Tokyo Olympics 2020 (24/7 ~ 06/8)

conduongs

Đại Tá
Nội dung đồng đội thì có rồi, còn nội dung đánh đơn thì 3 lần lọt vào tới trận chung kết năm 2004, 2008, 2012 nhưng đều về nhì, đồng chí này có duyên với huy chương bạc hơn vàng
Giấc mơ vàng olympic của Wang Hao toàn bị dang dở, giờ đấy đành giử gắm vào học trò FZD của mình thôi. Tin rằng FZD sẽ làm được điều mà thầy mình còn dang dở
 

ga mo

Đại Tá
Giấc mơ vàng olympic của Wang Hao toàn bị dang dở, giờ đấy đành giử gắm vào học trò FZD của mình thôi. Tin rằng FZD sẽ làm được điều mà thầy mình còn dang dở
Chờ Ma Long về hưu đã, thế nào cũng đến lượt. Riêng thế hệ Wang Hao (bộ 3 WLQ, Ma Lin và Wang Hao), thật tiếc cho bộ 3 này không ai có được Grand Slam. Người nào cũng thiếu thiếu một chút may mắn gì đó. WLQ ăn 3 WCh mà ở đấu trường Olympic và World Cup thì chịu chết, không có cái nào cả. Ma Lin thì có 4 World Cup, 1 Olympic mà không có cái WCh nào (3 lần về nhì). Wang Hao cũng thế, có được WCh, 3 World Cup mà lại thiếu Olympic (cũng 3 lần về nhì). Chẳng bù cho bộ 3 Ma Long, ZJK và XX, bộ 3 này thì XX nhường hết cho 2 ông kia, chỉ ăn có 1 cái WC duy nhất.
 

tla

Super Moderators
Không thể nghĩ đc rằng Hirano có cơ bụng thế này
 

Attachments

  • FB_IMG_1629172632356.jpg
    FB_IMG_1629172632356.jpg
    32.4 KB · Đọc: 105

tla

Super Moderators
Đợt này Olympic tổ chức trên đất Nhật, trang phục cho nữ VDV bóng bàn nhìn rất đẹp, còn của Nam nhìn như đồng bóng, mặc vào nhìn rất ái. Nhìn đùi hai em Ishikawa và em Miu sao mà đẹp thế :p :cool::p
Câu kết chuẩn luôn :)
 

vmphuc

Binh Nhì
Em thì thấy Fan ZhenDong cũng đã có sự chuẩn bị nội dung đơn, đồng đội tiền Olympic bằng các giải đấu nội bộ nhiều, chế độ tập luyện cũng được duy trì bởi HLV riêng nên cơ bản phong độ không kém đi, người ngợm cũng gọn hơn so với mấy năm trước nhiều. VĐV chuyên nghiệp đang ở thời kỳ đỉnh cao rất có ý thức với sức khỏe, đặc biệt nó còn là kỷ luật, là tương lai, không ai dám lơ là vi phạm. Ae thử nhìn Ronaldo thì thấy, đây là tấm gương vô cùng mẫu mực về đời sống thể thao chuẩn mực, VĐV bóng bàn tầm cỡ thế giới tin rằng họ cũng có ý thức như vậy.

Trở lại trận CK thì em thấy:
- Đây là trận CK đầu tiên, Fan ZhenDong dĩ nhiên tâm lý, trong khi đó Ma Long đã no nê danh hiệu, và dù có giành HCB thì khả năng giành HCV đồng đội cũng rất cao, đương nhiên Ma Long vẫn là tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại, đó là điểm tựa tâm lý cực kỳ thuận lợi cho Ma Long.
- Về chiến thuật, em thấy Ma Long đã ý thức rất sâu sắc quả trái của Fan ZhenDong, đặc biệt sợ quả tấn công xoáy và mạnh về góc xa bên phải hoặc đôi công trái và bị đẩy bóng dọc biên của Fan ZhenDong (ae nếu xem lại CK Mens WorldCup 2020 thì thấy Ma Long đã bị thua ngược vì những đòn này, sau đó tại CK Grand Finals Ma Long đã thay đổi chủ động tấn công, đôi công trái chiếm tiên cơ nên đã khuất phục được Fan ZhenDong). Vì vậy, hầu hết mọi quả phát bóng của Ma Long nếu về góc xa bên trái của Fan ZhenDong thì chủ yếu là nhanh xuống để Fan ZhenDong không có nhiều thời gian điều chỉnh phản công, ngược lại Ma Long có thời gian xoay người tấn công (chuyên môn gọi là quả thứ 3). Còn lại, Ma Long toàn phát bóng xoáy ngang xuống rất nặng về góc gần bên phải (thuận tay của Fan ZhenDong) làm Fan ZhenDong không thể giật, flick...đại loại là vị trí khó tấn công nhất, buộc phải cò cưa và Ma Long có đủ thời gian setup (gọi nôm na là cài cắm) để buộc Fan ZhenDong rơi vào thế bất tiện, phải đánh theo ý Ma Long. Nhờ vậy, Ma Long đã dẫn séc 1 rất sâu, và đó là lý do tại sao Ma Long trung thành với chiến thuật chặt chẽ này từ đầu đến cuối trận và Fan ZhenDong dưới nhiều sức ép tâm lý, không thể phát huy lợi thế đã rơi vào trạng thái mất tự tin. Sau trận đấu, Fan ZhenDong cũng phải thừa nhận điều đó.

