670
Không nói ai cũng biết, nó là thằng giữ kỷ lục thế giới về thời gian trở thành huyền thoại bóng bàn thế
giới nhanh nhất, có tâm lý chiến đấu trong những trận quan trọng tốt nhất, backhand hay nhất, giật khó
chịu và xoáy nhất, nhanh nhất...và body cũng đẹp nhất ;)

Zhang JiKe có nhiều cơ hội để nâng cao thành tích của mình. Mặc dù có nhiều bàn cãi liệu nó có được
tham dự nội dung đơn nam tại Olympic Rio 2016 không nhưng nếu được thì nó sẽ hoàn toàn có 50%
cơ hội, thậm chí cao hơn vì thằng này rất giàu động lực và biết tập trung năng lượng vào giải đấu then
chốt rất tốt.

Ngoài ra, nó còn có thể nâng cao thành tích vô địch Mens WorldCup tối thiểu 4 lần nữa nếu coi tuổi 30
là tuổi xế chiều của bóng bàn đỉnh cao. Và đến tuổi đó, nó có thể tham dự 3 WTTTC, hoặc thậm chí 3
WTTC nữa để cải thiện bảng thành tích cá nhân.

Tuy nhiên, so với Ma Lin thì rõ ràng Zhang JiKe vẫn còn phải cố gắng nhiều bởi Ma Lin có trong tay bộ
sưu tập thành tích vô cùng đồ sộ.

Ma Long
View attachment 53671
Có thể thời Wang Hao, nó là trò cưng của Liu GuoLiang nên do có sự sắp xếp vô tình hay hữu ý mà Ma
Long không đủ tiêu chuẩn tham gia nội dung đơn nam tại Olympic 2012 nên đành tạm hài lòng với tấm
HCV đồng đội nam, nhưng bằng chức VĐTG WTTC 2015 vừa rồi và đang dẫn đầu BXH ITTF, Ma Long là
tay vợt có nhiều cơ hội nhất của tuyển China đến Rio 2016 để tham gia 2 nội dung đơn nam và đồng đội
nam.

Nếu Ma Long được chọn, và giành tấm HCV đơn nam tại Rio 2016, China lại có thêm một huyền thoại.

Ngoài bảng thành tích WTTC rất đáng nể, Ma Long còn có bảng thành tích tại giải Châu Á rất giàu, Ma
đã giành hết mọi danh hiệu ở các nội dung khi tham gia giải này, ngay Ma Lin, Wang LiQin, Wang Hao
hay Zhang JiKe cũng đều không làm được.

Từ giờ đến năm 30 tuổi, Ma Long cũng như Zhang JiKe đều có số cơ hội cải thiện thành tích trên 3 mặt
trận chính là Olympic, WTTC, WorldCup. Ma Long cũng đang là kỷ lục gia của World Pro Tour với số lần
tham gia và tỉ lệ chiến thắng cao nhất so với các bậc tiền bối, cả Zhang và Xu đều không thể sánh được
thành tích này của Ma Long.

Xu Xin
View attachment 53672
So với Ma Long, Zhang JiKe thì rõ ràng Xu Xin có thành tích khiêm tốn hơn cả và Rio 2016 cũng như
các WTTC, Mens WorldCup tiếp theo trong 5, 6 năm tới sẽ là những mục tiêu quan trọng của Xu Xin.

Sau thế hệ này, China sẽ còn rất ít các tay vợt nòng cốt dùng vợt CP, nghe nói đã có rất nhiều tranh
cãi trong nội bộ China cũng như DD của mình về việc duy trì tối thiểu 1 tay vợt chủ lực dùng CP trong
tuyển coi như duy trì biểu tượng bóng bàn China nhưng rất khó mới có thể tìm ra những Ma, Wang.

Bài phân tích không sâu, chủ yếu là show bảng thành tích quốc tế quan trọng trong sự nghiệp đỉnh
cao của 2 lớp VĐV bóng bàn tuyển China đã và đang được thế giới mến mộ. Rất mong nhận được sự
chia sẻ của ace.

