Vladimir Samsonov – Câu chuyện về một cậu bé vươn lên đỉnh cao
(Kỉ niệm về chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp của King Kong)
Khi 6 tuổi, cậu bé Vladimir Samsonov được đưa đến một CLB thể thao tại Minsk, thành phố quê hương cậu, thuộc Liên Xô cũ (ngày nay là thủ đô của cộng hòa Belarus) nơi các tay vợt bóng bàn tập luyện. Người hướng dẫn cậu, Polina Gorovskaja, không phải là một HLV có quá nhiều bằng cấp nhưng rất được kính trọng bởi tài năng và sự thông minh. Rất nhanh chóng, Polina nhận ra tài năng của cậu bé 'Vladi' – hiện nay các fans vẫn gọi anh một cách thân mật như vậy. Cha Vladi cũng thích bóng bàn nên ủng hộ con và thi thoảng ông còn chơi với cậu. Một thời gian sau, Polina Gorovskaja cũng như cha Vladi nên cho cậu tập luyện thường xuyên. Họ cùng đi đến gặp HLV Aleksander Petkevich, người luôn cảm thấy cậu bé 7 tuổi còn quá nhỏ để gia nhập. Tuy nhiên do sự can thiệp của cha Vladi, cuối cùng cậu cũng được gia nhập vào đội bóng bàn và có HLV hướng dẫn. 2 tháng sau, cậu dự giải trẻ lần đầu tiên và không ai tin rằng Vladi mới chỉ tập luyện được có 2 tháng. Cha cậu tiếp tục ủng hộ con trai dù ông không có ý niệm gì về hướng dẫn tập luyện bóng bàn, nhưng ông đã xin chỉ dẫn của HLV Alexander Petkevich. Trong kì nghỉ hè, việc tập luyện được gia tăng cường độ, Vladi được tập luyện hàng ngày và cậu tiến bộ từng ngày. Bước tiến rõ rệt của cậu cuối cùng đã đến, Vladi được gọi vào đội tuyển nhi đồng Liên Xô. Mới 10 tuổi, sự nghiệp bóng bàn của cậu đã được xác định: cậu tập luyện tại trung tâm bóng bàn Dinamo Minsk và được tới trung tâm bóng bàn Quốc gia tại Moscow, nơi những tay vợt trẻ hay nhất của Liên Xô tập luyện 2 tuần mỗi tháng. Ở Moscow, mọi thành viên tuyển trẻ được học tập trung tại trường riêng, các thày cô giáo giúp đỡ làm bài tập và chuẩn bị cho các kỳ thi. Năm 1987, lúc 11 tuổi, Vladi có vinh dự đại diện cho Quốc gia đi dự giải thiếu niên-nhi đồng châu Âu. Lần đầu xuất trận, cậu đã đạt HCĐ. Liên Xô đoạt HCV đồng đội nhưng cậu chỉ là thành viên dự bị. Bước tiến của cậu được khẳng định tại giải trẻ châu Âu 1988 tổ chức ở Novi Sad 1988: cậu vô địch đôi nam và đôi nam nữ. Tiếp đó năm 1989 cậu vô địch đơn khi giải tổ chức ở Luxembourg. Lúc đó, dù cậu còn rất nhỏ nhưng các chuyên gia đã bị cậu cuốn hút bởi tài năng đặc biệt. Vào tuổi 14, Vladi có được học bổng đầu tiên trong đời, một điều bình thường với các VĐV của Liên Xô cũ. Với các thành viên của tuyển trẻ Quốc gia, không chỉ được luyện tập tại Moscow, những giờ học thêm của họ hoàn toàn free, thậm chí cha mẹ còn được lĩnh tiền. Tương lai của Vladi đã được định hình! Khi Vladi tham gia giải trẻ châu Âu lần cuối năm 1990, rất nhiều người phải khó khăn lắm mới nhận ra cậu. Không phải là cậu bé năm nào ở Luxembourg mà là một thiếu niên cao lòng khòng, thậm chí hơi lóng ngóng. Hiển nhiên, Vladi có vấn đề với chuyện tay chân cậu quá dài, lối đánh của cậu không còn hào hoa như thủa nhỏ, điều mà sau này cậu mãi tiếc nuối. Tại bán kết, Vladi bất ngờ thua người sau này trở thành bạn tốt của cậu, tay vợt người Đức Sascha Köstner. Nhà vô địch mới của giải trẻ châu Âu là người đồng đội của cậu Andrijanov. Năm tiếp theo, 1991, Vladi lần đầu dự giải thanh niên châu Âu, đoạt 2 HCB đánh đôi và dừng bước ở vòng 3 giải đơn. Khi liên bang Xô Viết tan vỡ, Belarus trở thành Quốc gia độc lập và Samsonov luôn là thanh viên đội tuyển nước này. Trong lần ự giải châu Âu 1992, Samsonov và HLV Alexander Petkevich đồng ý ký hợp đồng với TIBHAR. Tương lai của Vladi rẽ lối.
