Cạnh trên hay cạnh dưới

namvietinbank

Đại Uý
Các cao thủ cho em hỏi ngu làm sao để phân biệt cạnh trên hay cạnh dưới ạ. đang đánh độ bị trọng tài nó giã cho 1 phát bon cạnh dưới ức chế mà thua ạ.
 

Trainee

Đại Tá
Trọng tài là cha là mẹ, mà cha mẹ có phải lúc nào cũng đúng đâu! :D
Mình nghĩ, cũng chỉ có kiểu như nhau là thường đoán hướng bóng bóng từ trên bổ xuống bàn hay từ dưới liệng lên trên thôi rồi kết hợp bóng bật lại có độ cao, hướng ra thế nào!
Ở ngoài quan sát rõ hơn, nên gặp trọng tài nó bắt láo thì khó cho mình.
 

namvietinbank

Đại Uý
Trọng tài là cha là mẹ, mà cha mẹ có phải lúc nào cũng đúng đâu! :D
Mình nghĩ, cũng chỉ có kiểu như nhau là thường đoán hướng bóng bóng từ trên bổ xuống bàn hay từ dưới liệng lên trên thôi rồi kết hợp bóng bật lại có độ cao, hướng ra thế nào!
Ở ngoài quan sát rõ hơn, nên gặp trọng tài nó bắt láo thì khó cho mình.
ao làng không nói nhưng mình thấy tại sao trong các giải thế giới không trang bị cảm biến ở mép bàn hoặc máy quay nhỉ. những tình huống bóng lao từ ngoài vào mà chỉ dựa vào tai nghe coong hay cộc 1 cái thì sao chính xác được.
 

Trainee

Đại Tá
ao làng không nói nhưng mình thấy tại sao trong các giải thế giới không trang bị cảm biến ở mép bàn hoặc máy quay nhỉ. những tình huống bóng lao từ ngoài vào mà chỉ dựa vào tai nghe coong hay cộc 1 cái thì sao chính xác được.
Nếu căng quá chắc nó cũng phải làm em như tennis để cần thì còn chiếu lại nhanh hỗ trợ trọng tài. Nhưng trận Tennis nó dài, trận bóng bàn mà cãi nhau quả đó thì mất thời gian hơn cả đánh sec chính, có lẽ cũng không hay lắm.
Về thực tế, mình đoán là chắc do ít tranh cãi, trọng tài thực tế ở các giải đáng tiền bắt chuẩn nên chưa cần chăng? Nhất là tiền bạc trong bóng bàn so làm sao được với bọn kia, vớ vẩn là đi tong tiền triệu $.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Cái này bác hỏi em mới ngờ ngợ

Ngày xưa, cái bàn thì đấu nó kẻ hẳn 2 màu cho trên và dưới, bây giờ bọn DHS nó làm luôn một bảng to tổ bố đồng màu trắng, thế thì trên dưới phân thế nào ạ

Ngay trong năm 2015, các bác xem các giải Tour, bàn DHS là đồng đều 1 bản ốp nhựa trắng, nhưng nếu bàn châu Âu vẫn là miếng nọ miếng kia

Không biết có gì khác nhau ở đây không ạ ?
 

lion

Đại Tá
Đây có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong bóng bàn, trước hết cần nắm lại luật, luật bóng bàn Việt Nam tuân theo luật của Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF), vì vậy theo ITTF cho nhanh!
ITTF_Bàn Bóng.jpg

Theo đó, diện tích bề mặt phía trên (2.74m x 1.52m) mới được coi là phần diện tích chơi bóng (điều 2.1.1), và công nhận là bóng vào bàn (bóng tốt), bất cứ bộ phận nào khác đều không được tính là vào bàn! Trong hình, hiểu đơn giản phần diện tích được khoanh vàng chính là phần diện tích chơi bóng, còn phần diện tích cạnh bên khoanh màu đỏ là một bộ phận của bàn nhưng không phải là diện tích bề mặt chơi bóng (điều 2.1.2).
ITTF_Bon Bàn (1).jpg

