giật bóng cắt nặng

Viên Trà

Trung Sỹ
Các anh em cho mình hỏi với?Khi mình giật bóng, mình quen vụt cả cẳng tay và cánh tay trong.Mấy bác ở câu lạc bộ bảo như thế là sai chỉ vụt cẳng tay thôi.Do mình và ae trong câu lạc bộ đêu giật chưa tốt nên mình mong ae diễn đàn chỉ giúp động tác như thế nào là chuẩn.
 

bachikho

Đại Tá
tui lại có ý kiến ngược lại với ITTF, bóng càng ở gần thời điểm chạm bàn thì càng nặng, khi chạm bạn rồi nảy lên thì càng rơi xuống càng ít xoáy đi (các bác có thể ko giật mà chỉ tâng bóng sang ở 2 thời điểm đó coi tại thời điểm nào dễ tụt lưới hơn?)
 

NTBB

Super Moderators
Các anh em cho mình hỏi với?Khi mình giật bóng, mình quen vụt cả cẳng tay và cánh tay trong.Mấy bác ở câu lạc bộ bảo như thế là sai chỉ vụt cẳng tay thôi.Do mình và ae trong câu lạc bộ đêu giật chưa tốt nên mình mong ae diễn đàn chỉ giúp động tác như thế nào là chuẩn.

Bạn tham khảo các bài phân tích của MaLin trong topic dưới đây chắc sẽ tìm được phần nào câu trả lời cho câu hỏi của bạn:
http://bongban.org/threads/kỹ-thuật-bb-đăng-trong-web-denis-tt-world.284/
 

long thủ

Đại Tá
"Nếu bạn quan sát một cầu thủ như Wang Liqin, bạn có thể thấy anh ấy sử dụng toàn bộ cánh tay của mình khi thực hiện cú giật thuận tay. Nhiều huấn luyện viên nói với bạn rằng bạn chỉ nên vụt cánh tay ngoài của bạn. Đó là cách giật cũ. Nếu bạn nói với họ để giật với toàn bộ cánh tay của mình, họ sẽ tiếp tục nói cách giật đó là sai. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật mới và tôi đảm bảo với bạn rằng nó không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn chính xác hơn."

Chuẩn xác, em giật cả cánh tay thì thấy những quả xoáy nặng giật lên rất dễ dàng, và có thể giật xung ngay mà không cần moi
 

leqd

Đại Uý
sau khi có được kinh nghiệm chia sẻ của mấy bác, mình đã điều chỉnh lại động tác. Kết quả là giật 10 quà thì vào bàn 7-8 quả, (chủ yếu giật moi) mặc dù chưa hiểm nhưng cũng làm đối phương lúng túng.
Bác nào chuyên giật xung cho mình xin ít kinh nghiệm.
Khoan học giật xung đã bạn ơi, đừng đốt cháy giai đoạn. Mình moi cả năm rồi mà vẫn chưa vừa ý, vì moi mà hiền thì ăn quả bạt hoặc quả đẩy chéo góc. Với trình độ gà, theo mình cú giật moi mở màn là kỹ thuật quan trọng nhất, đáng để tiêu tốn trên 70% thời gian tập luyện
"Con đường đau khổ" học giật moi của mình đi qua những "cánh đồng tội lỗi" sau
- Giật đều: tập giật moi bóng ngắn tại chỗ, ít ra phải được 90%
- Di chuyển + Giật moi: có 3 lọai di chuyển. 1. Đứng ở góc trái, vị trí thông thường, di chuyển để giật được bóng đến sang góc phải của mình. 2. Di chuyển sang trái, lùi một chút giật bóng đến ngay người. 3. Di chuyển hẳn sang trái giật bóng đang đến góc trái của mình
- Giật moi bóng đến ngắn rơi gần mép, giật moi bóng đến dài.
- Giật thẳng chữ I, biến hóa giữa chữ I và chéo góc để đối thủ bị động khi đỡ
- Biến xóay: Giật moi ít xóay lai xung + Giật moi nhiều xóay không lực, để đối thủ chẳng tự tin bắn lại
- Giật ra cánh gà: cú này là độc nhất, tuy bóng đi chậm, nhưng chéo sang cánh gà, kèm thêm xóay ngang nữa thì đối thủ tha hồ mà vướn.
- Gò + Giật moi + Bạt, service + giật moi + bạt : com bo chủ đạo của trình gà