Với sự can thiệp của TIBHAR và HLV trưởng đội tuyển bóng bàn Đức, Vladi chuyển tới tập luyện tại trung tâm của CHLB Đức ở Heidelberg. Ở đây, cậu sống và tập luyện với một nhóm các tay vợt trẻ trong một khu thể thao hỗn hợp. Trong mùa hè sau giải vô địch châu Âu ở Stuttgart, Vladi vô địch đơn nam giải thiếu niên tổ chức tại Topolcany (Slovakia). Sau chiến thắng này, cậu trở lại Heidelberg tập luyện cùng Sascha Köstner, được coi là tài năng lớn nhất của bóng bàn Đức. Dù Vladi đã học tiếng Đức khi còn đi học tại Minsk, những hiểu biết của cậu về thứ ngôn ngữ này rất hữu hạn. Rất nhanh, cậu cũng phải ngạc nhiên về vốn tiếng Đức của mình. Dù chỉ học qua từ điển, TV và giao tiếp tại trung tâm bóng bàn nhưng tiếng Đức của cậu rất tốt. Vladi thừa nhận rằng năm đầu ở Heidelberg trôi qua không hề nhẹ nhàng. Xa nhà, xa cha mẹ thân yêu cùng bạn bè khi mới 15 tuổi chắc chắn không phải là điều dễ chịu với bất kỳ cậu bé nào ở độ tuổi này. Vào cuối tuần, những bạn bè người Đức lại về thi đấu giải địa phương hoặc về nhà nên Vladi thường phải ở lại trong trung tâm buồn tẻ, cùng ở lại chỉ có một cậu bé người Áo và một cậu bé người Salvador. Vladi không bao giờ muốn nhớ lại những ngày cuối tuần tẻ ngắt đó. Những người có trách nhiệm tại hãng TIBHAR nhận ra vấn đề. Vĩ vậy họ sắp xếp cho cậu chơi tại giải khu vực Bayern München vào nửa sau của mùa giải. Bắt đầu từ đây, Vladi trở thành con cưng của khán giả. Những ngày cuối tuần buồn tẻ ở Heidelberg trôi vài dĩ vãng. Trong lúc này, những CLB hàng đầu của Đức bắt đầu lưu ý đến tài năng của tay vợt Liên Xô cũ đang tập luyện tại Heidelberg. ĐTQG Đức thường tập tại Heidelberg và Vladi luôn được tập cùng. Những tay vợt mạnh nhất của Đức nhanh chóng chú ý đến tay vợt nghuều nghoào này. Kết thúc năm đầu tiên ở Đức, Vladi một làn nữa vô địch giải trẻ châu Âu 1993 ở Ljubljana (Slowenia). Cậu rời khỏi hệ thống các giải trẻ cựu lục địa với tư cách tay vợt thành công nhất mọi thời đại, 17 huy chương các loại là một thành tích ấn tượng. Vladi lại đứng trước một vấn đề là chọn nơi nào để thi đấu và cậu không hè di dự khi quyết định. Đó không phải là quyết định mang nặng mùi tiền bạc nhưng lại bổ ích cho sự nghiệp thể thao của cậu phát triển về sau này. Cùng với người bạn thân Köstner, cậu tới thi đấu cho Borrussia Düsseldorf, nơi mà cậu không kiếm được nhiều tiền nhưng bù lại lại có điều kiện luyện tập tốt nhất và những người tập cùng cực giỏi. Năm đầu ở Düsseldorf, CLB mới đưa cậu đến chơi tại CLB đang thi đấu tại giải hạng 2 Altena, nơi cậu có thể thu thập kinh nhiệm khi thi đấu vào cuối tuần, trong lúc vẫn tập cả tuần tại Düsseldorf. Sau 1 năm, cậu được gọi về và đưa vào đội hình chính của Borussia Düsseldorf, vốn đang giữ kỷ lục của Đức và vô địch giải châu Âu. Từ đây, sự nghiệp của Vladi tiến vùn vụt.