Tình huống 1: Từ mọi vị trí đánh bóng bên bàn mình, nếu bóng bay sang bàn đối phương và bon ở cạnh cuối (vạch màu vàng) thì đương nhiên là vào bàn, bóng tốt, không thể có chuyện bóng quay ngược lại rơi xuống dưới mép cạnh cuối bàn đối phương được.
ITTF_Bon Bàn (2).jpg

Tình huống 2: Từ mọi vị trí đánh bóng bên bàn mình, nếu bóng bay sang bàn đối phương và bon ở cạnh chéo (vạch màu vàng 2 bên) thì đương nhiên là vào bàn, bóng tốt, không thể có chuyện bóng quay ngược lại rơi xuống dưới của mép cạnh bên bàn đối phương được.
 
Last edited:

lion

Đại Tá
ITTF_Bon Bàn (3).jpg

Tình huống 3: Tình huống này thường (gần như 100%) xuất phát từ vị trí đánh bên ngoài chiều ngang của bàn thẳng (có thể cong lượn vào) sang cạnh bên của bàn đối phương, đây là tình huống gây tranh cãi nhiều nhất là bon trên hay bon dưới (bon thì là bon rồi, nếu không bon đã không cãi nhau). Để chi tiết hơn, mời ae tham khảo minh hoạ cụ thể của tình huống này trong hình dưới.
ITTF_Bon Bàn (4).jpg

Vị trí 1: Đương nhiên là bóng trong bàn, không cần bàn cãi, ae xem Youtube thì có thể thấy rất nhiều tình huống các VĐV hàng đầu như Ma Long, Fan ZhenDong, Xu Xin...đã thực hiện pha bóng thần thánh này khiến khán giả trầm trồ.

Vị trí 2: Bóng chạm vào CẠNH GÓC (có thể vuông, có thể không vuông tuỳ theo thiết kế của bàn bóng, tuy nhiên hiện nay đa số đều là góc vuông). Trường hợp này, "cạnh góc" là phần thuộc bề mặt bàn thi đấu, vì vậy đương nhiên được coi là bóng vào bàn. Do bóng bàn chưa dùng công nghệ VAR như bóng đá, mắt diều hâu như tennis nên hiện nay các trọng tài xác định bằng cách nhìn quỹ đạo của trái bóng sau khi chạm bàn, nếu bóng bay lên từ bằng mặt bàn trở lên thì sẽ coi là bóng vào bàn, và ngược lại sẽ coi là bóng không vào bàn.

Vị trí 3: Theo giải thích ở Vị trí 2 thì tất nhiên là bon bàn, nhưng là bon cạnh dưới, và không được coi là bóng vào bàn, quỹ đạo của trái bóng sau khi chạm bàn là rơi chuội xuống phía dưới. Một số ae lý luận rằng nếu chạm vào phần gỗ thì là vào bàn, còn chạm vào phần sắt (thuộc hệ thống dàn chân đỡ mặt bàn bên dưới) thì mới là không bon bàn. Lý luận đó sai, mặt (cạnh) bên có thể được làm 100% từ gỗ, hoặc nửa gỗ nữa sắt, cũng có thể hoàn toàn bằng sắt (bào vát góc mặt bàn với góc cạnh bên ghép lại là được thôi, đơn giản mà), thì dù có chạm gỗ hay chạm sắt thì cũng đều là không vào bàn. Vấn đề còn lại của người chơi là hiểu luật (quy định) về diện tích đánh bóng, và tinh thần tự giác, fairplay khi chơi bóng hoặc thi đấu thôi.

Ví dụ minh hoạ, mời ae xem lại trận CK VĐTG 2019 giữa Ma Long và Mattias Falck, séc 5, khi tỉ số đang là 6-4 cho Ma Long, Falck có pha bóng đánh từ bên ngoài sang bàn Ma Long (ae tua đến phút thứ 10:15), bóng bon bàn, nhưng là bon cạnh bên (bon dưới) vì bóng chạm bàn rơi xuống ngay, và trọng tài đã rất chính xác, pha bóng quay chậm lại cũng thể hiện rất rõ điều đó. Pha bon bàn của Falck chính là "Vị trí 3" trong bon bàn cạnh bên.
 

Bình luận từ Facebook

Top