Mấy năm vừa rồi, do sức khỏe kém nên tôi quan tâm hơn đến món âm thanh Home & Car, nhạc số, phim HD... Nhân tiện hôm nay gặp chú Dũng Cửu cũng nói chuyện về món này nên tạo mục để các bác nào trong diễn đàn cùng đam mê vào chém cho vui
1. Đầu tư bộ âm thanh:
Để có 1 bộ âm thanh thì kiểu gì cũng có. Từ bộ vi tính đến dàn mini, dàn trung, dài đại (thường là đồ Nhật), dàn ghép, hi-end,... Giá cả từ vài trăm nghìn, vài triệu, vài chục triệu, hàng trăm triệu, .... đến 1 vài tỷ, hàng chục tỷ.
Món này thật vô cùng, phụ thuộc nhiều yếu tố như sự đam mê, khả năng thưởng thức, sự khó tính của đôi tai (tôi thì dễ dãi không à
), điều kiện nghe (phòng làm việc, phòng ngủ, phòng riêng chuyên phục vụ giải trí) và điều kiện kinh tế. Có những người đam mê đầu tư hẳn cả 1 phòng dành riêng cho nghe, nhìn.
Rồi có người sử dụng nguồn nhạc là CD, còn với tôi là nhạc số. Nguồn nhạc này được chuyển đổi từ CD sang (gọi là RIP) với chất lượng gần tương tự CD thành các tập tin (đuôi nguyên gốc chất lượng cao như wav, flac). Kiểu chơi này dành cho dân lười, dân yêu công nghệ, tính có mọi thứ từ laptop...
Sự nghiệp này nếu dấn sâu vào thì rất gian nan, mệt mỏi, tốn kém. Khó ai dính vào rồi dừng lại, không nâng cấp tiếp... Do vậy tôi chỉ dám bàn luận ở mức độ bình dân, hợp lý và phù hợp với số đông thôi!
Theo các mức độ đầu tư như sau (tương đối thôi):
- Cấp 1: Bộ loa vi tính, thường dùng ở văn phòng, đa số kô có thương hiệu và sx tại khựa. Dùng để phát ra âm thanh, ưu điểm là rẻ. Cho dù cố gắng nâng cấp, nhưng chất lượng bộ vi tính loai xịn nhất hiện nay chỉ gần tương đương với dàn mini là cùng. Loại này gọi là nghe có tiếng chống cháy. Giá khoảng 1.2 đến 3.0 triệu.
- Cấp 2: Dàn mini của Nhật có chất lượng khá cao. Chất lượng hàng nội địa của Nhật hơn hẳn hàng xuất, vì nó coi trọng dân (ngược lại ở VN
). Gồm có size mini, trung và đại. Những bộ này nghe tạm được đến khá hay (càng đắt thì âm thanh càng hay). Vì là combo nên đỡ phối ghép lằng nhằng. Yếu điểm của dàn mini là tiếng bass thường yếu và nông. Dàn trung và đại thì có cải thiện hơn về tiếng bass nhưng độ chi tiết cũng kém. Giá cả từ khoảng 2, 3 triệu đến hơn 20 triệu. Một số thương hiệu làm khá kỹ và đẹp như:
- Sony (D3000, D7000, MD-99, 919, 77, 777, 888...). Khủng nhất là F3000, F5000 với giá rất đắt.
Đài Sony D7000 hàng kỷ niệm thành lập hãng, có MD và CD.
Dàn trung Sony MD-919, rất đẹp nhưng hay lỗi IC cơ phần CD.
- Pioneer (R9, R99 với bàn DJ, N901, N902...)
- Denon (6.5L, 7.5L, F88, F100, F10G...)
- Kenwood (1001, 5002, 7002, K1, K270, K7000...)
- Onkyo (các dòng A, N, NX, V, 911, 275, dòng 275 limited vốn nổi tiếng về nhạc trữ tình). Onkyo đúng là vua của dàn mini tại Nhật vì nhiều sản phẩm nhất.
- Victor (là thương hiệu JVC, tiếng bass thường rất tốt)
- Sansui anpha 7, 9, 10...
Nhìn chung, mấy dàn cao cấp nội địa Nhật thì nội thất khủng, đẳng cấp. Đa số có đầu đọc MD (Mini Disc) vốn khá thịnh hành ở Nhật hơn 10 năm về trước. Những bộ này thường chỉ nghe ở phòng ngủ.
Sau này do công nghệ xem phim phát triển nên các dàn âm thanh có xu hướng tích hợp vừa nghe nhạc, vừa xem phim. Điển hình là các bộ 2.1 (2 loa cánh 2 bên + 1 sub) như Denon S102, S301, Denon S302, Bose PS321, Bose RA8 và RA18.
Tuy đồ nội địa Nhật rất bền nhưng không có nghĩa là không hỏng. Một số linh kiện hỏng rất khó thay thế...
- Cấp 3: Ghép đầu phát (CD, đầu HD) + DAC + Amply + Loa. Đây là kiểu chơi phổ biến cho anh em yêu quý audio, nhưng đòi hỏi sự phối ghép và tốn kém hơn. Giá tiền cũng rất phong phú, từ khoảng 10 triệu đến hàng tỷ đồng. Tuy Nhật có thương hiệu về đồ điện tử nhưng so với Âu, Mỹ thì dần có phần lép vế, nhất là dòng Hi-end.