Bắt đầu từ năm 1994, Vladi đã giành tất cả những danh hiệu lớn với CLB Borussia Düsseldorf. Anh nhanh chóng trở thành tay vợt số 1 của đội và cùng với Rosskopf là những tay vợt giành điểm chủ lực. Thật buồn là người bạn Köstner lại không theo kịp đà tiến bộ của Vladi, anh ta tỏ ra không đủ tầm chơi cho CLB thuộc hàng top của châu Âu. Köstner mất vị trí tại đội tuyển Đức và sau đó rời khỏi Borussia (đến giờ rất ít người biết thần đồng một thời của Đức có còn theo đuổi nghiệp bóng bàn hay không). Cùng với những thành công tại CLB, Vladi hướng đến mục tiêu tại giải vô địch châu Âu và VĐTG. Năm 1994, anh giành huy chương đầu tiên, HCĐ đôi nam – một thành tích đáng tự hào. Năm tiếp là HCB (cũng đôi nam) rồi năm 1996 là chiếc HCV đôi nam nữ phối hợp. Năm 1997, anh là nhà vô địch giải European Masters Cup, Europe Top 12 và được xếp số 1 trên bảng xếp hạng thế giới. Với Vladi, đó là những dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của anh đang đi lên theo chiều thẳng đứng. Trong sự nghiệp của mình, Vladi chỉ có vài ba HLV. Người đầu tiên chính là Alexander Petkevich, rồi khi ở Heidelberg là Eva Jeler và Mario Amizic. Đến giờ, Vladi vẫn là học trò của Mario Amizic và Alexander Petkevich – người là HLV đội Belarus – mỗi khi anh thi đấu Quốc tế, ông là người hướng dẫn. Vladimir Samsonov là một anh chàng tự tin và thông minh. Nói thông thạo tiếng Đức, tiếng Anh của anh khá ổn nhưng anh không hài lòng và vẫn muốn học thêm. Anh còn có thể nói tiếng Croatia vì khi anh thi đấu cho Düsseldorf, HLV của anh, Mario Amizic, là người Croatia, ông này chỉ nói tiếng Croatia với Vladi. Vì vậy các hãng truyền thông và phóng viên Croatia vô cùng ngạc nhiên khi Vladi trả lời phỏng vấn rất hoàn hảo bằng chính tiếng mẹ đẻ của họ khi anh vô địch Croatia Open 2006. Khi nói về bóng bàn, Vladi thừa nhận rằn anh bị môn thể thao này cuốn hút và anh đơn giản chỉ thích được chơi bóng bàn. Anh không chê tiền do bóng bàn mang lại nhưng đó không phải là mục đích chính. Thứ anh thực sự đam mê là trận đấu. Dù là một trong những nhà thể thao được fans yêu mến nhất, anh đôi khi tỏ ra khá nhút nhát. Vladi chưa bao giờ tỏ ra kiêu căng, luôn chan hòa với mọi người nhưng không phải là người hướng ngoại. Anh không thích đứng dưới ánh đèn flash, trừ khi dự những trận chung kết. Anh luôn muốn là một người dễ mến còn chuyện là một ngôi sao chưa bao giờ Vladi quan tâm. Tuy nhiên, theo dõi anh tại các giải thi đấu, ai cũng thấy, anh chưa bao giờ mất kiên nhẫn khi bị đám trẻ bao quanh đòi chụp ảnh, xin chữ ký. Anh thường dành thời gian thích đáng trả lời thư của fans hâm mộ. Vladi luôn thân thiện với các phóng viên cũng như BLV truyền hình và luôn cố gắng trả lời tốt nhất những câu hỏi của họ. Đôi lúc, người ta thấy anh nháy mắt khi gặp phải những câu hỏi hóc búa: “Liệu tôi có phải trả lời những câu hỏi khó như vậy không?”. Là một tay vợt chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc phải luyện tập nhiều giờ một ngày và đi lại rất nhiều nhưng anh không bỏ bê chuyện học hành. Anh đã có bằng trung cấp thể thao và hoàn thành khóa học tại trường đại học TDTT. Anh không biết chuyện gì trong tương lai sẽ xảy ra nhưng hiện giờ không có gì quan trọng với anh hơn bóng bàn, vào lúc nào trong ngày anh cũng có thể say mê nói về qua bóng nhựa. Anh là người có tham vọng và luôn cảm thấy rằng những gì anh đạt được cho đến giờ, 2 chức vô địch đơn châu Âu 2003, 2005 và từng đứng số 1 BXH thế giới, chưa phải là những thành quả quan trọng nhất. Trong sâu thẳm, mục tiêu của anh là chiến thắng tại WTTC và Olympic Games. Anh biết điều đó là rất khó, hơn nữa anh không có thói quen tính trước chuyện gì. Tất cả những gì anh cần chỉ là được chơi bóng bàn, nỗ lực hết mình và hy vọng như thế là đủ cho chiến thắng. Như mọi người đàn ông khác, Vladi thường đi chơi vào những lúc rảnh rỗi, anh cũng thích thưởng thức hard rock, thần tượng âm nhạc của anh chính là Pearl Jam.
