Các bài tập Giao bóng và Đỡ giao bóng của Butterfly

NTBB

Super Moderators
Cái này thì ai viết cho được chứ Hoàng Anh ? chỉ do kinh nghiệm thôi Hoàng Anh ơi !
Ví Dụ nhé : hôm mình đi cùng chú Út thì có Bác Ninh có cú trái tay rất là lợi hại, xoáy càng mạnh càng chết, chỉ có cách là giao bóng lỏng về phía thuận tay thôi ! kekeke Chu Út chỉ nhé không phải mình tự biết đâu !

He He ! Phương châm của gà già là "nếu không khai thác được điểm yếu của đối phương thì hãy né tối đa điểm mạnh của họ".
 

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 1 – Bộ chân khi đánh trả cú giao bóng ngắn


(Tạp chí Butterfly - 4/2005)

Sau khi chúng ta đã xem xét các bài tập giao bóng, các chỉ dẫn thực hành trong những bài tiếp theo sẽ nhằm vào mục đích tập trả giao bóng.

Bài này tập trung vào kỹ thuật đánh trả các cú giao bóng ngắn. Trước khi thực sự đánh trả cú giao bóng thì điều cốt yếu là phải đến gần quả bóng. Điều này đạt được bằng một động tác bước tới, mà (với người thuận tay phải) được thực hiện bằng chân phải. Theo hướng này, vợt được đưa vào gần lưới để đánh trả bóng với sự kiểm soát tốt. Điều quan trọng là phải hoàn thành bước di chuyển một cách hoàn hảo và đạt được tư thế đứng ổn định trước khi bóng được đánh. Đánh bóng trong giai đoạn đang tiến về phía trước hoặc thậm chí ngay cả khi lùi trở lại và bị mất độ kiểm soát khá nhiều.

Chân trái có thể được đưa về phía trước để thực hiện một bước sang bên cạnh bàn để đánh trả những quả bóng được giao ngắn về phía trái tay.

H-1-2.jpg


Động tác bước tới có thể được tập luyện với sự hỗ trợ của một sợi dây đơn giản. Sợi đây này nằm chéo một góc nhỏ ở phía trước 2 bàn chân của người tập khi đang ở tư thế chuẩn bị.

H-3.jpg


Người cùng tập sẽ giao các cú bóng ngắn về phía thuận tay - và trái tay. Với mỗi cú trả giao bóng, chân phải bước tới trên sợi dây và bước trở lại cũng vậy. Người tập được yêu cầu phải tạo ra tiếng động nhỏ bằng mũi của bàn chân. Ở cả hai cú trả giao bóng trái tay và thuận tay đều sử dụng chân phải (bước về phía trước – ND). Động tác bước tới đặc biệt với chân trái được bỏ qua.




(Hết bài 1)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 2 – Trả bóng ngắn

(Tạp chí Butterfly - 5/2005)

Sau khi người chơi đã vào gần lưới bằng một bước tới trước thích hợp, lúc này anh ta được cho là sẽ thực hiện một cú thả bóng ngắn. Trả bóng ngắn là một kỹ thuật chủ yếu ở trình độ đỉnh cao để giữ chủ động khi trả giao bóng. Những cú trả bóng ngắn nửa dài, mà chúng ta sẽ đề cập đến trong một bài sau, được xây dựng trên cơ sở cú trả bóng ngắn. Một lần nữa lại có sự hỗ trợ của một sợi dây. Nó được đặt ngang qua trên bàn ở cự ly cách lưới 2 hoặc 3 lần chiều rộng cây vợt. Người giao bóng lúc này sẽ chơi một cú giao bóng ngắn vào phía thuận tay hoặc trái tay một cách bất kỳ. Các cú trả giao bóng sẽ được đánh song song vào giữa sợi dây và lưới. Tức là, bóng ngắn thuận tay sẽ được trả vào phía trái tay của đối phương và ngược lại: bóng ngắn trái tay sẽ được trả vào phía thuận tay của đối phương.