Với người yêu công nghệ thì thích chơi nhạc số qua nguồn phát là đầu HD, laptop, tivi... cắm vào amply (kỹ hơn thì dùng qua DAC hoặc MD cũ rồi mới cắm vào amply).
(Còn nữa - Nội dung theo quan điểm cá nhân)
1. Đầu tư bộ âm thanh:
Để có 1 bộ âm thanh thì kiểu gì cũng có. Từ bộ vi tính đến dàn mini, dàn trung, dài đại (thường là đồ Nhật), dàn ghép, hi-end,... Giá cả từ vài trăm nghìn, vài triệu, vài chục triệu, hàng trăm triệu, .... đến 1 vài tỷ, hàng chục tỷ.
Món này thật vô cùng, phụ thuộc nhiều yếu tố như sự đam mê, khả năng thưởng thức, sự khó tính của đôi tai (tôi thì dễ dãi không à
Rồi có người sử dụng nguồn nhạc là CD, còn với tôi là nhạc số. Nguồn nhạc này được chuyển đổi từ CD sang (gọi là RIP) với chất lượng gần tương tự CD thành các tập tin (đuôi nguyên gốc chất lượng cao như wav, flac). Kiểu chơi này dành cho dân lười, dân yêu công nghệ, tính có mọi thứ từ laptop...
Sự nghiệp này nếu dấn sâu vào thì rất gian nan, mệt mỏi, tốn kém. Khó ai dính vào rồi dừng lại, không nâng cấp tiếp... Do vậy tôi chỉ dám bàn luận ở mức độ bình dân, hợp lý và phù hợp với số đông thôi!
Theo các mức độ đầu tư như sau (tương đối thôi):
- Cấp 1: Bộ loa vi tính, thường dùng ở văn phòng, đa số kô có thương hiệu và sx tại khựa. Dùng để phát ra âm thanh, ưu điểm là rẻ. Cho dù cố gắng nâng cấp, nhưng chất lượng bộ vi tính loai xịn nhất hiện nay chỉ gần tương đương với dàn mini là cùng. Loại này gọi là nghe có tiếng chống cháy. Giá khoảng 1.2 đến 3.0 triệu.
- Cấp 2: Dàn mini của Nhật có chất lượng khá cao. Chất lượng hàng nội địa của Nhật hơn hẳn hàng xuất, vì nó coi trọng dân (ngược lại ở VN
- Sony (D3000, D7000, MD-99, 919, 77, 777, 888...). Khủng nhất là F3000, F5000 với giá rất đắt.
Đài Sony D7000 hàng kỷ niệm thành lập hãng, có MD và CD.
Dàn trung Sony MD-919, rất đẹp nhưng hay lỗi IC cơ phần CD.
- Pioneer (R9, R99 với bàn DJ, N901, N902...)
- Denon (6.5L, 7.5L, F88, F100, F10G...)
- Kenwood (1001, 5002, 7002, K1, K270, K7000...)
- Onkyo (các dòng A, N, NX, V, 911, 275, dòng 275 limited vốn nổi tiếng về nhạc trữ tình). Onkyo đúng là vua của dàn mini tại Nhật vì nhiều sản phẩm nhất.
- Victor (là thương hiệu JVC, tiếng bass thường rất tốt)
- Sansui anpha 7, 9, 10...
Nhìn chung, mấy dàn cao cấp nội địa Nhật thì nội thất khủng, đẳng cấp. Đa số có đầu đọc MD (Mini Disc) vốn khá thịnh hành ở Nhật hơn 10 năm về trước. Những bộ này thường chỉ nghe ở phòng ngủ.
Sau này do công nghệ xem phim phát triển nên các dàn âm thanh có xu hướng tích hợp vừa nghe nhạc, vừa xem phim. Điển hình là các bộ 2.1 (2 loa cánh 2 bên + 1 sub) như Denon S102, S301, Denon S302, Bose PS321, Bose RA8 và RA18.
Tuy đồ nội địa Nhật rất bền nhưng không có nghĩa là không hỏng. Một số linh kiện hỏng rất khó thay thế...
- Cấp 3: Ghép đầu phát (CD, đầu HD) + DAC + Amply + Loa. Đây là kiểu chơi phổ biến cho anh em yêu quý audio, nhưng đòi hỏi sự phối ghép và tốn kém hơn. Giá tiền cũng rất phong phú, từ khoảng 10 triệu đến hàng tỷ đồng. Tuy Nhật có thương hiệu về đồ điện tử nhưng so với Âu, Mỹ thì dần có phần lép vế, nhất là dòng Hi-end.
Với người yêu công nghệ thì thích chơi nhạc số qua nguồn phát là đầu HD, laptop, tivi... cắm vào amply (kỹ hơn thì dùng qua DAC hoặc MD cũ rồi mới cắm vào amply).
(Còn nữa - Nội dung theo quan điểm cá nhân)
Last edited: