Cần chuẩn bị cho mình bao nhiêu lối chơi ?

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Chủ đề này bắt đầu chuỗi các chủ đề em sẽ nói sắp tới đây, khi cảm thấy kỹ thuật không phải đã hoàn thiện, nhưng có phần tạm ổn khi đủ vũ khí để chơi, BH còn thiếu bạt, FH còn thiếu flick trên bàn, nhưng dù sao cũng có kỹ thuật thay thế, bạt BH thay bằng cú giật xoa FH, vì bóng cao nên đủ thời gian lựa chọn, FH flick thay bằng cú hất chuội hoặc xúc bóng không lực cực ngắn về phía FH đối phương, bóng lỏng hơi xuống nhưng ngắn và rất thấp, thường là rơi ngay sang mang cá FH, đối thủ muốn chơi cũng phải cúi xuống mà móc, moi, nên đủ thời gian cho mình lùi lại chờ công FH hoặc BH.

Khi cảm thấy đủ một chút về kỹ thuật, vấn đề cần phải tập trung đầu tư là : ĐỐI DIỆN VỚI MỖI ĐẤU THỦ, tất nhiên là không quen jeu, mình CẦN PHẢI LÀM GÌ ?

Có nhiều phương án, như lấy Phương án 1: ưu đối ưu, điển hình là ML, cùng lắm tao với mày đối công, khỏe ăn yếu nhịn, hoặc như Tuấn Nam Định, đối thủ, thằng nào bền hơn thằng đó được. Nói về phương án 1, đa số hiện tại, trình gà như anh em non chúng ta chơi theo kiểu của chính mình, tức là tao đánh thế nào, cứ thế đánh, hay hơn thì ăn, kém hơn thì thua, kị jeu thì đi nhanh, hợp jeu thì thăng hoa, jeu lạ không hiểu thì ngu ngơ, không biết làm gì thì fang linh tinh, nói chung là TRĂM HOA ĐUA NỞ.

Lại có phương án 2: nhược đối nhược. Tức là tìm điểm yếu của nó, rồi khoét vào. Nếu điểm yếu của nó, là điểm mạnh của mình, thì ngon rồi, chính là điển hình của kỵ jeu. Như em thời gian trước, cứ gặp lỏng chuội là ngu ngơ, đánh bóng mà không thấy vui, chết thì tức tưởi, ấm ức. Vẫn coi chuyện thắng thua là hư ảo, nhưng đánh xong 1 trận, mà hình như chưa được đánh séc nào, thì khác gì Chí Phèo tìm cớ chửi Bá Kiến, đơn giản vì THẾ THÌ CÓ PHÍ RƯỢU KHÔNG CHỨ !!!!! Tìm điểm yếu của nó, thì có nhiều loại điểm yếu. Trong bóng bàn, có bao nhiêu kỹ thuật cần có, thì có thể có bấy nhiêu khả năng là điểm yếu, nhưng trận bóng, có 5 séc, 11 điểm / séc, nhưng thực ra, chỉ có 5 điểm ở 3 séc thôi, vì khi nó cầm giao bóng, thì nó chơi theo cách của nó, và khi thua 3 séc đầu, thì nếu giao lưu hữu hảo, mới đánh thêm, chứ không là vứt vợt đi về rồi. Thành ra, không thể thử lần lượt hết được, vì phương pháp loại trừ tỏ ra không hiệu quả nếu không phân loại.

Tức là phải giảm bớt số lần thử mà vẫn toàn mẫu, vậy thì phải phân loại các kỹ thuật một cách có hệ thống. Phân loại càng tổng quát, thử càng nhanh. Em chia bóng bàn đơn giản thành 3 loại lớn, hoặc có thể gọi là 2,5, nhưng 3 có thể rõ hơn.

