Đôi nét về bóng bàn thế giới
Giải vô địch Bóng bàn thế giới lần thứ 1 năm 1926 tại London ( Anh ) đến nay là lần thứ 52 năm 2012 tại nước Đức,
"5 châu lục" vào trận với những
cuộc chạy đua thành tích thể thao vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc, trên 7 nội dung thi đấu : Đồng đội nam, Đồng đội nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ, Đơn nam và Đơn nữ.
Mỗi khi Đại hội bóng bàn đến, người ta lại thấy
sự mới mẻ trong chuyên môn từ các quốc gia Châu lục đem tới. Giải vô địch bóng bàn thế giới chính là nơi hội ngộ các anh hùng hào kiệt
5 Châu với nhiều
tài năng thể thao, để thi đấu giành mục tiêu thứ hạng hay huy chương. Đồng thời cũng là nơi kiểm chứng về
chiến lược hiện tại, cũng như trong tương lai cho các Đại hội tiếp theo. Các nhà Lãnh đạo quản lý, Chuyên gia, huấn luyện viên, Vận động viên không thể không nghiên cứu tới:
Xu thế phát triển bóng bàn thế giới, chiến lược phát triển các cường quốc bóng bàn, sự thay đổi luật lệ ITTF, áp dụng Khoa học công nghệ thông tin trong huấn luyện đào tạo, chỉnh đổi những đối sách phù hợp, tránh tụt hậu, duy trì phát triển thành tích nội dung thế mạnh truyền thống, hoạch định một chiến lược quốc gia có lộ trình ngắn nhất để đạt được thành tích cao nhất, khi thể thao không hạn chế thành tích và lứa tuổi.
Ẩn số trước Đại hội là
Tổng Huy chương đạt các Châu lục, giữa trường phái Châu á và Châu âu, giữa Tấn công và Phòng thủ, giữa Vợt ngang và Vợt dọc, giữa tay trái hay tay phải, Vũ khí hay con người, sự bổ xung Luật và thành tích VĐV... thì sau Đại hội huy chương sẽ là kết quả giải mã.
Trong Đại hội
Giải đồng đội được coi là đại diện cho
phong trào tập thể mạnh, Đánh đôi là
sự phối hợp hai người như một, thì Giải đơn được cho là đại diện một trường phái
phong cách kỹ, chiến thuật tiên tiến . Các chuyên gia thường lấy giải đơn của phái mạnh làm thước đo tiêu biểu kỹ, chiến thuật trong các kỳ Đại hội.
Vận động viên là
chiến sĩ, Vợt là súng,
Bóng là đạn,
Bàn là chiến trường,
Lưới là hàng rào, dây thép gai, từ VĐV để trở thành a
nh hùng của Đại hội, quả là sự kết tinh của
chiến lược chuyên môn, qua nhiều thế hệ.
Những cơn lốc huy chương mà các VĐV giành được trong các kỳ Đại hội đã trở thành tâm điểm
đối đầu giữa 2 châu lục,
Châu á là Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Bắc Triều tiên... còn
Châu âu là Hunggari, Thụy điển, Pháp, Đức...
Năm 1926 Liên Đoàn bóng bàn thế giới (ITTF) ra đời, đánh dấu một
bước ngoặt lịch sử trong thể thao thành tích cao . Bóng bàn Việt nam xuất hiện 1920 bằng 2 đường, Miền Bắc từ Trung quốc vào, Miền Nam từ Pháp sang, Việt nam thành lập LĐBB năm 1959, gia nhập thế giới 1960, thành viên thứ 83 ITTF, đến nay hơn 200 nước được Liên đoàn đoàn bóng bàn thế giới công nhận là Liên đoàn, Hiệp hội. Lần đầu tiên Việt Nam dự giải vô địch Bóng bàn thế giới lần thứ 26 năm 1961 tại Bắc Kinh- Trung quốc.
