Từ năm 2008 ITTF đã cấm keo tăng lực (VOC) trong bóng bàn vì tính độc hại và khả năng thay đổi tính năng (làm mềm, tăng lực, tăng xoáy) cho mặt vợt, hiệu ứng đã giúp nhiều tên tuổi trong làng bóng bàn thế giới lên đỉnh vinh quang.
Tại Việt Nam, em không biết tại các giải chuyên nghiệp các VĐV còn dùng loại keo này không, tuy nhiên có vẻ BTC của các giải đấu này chưa được trang bị dụng cụ, thiết bị để kiểm tra đo đếm dụng cụ của VĐV trước và sau trận đấu?!
Bóng bàn phong trào thì chắc chắn là vẫn còn sử dụng nhiều, đặc biệt là các đại ca là tín đồ của mút Tàu, mút ta, mút chế…Nếu về mục đích giao lưu nhẹ nhàng, tập luyện hàng ngày, đánh cho ra mồ hôi về uống bia ăn cơm cho ngon thì đối thủ dùng loại vợt gì, mút gì, keo gì cũng chả có ý nghĩa gì sất!
Tuy nhiên, nếu nói về thói quen, niềm đam mê thì hiển nhiên là có lý do để ae sử dụng, chả ai nói gì cả.
Có lẽ một số ae thắc mắc là liệu keo sữa khác nhau thì hiệu quả có khác nhau không? Theo em biết thì đặc tính chung của keo gốc nước (keo sữa) là giúp liên kết cốt vợt và mút vợt, tính năng của keo tăng lực tuy vẫn còn nhưng gần như đã triệt tiêu. Vì thế các hãng sx mặt vợt buộc phải làm cuộc cách mạng về mút để bù đắp lại “thiệt thòi” của người tiêu dùng.
Tuỳ hãng khác nhau, tuỳ công nghệ mà có thể keo của các hãng sx có độ đậm đặc, khả năng bay hơi khô nhanh, độ tinh mịn, độ bám dính, thời gian duy trì tính năng dài hay ngắn, lúc bóc ra dễ hay khó…Nếu như khả năng của keo tăng lực không còn nữa thì chỉ còn cách chọn keo nào phù hợp với sở thích mà dùng thôi.
Em thì không quan trọng lắm về keo, miễn sao là keo sữa, giá ổn, đánh ngày 2-3 tiếng, tầm 2-3 tháng thấy vẫn bám dính tốt, bóc ra để dán lại dễ dàng là OK. Em cũng không dùng mặt Tàu nên không biết chia sẻ suy nghĩ về việc dùng riêng hay kết hợp keo với dầu tune thế nào, nhưng mà không biết thì thôi, biết rồi trót dùng đau đầu lắm