Em dùng 2 tiêu chí để phân loại jeu, là XOÁY và LỰC. Xoáy em đề cao hơn, LỰC em coi là tiêu chí thứ 2, vì trong bóng bàn hiện tại, XOÁY quan trọng hơn LỰC. Triết lý của bọn CNT là XOÁY và ĐIỂM RƠI, nhưng tại sao là XOÁY và ĐIỂM RƠI chứ không phải ĐIỂM RƠI và XOÁY. Qủa bóng bàn nó nhẹ, nên xoáy quyết định điểm rơi và độ chuẩn xác, chứ điểm rơi không tốt, mà xoáy tốt, thì vẫn cứu được như thường. Cái này khác hẳn với Tennis, LỰC và ĐIỂM RƠI, hoặc ĐIỂM RƠI và LỰC, do quả bóng Tennis nó nặng, sân Tennis nó rộng, trái ngược với bóng bàn.

Các jeu chính gồm :
1. Jeu chơi xoáy xuống, tạm gọi là F1 XOÁY XUỐNG. Em nói về jeu này trước vì em chơi jeu này là chính. Điển hình của jeu này là GIAO XUỐNG THẬT NẶNG, NGẮN HOẶC DÀI CÓ LỰC, ĐỂ CHỜ HỌ PHẢI CẮT LẠI, RỒI CỨ THẾ GIẬT VÀ GIẬT, ĐÁNH ĐẾN KHI HỌ CHẾT THÌ THÔI. Jeu này gồm 2 jeu F2 là F21: GIAO CÓ LỰC ĐỂ CHỜ BÓNG HỌ TRẢ LẠI, CÔNG TRƯỚC HOẶC CẮT LẠI, NHƯNG ĐỀU THÒ RA NGOÀI BÀN TÁNG và F22: GIAO XOÁY XUỐNG KHÔNG LỰC ĐỂ BẮT HỌ PHẢI BÊ SANG ĐỂ BẠT, VỖ, ẤN CHUỘI, ĐẨY MANG CÁ RỒI MỚI CHÉN. Chi tiết em sẽ nói ở dưới đây.

2. Jeu chơi lỏng chuội, tạm gọi là F1 CHUỘI LỎNG. Em nói về jeu này sau, vì em mới đang tập và thấy nó đối nghịch lại hẳn với jeu F1 XOÁY XUỐNG, em nhận thấy là còn đối nghịch hơn cả jeu XOÁY LÊN, vì sao em sẽ nói ở dưới. Jeu này cũng có 2 biến thể, F21 là CHUỘI LỎNG CÓ LỰC, đa số là giao kiểu đục. Anh em đừng nghĩ đục là xấu, Wang Hao là đục hoàn toàn nhé, chỉ có ĐỤC che bóng mới xấu, chứ ĐỤC mà không che, cực kỳ lợi hại, và rất đúng luật ạ. F22 là CHUỘI LỎNG KHÔNG LỰC, đa số cũng là đục, nhưng vỗ cũng làm được.

3. Jeu chơi xoáy lên, tạm gọi là F1 XOÁY LÊN. Em nói về jeu này sau cùng, vì đến thời điểm hiện tại, em chưa chơi kỹ jeu này, phần lớn là do em chơi nhịp chậm, giật nhiều lực nhiều xoáy, nên nếu chuyển sang jeu này, cần rất nhiều kỹ thuật và thể lực bổ trợ, nên chơi jeu này hiện tại là hơi thiếu. Chơi jeu này đa số là các bác chơi Sar ngày xưa, tốc và lực thì không cần bàn, đa số là chơi ngoài bàn ưu thế, nên phù hợp. Xoáy khi tấn công các cú sau không cần thêm mấy, thêm lực cho nhanh, chỉnh điểm cho chuẩn là chính, nên Sar và các cốt cứng nẩy sẽ có xu hướng thích jeu này

Em post để lấy hơi, sẽ phân tích kỹ từng jeu bên dưới
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Lại nói, tại sao chia jeu để thử, vì jeu nào, sẽ đi với kỹ thuật đó. Cùng là giật, nhưng giật xoáy lên thì khác, giật khởi công xoáy xuống lại khác. Đỡ cũng thế, đỡ giao bóng xoáy lên, không công được thì đấm, thì đạp, thì đè, thì vỗ, nhưng nếu xoáy xuống, thì phải cắt, phải dúi, phải chọc chân bóng, phải moi móc.