Cuộc chạy đua Châu lục, từ năm 1926 cả thế giới không khỏi ngạc nhiên, khi
tổng số huy chương vàng của Châu âu bao phủ bầu trời Châu á suốt thời gian dài, mãi đến năm 1952 Vận động viên Châu á mới bừng tỉnh khi SaToh (Nhật bản) VĐTG đơn nam,
mở màn cho các nước Châu á vùng lên,
khép dần sự phồn thịnh của Châu âu, chuyển sang cuộc
nội chiến Châu á, điển hình là hai nước Trung - Nhật (1952 -1970), xen kẽ là Nam, Bắc triều tiên; Park Yun Sun (PDK) VĐTG đơn nữ 1977, Yoo Nam Kyu 1988, Ryu Seung Min 2004 đã trở thành anh hùng thế vận hội, vô địch đơn nam Olympic và một số những chiến tích bất ngờ của châu âu như Jan Ove Waldner ( Thụy Điển), Ga Tien ( Pháp)...càng chạy đua, bóng bàn Trung quốc càng tỏ thêm sức mạnh của một nước đông dân nhất thế giới, mà khởi điểm là Khâu Chung Huệ VĐTG đơn nữ 1957 và cho đến hôm nay, người Trung quốc họ tự hào khi huy chương đạt được, đã tôn thêm sức mạnh của bóng bàn Trung hoa, mà họ coi là
quốc sách số 1 trong các môn thể thao đỉnh cao, những thành tích lý tưởng được cộng lên mỗi khi Đại hội đến. Nhân tài như lá mùa thu, anh hùng kế tiếp anh hùng, Zang Ji Ke, Ma Lin, Khổng Minh Huy, Lưu Quốc Lượng, Đặng á Bình, Vương Nam , Li xiao sa... Trong tổng số 364 huy chương vàng của giải thế giới từ lần thứ nhất đến nay (trên 7 nội dung), Trung quốc đã chiếm được 182 huy chương vàng các loại. đúng là một
cường quốc bóng bàn thế giới.Trong chuyên môn cho thấy, sự bổ xung hay thay đổi luật lệ, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thành tích và huy chương, để trở thành vô địch thế giới, phải đào tạo thi đấu từ 12 năm trở lên, khi luật lệ thay đổi kỹ chiến thuật cũng phải thay đổi theo, người chiến thắng, kẻ chiến bại, chưa thích ứng hoặc chậm thích nghi, hay không thể cải thiện được phong cách kỹ, chiến thuật khi đã thành định hình, cố tật hoặc khó sửa...Luật lệ luôn đồng hành trong thi đấu thể thao, 46 lần luật ITTF thay đổi, thì Trung quốc đã góp tới 27 lần.
Sự thay đổi luật lệ chính là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bóng bàn, nhằm hoàn chỉnh hơn trong chuyên môn về
phong trào lẫn đỉnh cao, là tăng sự hấp dẫn của bóng bàn mà
cội nguồn của nó vốn là
môn Quý tộc.
Luật đánh khẩn trương ra đời có nghĩa là trong trận đấu, ở bất kỳ ván nào kéo dài hơn 10 phút , tại điểm số đó, luật đánh khẩn trương sẽ được áp dụng cho đến hết trận đấu đó, mỗi VĐV chỉ được giao một quả,VĐV cầm giao bóng trong 12 quả mà không dứt điểm được đối phương thì sẽ bị thua quả đó, chấm dứt thời kỳ lạc hậu của bóng bàn thế giới,mà nhiều trận đấu diễn ra quá dài, kỹ chiến thuật đơn điệu của mặt gai cao su, do người Mỹ sáng chế 1902. kéo dài từ 1926 đến năm 1951, với phong cách
cắt bóng là chính hay
gò kết hợp líp công, điển hình trường phái đó là đội tuyển Hunggari, danh thủ Vích to Béc na 5 lần VĐTG(đơn nam), Metslianxki 5 lần VĐTG (đơn nữ), Jabađốt , Kêlen, Xi đô, Phéccát, Xipốt, cũng đã giành được hơn 70 HCV giải thế giới .