Còn một kinh nghiệm nữa khi tập:
- Tốt nhất là multiball, có người phát cho tập. Vì giật moi không thể tập như đánh đều được. Sau quả moi của mình bóng trả lại thường là bóng xóay lên. (tập bạt)
- Nếu không có điều kiện tập multi ball, tìm một bác đánh gai dài. Tập với các bác cắt bóng nặng trả lại cũng được, nhưng các bác ấy thường lùi xa, trả bóng không hiểm bằng các bác đánh gai. Mình vừa tập moi, vừa tập thể lực luôn. Mà các bác đánh gai dài lại rất thích chịu bóng cho mấy thằng tập giật moi, chắc là vì chỉ có thế mới tập đều được.
 
Last edited:

Duc_NM

Đại Tá
tui lại có ý kiến ngược lại với ITTF, bóng càng ở gần thời điểm chạm bàn thì càng nặng, khi chạm bạn rồi nảy lên thì càng rơi xuống càng ít xoáy đi (các bác có thể ko giật mà chỉ tâng bóng sang ở 2 thời điểm đó coi tại thời điểm nào dễ tụt lưới hơn?)
Đụng vào lý thuyết nó nhức đầu, em cứ thực tế. Em thì lại có ý kiến là lúc bóng vừa chạm bàn nảy lên thì xoáy cũng nhẹ nhất vì thường lúc kê vợt đẩy trả bóng vào thời điểm này cũng là an toàn nhất tránh bị ăn xoáy nhất. Và thời điểm sau khi nảy qua điểm cao nhất của quỹ đạo bóng và rơi xuống thì càng rơi xuống sâu xoáy cũng càng giảm và càng giật dễ (tất nhiên phải trừ trường hợp bóng rơi cách mặt đất 10cm thì khó giật lắm :D).
 

Duc_NM

Đại Tá
moi xong người ta chặn ác sang mà bác vẫn bạt được thì đâu có phải gà nữa???
Chuẩn luôn, cứ moi xong lấy lại được tư thế và vị trí thì chẳng sợ gì cả, cứ thế mà táng tiếp, trừ trường hợp họ thấy mình moi táng cho mình phát chết luôn thì chịu :D
 

Cachua

Thượng Tá
Bác xem video này để có thể rút ra được 1 vài thứ cần học (chỉ quan sát các cú giật của Timo Boll trước các cú cắt của Joo Se Huyk).
https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=F2P5OguBrpw

Về nguyên lý thì nhìn chung khi giật với bóng cắt nặng (bóng xoáy xuống nặng) thường là:
- Hạ vợt xuống thấp hơn so với khi giật bóng xoáy lên (bóng do quả chặn, hay quả giật của đối phương đưa qua). Không đưa vợt ra sau lưng. Vợt có thể ngang hoặt thấp hơn đầu gối bên thuận tay.
- Góc đánh và góc vợt đều có hưóng thẳng đứng lên trên nhiều hơn so với giật bóng xoáy lên.
- Chạm bóng khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo bay (tức ở sau điểm 3 hoặc từ 3 đến 4).

Đây là các kỹ năng chính của cú giật trước quả bóng xoáy xuống (bóng cắt hay bóng gò) mà hầu hết các tài liệu hướng dẫn về BB đều nói đến. Tuy nhiên bác chủ thớt cần lưu ý là còn tùy bóng xoáy nặng hay nhẹ, mặt vợt là loại gì mà có thể có những điều chỉnh ít nhiều. Nhưng những nguyên lý chung trên thì khá thích hợp.