(St)
Lời tự bạch của Kinh Kong với Chung Lau, một cây bút tên tuổi, chuyên viết về các ngôi sao bóng bàn.
Sự nghiệp bắt đầu ở Đức
Năm 1992, tôi đến Đức khi mới 16 tuổi. Tôi đã chơi bóng bàn chuyên nghiệp tại Đức trong 7 năm rưỡi nên có thể nói Đức là nơi sự nghiệp của tôi bắt đầu. Thực sự những năm tháng này khá khó khăn với tôi. Từ năm 11 tuổi tôi đã xa cha mẹ, năm nào tôi cũng mất khoảng thời gian 6 tháng để thi đấu khắp châu Âu. Tôi tự lo cho mình từ sớm như vậy nên đã biết cách tự lập và dần dần có thói quen đi đó đi đây. Khi tôi tới Đức, cuộc sống rất khó khăn. Tôi phải tự lo mọi thứ mà lại không biết tí tiếng Đức nào cũng không quen biết ai. Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng làm quen, tôi bắt đầu kết bạn, học tiếng Anh và tiếng Đức, thậm chí tôi còn nói được một chút tiếng Croatia. Học những ngôn ngữ đó với tôi không phải là chuyện khó khăn, tôi phải học chúng để còn giao tiếp với những người chung quanh. Giờ thi tôi chơi ở Bỉ, nước này nói tiếng Pháp, tôi không nói được Pháp ngữ những may là bạn bè tôi hiểu rõ tiếng Anh và tiếng Đức.
Ở Đức, tôi chơi khá nhiều trận trong năm. Khi mới đến, những trận đấu với tôi đóng vai trò cực kỳ quan trong bởi chúng giúp tôi có được nền tảng vững chắc. Toi học được nhiều điều từ những tay vợt đảng cấp Quốc tế. Hầu như tuần nào cũng có trận đấu quan trọng, rất khó để giành thắng lợi trong những trận đấu như vậy. Thực khó tưởng tượng một cậu bé 16 tuổi làm thế nào để đối mặt với những thứ như thế. Sau nhều năm thi đấu, tôi nhận ra rằng những năm tháng ở Đức thật sự hữu ích. Kỹ thuật của tôi đã hoàn thiện dần, tôi thắng trong hầu hết các trận đấu và đó là lúc tôi tính đến chuyện rời Đức.
Năm 2000, tôi chuyển đến CLB Charleroi, và cả nhà tôi cũng đi theo sang Bỉ. Giờ thì tôi có thời gian lo cho gia đình vì việc tập luyện đã đi vào nề nếp. Mỗi tuần chúng tôi thi đấu 1 trận tại giải vô địch và thi đấu ở cả giải CLB của châu Âu. Tôi cho rằng đó là một bước tiến trong sự nghiệp.
Gia đình hạnh phúc
Năm 1998, tôi gặp Natasha ở Belgrade, Nam Tư (cũ). Tôi tới đó để tham dự một giải mở rộng, cô ấy là thành viên của BTC. Khi tôi nhìn thấy cô ấy lần đầu, tôi đã cảm thấy đây là người vợ tương lai của tôi, cô ấy là người con gái mà tôi luôn muốn có bên cạnh mình. Sau này cô ấy bảo rằng tôi chính là người mà cô ấy tìm kiếm. Chúng tôi gặp nhau, yêu nhau rồi cưới nhau ngày 1-7 năm 2000, đám cưới được tổ chức ở Belarus.
Cuộc sống đã thay đổi nhiều từ khi tôi lập gia đình. Những người trẻ tuổi thường nghi ngờ về thiết chế hôn nhân, họ lo ngại rằng hôn nhân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Nhưng tôi không cho là vậy. Giờ thì tôi rất hạnh phúc và tôi tin rằng chúng tôi sẽ cùng nhau chia se mọi thứ trong cuộc sống. Trước đây, tôi đã thắng tại khá nhiều tournaments và không thực sự thấy vui vẻ. Giờ thì thậm chí tôi không chiến thắng, tôi vẫn thấy vui.