Trận CK không có nhiều pha bóng cởi mở như 2 trận BK hay trận tranh HCĐ, nhưng em thấy học hỏi được rất nhiều từ chiến thuật của trận CK này, nhắc lại là chiến thuật tuyệt vời. Mourinho từng nói: "Nếu bạn thắng 10-0, bạn sẽ hủy diệt một trận đấu. Nhưng nếu bạn thắng 10 trận với tỉ số 1-0, bạn sẽ hủy diệt cả giải đấu!", quan trọng nhất là chiến thắng, đặc biệt là chiến thắng trong một trận đấu cực kỳ quan trọng!
Chiến thuật, thay đổi cách chơi để khắc chế đối thủ của ML phải nói là thượng thừa, thêm nữa tâm lí rất bình tĩnh, sau khi ăn đc WTTC lần đầu năm 2015 ML đã trở thành một người hoàn toàn khác, ko còn bị áp lực tâm lí nữa, dù trước đó ML vẫn hay khớp khi gặp WH tại giải lớn. Mình thấy nhiều bác cứ hay phân tích từng kĩ thuật cụ thể rồi bàn người nọ hơn người kia nó ko chuẩn. Vào trận quan trọng là chiến thuật và sự tự tin, lì đòn trong những điểm số quyết định. Cái này ở ML mình thấy hiện tại là số 1, bên tennis thì có Djokovic, đánh rất lì lợm. Muốn thắng được họ ở một siêu giải thì rất khó.
 

quan221212

Đại Uý
Chờ Ma Long về hưu đã, thế nào cũng đến lượt. Riêng thế hệ Wang Hao (bộ 3 WLQ, Ma Lin và Wang Hao), thật tiếc cho bộ 3 này không ai có được Grand Slam. Người nào cũng thiếu thiếu một chút may mắn gì đó. WLQ ăn 3 WCh mà ở đấu trường Olympic và World Cup thì chịu chết, không có cái nào cả. Ma Lin thì có 4 World Cup, 1 Olympic mà không có cái WCh nào (3 lần về nhì). Wang Hao cũng thế, có được WCh, 3 World Cup mà lại thiếu Olympic (cũng 3 lần về nhì). Chẳng bù cho bộ 3 Ma Long, ZJK và XX, bộ 3 này thì XX nhường hết cho 2 ông kia, chỉ ăn có 1 cái WC duy nhất.
XuXin lúc đỉnh cao trấn áp được Ma Long và Fan Zhendong thì lại gặp lúc Zhang Jike ngáo đá; lúc trấn áp được Zhang Jike ngọt rồi thì bị ML và Fan Zhendong lên đồng quần cho tơi tả, bầm dập, khiến cho giờ đánh cả với ngoài TQ cũng mất cả tự tin, hay thua sốc.
 

quan221212

Đại Uý
Chờ Ma Long về hưu đã, thế nào cũng đến lượt. Riêng thế hệ Wang Hao (bộ 3 WLQ, Ma Lin và Wang Hao), thật tiếc cho bộ 3 này không ai có được Grand Slam. Người nào cũng thiếu thiếu một chút may mắn gì đó. WLQ ăn 3 WCh mà ở đấu trường Olympic và World Cup thì chịu chết, không có cái nào cả. Ma Lin thì có 4 World Cup, 1 Olympic mà không có cái WCh nào (3 lần về nhì). Wang Hao cũng thế, có được WCh, 3 World Cup mà lại thiếu Olympic (cũng 3 lần về nhì). Chẳng bù cho bộ 3 Ma Long, ZJK và XX, bộ 3 này thì XX nhường hết cho 2 ông kia, chỉ ăn có 1 cái WC duy nhất.
Có 3HCB đơn nam (2004 thua Ryu SeungMin, 2008 thua Ma Lin, 2012 thua Zhang JiKe), có 2HCV đồng đội nam (2008, 2012).
Whang Hao thì khác gì Li Chong Way của Mã Lai đâu nhỉ? Nỗi đau Olympic ăn sâu vào tâm trí đến tận xương tủy
 

Bình luận từ Facebook

Top