Tawny Bành - 11 năm liên tiếp trong đội tuyển bóng bàn hoa Kỳ

nhimpitt

Trung Sỹ
Cả 2 kỳ Thế vận hội Sydney năm 2000 và Athens năm 2004, trong đoàn thể thao Hoa Kỳ đều có mặt 2 tay vợt bóng bàn gốc Việt, đó là Nguyễn Đình Khoa ở nội dung đơn nam và Tawny Bành (tức Bành ái Thu) thi đấu các nội dung của nữ. Trong giới bóng bàn Mỹ quốc, Tawny Bành và Nguyễn Đình Khoa, cả hai đều là những niềm hy vọng của cộng đồng người Việt. Trong các số báo trước, chúng tôi đã đề cập về chàng kỹ sư điện toán tài năng bóng bàn Nguyễn Đình Khoa, số báo này lại tiếp tục thông tin về tay vợt nữ gốc Bạc Liêu - Cô Tawny Bành.

Những đấu thủ hàng đầu về bóng bàn trên thế giới thường bắt đầu chơi bóng bàn từ thời 5 hay 6 tuổi, nhưng riêng Tawny Bành, cô khởi sự khá muộn khi đã được 13 tuổi. Đối thủ của cô trong môn chơi này chính là cha cô và 5 người anh lớn. Tawny Bành năm nay đã 32 tuổi, nhớ lại những kỷ niệm ban đầu khi mới cầm cây vợt bóng bàn như sau: " Đầu tiên tôi chỉ chơi cho vui và coi như một sinh hoạt gia đình. Nhưng khi bắt đầu đánh bóng bàn tại một câu lạc bộ ở Alhambra thì tài năng của tôi bắt đầu được chú ý".

Khi Bành được 18 tuổi, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi cầm vợt, cô đã trở thành một tuyển thủ trong đội bóng bàn quốc gia Hoa Kỳ. Cô nhìn nhận: " Phâng lớn những đấu thủ bóng bàn cấp quốc gia khác trong đoàn, khởi đầu từ tuổi còn nhỏ. Họ được sắp hạng cao hơn. Nhưng tôi đã tiến bộ mau chóng và bắt đầu hạ họ. Tôi thường xuyên là người đầu tiên được lựa chọn vào đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ"

Thế vận hội Sydney năm 2000 không ưu đãi Tawny Bành và Nguyễn Đình Khoa. Trong những trận đánh đơn, Bành thất bại ngay trong vòng loại. Trong các trận đánh đôi, Bành và đồng đội của cô bị loại ngay từ vòng đầu. Nguyễn Đình Khoa cũng không hơn gì, trắng tay ngay từ những vòng đấu đầu tiên. Những kinh nghiệm ấy là bài học mà họ nhớ một cách sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi một VĐV, họ chỉ mong muốn có một lần được tham dự một kỳ Thế vận hội.

Nhưng rồi cả Tawny Bành lẫn Nguyễn Đình Khoa đều có cơ hội lần thứ hai sau khi vượt qua các vòng đấu loại gian khổ để chiếm xuất chính thức đến Olympic Althen 2004. Để chuẩn bị đi Athens, Bành phải luyện tập 4 ngày trong một tuần và 3 giờ một ngày. Bành nhấn mạnh: " Tôi dày dạn hơn kể từ Thế vận hội Sydney 2000, và khi bước vào Thế vận hội Athens, tôi đã rất quyết tâm khi hiểu rằng đây là cơ hội cuối cùng tham dự Olympic". Không trông đợi chiếm được huy chương, cả Bành và Khoa đều cho rằng " Có dịp tranh tài với những cây vợt lớn chính là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời cầm vợt". Một lần nữa, sân chơi Olympic trở nên quá tầm đối với các tay vợt gốc Việt, toàn bộ các tấm huy chương đều bị các cường quốc bóng bàn lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển... thôn tính.

Tawny Bành đã khá lớn tuổi nên không chắc là cô sẽ còn chơi bóng bàn trong bao lâu nữa. Hiện Bành đang học ngành quản trị thương mại và muốn có bằng cấp, học hỏi kinh nghiệm và được đứng vào vị trí cao trong nghề nghiệp. Tawny Bành cho biết, các cầu thủ bóng bàn có thể duy trì khả năng thi đấu ở tuổi 40, nhưng đối với cô, khó có thể " dòm ngó" đến Bắc Kinh 2008 được. " Thế là quá đủ, tôi đã ở đội tuyển quốc gia 11 năm liên tiếp, đã đến lúc cần được nghỉ ngơi" cô gái gốc Việt tâm sự.


Hoàng Ngân ( 12/2006 )


Clip bóng bàn của Tawny Bành:

http://m.youtube.com/watch?v=0OlgHeyGRDs

[video]http://m.youtube.com/watch?v=Q_8rNT5dFAk[/video]
 

bongbanmaniac

Binh Nhất
Cả 2 kỳ Thế vận hội Sydney năm 2000 và Athens năm 2004, trong đoàn thể thao Hoa Kỳ đều có mặt 2 tay vợt bóng bàn gốc Việt, đó là Nguyễn Đình Khoa ở nội dung đơn nam và Tawny Bành (tức Bành ái Thu) thi đấu các nội dung của nữ. Trong giới bóng bàn Mỹ quốc, Tawny Bành và Nguyễn Đình Khoa, cả hai đều là những niềm hy vọng của cộng đồng người Việt. Trong các số báo trước, chúng tôi đã đề cập về chàng kỹ sư điện toán tài năng bóng bàn Nguyễn Đình Khoa, số báo này lại tiếp tục thông tin về tay vợt nữ gốc Bạc Liêu - Cô Tawny Bành.