Luật mặt vợt 2 màu đỏ đen 1986 cũng khép lại thời kỳ vàng son của loại vợt phản xoáy 755, một thời thống soái Đại hội mà tiêu biểu là Lương Quốc Lượng (Trung Quốc )HCB đơn nam Thế giới năm 1975.
Luật thi đấu đồng đội năm 1992 từ 9 trận xuống 5 trận cũng đã khép lại những kỳ tích lịch sử của Châu âu như Hunggari, Thụy Điển, Pháp... khi toàn thế giới không quốc gia châu lục nào có nhiều VĐV mạnh và
lực lượng kế cận hùng hậu như ở Trung quốc, sự duy trì được thành tích đồng đều của cả 3 VĐV trong Đại hội là thế mạnh truyền thống của đội tuyển Trung quốc, trong các giải vô địch thế giới, Đồng đội nam 22 lần vô địch, đồng đội nữ đạt 21 lần, càng khẳng định
tổng huy chương bóng bàn Châu á hơn hẳn Châu âu . Khi Hunggari được coi là đại diện cho châu âu cũng chỉ đạt được tối đa 12 lần trong giải đồng đội nam, số còn lại là Thụy điển và các quốc gia khác cộng lại, cũng thua tổng huy chương của bóng bàn Trung quốc.
Luật từ ván 21 điểm xuống 11 điểm năm 2000 nhằm giảm bớt thời gian thi đấu dài của Đại hội, tính quyết liệt của trận đấu tăng cao, sự bắt nhịp tăng nhanh trong trận đấu, đồng thời cũng kết thúc một thời kỳ làm mưa làm gió về kỹ thuật
Giao bóng tung cao che thân ( nhằm phân tán phản xạ, khi bóng rơi xuống có thể tiếp xúc ở các độ cao thấp khác nhau, thay đổi hướng đi, để đối phương không dám di chuyển trước. VĐV sử dụng phần thân che khi vợt tiếp xúc bóng, làm đối phương khó quan sát, dẫn đến lúng túng trong đánh đỡ trả bóng lại hoặc bị mất điểm trực tiếp hay bị bổng lên để tạo cơ hội cho dứt điểm quả sau), Guo Yue Hua ( Trung quốc)VĐTG đơn nam năm 1981,1983. là đỉnh cao về giao bóng tung cao che thân; khi giao bóng tấn công ở luật 21 điểm /ván VĐV có thể thắng tới 5 điểm trong một lần giao. Bây giờ thì tối đa cũng chỉ ăn được 2 điểm mà thôi...
Luật bóng từ 38 mm lên 40mm 2001 làm tốc độ bay của bóng chậm lại và dễ nhận biết hơn, bóng qua lại nhiều lần, tính hấp dẫn tăng lên, khả năng linh hoạt của con người được phát triển, đấu trí, thi lực sẽ nâng cao hơn trước, khi bóng đánh trên bàn tốc độ là 17m/s (trước là 24m/s), giao bóng 6m/s ( trước là 11m/s ), khi tăng tốc trong quả giật bóng sung tốc độ bóng đi nhanh tới 220 km/h, trong kỹ thuật bạt bóng sẽ đạt tới 300km/h; khi thi đấu bóng 38mm, thì đến giải thế giới lần thứ 40 năm 1989. người ta không còn thấy bóng dáng của VĐV cắt bóng đến vòng 8 nữa ...Chuyển thi đấu bóng 40mm, chính là
sự hồi sinh cho lối đánh phòng thủ hiện đại. Ryo Se Huyn HCB (VĐTG) đơn nam năm 2003... Kết luận lại
VĐV tấn công đạt thành tích cao hơn các VĐV phòng thủ. Luật giao bóng không che tay 2002 ban hành, có nghĩa khi giao bóng VĐV phải mở hết tay không cầm vợt để đối phương nhìn thấy rõ nhất khi tiếp xúc vợt với bóng. Trước đây khi giao bóng VĐV có 4 mục đích: (ăn điểm trực tiếp; tạo điều kiện cho dứt điểm quả 2; khống chế ; an toàn