Kinh nghiệm bản thân mình, hay bị rúc lưới là do :
- Góc vợt hẹp (úp vợt nhiều, hoặc úp như là khi giật bóng xoáy lên).
- Góc đánh hẹp : đánh ra trước nhiều hơn là lên trên (tứ góc đánh từ khoảng 45 độ trở xuống) mà lực đánh không đủ "kéo" bóng lên. Nguyên nhân của góc đánh hẹp là do khi lấy đà, mình đưa vợt ra sau lưng nhiều quá (quen như với khi giật bóng xoáy lên), mà bóng xoáy xuống thì lại không chồm tới mà hơi chựng lại, hơi nâng lên cao do đó muốn đánh trúng bóng thì phải đánh ra trước - và thế là thành ra ... góc hẹp !
- Điểm chạm bóng là trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng (tức chạm bóng ở điểm 2 hoặc từ 2 đến 3).

Bác nên tập với nhiều bóng : 1 người đưa bóng từng quả một - chỉ đưa bóng xoáy xuống vào góc bên thuận tay của bác - và bác giật với nguyên lý trên, rồi qua từng quả mà nhận xét, rút kinh nghiệm. Khi giật, động tác nôm na giống như bác cúi nghiêng người sang bên phải (nếu bác thuận tay phải) để nhặt 1 quả bóng ở ngang mũi bàn chân phải và đứng lên vươn người quăng quả bóng sang góc chéo bàn đối diện. Chú ý trình tự : đạp chân phải đưa hông và lườn lên, đồng thời xoay lườn sang trái 1 chút, vợt giật lên với góc 7-8 mươi độ, khi kết thúc thì vợt trước trán, 2 vai gần như thẳng với hướng đánh bóng (hướng chéo bàn), mặt hướng về góc chéo bàn (vợt cũng chĩa về góc chéo bàn, tức hướng đánh bóng), trọng tâm là ở chân trái. Quả này lấy xoáy và tạo cầu vồng cho bóng là chủ yếu (để bóng dễ qua lưới và dễ vào bàn), chứ ko phải lấy tốc độ làm chính. Bác thử xem sao nhé.

Không thể chuẩn và chi tiết hơn!
 

congcong73

Đại Tá
Khoan học giật xung đã bạn ơi, đừng đốt cháy giai đoạn. Mình moi cả năm rồi mà vẫn chưa vừa ý, vì moi mà hiền thì ăn quả bạt hoặc quả đẩy chéo góc. Với trình độ gà, theo mình cú giật moi mở màn là kỹ thuật quan trọng nhất, đáng để tiêu tốn trên 70% thời gian tập luyện
"Con đường đau khổ" học giật moi của mình đi qua những "cánh đồng tội lỗi" sau
- Giật đều: tập giật moi bóng ngắn tại chỗ, ít ra phải được 90%
- Di chuyển + Giật moi: có 3 lọai di chuyển. 1. Đứng ở góc trái, vị trí thông thường, di chuyển để giật được bóng đến sang góc phải của mình. 2. Di chuyển sang trái, lùi một chút giật bóng đến ngay người. 3. Di chuyển hẳn sang trái giật bóng đang đến góc trái của mình
- Giật moi bóng đến ngắn rơi gần mép, giật moi bóng đến dài.
- Giật thẳng chữ I, biến hóa giữa chữ I và chéo góc để đối thủ bị động khi đỡ
- Biến xóay: Giật moi ít xóay lai xung + Giật moi nhiều xóay không lực, để đối thủ chẳng tự tin bắn lại
- Giật ra cánh gà: cú này là độc nhất, tuy bóng đi chậm, nhưng chéo sang cánh gà, kèm thêm xóay ngang nữa thì đối thủ tha hồ mà vướn.
- Gò + Giật moi + Bạt, service + giật moi + bạt : com bo chủ đạo của trình gà