Những đấu thủ hàng đầu về bóng bàn trên thế giới thường bắt đầu chơi bóng bàn từ thời 5 hay 6 tuổi, nhưng riêng Tawny Bành, cô khởi sự khá muộn khi đã được 13 tuổi. Đối thủ của cô trong môn chơi này chính là cha cô và 5 người anh lớn. Tawny Bành năm nay đã 32 tuổi, nhớ lại những kỷ niệm ban đầu khi mới cầm cây vợt bóng bàn như sau: " Đầu tiên tôi chỉ chơi cho vui và coi như một sinh hoạt gia đình. Nhưng khi bắt đầu đánh bóng bàn tại một câu lạc bộ ở Alhambra thì tài năng của tôi bắt đầu được chú ý".

Khi Bành được 18 tuổi, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi cầm vợt, cô đã trở thành một tuyển thủ trong đội bóng bàn quốc gia Hoa Kỳ. Cô nhìn nhận: " Phâng lớn những đấu thủ bóng bàn cấp quốc gia khác trong đoàn, khởi đầu từ tuổi còn nhỏ. Họ được sắp hạng cao hơn. Nhưng tôi đã tiến bộ mau chóng và bắt đầu hạ họ. Tôi thường xuyên là người đầu tiên được lựa chọn vào đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ"

Thế vận hội Sydney năm 2000 không ưu đãi Tawny Bành và Nguyễn Đình Khoa. Trong những trận đánh đơn, Bành thất bại ngay trong vòng loại. Trong các trận đánh đôi, Bành và đồng đội của cô bị loại ngay từ vòng đầu. Nguyễn Đình Khoa cũng không hơn gì, trắng tay ngay từ những vòng đấu đầu tiên. Những kinh nghiệm ấy là bài học mà họ nhớ một cách sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi một VĐV, họ chỉ mong muốn có một lần được tham dự một kỳ Thế vận hội.

Nhưng rồi cả Tawny Bành lẫn Nguyễn Đình Khoa đều có cơ hội lần thứ hai sau khi vượt qua các vòng đấu loại gian khổ để chiếm xuất chính thức đến Olympic Althen 2004. Để chuẩn bị đi Athens, Bành phải luyện tập 4 ngày trong một tuần và 3 giờ một ngày. Bành nhấn mạnh: " Tôi dày dạn hơn kể từ Thế vận hội Sydney 2000, và khi bước vào Thế vận hội Athens, tôi đã rất quyết tâm khi hiểu rằng đây là cơ hội cuối cùng tham dự Olympic". Không trông đợi chiếm được huy chương, cả Bành và Khoa đều cho rằng " Có dịp tranh tài với những cây vợt lớn chính là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời cầm vợt". Một lần nữa, sân chơi Olympic trở nên quá tầm đối với các tay vợt gốc Việt, toàn bộ các tấm huy chương đều bị các cường quốc bóng bàn lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển... thôn tính.

Tawny Bành đã khá lớn tuổi nên không chắc là cô sẽ còn chơi bóng bàn trong bao lâu nữa. Hiện Bành đang học ngành quản trị thương mại và muốn có bằng cấp, học hỏi kinh nghiệm và được đứng vào vị trí cao trong nghề nghiệp. Tawny Bành cho biết, các cầu thủ bóng bàn có thể duy trì khả năng thi đấu ở tuổi 40, nhưng đối với cô, khó có thể " dòm ngó" đến Bắc Kinh 2008 được. " Thế là quá đủ, tôi đã ở đội tuyển quốc gia 11 năm liên tiếp, đã đến lúc cần được nghỉ ngơi" cô gái gốc Việt tâm sự.


Hoàng Ngân ( 12/2006 )


Clip bóng bàn của Tawny Bành:

http://m.youtube.com/watch?v=0OlgHeyGRDs

[video]http://m.youtube.com/watch?v=Q_8rNT5dFAk[/video]

Cho em xin đính chính với tác giả viết bài này là Twany Bành lúc nhỏ cô ta tập dợt với 1 người anh lớn nhất trong nhà....( xin nhấn mạnh 1 điểm đáng chú ý và rất khâm phục là mặc dầu anh ấy bị tần tật nhưng đánh bóng bàn rất hay).Cô Twany tập chung với anh ấy từ nhỏ và 2 người chị chứ ko phải là 5 anh em như tác giả đã đưa tin........Xin cám ơn.
 

bongbanmaniac

Binh Nhất
Em thấy còn một người nưã mà chúng ta đáng trân trọng nhắc đến là 1 VDV nữ trong thập niên 80, 90 tại hải ngoại. Cô ta làm rạng danh môn BB ở hải ngoại và VN chúng ta trước VDV Nguyễn Đình Khoa và Twany Bành là cô Vương Tiểu Lan. Cô Tiểu Lan người gốc Hội An Quảng Nam. Cô từng đại diện BB Mỹ tham dự Olympic 1984, 1988 và 1992. U.S Open và từng đại diện Mỹ về Đảo Quốc Đài Loan để thi đấu.....
Một con người nhỏ nhắn ,cầm thìa phải rất là lanh lẹ, phản công chớp nhoáng bên càng phải của cô ta....Thời kỳ đó càng trái chưa được "thịnh hành" cho lắm nên cô ta chỉ dung càng phải thôi..... Cô Tiểu Lan di chuyển lanh lẹ như sóc.... Cô đả từng được đền cử vào danh sách Hall of Fame của Hoa Kỳ.......
 

Bình luận từ Facebook

Top