thì bây giờ giao bóng ăn điểm bị giảm bớt hiệu lực chỉ còn giao bóng khống chế và giao bóng an toàn mà thôi, sự thay đổi về luật này là cuộc cách mạng lớn trong giao bóng công, để tồn tại và phát triển VĐV phải làm quen và gia tăng phong cách kỹ chiến thuật, Đối giật thuận, trái tay với sức mạnh tốc độ lớn ở các cự ly, gần, trung, xa sẽ được phát triển hơn, phong cách bóng bàn sẽ hiện đại hơn. phải mất một thời gian dài mới có thể chỉnh sửa, hoàn thiện được lối đánh hiện đại này mà các VĐV hàng đầu thế giới đang sử dụng. các VĐV có lối đánh 1 càng ( tấn công đẩy né ) không còn hiệu lực cao, kéo theo cả một thế hệ đào tạo VĐV tấn công một bên phải là chính dần bị mai mốt, phải mất 10 năm sau cho công cuộc đào tạo VĐV 2 càng ( tấn công 2 bên ) mới hình thành và phát triển đúng xu thế bóng bàn hiện đại...
Luật cấm sử dụng keo tăng lực 2006 là loại luật không cho VĐV sử dụng các loại keo tăng lực, bấy lâu nay họ thường sử dụng tăng lực từ mặt vợt, keo, cốt vợt. Bây giờ họ phải sử dụng
đúng lực thật của mình, các VĐV trẻ phát triển chiếm ưu thế và giành được nhiều thành tích tốt hơn VĐV lớn tuổi;
Vũ Khí hiện đại, công cụ phù hợp cũng phần nào tạo nên những kỳ tích trong Đại hội thể thao .
Sự ra đời mút Yasaka (Nhật bản) 1954 đem đến giải vô địch bóng bàn thế giới
quả giật bóng cầu vồng mà VĐV Ogimura (Nhật bản) đã áp dụng, sáng tạo trong thi đấu với 2 lần đoạt HCVàng đơn nam thế giới 1954,1957. Đại hội ngạc nhiên và lúng túng với quả giật vồng này, thật vinh danh khi ông nguyên một thời đã làm đến chức chủ tịch Liên đoàn bóng bàn thế giới. Trung quốc
sáng chế mút gai ngửa, tốc độ bóng cao để lấy lại thành tích mà người Nhật đang ngự trị, 1959 Jung Kuo Tuan (Dung Quốc Đoàn) Trung quốc VĐTG đơn nam đã khai phá cho tổ quốc Trung hoa, bằng lối đánh tấn công tốc độ như vũ bão của mút ngửa; tạo nền tảng cho sự kỳ diệu của bóng bàn Trung quốc,Chuang Tse Tung (Trang Tác Đông) 3 lần VĐTG đơn nam năm 1961,1963,1965. Thế giới hiếm có VĐV đạt được, chiến thắng của Tốc độ mút gai ngửa trước kiểu giật cầu vồng. (giật vồng là loại giật bóng rất xoáy, vòng cung cao, tốc độ bóng đi chậm ,160km/h ). Không dừng lại ở đó , người nhật vốn thông minh và không chịu lùi bước, Haxegaoa (Nhật bản ) VĐTG năm1967,1969 đã trình diễn Đại hội một kỹ thuật tài hoa với lối đánh tấn công 2 bên,
giật sung cả trái phải, tốc độ cao, sức xoáy lớn ở cự ly trung và xa bàn, giới chuyên môn Quốc tế, phải thừa nhận kỹ thuật động tác, bước chân di chuyển đẹp nhất thế giới, đẹp như vũ Balê. Kiểu cầm Vợt ngang và vợt dọc, cũng được xem như
cuộc cách mạng kỹ thuật chuyên sâu, ưu thế vợt ngang hơn hẳn vợt dọc về mọi mặt, ngoại lệ một số VĐV Sử dụng vợt dọc xuất chúng VĐTG gần đây như Lưu Quốc Lượng, Wang Hao, Ma lin … nhưng phần lớn VĐTG cầm vợt ngang chiếm đại đa số, Khổng Minh Huy, Vương Lệ Cần, Zang Ji ke… Tổng hợp về kết quả các kỳ Đại hội, tỷ lệ VĐV nam và nữ Trung quốc cũng như các VĐV của thế giới,
số VĐTG bằng vợt ngang tay phải chiếm gấp đôi các VĐV tay trái và nhiều hơn vợt dọc.