Mỗi kỹ thuật gắn liền với một jeu chơi, tất nhiên là không hoàn toàn, nhưng đại đa số, vì vậy, khi chia theo jeu, mô hình chung, ta đã chia kỹ thuật thành từng nhóm, để biết rằng nhóm kỹ thuật nào đối thủ sẽ yếu. Vì kỹ thuật có liên quan đến nhau, các kỹ thuật gần nhau sẽ bổ trợ cho nhau, nên nếu họ tốt một loại kỹ thuật nào đó, thì các kỹ thuật liên quan, đương nhiên họ sẽ có xu hướng chơi tốt hơn là các kỹ thuật đối nghịch, ngược hẳn lại với kỹ thuật họ chơi hay.

Ở đây sẽ có nhiều bác bảo, phải đủ kỹ thuật, thế thì em mời các bác lên Sao Hỏa chơi bóng bàn :p, vì ngay như CNT top đầu như ML cũng thiên lệch, ML lệch FH, ZJK lệch BH, chú FZD lệch BH, XX thì liệt hẳn BH, FB chơi đều hơn, nhưng thành ra chả có gì mạnh, nổi lên rồi lại chìm xuồng, vì chả có cốt nào tối ưu hóa lối chơi của nó cả:eek: ...

Tạm thời chấp nhận, phải lệch, và vì phải lệch, nên phải chia. Chia để làm gì, em nói rồi, để thử cho nhanh. Vậy thì phải thử thế nào ?

Đấy mới là mở đề thôi, vì muốn thử, thì phải biết mới thử được, như kiểu anh em ta bảo Ngọc Trinh nó trắng, Thúy Hằng Thúy Hạnh nó xinh. Sai bét ạ ? Ngọc Trinh nó không trắng, bác nào lấy hộ em minh họa nhé :p Còn Thúy Hằng Thúy Hạnh, thì không xinh, vì khi em học đại học, anh trai học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ở Đê La Thành, chiều nào cũng đạp xe đỏ mông lên đó đá bóng sân trường với anh trai, 2 chị em nhà Hạnh học khoa Thời trang, ăn diện thì khỏi nói, nhưng mà đen như củ súng, xấu như ma mút:rolleyes: Vẫn còn nhớ mấy ông anh ngồi bàn tán, cả lớp đứa nào cũng có bạn trai, riêng 2 chị em nhà đấy thì mốc toàn phần:D dù trai ĐH MTCN nói riêng và MT nói chung, ông nào cũng hình nhân cổ quái, đen xấu ở bẩn chắc khỏi phải thi, tất nhiên là có cá biệt, nhưng bọn cá biệt thì nó không yêu gái MT :oops::rolleyes::p

Nói rông dài thế thôi, chứ tóm lại, là muốn thử, thì phải có mới thử được. Tức là không giỏi, nhưng phải chơi được jeu đó, mới thử nó được

À, vấn đề là, phải tập jeu đó cho có đã:)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
hehe hóa ra vẫn tỉnh cơ ah :D
Như cụ già luôn ;)

Nó nói đúng mà, nhưng không chịu tổng hợp một cách có hệ thống, có thể là không chịu đọc sách thánh hiền nhiều, nên cơ sở nền móng chưa vững thôi. Vẫn rất phục hắn, vì nếu như hắn, tức là không nạp mấy tấn sách, thì mình không thể biết như thế và :rolleyes: nói được như thế
 

Trainee

Đại Tá
Bài này bắt đầu từ chủ đề nói khi nhậu của @backhand-ghost , mình văn võ XONG toàn ... hỏng :p nên viết để anh em xem chơi:rolleyes:
Em giờ bán sạch cốt mút, giữ đúng 1 combo VFC + Ten80 FH để đánh tử tế. Ổn ổn lại càng phải, không bạt loạt xà ngầu như hồi năm ngoái ra HN chăm ông già nữa!
Còn lối chơi thì đánh kiểu nhường thiên hạ công, mà nếu họ không công thì ta công, thế thôi.
Gặp ông nào mà mình công không nổi, thủ không xong thì ... đi uống bia bù, hê hê! :)
 

langngoi

Đại Tá
Như cụ già luôn ;)