H-1-2 phan 2.jpg


Để có được cảm giác tốt về thời điểm chạm bóng, có một lời khuyên là hãy đánh vào bóng khi nó đang đi lên, sau đó đánh tại điểm cao nhất của cú nảy và tiếp theo là khi bóng đang rơi xuống. Trong trận đấu thì lời khuyên là hãy đánh vào bóng càng sớm càng tốt để có thể thả quả bóng ngắn nhất có thể. Vẫn có nhiều người để cho bóng bay lên cao, vì họ gặp khó khăn khi đọc xoáy trên quả bóng. Trong trường hợp này sẽ tốt khi thực hiện một động tác ngắn và nặng nhằm không để cho xoáy tác động lên mút.

Nếu độ xoáy của bóng đến không phải là vấn đề, thì bóng chỉ đơn giản nảy vào vợt. Hãy thử nghiệm với động tác vặn kìm. Trong cú trả bóng thuận tay, cái gọi là “vặn kìm thuận tay” có thể sẽ rất hữu hiệu: Vợt nghiêng trong khi bàn tay xoay nhẹ theo chiều kim đồng hồ, vợt nằm im ở vị trí đầu ngón tay trỏ, để tạo cảm giác. Trong cú trả bóng trái tay, động tác “vặn kìm trái tay” được áp dụng. Lúc này vợt xoay nghiêng theo ngược chiều kim đồng hồ, ngón tay cái nhấn vào vợt chút ít và tạo cảm giác phản hồi từ cú đánh.

H-3-4 phan 2.jpg



(Hết bài 2)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 3 – Các góc rộng



(Tạp chí Butterfly - 6/2005)

Cho dù bạn đã tránh được một cú tấn công trực tiếp của đối phương bằng cách thực hiện một cú giao bóng ngắn, thì các cú giao bóng ngắn này vẫn có những bất lợi. Ở một quả bóng ngắn, tôi có thể đánh một đường bóng với góc rất rộng tới tất cả các cạnh xa của bàn như trên các đường bóng dài. Chúng ta có thể tận dụng điều này ở các cú trả giao bóng của mình. Lúc này điều quan trọng là phải đánh vào bóng càng sớm càng tốt với cú tấn công ngắn, nặng về cạnh bàn phía xa hơn. Một lần nữa, việc thay đổi chút ít (“vặn kìm thuận tay” hoặc trái tay như trong bài trước – bài 2) có thể là một hỗ trợ tốt.

Trong bài tập sau đây, chúng ta đặt cái chai lên mỗi góc bàn phía người giao bóng. Trên các cú giao bóng ngắn chúng ta cố gắng chơi theo đường chéo, sao cho bóng đi qua giữa lưới và cái chai sau khi chạm bàn. Người giao bóng quyết định về điểm rơi, người trả giao bóng nhắm tới các cạnh bàn phía xa trong phần đầu của bài tập. Nếu phần này đã được tập luyện thành công thì hãy tập phần khó hơn. Lúc này người trả giao bóng sẽ đưa bóng đi qua cùng phía mà người giao bóng đã đánh tới – một lần nữa cũng đi qua giữa lưới và cái chai.


H-1-2 phan 3.jpg


(Hết bài 3)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 4 – Cảm giác về chiều dài

(Tạp chí Butterfly - 7/2005)

Để có được cảm giác tốt hơn về chiều dài của cú trả giao bóng, một lần nữa chúng ta sẽ áp dụng cái gọi là “bài tập tương phản”. Bài tập này là chúng ta kết hợp các yếu tố cực đoan trong một nhiệm vụ. Ở đây người chơi được hỗ trợ để đối phó với các cú giao bóng biến hóa từ người cùng tập, lúc đầu thì càng ngắn càng tốt, sau đó thì càng dài và càng xốc càng tốt.

Hai cuốn Catalog Butterfly được đặt vào làm các mục tiêu. Ở cú trả bóng ngắn phải đảm bảo bàn tay được thả lỏng và bóng chỉ đơn giản là nảy vào vợt. Hãy đánh vào dưới quả bóng càng ngắn, càng nhẹ càng tốt.

Cú trả bóng dài thì cần được chơi với sức đẩy tới mạnh hơn. Để kết hợp bộ chân vào trong bài tập, thỉnh thoảng người giao bóng có thể giao 1 quả bóng dài và nhanh. Người trả giao bóng sẽ có một bước nhảy thay vì để bàn chân phải của anh ta ở trong bàn, khi cuối cùng anh ta nhận ra cú giao bóng dài này.