Bóng bàn thế giới càng đi đến hoàn hảo hơn trên mọi phương diện, kỹ chiến thuật. kiểu cầm vợt ngang là của châu âu, kiểu vợt dọc là của châu á, sự ưu việt của vợt ngang, hạn chế của vợt dọc mà các VĐV châu á, châu âu đang phải
sát nhập, bổ xung, để trở thành một
Phong cách kỹ chiến thuật bóng bàn hiện đại trước xu thế phát triển chung làng bóng bàn thế giới, bất cứ ai muốn trở thành anh hùng của Đại hội, anh hùng Thời đại, phải thực hiện được phong cách kỹ chiến thuật đó…Zang ji ke ( Trung quốc) VĐTG 2011,Vô địch OLympic 2012 là một điển hình...
Trải qua nhiều Đại hội thi đấu bóng bàn thế giới,
sự đa dạng hóa trong phong cách kỹ chiến thuật là vô cùng phong phú, bản sắc châu lục, thế mạnh truyền thống, mỗi châu, mỗi nước, mỗi VĐV một vẻ, nhưng tất cả vẫn phải hình thành cho mình một thế mạnh riêng, trên cơ sở phù hợp, phát huy được hiệu quả cao nhất, để tồn tại và phát triển , 4 phong cách kỹ chiến thuật bóng bàn điển hình được coi là đại diện cho bóng bàn châu lục :
1. Phong cách Tấn công 2 bên trái và phải (tấn công 2 càng) hay phong cách kỹ chiến thuật bóng bàn hiện đại, là VĐV sử dụng sở trường chính tấn công cả 2 bên , đối giật với sức mạnh, tốc độ cao, ở cả các cự ly gần, trung, xa bàn, với phương châm nhanh, mạnh, chuẩn, biến, chiến thuật đa dạng, ứng biến sáng tạo, dứt điểm nhanh chóng, đặc biệt kỹ thuật khống chế và tấn công quả đầu tiên trong bàn, giật cổ tay với sức mạnh biến, thay đổi điểm rơi, tạo cơ hội chủ động dứt điểm cho các quả tấn công sau . Điển hình như Zang Ji Ke, Ma long, Wang hao (Trung Quốc)... Jan Ove Waldner ( Thụy điển)VĐTG đơn nam 1989,1997.
2. Phong cách Tấn công đẩy né ( Tấn công 1 càng ) là sở trường chính giật bên phải với sức mạnh tốc độ lớn, biến hóa ở các cự ly gần trung, xa bàn. bên Trái chặn đẩy, tăng lực kết hợp giật, bạt, trái; đại diện cho trường phái VĐTG này là Kong Ling hui ( Khổng Minh Huy); Liu GuoLiang (Lưu Quốc Lượng), Ma Lin( Ma lin) Trung quốc...
3. Phong cách Cắt bóng phản công hay gọi là Phòng thủ hiện đại, sở trường cắt bóng là chính, nhưng có thể lên tấn công dứt điểm bất cứ lúc nào như một VĐV tấn công thực thụ mà không cần phải lựa chọn các vị trí, dù ít hay nhiều VĐV Joo Se Hyuk (KOR) đã đứng thứ nhì Olympic 2004, Kim Kuyng Ah (KOR) thứ 3 đơn nữ thế giới..
