Đọc cái này không bị rối. Đọc các thớt nói về Amutari Jun Super ZLC, rồi lại con Lin Gaoyuen của bác
@LongV xong thì mới rối
@Trainee ạ. Cái gì cũng thích mà không hiểu rõ lắm, thế mới tẩu hoả bác ạ.
Bóng bàn là môn thể thao tinh tế và phụ thuộc nhiều vào cảm giác. Khi đã tập với cây vợt nào lâu ngày thì bộ não và các cơ bắp được luyện tập để làm quen với các đặc tính của cây vợt đó. Tất cả các đặc tính này ăn sâu vào não bộ và hình thành phản xạ có điều kiện(phản xạ có đk là phản xạ hình thành do quá trình tập luyện lặp lại nhiều lần. Vd bật đèn là chó tiết dịch vị dạ dày) để giúp người chơi đánh bóng qua lưới. Nó giống như một công thức chuẩn được đúc kết qua thời gian như: độ nảy, lực va, góc tiếp xúc, độ bám xoáy, thời điểm tiếp xúc... Tất cả các thông số này đươc não bộ xử lý cực nhanh và "tự động" không có độ trễ và kq là bóng qua lưới vào bàn.
Mọi thứ sẽ bị phá vỡ khi thay đổi cốt, mút. Lúc đó bộ não sẽ luôn phải xử lý ghi đè các chương trình tự động mà nó đang chạy mượt với cây vợt cũ. Nó sẽ phải ra lệnh cho tay phát lực nhiều hơn và mở góc vợt rộng hơn và đánh sớm hơn và ...vân vân...và mây mây.
Sau một hồi xử lý thì bộ não bị đơ vì không xử lý kịp do bóng quá nhanh. Thế là đánh hỏng, nộp bia, chán, đổi cốt khác... vòng lặp "hy vọng-đau khổ" bắt đầu
Làm sao để tránh?
1. Chơi duy nhất một cây có chất lượng tốt với mức giá đủ để không phải tự ti
2. Không cần tránh. Có tiền cứ thích thì đổi thôi. Sau khoảng chục cây thì bộ não sẽ quen với rất nhiều công thức và có thể đánh giá sự khác biệt ở một vài thông số giữa các cây vợt, loại mút. Hướng này khá tốn tiền nhưng thú vị và là đề tài muôn thuở của các thần gió. Hầu hết người theo hướng 1 thì sau vài năm cũng theo hướng này khi họ đủ lớn để thay đổi.
Cơ hội kiếm tiền kỳ lạ bằng điện thoại là có thật
http://pilove.net/pi