Nó nói đúng mà, nhưng không chịu tổng hợp một cách có hệ thống, có thể là không chịu đọc sách thánh hiền nhiều, nên cơ sở nền móng chưa vững thôi. Vẫn rất phục hắn, vì nếu như hắn, tức là không nạp mấy tấn sách, thì mình không thể biết như thế và :rolleyes: nói được như thế
Hì sách vở thì nó cũng phải gắn với thực tiễn, còn trường nào tốt hơn trường "đời" đâu :D nên trải nghiệm ở mức cao hơn, và biết nhìn lại, thì nó ngấm và thấm thía hơn vài tấn sách của pác là phải thôi.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Viết nốt để còn đi viện với cu con nào.

Cần tập jeu đó, vậy thì bắt đầu từ đâu. Mỗi bác tập một kiểu, đa số chắc giống em, tập jeu xoáy xuống thì bảo đối nó phát xoáy xuống, hoặc mình giao nó cắt cho mình tập giật, ...

Em nghĩ thế là chưa đúng. Jeu chơi, nó bắt đầu từ quả giao bóng, nên tập jeu, cũng phải bắt đầu từ quả giao bóng, rồi từng tiến trình bóng lăn, sẽ có cách đối xử khác nhau. Ở phần tập này, em sẽ lập tiến trình em đang làm để các bác xem, sai đúng tùy người, em làm thế, hay thì các bác làm, không hay coi như xem xiếc, kệ nó thôi.

1. Giao bóng
2. Đỡ giao bóng
3. Tấn công giao bóng
4. Tấn công cú trả giao bóng
5. Đổi jeu đó về jeu mình thích.

1 chắc anh em không phàn nàn gì, nhưng tại sao lại là 2, mà không phải là 3, và tại sao lại có 5.

Muốn đánh tốt, thì phải biết được xoáy, điểm rơi của nó, mà muốn biết xoáy và điểm rơi của nó, không gì bằng đỡ lại, chứ không phải là tấn công lại. Tấn công lại, tức là chấp nhận cửa dưới rồi, nếu không quen, vì tỉ lệ công hỏng, cộng với tỷ lệ sai số đoán bóng đối phương, sẽ cao hơn tỉ lệ đoán bóng đối phương. Đoán được rồi, đỡ lại an toàn hơn. Và càng đỡ nhiều, thì càng hiểu bóng. Càng hiểu bóng, tấn công lại càng an toàn. Chính vì thế, phải tập đỡ trước, đỡ chuẩn rồi hãy tập công lại. Nên 2 rồi mới đến 3.

Nhưng sao lại có 5. Vì 4 là đương nhiên, trừ khi không biết. Vì thực ra, khi đã hiểu bóng, đánh với trình ngang, thì đến cú chạm bóng thứ 3, hiệu ứng của cú giao không còn nữa, hoặc rất ít. Khi hiệu ứng ấy không còn, thì việc chuyển đổi bóng về các jeu, là chuyện đương nhiên. Đa số trình cao hơn, đánh với trình dưới, họ chuyển về jeu họ thích từ cú đỡ giao bóng, nhưng đấy là trình cao hơn, còn ngang ngang, thì từ chạm thứ 3, có thể bắt đầu làm được rồi.

Nói thêm về 5, khá đơn giản, vì nếu các bác yêu jeu xoáy xuống, nếu họ không công lại cú trả, thì chạm thứ 3 của mình, cắt hoặc sấn nặng lại, là về jeu xoáy xuống. Nếu yêu jeu lỏng chuội, cú chạm thứ 3, cứ ngửa vợt ra bê, là thành jeu lỏng chuội. Nếu yêu jeu xoáy lên, chạm thứ 3, vẩy nhẹ cổ tay lên, là thành jeu xoáy lên. Nói thì dễ, nhưng mấy khi làm được.

À, cái này thì tùy, theo kinh nghiệm của em, vấn đề là các bác có tập trung làm hay không thôi. Tưởng khó, nhưng có chủ ý, thì lại rất dễ. Em yêu jeu xoáy xuống, rồi tập jeu lỏng chuội, nên cú thứ 3, em đa số đưa về lỏng chuội luôn, khá đơn giản, làm mãi thành quen tay.