4. Phong cách Cắt bóng hoàn toàn là kiểu đánh sở trường chính là cắt bóng ăn điểm, không biết tấn công.như Jaccob, Barna(Hung ga ri)… Lối đánh này trên thực tế chỉ còn tồn tại ở các VĐV cổ hủ ,đẳng cấp thấp và phong trào quần chúng.
sự thống trị của bóng bàn Trung quốc Trong các kỳ Đại hội
Chính là họ rút ra các thất bại trong những cuộc chạy đua với Châu âu sử dụng kỹ chiến thuật đối giật, ham tranh đua đánh bóng dài, điển hình như Jan Ove Waldner ( Thụy điển)… Năm 1995 Trung quốc tiến hành cuộc
cách mạng bóng bàn là chuyển từ vợt dọc truyền thống sang vợt ngang châu âu, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc phát triển kỹ thuật chuyên sâu, các VĐV vợt ngang chuyển sang thay đổi cải tiến tập trung đến quả tấn công thuận tay và việc nắm giữ thế chủ động, tăng cường khoét sâu vào lỗ hổng trái tay bằng cách sử dụng quả giật mạnh thuận tay để gây áp lực bên trái. Khi bóng 38mm sang bóng 40mm thì hiệu năng của quả trái tay buộc phải nâng lên và quan trọng hơn bao giờ hết .Trong quá trình cách mạng đó Trung quốc tập trung kỹ thuật theo 2 hướng :
- Tập trung cao vào quả giật bên phải ,với sức mạnh tốc độ tối đa, biến hóa, quyết liệt, luôn gây nguy hiểm như Ma Lin, Wang Li Qin ...
- Duy trì sự hài hòa giữa tấn công và phòng thủ, trên cơ sở tăng cường di chuyển linh hoạt, để xoay chân tấn công, đối giật mạnh cả 2 bên Trái ,phải với sức mạnh tốc độ tối đa, quả Giật sau lực phải mạnh hơn quả trước...như Zang ji Ke, Ma Long...
Con đường đi đến bá chủ của bóng bàn Trung quốc là được Nhà nước đầu tư, chú trọng phát triển, Bàn bóng khắp các công viên, khu phố, cơ quan, làng xóm, hệ thống thi đấu giải được kiện toàn với hàng trăm giải mỗi năm, lấy phong trào làm nền móng cho thể thao đỉnh cao phát triển, qua phong trào để phát hiện nhân tài. Từ nhiều năm nay hình ảnh các nhà lãnh đạo Trung hoa với các VĐV vô địch Olympic, Thế giới được trương lên khắp các cơ quan, đường phố, ngõ hẻm như một cách khuyến khích người dân chơi bóng bàn, khích lệ các VĐV trẻ noi gương đàn anh hăng say học tập, làm thay đổi quan niệm của người dân về bóng bàn, khiến họ sẵn sàng cho con em theo học (kinh phí 7000USD/năm tại các trường TDTT danh tiếng với những HLV giỏi, toàn Trung quốc gần 2000 nghìn trường huấn luyện VĐV chuyên nghiệp bài bản, hàng chục nghìn VĐV trẻ tập luyện miệt mài, với khát vọng chiến thắng mãnh liệt. Hầu hết các tay vợt nổi tiếng được Trung quốc trọng dụng, những năm tháng trên bàn bóng là kho báu kinh nghiệm tuyệt vời cho sự nghiệp huấn luyện, Liu GuoLiang, Kong Ling hui...họ lưu truyền cho các VĐV trẻ tài năng những đúc kết quý giá, để thành tích sự nghiệp của thế hệ sau được nâng lên một bước.