Tôi không rõ việc có gia đình có thực sự tốt cho sự nghiệp bóng bàn hay không hoặc chiến thắng có quan trọng hơn gia đình không? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời. Chỉ biết rằng hiện giờ dù có thua trận thì tôi vẫn có một gia đình tuyệt vời. Tất nhiên, là một tay vợt chuyên nghiệp tôi phải dành nhiều thời gian tập luyện và thi đấu, nếu thua trận thì tôi cảm thấy rất buồn, dẫu sao bóng bàn cũng là sự nghiệp của tôi. Tôi chỉ muốn nói rằng trước khi gặp Natasha, bóng bàn là thứ duy nhất trong cuộc đời tôi, vì vậy thua hay thắng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi. Nhưng giờ đã khác, tôi buồn mỗi lần thất trận nhưng khi tôi về nhà với vợ, mọi phiền muộn đều không còn quan trọng nữa.
Trân trọng tình yêu của mẹ
Tôi có một người chị hơn tôi 13 tuổi. Cha mẹ tôi đã khá lớn tuổi khi sinh tôi, họ đặt kỳ vọng vào tôi rất lớn nhưng không gây sức ép cho tôi. Vì thế tôi lớn lên hoàn toàn vô tư. Tôi rất gần gũi với mẹ, bà có một cách độc nhất vô nhị để dạy dỗ tôi và tạo ảnh hưởng đến tôi. Lúc 7 tuổi, tôi học chơi cờ vua, ba tôi muốn tôi học chơi cờ nhưng ông quá bận để dạy tôi nên để mẹ tôi dạy. Mẹ muốn tôi chơi bóng bàn và trở thành tay vợt chuyên nghiệp khi lớn lên, thật may cha tôi cũng ủng hộ còn tôi chơi bóng bàn chỉ là vì niềm vui. Gần nhà tôi có một CLB, tôi thường đến đó xem mọi người chơi bóng. HLV ở đó thấy tôi còn quá nhỏ nên không đồng ý dạy, cha mẹ tôi đã phải tranh cãi dữ dội, ông ấy mới đồng ý. Đó là điểm khởi đầu cho sự nghiệp bóng bàn của tôi. CLB có khoảng 10 tay vợt, dĩ nhiên tôi bé nhất, chúng tôi tập khoảng 3 buổi mỗi tuần. Sau một thời gian, HLV nhận thấy khả năng của tôi và chú ý đến tôi hơn. Cha tôi không biết gì về bóng bàn nhưng luôn cố gắng giúp tôi, ông hỏi HLV xem tôi nên tập thế nào để dạy tôi.
Năm 1987, khi 11 tuổi, tôi dự giải vô địch trẻ châu Âu lần đầu và đoạt giải 3. Từ đó năm nào tôi cũng mất chừng 6 tháng thi đấu khắp châu Âu. Năm 1989, tôi vô địch đơn giải trẻ châu Âu. Lúc 14 tuổi, trước khi Liên Xô tan rã, tôi nhận được trợ cấp của bộ thể thao. Lúc đó có quy luật rằng mọi thành viên ĐTQG đều được tập luyện và giáo dục đặc biệt, thậm chí gia đình cũng nhận được lương. Trong nhiều năm, tôi không sống gần cha mẹ, mỗi dây liên lạc được bắc qua điện thoại, thỉnh thoảng tôi có về thăm họ. Chị tôi lấy chồng sớm, vì vậy tôi trở thành mối quan tâm duy nhất của cha mẹ. Thỉnh thoảng tôi quá bận tập luyện, không gọi về nhà được, họ rất lo lắng. Thật buồn là mẹ tôi đã qua đời nhưng tình yêu của bà dành cho tôi mãi mãi ở trong trái tim tôi. Bây giở, cha tôi mỗi tháng đếm Bỉ thăm tôi một lần, từ khi con tôi chào đời, ông bà nhạc giúp chúng tôi chăm sóc cháu.