Lion
phải cám ơn huynh về sự nhiệt tình chịu khó để một số anh em lười tra cứu có thêm kiến thức.
Xin bổ sung thêm một chút thế này huynh xem có ổn không.
nếu so sánh ngay tại thời điểm hiện tại thì về mặt thành tích các ku em ko thể so sánh được với bậc đàn anh là điều dễ hiểu bởi lứa của Ma Lin, Wang Liqin bắt đầu từ năm 1999 đến tận 2012; còn Wang Hao thì từ 2003 - 2013 vậy cho nên thành tích đồ sộ hơn cũng là dễ hiểu vì bọn đàn em mới bắt đầu được có vài năm (từ 2010, 2011 đến nay), tin rằng trong thời gian sắp tới chắc hẳn sẽ không còn khoảng cách nữa.
Về 4 lần VĐ Cup TG của Ma Lin thì có thể nhận xét thế này: Nó giống như MU vô địch cup Liên đoàn vậy. Về 03 cái WTTC Wang liqin thì đúng là khủng khiếp loài người, khác gì Olympic đâu, khác mỗi cái thời gian thôi.
Tông quan đánh giá thì điểm lớn nhất của thế hệ sau là đến thời khắc này các em nó vẫn thống trị tuyệt đối BBTG về cả thành tích và cả lối chơi, là biểu tượng hoàn hảo cho tất cả phải noi theo về mặt kỹ thuật thuần túy. Vẫn chưa có ai lấy được khỏi tay chúng no một danh hiệu các nhân cao quý ở WTTC (như Schlager năm 2003) hoặc như ở đơn nam Olympic (Ryu 2004) và có lẽ 99,99% là điều đó sẽ không xảy ra ở kỷ nguyen của ZJK, ML, XX, FZD. Các em nó sẽ thống trị tuyệt đối (như đội WCNT vậy, khủng khiếp).
CÒn một điểm đặc biệt khác, ở thế hệ trước thì thành tích trải đều cho mỗi người một chút. WLQ thì WTTC, ML thì World Cup và Olympic còn WH thì 1 WC - 1 WTTC và đau đớn nhất là ko có 1 Grand Slamer nào; nhưng ở lứa các em lại có một thằng hơi tham quá khiến cho việc phân bổ hơi chênh lệch. ML khóc gần hết nước mắt mới có được 1 WC (cái này kém ý nghĩa) và gần đây mới là WTTC, XX thì có được 1 WC rồi (mấy thứ kia sợ rằng no door), FZD vẫn vô sản vì thành tích đồng đội thì kể từ sau khi anh LGL làm nhục quốc thể ở Malaysia CNT đã ko còn đối nữa rồi (chán chẳng buồn xem).
Bác Lion lưu ý chỗ bôi đỏ giúp em, cái đó hình như hơi thiếu thuyết phục bác ợ :)
Cái thằng Wikipedia nhiều khi cũng phải cẩn thận, bác chắc cũng biết cơ chế hoạt động của nó rồi.
 