Bóng bàn Trung quốc luôn mạnh không suy
Chính là môn phổ biến nhất Trung quốc, quanh năm có hơn 20 triệu người chơi, cơ sở quần chúng hùng hậu, đội ngũ nghiên cứu khoa học phát triển, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, 10 nghìn VĐV chính quy, hơn 2000 VĐV chuyên nghiệp đăng ký tại LĐBB, hàng 100 VĐV đội tuyển quốc gia, hệ thống tuyển chọn tập luyện kiểu kim tự tháp, ứng dụng khoa học công nghệ mức cao nhất, chế độ dinh dưỡng, chính sách phù hợp, phát huy khả năng nội lực, nghiên cứu cải tiến dụng cụ, VĐV bản lĩnh ý chí, phấn đấu hết lòng vì tổ quốc nhân dân, lô gic trong huấn luyện đào tạo, tổng kết lý luận chặt chẽ, giữ kỷ lục lâu nhất thế giới, Nhà nước đầu tư cao các chiến lược cho các thế hệ VĐV chuẩn bị giải Thế giới 8 năm, chiến lược thế vận hội Olympic 12 năm, Công tác quản lý luôn đổi mới trong môn thể thao này, vì vậy luôn dẫn đầu. Giải bóng bàn chuyên nghiệp Superleage tổ chức quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao, với các tay vợt mạnh hàng đầu thế giới.
Qua các giải vô địch thế giới và
kết thúc Ôlympic lần thứ 30 tại London (Anh), bóng bàn Trung quốc làm rung chuyển giới chuyên môn Đại hội, 4 huy chương vàng trọn bộ trong 2 kỳ Ôlympic 2008, 2012. Càng khẳng định thêm chiến thắng kỳ diệu của mình, 2016, 2020 họ vẫn sẽ khẳng định
Vàng bóng bàn thế vận hội là của vận động viên bóng bàn Trung quốc, nhìn cách làm về đầu tư bóng bàn Trung quốc là hoàn toàn có niềm tin và cơ sở. để đổi lấy 1 huy chương vàng bóng bàn Olympic, nhà nước
Trung quốc phải đầu tư cho 1 vận động viên vô địch là 1.570.000 USD . Thế giới ghi danh, Bảng vàng Châu lục lại có thêm
8 đạị gia bóng bàn thế giới, họ phải đạt
vô địch thế giới,
vô địch lympic, vô địch các cây vợt xuất sắc thế giới , vô địch châu á đó là Kong Ling hui, Liu Guo Liang, Ma lin, Jang ji ke, Deng Ya Ping, Zang Yi Ning, Li Xiao Sa (Trung Quốc) và Châu âu chỉ duy nhất có Jan Ove Waldner ( Thụy điển).
Nhìn người xem ta, thông qua Đại hội, Bóng bàn Việt nam cần phải làm gì khi bóng bàn thế giới đang sôi động và phát triển, đội tuyển nam Việt nam xếp thứ 37 thế giới đồng đội nam 2010 và sự cách biệt thành tích trong các giải đơn, đôi phản ánh đúng đầu tư của nước ta, trong thời kỳ tập trung cao về công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN, càng cần phải suy nghĩ, cho việc quan tâm đầu tư thực sự về thể thao như Trung quốc hiện nay và học tập thêm một cách toàn diện.
Cuộc chạy đua thể thao chỉ giành cho các quốc gia có kinh tế phát triển, đứng trước ta có nhiều đường lối chiến lược châu lục, phong cách kỹ chiến thuật tiên tiến, việc áp dụng phải tính toán sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta hiện nay, dần từng bước phát triển đi lên, để đạt được như vậy chúng ta cần phải có thời gian và đầu tư cho chiến lược,
chiến lược thi đấu cho bóng bàn thế giới, chiến lược thế vận hội Ôlympic, chứ không phải là đầu tư theo
khả năng kinh tế như hiện nay, sự đầu tư
đồng bộ của Đảng và nhà nước, các bộ ngành nói chung và ngành thể thao nói riêng, là hết sức cần thiết, chỉ có đầu tư
thực sự thì bóng bàn Việt nam mới có hy vọng và phát triển về thành tích trong
cuộc chạy đua thể thao châu lục. Cần phải thực sự
đổi mới toàn diện để bóng bàn Việt nam phát triển đi lên, nhanh hơn, xa hơn, cao hơn.