Tất nhiên với trẻ em thì bài tập có thể khác. Mỗi cuốn catalog là 1 điểm đánh. Sau 1 cú đánh sẽ thay đổi mục tiêu.

H-1 phan 4.jpg


(Hết bài 4)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 5- Trả giao bóng với độ dài trung bình

(Tạp chí Butterfly - 8/2005)

Các bài tập để luyện các cú trả bóng nửa dài cũng tương tự như bài tập các cú giao bóng.

Trả bóng nửa dài sẽ ngăn chặn đối phương đánh những cú bóng ngắn khác và lợi dụng các góc rộng. Và sẽ rất khó để tấn công gây áp lực đối với 1 đường bóng nửa dài được chơi tốt, vì các cạnh bàn ở rất gần các điểm mà bóng sẽ được đánh vào.

Chỉ nên nghĩ đến các cú trả bóng nửa dài đối với các cú giao bóng ngắn hoặc trung bình, còn đối với các cú giao bóng dài thì hãy tấn công ngay lập tức.

Trong bài tập này chúng ta cần có một tấm chắn bóng để làm dụng cụ hỗ trợ.
Trong khi người cùng tập (trong hình không có) đứng ở góc trái tay và giao các cú giao bóng biến hóa, người tập được yêu cầu chơi các cú trả giao bóng của mình sao cho điểm nảy lần thứ hai của bóng sát với mép cuối bàn hoặc rơi vào trong khoảng hở giữa tấm chắn và bàn. Các cú giao bóng dài – thỉnh thoảng cần xen vào – cần được đánh trả bằng cú đánh bóng xoáy lên (giật – ND). Một lần nữa, các cú trả bóng cần phải được khởi đầu với việc bước tới trước từ vị trí chuẩn bị chờ giao bóng.

H-1 phan 5.jpg


(Hết bài 5)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 6 - Trả bóng công kích!

(Tạp chí Butterfly - 9/2005)

Bây giờ chúng ta tập luyện cách làm thế nào để phản ứng lại các cú giao bóng ngắn một cách tích cực (trả bóng công kích – ND). Nền tảng đối với cú trả bóng này là tạo ra áp lực lên đối phương của bạn, một lần nữa chân phải bước tới vào gần bóng và đánh bóng tại điểm cao nhất của nó (đỉnh của cú nảy, không phải đỉnh bóng – ND). Với cú hất bóng trên bàn, cũng như cú đẩy bóng công kích, phải đánh vào bóng với lực nhẹ, hơi tiếp tuyến một chút bằng việc sử dụng một chuyển động ngắn của cổ tay. Tại thời điểm đánh bóng cần giữ ổn định trong tâm trên bàn chân phải và cả khi chuyển động về phía sau hay ra phía trước.

Để tập luyện các cú trả giao bóng công kích, chúng ta cần có một vài chiếc cốc giấy – nặng và tốt. Chúng được đặt ở các vị trí khác nhau dọc mép cuối bàn bên phía người giao bóng. Bây giờ anh ta giao các đường bóng ngắn và biến hóa (và thỉnh thoảng giao một quả dài và nhanh). Người trả giao bóng cố gắng đánh rơi những chiếc cốc giấy bằng các cú hất bóng trên bàn hoặc cú đẩy bóng công kích. Đối với bài tập này, những chiếc cốc cần phải được đặt rất sát mép cuối bàn (cách nhau ra). Trong bài tập này những chiếc cốc có thể bị đánh trúng một cách trực tiếp, nhấn mạnh về chiều dài cần thiết của cú trả giao bóng. Những chiếc cốc nặng sẽ buộc người trả giao bóng phải truyền một lực cần thiết vào trái bóng (mới làm chiếc cốc đổ ra khỏi bàn – ND). Điều này có thể được tăng thêm bằng cách tăng trọng lượng của những chiếc cốc – chẳng hạn nhét một miếng mút cũ vào trong các chiếc cốc giấy đó.