Còn một kinh nghiệm nữa khi tập:
- Tốt nhất là multiball, có người phát cho tập. Vì giật moi không thể tập như đánh đều được. Sau quả moi của mình bóng trả lại thường là bóng xóay lên. (tập bạt)
- Nếu không có điều kiện tập multi ball, tìm một bác đánh gai dài. Tập với các bác cắt bóng nặng trả lại cũng được, nhưng các bác ấy thường lùi xa, trả bóng không hiểm bằng các bác đánh gai. Mình vừa tập moi, vừa tập thể lực luôn. Mà các bác đánh gai dài lại rất thích chịu bóng cho mấy thằng tập giật moi, chắc là vì chỉ có thế mới tập đều được.
Đúng vậy! Moi có rất nhiều thứ để tập!
ngoài các " cánh đồng tội lỗi" của bác em xin bổ xung một " thửa ruộng hẹp" là:
- Moi xoáy ngang lên. Cú này nên đánh điểm rơi chủ yếu từ giữa bàn sang phải đối phương.
Khi thấy bóng sang ( nếu đối phương tay phải) họ bạt dễ hụt. và nếu đè bóng dễ ra ngoài hoặc sang góc phải - ta lùi ra và BẠT.
Nếu thuận tay trái các bác làm ngược lại.
 

DucCat

Đại Tá
Cũng có nhiều người chỉ bảo cho bạn giật bóng cắt nặng thế nào rồi,nếu bạn muốn chú ý kĩ thêm mình sẽ nói thêm lần nữa để bạn hiều.Nếu bạn muốn giật bóng nặng thì bạn nên giật bóng ở điểm đầu tiên chính là điểm cao nhất để bóng sang được dễ nhất,vì giật bóng ở điểm đầu tiên khi bóng nẩy lên bóng chưa có độ nặng mấy khi giật vào bóng thì bóng sẽ có lực và sẽ dễ qua lưới hơn,còn nếu bạn không kịp giật bóng ở điểm cao nhất thì bạn nên chờ bóng nấy xuống ở điểm thấp nhất rồi hãy đưa vợt vào vì giật ở điểm thấp nhất bóng sẽ không còn độ nặng của quả bóng nữa thì giật bóng sẽ dễ hơn,nhưng khi bạn giật bóng ở điểm thấp nhất bạn giật sẽ không được mạnh nữa chỉ được nhẹ và xoáy là chính vì điểm thấp nhất bóng đã hết lực không thể thêm lực được nữa thì bạn nên giật điểm rơi để cho đối phương mất chân rồi quả tiếp theo mới tấn công kết thúc!Còn nếu bạn giật bóng khi bóng đập xuống bàn và rơi ở điểm giữa thì lúc đấy bóng sẽ rất nặng bạn sẽ không giật được bóng qua lưới vì bóng rơi xuống ở điểm giữa chính là điểm nặng nhất của bóng,bạn sẽ không kéo bóng lên được.Mình là người chyên cắt bóng nặng nên mình biết cách giật bóng nặng ở những điểm rơi của bóng như thế nào!Chúc bạn luyện tập thành công quả giật bóng nặng xoáy xuống!
 
Last edited:

pkhuyenthoai

Đại Tá
theo kinh nghiệm mấy bác, bóng cắt sang nặng và chuội ta nên giật moi xoáy lên hay xoáy ngang lên, giật xung chắc khó ăn.
 

DucCat

Đại Tá
Nếu giật bóng nặng chuội thì nên giật lên ngang hay hơn vì nếu giật moi xoáy lên khi kéo lên sẽ ít được lực vào bóng!Giật lên ngang lực sẽ được mạnh hơn!Vì khi giật lên ngang thì chúng ta còn có lực đẩy nhiều hơn là bóng giật lên moi!Giật moi ít có lực đây hơn là giật ngang lên!Tất nhiên là giật xung thì khó kéo lên rồi,khi giật chuội bạn cần đẩy ngang để làm mất quả chuội đấy đi và kéo lên thì bóng sẽ dễ lên hơn,còn giật moi thì bóng cũng sẽ lên được nhưng không mạnh bằng giật ngang lên đâu!Bạn nên giật ngang lên nhiều hơn!Chúc bạn thành công!
 

Bình luận từ Facebook

Top