Tiến trình là như vậy, ta bắt đầu thực hiện, từ bước 1 nhé
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Thành Daklak có mỗi trò giao bóng lửng lơ nửa ngắn, nửa dài thật xoáy rồi giật như điên, không hề biết thủ. Vậy mà Minh TB gặp lần nào đứt lần đó, bí bách không lối ra, chả biết có phải kỵ không? :D
Jeu đó là jeu lỏng chuội đấy, nếu thích jeu này, xem video của anh Đoàn Kiến Quốc, ông tổ của jeu này tại Việt Nam, theo trình gà của anh.

Giao bóng cực kỳ nhiều ngang, hơi pha lên hoặc xuống, nhưng hoàn toàn không có lực. Do bóng không lực, nên muốn công, được, nhưng công ác, thì cầm chắc toi. Mà công không ác, khác gì mời bác xơi.

Đỡ lại thì còn khó hơn, nhưng để chơi jeu này, thì phải đủ càng nhé. Chỉ cần liệt BH hoặc FH, hoặc đơn giản là thiếu kỹ thuật gần hoặc trung của FH hoặc BH, thì khẳng định là toi.

Jeu này anh Quốc chơi đến tận bây giờ, cực kỳ hiệu quả. Vào phải, bốp một cái thẳng I, vào trái, anh Quốc có cú vả BH thần sầu, lại là Sar, nên căng như kẻ chỉ, thẳng vào góc bàn BH đối phương, thủ lại đã khó, công lại thì gần như không thể.

Nhưng giờ anh Quốc yếu rồi, chân chậm nữa, nên đa số bị trả lại phải, rồi đối chờ đối giật FH để ăn lại thôi. Khi anh Quốc còn đỉnh cao, mấy thằng khoai Tây còn lè lưỡi, kể chi đến VNT, nên bác ấy vô địch đến 40 mới chán :p
 

Trainee

Đại Tá
Jeu đó là jeu lỏng chuội đấy, nếu thích jeu này, xem video của anh Đoàn Kiến Quốc, ông tổ của jeu này tại Việt Nam, theo trình gà của anh.

Giao bóng cực kỳ nhiều ngang, hơi pha lên hoặc xuống, nhưng hoàn toàn không có lực. Do bóng không lực, nên muốn công, được, nhưng công ác, thì cầm chắc toi. Mà công không ác, khác gì mời bác xơi.

Đỡ lại thì còn khó hơn, nhưng để chơi jeu này, thì phải đủ càng nhé. Chỉ cần liệt BH hoặc FH, hoặc đơn giản là thiếu kỹ thuật gần hoặc trung của FH hoặc BH, thì khẳng định là toi.

Jeu này anh Quốc chơi đến tận bây giờ, cực kỳ hiệu quả. Vào phải, bốp một cái thẳng I, vào trái, anh Quốc có cú vả BH thần sầu, lại là Sar, nên căng như kẻ chỉ, thẳng vào góc bàn BH đối phương, thủ lại đã khó, công lại thì gần như không thể.

Nhưng giờ anh Quốc yếu rồi, chân chậm nữa, nên đa số bị trả lại phải, rồi đối chờ đối giật FH để ăn lại thôi. Khi anh Quốc còn đỉnh cao, mấy thằng khoai Tây còn lè lưỡi, kể chi đến VNT, nên bác ấy vô địch đến 40 mới chán :p
Kể cũng đúng phết, ku này rất ngưỡng mộ ĐKQ, lại cũng tay trái, cũng từng chơi cho Khánh Hòa 1, 2 lần, và tất nhiên anh Quốc phải dợt, chỉnh cho ít buổi.
Có điều là càng trái tên này đánh rất liều và giờ hắn chơi Viscaria + Ten + Cor. (Bữa đánh giải clb 2016 không chơi Vis, bóng kém hơn giờ chơi Vis chút).
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Bàn tiếp các bác nhé

F1. JEU XOÁY XUỐNG

F11: XUỐNG NHIỀU LỰC
Bước 1. Giao bóng
CHÉM MẠNH VÀO ĐÍT BÓNG, CÀNG MỎNG CÀNG TỐT. Để có bóng nhiều xuống, nhưng lực lại mạnh, các bác đừng để vợt nằm ngang nhiều quá, khi ấy thì chủ yếu là xuống nhưng lỏng, không lực, nó thuộc về JEU F12 XUỐNG LỎNG chứ không phải F11 XUỐNG LỰC.