atnguyen23

Trung Uý
c
phải cám ơn huynh về sự nhiệt tình chịu khó để một số anh em lười tra cứu có thêm kiến thức.
Xin bổ sung thêm một chút thế này huynh xem có ổn không.
nếu so sánh ngay tại thời điểm hiện tại thì về mặt thành tích các ku em ko thể so sánh được với bậc đàn anh là điều dễ hiểu bởi lứa của Ma Lin, Wang Liqin bắt đầu từ năm 1999 đến tận 2012; còn Wang Hao thì từ 2003 - 2013 vậy cho nên thành tích đồ sộ hơn cũng là dễ hiểu vì bọn đàn em mới bắt đầu được có vài năm (từ 2010, 2011 đến nay), tin rằng trong thời gian sắp tới chắc hẳn sẽ không còn khoảng cách nữa.
Về 4 lần VĐ Cup TG của Ma Lin thì có thể nhận xét thế này: Nó giống như MU vô địch cup Liên đoàn vậy. Về 03 cái WTTC Wang liqin thì đúng là khủng khiếp loài người, khác gì Olympic đâu, khác mỗi cái thời gian thôi.
Tông quan đánh giá thì điểm lớn nhất của thế hệ sau là đến thời khắc này các em nó vẫn thống trị tuyệt đối BBTG về cả thành tích và cả lối chơi, là biểu tượng hoàn hảo cho tất cả phải noi theo về mặt kỹ thuật thuần túy. Vẫn chưa có ai lấy được khỏi tay chúng no một danh hiệu các nhân cao quý ở WTTC (như Schlager năm 2003) hoặc như ở đơn nam Olympic (Ryu 2004) và có lẽ 99,99% là điều đó sẽ không xảy ra ở kỷ nguyen của ZJK, ML, XX, FZD. Các em nó sẽ thống trị tuyệt đối (như đội WCNT vậy, khủng khiếp).
CÒn một điểm đặc biệt khác, ở thế hệ trước thì thành tích trải đều cho mỗi người một chút. WLQ thì WTTC, ML thì World Cup và Olympic còn WH thì 1 WC - 1 WTTC và đau đớn nhất là ko có 1 Grand Slamer nào; nhưng ở lứa các em lại có một thằng hơi tham quá khiến cho việc phân bổ hơi chênh lệch. ML khóc gần hết nước mắt mới có được 1 WC (cái này kém ý nghĩa) và gần đây mới là WTTC, XX thì có được 1 WC rồi (mấy thứ kia sợ rằng no door), FZD vẫn vô sản vì thành tích đồng đội thì kể từ sau khi anh LGL làm nhục quốc thể ở Malaysia CNT đã ko còn đối nữa rồi (chán chẳng buồn xem).
Bác Lion lưu ý chỗ bôi đỏ giúp em, cái đó hình như hơi thiếu thuyết phục bác ợ :)
Cái thằng Wikipedia nhiều khi cũng phải cẩn thận, bác chắc cũng biết cơ chế hoạt động của nó rồi.
like bài viết rất nhiệt huyết của bác, nhưng nếu bác có thể lược bỏ 1 số đoạn như: MU vô địch cúp liên đoàn; khóc gần hết nước mắt, làm nhục quốc thể thì có lẽ sẽ hay hơn, không xảy ra thêm tình trạng như trong topic "cú trái wanghao.." để bác phải chuốc bực trong người. Thân!
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Sau này lối chơi của mấy anh CNT thế hệ này giống nhau quá, nó chả đặc sắc như mấy lão tiền bối gì cả, 3 tay tiền bối đều có lỗi chơi quá đặc trưng và duy nhất. Tụi đàn em thì nó cứ same same nhau, chắc chỉ có thằng Zhang Jike là khác nhất nhưng cũng khác có tí :D
 

lion

Đại Tá
Hi bác Lion, anh đầu tư thời gian sưu tầm tài liệu và bài viết của anh rất ok.
Cho em bổ sung tí: Vòng loại Olympic 2012, Ma Long đã bị một tay vợt trẻ người Nhật Bản loại nên ko có cơ hội thi đấu đơn tại Olympic 2012. Để em tìm lại link

Không phải bác ợ, hai suất đơn nam đã thuộc về tay Wang Hao và Zhang JiKe rồi nên thằng còn lại chỉ đc tham gia nội dung đồng đội.

Dạo đó thằng Ma Long tuy là hột giống còn lại của China nhưng đen cái là nó bị chấn thương liên miên nên không đủ tiêu chuẩn đến thẳng London, theo quy định rất rối rắm nó phải tham gia mấy trận trong khu vực Châu Á để tích luỹ đủ điểm.

Trận nó thua là thua thắng oắt con Koki Niwa của Nhật Bản.
 

Bình luận từ Facebook

Top