H-1 phan 6.jpg


(Hết bài 6)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Các bài tập Đỡ giao bóng : Bài 7 - Biến hóa (Hết)

(Tạp chí Butterfly - 10/2005)

Trong phần cuối cùng này liên quan đến các cú trả bóng sẽ nói về việc sử dụng linh hoạt những gì mà chúng ta đã học được từ trước đến nay. Thực tế, đối thủ của một người có nhiều tùy chọn để trả các cú giao bóng của anh ta, nguyên nhân tạo ra sức ép và bất lợi về chiến thuật.

Các cầu thủ giao bóng một lần nữa sẽ chơi các cú giao bóng ngắn trên khắp mặt bàn và thỉnh thoảng có một cú giao bóng dài và bất ngờ. Trên bàn phía anh ta (phía người giao bóng – ND) đặt 1 cái vòng thể dục (loại dùng để lắc vòng – ND). Bằng cách này, cú giao bóng sẽ trở nên khó khăn hơn một chút, do các cú giao bóng phải chắc chắn không chạm vào cái vòng với cú nảy đầu tiên của quả bóng là ở trên phần bàn phía mình.

Các cầu thủ đỡ giao bóng bây giờ có nhiệm vụ chơi các cú trả giao bóng của mình vào các vị trí khác nhau mỗi lần - nhưng không được rơi vào bên trong chiếc vòng. Anh ta có thể thả ngắn, chơi trên các mép biên, hoặc trả bóng công kích đến mép cuối bàn. Tất cả những biến thể này đã được trình bày trong các bài tập trước đây. Mỗi cầu thủ giao bóng có một số lượng nhất định các cú giao bóng. Đối với mỗi cú trả bóng thành công - bên ngoài chiếc vòng - cầu thủ trả giao bóng sẽ được một điểm. Bất kỳ cú trả bóng hỏng nào thì cầu thủ giao bóng được một điểm. Các cú giao bóng phạm quy sẽ được tính điểm cho cầu thủ đỡ giao bóng. Sau một số lượng nhất định các cú giao bóng, 2 cầu thủ sẽ đổi vị trí cho nhau.


H-1 phan 7.jpg


(Hết toàn bộ các Bài tập Giao bóng và Đỡ giao bóng)
 
Last edited:

aunhh

Đại Tá
Quá hay!!!!
Xin các cao thỦ phỔ biẾn các kỸ thuẬt mà mình Đã hỌc, biẾt và trẢi qua cho các ĐỆ tỬ hỌc hỎi
 

NTBB

Super Moderators
Cảm ơn anh (NTBB).........................Bia

NTBB cũng rất cảm ơn bạn - vì bài đầu tiên của bạn khi gia nhập diễn đàn là ... cảm ơn NTBB, hihi !!!
Hy vọng có nhiều dịp trao đổi "đủ thứ trên đời" với bạn !
 

Giang coi

Trung Sỹ
Em mới đánh được chập chững. Mà sao giao được như cái bài tập 2 vậy các pak ::( vợt ngửa vợt nghiêng cỡ nào bóng nó cũng cứ bay tuốt :(
 

NTBB

Super Moderators
Em mới đánh được chập chững. Mà sao giao được như cái bài tập 2 vậy các pak ::( vợt ngửa vợt nghiêng cỡ nào bóng nó cũng cứ bay tuốt :(

Mới "chập chững" thì khoan hãy nghĩ đến bài giao bóng số 2. Cú đó đến Malong, Malin... còn chưa thực hiện thường xuyên trong trận đấu được cơ mà ( trong khi tập thì các cao thủ này làm nhiều rùi).
Bạn cứ tập mấy cú giao bóng cơ bản và đơn giản cho thuần thục đã. Vài năm sau (nếu bạn tập hàng ngày) thì hãy "quay lại" với bài tập này, hihi !
 

Giang coi

Trung Sỹ
Mới "chập chững" thì khoan hãy nghĩ đến bài giao bóng số 2. Cú đó đến Malong, Malin... còn chưa thực hiện thường xuyên trong trận đấu được cơ mà ( trong khi tập thì các cao thủ này làm nhiều rùi).
Bạn cứ tập mấy cú giao bóng cơ bản và đơn giản cho thuần thục đã. Vài năm sau (nếu bạn tập hàng ngày) thì hãy "quay lại" với bài tập này, hihi !

Ax ax pak nói làm em nghe nản vãi
 

Bình luận từ Facebook

Top