Cách giao bóng này có thể kết hợp với xoáy ngang khá đa dạng, nhưng chú ý, nếu có FH tốt, thì nên giao bóng cho bóng xoáy NGƯỢC chiều kim đồng hồ (đồng hồ để ngửa theo phương nằm ngang song song với mặt đất) để bóng trả lại đa số về bên FH hoặc giữa bàn, dễ đánh FH. Ngược lại với mạnh BH nhiều hơn.

Nếu thuận tay phải, chỉ có thể giao bằng CON LẮC NGƯỢC hoặc ĐỤC là dễ giao nhất.

Bước 2: đỡ giao bóng. Đỡ này thì dễ quá rồi, ai cũng biết. Nhưng có một thứ mà chỉ tầm A B mới làm được tốt, là đỡ mà không bị lòi bàn. Đó là cú chặn chân bóng, ngay thời điểm bóng vừa được giao chạm mặt bàn mình (mình là người đỡ giao bóng), bóng bị bật lại tức thì trả người giao, nhịp cực nhanh, lại cực chìm, và xoáy thì gần như còn nguyên, rất nặng. Minh chứng thì đơn giản quá, các bác xem VNT đánh thì đa số là thế, nhưng ...

CNT thì không các bác ạ, mấy thằng Cẩu Tầu nó đạt ngưỡng thiên giới rồi, nên nếu làm thế, đối nó táng chết, thằng nào CNT cũng chém, chém như chém chuối hoặc ngửa vợt bê bóng. Dị nhân
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
Trước đây tôi cũng nghi , phải tập và thích nghi với các dạng bong ... Bây giờ , đã lên được vài bóng lại nghỉ rất đơn giản ,
Giao bóng là phải tận dụng lợi thế để tấn công .
Đỡ giao bóng , tự tin đánh , nếu không thuận tiện , đặt lại cho họ ... Nếu họ tấn , sẵn sàng tấn lai . Trước đây , tâm lý sợ họ đánh , lo cài cắm khó , lo trốn .... Họ lại càng tự tin .
Khi đã vượt qua nỗi sợ hãi , chắc chăn lối chơi sẽ thanh thoát hơn , và sẽ tiếp tục lên bóng
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Tại sao chúng nó không sấn ? Mà lại chém lại, hoặc bê lại ?

Sấn, làm quả bóng nặng hơn, và nhịp nhanh hơn. Với VNT, như thế là tương đối khó flick rồi, nên VNT vẫn thịnh hành và nghiệp dư trình gà như anh em ta, ví dụ như em, còn đang ao ước làm chuẩn.

Nhưng với mấy thằng Sao Kim CNT, giao bóng dùng cả lườn và người để chém xuống, nó còn flick cho tung mặt, thì một cú sấn, ngắn choằn, lấy được tí ti ma sát, đâu có bõ bèn gì.

Chính vì không thể sấn triệt flick được, nên chúng nó chém, chém bằng cả cẳng tay và cánh tay luôn, chém như ta cầm dao chém chuối, may ra mới thoát được flick

Nhưng tại sao lại bê ? Bê thì làm gì có xoáy, làm gì nặng bằng sấn, mà chúng nó lại dám làm. Theo trình gà của em thực hiện, thì cú bê có tác động ngược hẳn lại với cú sấn, hay chém. Khi bê bóng, dùng mặt vợt triệt toàn bộ lực nẩy của quả bóng, rồi đặt sang thôi. Bóng được trả lại, có thể nói là ngắn hết mức, và hiểm nhất, khiến đối thủ không đánh được, là không lực. Qủa bóng trả lại, có thể vẫn còn xoáy, nhưng hoàn toàn không có lực.

Do quá ngắn, nên người phải vào rất sâu, nếu muốn đánh, nếu không muốn nói là vào hết cỡ, tức là gần như bụng chạm mép bàn. Nhưng bóng lỏng, không lực, mà các bác đều biết, với bóng lỏng không lực, muốn đánh, có 2 cách là: 1. miết thật nhiều xoáy để bóng không bị trượt ra khỏi mặt vợt hoặc 2. đánh thật nhiều lực để bóng ổn định trên quỹ đạo bóng bay đi. Cả 2 cái này, đều khó thực hiện trong tư thế chồm cả người vào bàn mới tới bóng.

Chưa kể, bọn CNT, kể cả VNT, đều phải đứng trung bàn, ngay sau khi đỡ giao bóng, hoặc giao bóng xong, nên việc áp sát gần sát vào lưới, mất khá nhiều thời gian tiếp cận vị trí, thành ra, đánh bóng lúc đó, không an toàn bằng việc BÊ lại.

Đấy là tình huống chính, khi CNT giao bóng xong, mà đối phương không đánh lại. Chúng nó thi bê vác, đến khi một thằng bê lỗi, để đối phương đủ điều kiện công được
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Giao bóng là phải tận dụng lợi thế để tấn công
Nếu Tuấn Nam Định đỡ giao bóng của bác, bác nghĩ bác có công được không ạ ?

Nếu một ông trình ngang bác, nhưng lại quen đỡ cú giao giống bác, của Tuấn Nam Định, thì bác có công được không ạ ?

Nếu một ông chuyên thủ, đỡ cho bác công, nhưng ông ấy toàn chơi bóng với A B, nên bác công không thủng, thì bác có nên công không ạ ?

Nếu một ông chuyên phản công, đặt lại mời bác moi công, để ông ấy bạt, thì bác có moi không ạ ?

Nếu một ông, biết là bác sợ bị loop bóng bổng, không lực, vào BH gai của bác, ông ấy cứ đợi bóng rơi khỏi bàn, rồi moi vào BH gai của bác, bác có công không ạ ?

... như em nói ở trên, ưu đấu ưu chưa chắc đã ưu, nhược đấu nhược, chưa chắc đã nhược, còn ưu đấu nhược, đương nhiên là ưu rồi ạ:D
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
Quả bóng ấn lại hoặc cắt , tuy nó rất xoáy , nhưng lại có điểm dùng rất lâu , dân chuyên nghiệp nó đủ điều kiện để đánh chết . Còn bóng bê sang , bóng lỏng ... nhìn thì ngon , nhưng tụt rất nhanh , rất khó ôm xoáy để tăng lực , ĐKQ có lối đánh mượn lực kiểu này , nhất là quả phát .
 

CLB Xuân Diệu

Đại Tá
Nếu Tuấn Nam Định đỡ giao bóng của bác, bác nghĩ bác có công được không ạ ?

Nếu một ông trình ngang bác, nhưng lại quen đỡ cú giao giống bác, của Tuấn Nam Định, thì bác có công được không ạ ?

Nếu một ông chuyên thủ, đỡ cho bác công, nhưng ông ấy toàn chơi bóng với A B, nên bác công không thủng, thì bác có nên công không ạ ?

Nếu một ông chuyên phản công, đặt lại mời bác moi công, để ông ấy bạt, thì bác có moi không ạ ?

Nếu một ông, biết là bác sợ bị loop bóng bổng, không lực, vào BH gai của bác, ông ấy cứ đợi bóng rơi khỏi bàn, rồi moi vào BH gai của bác, bác có công không ạ ?

... như em nói ở trên, ưu đấu ưu chưa chắc đã ưu, nhược đấu nhược, chưa chắc đã nhược, còn ưu đấu nhược, đương nhiên là ưu rồi ạ:D
A có ngu gì , a phai cân đo , tính xác suất , vì sở trường của à là mềm dẻo , có cơ hội là à vồ ngay . À tay trái , hay mồi cho họ thể hiện quả móc ZJK , vì là bài tủ , nên bóng vừa sang , anh tát mất bóng luôn
 

Bình luận từ Facebook

Top