Luôn vui vẻ với fans
Đôi lúc, khi kết thúc một trận đấu, bạn kiệt quệ cả về tinh thần và thể xác nên tâm trạng rất tệ. Nhưng các fans không biết điều đó, họ muốn bạn kí tặng hoặc chụp ảnh cùng bạn. Những lú như thế tôi luôn cố gắng kiềm chế, giữ bình tĩnh và làm vui lòng các fans, nhất là những cậu bé. Khi gặp những ánh nhìn thơ ngây, tôi luôn thấy tình yêu ngập tràn. Thỉnh thoảng, khi chụp ảnh do có quá nhiều ánh đèn flash lóe lên cùng lúc, tôi có vẻ như không thật sự thấy vui vẻ. Điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi không thể nói tại sao nhưng tôi sẽ luôn vui vẻ với các fans của mình.
Không tăng thêm sức ép
Tôi không bao giờ làm tăng sức ép cho mình bằng cách đặt những mục tiêu cao xa. Vô địch thế giới hoặc Olympic thực sự rất khó. Có rất nhiều tay vợt giỏi ở châu Âu và đặc biệt là ở Trung Quốc. Tôi chỉ cố gắng hết mình, lọt vào vòng càng sâu càng tốt. Từ tháng 9-1999 đến 5-2000 tôi được xếp số 1 thế giới và tôi tự hào vì điều đó. Cách đây vài năm, ITTF đã tái cơ cấu lại môn thể thao này: sử dụng bóng lớn hơn, tính điểm theo khung 11 và đổi luật séc vít. Thế nhưng dù cho môn thể thao có thay đổi đến thế nào thì những tay vợt hàng đầu vẫn là hàng đầu. Tôi chơi trận đấu đầu tiên theo khung điểm 11 tại Nhật và tháy không quen lúc đầu. Tỷ số lúc nào cũng sát nút và trận đấu có vẻ kết thúc ngay khi nó mới bắt đầu – một thách thức thật sự cho bất cứ tay vợt nào. Với khán giả, chắc chắn khung điểm 11 hấp dẫn hơn nhiều.
(St)
(Kỉ niệm về chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp của King Kong)
Khi 6 tuổi, cậu bé Vladimir Samsonov được đưa đến một CLB thể thao tại Minsk, thành phố quê hương cậu, thuộc Liên Xô cũ (ngày nay là thủ đô của cộng hòa Belarus) nơi các tay vợt bóng bàn tập luyện. Người hướng dẫn cậu, Polina Gorovskaja, không phải là một HLV có quá nhiều bằng cấp nhưng rất được kính trọng bởi tài năng và sự thông minh. Rất nhanh chóng, Polina nhận ra tài năng của cậu bé 'Vladi' – hiện nay các fans vẫn gọi anh một cách thân mật như vậy. Cha Vladi cũng thích bóng bàn nên ủng hộ con và thi thoảng ông còn chơi với cậu. Một thời gian sau, Polina Gorovskaja cũng như cha Vladi nên cho cậu tập luyện thường xuyên. Họ cùng đi đến gặp HLV Aleksander Petkevich, người luôn cảm thấy cậu bé 7 tuổi còn quá nhỏ để gia nhập. Tuy nhiên do sự can thiệp của cha Vladi, cuối cùng cậu cũng được gia nhập vào đội bóng bàn và có HLV hướng dẫn. 2 tháng sau, cậu dự giải trẻ lần đầu tiên và không ai tin rằng Vladi mới chỉ tập luyện được có 2 tháng. Cha cậu tiếp tục ủng hộ con trai dù ông không có ý niệm gì về hướng dẫn tập luyện bóng bàn, nhưng ông đã xin chỉ dẫn của HLV Alexander Petkevich. Trong kì nghỉ hè, việc tập luyện được gia tăng cường độ, Vladi được tập luyện hàng ngày và cậu tiến bộ từng ngày. Bước tiến rõ rệt của cậu cuối cùng đã đến, Vladi được gọi vào đội tuyển nhi đồng Liên Xô. Mới 10 tuổi, sự nghiệp bóng bàn của cậu đã được xác định: cậu tập luyện tại trung tâm bóng bàn Dinamo Minsk và được tới trung tâm bóng bàn Quốc gia tại Moscow, nơi những tay vợt trẻ hay nhất của Liên Xô tập luyện 2 tuần mỗi tháng. Ở Moscow, mọi thành viên tuyển trẻ được học tập trung tại trường riêng, các thày cô giáo giúp đỡ làm bài tập và chuẩn bị cho các kỳ thi. Năm 1987, lúc 11 tuổi, Vladi có vinh dự đại diện cho Quốc gia đi dự giải thiếu niên-nhi đồng châu Âu. Lần đầu xuất trận, cậu đã đạt HCĐ. Liên Xô đoạt HCV đồng đội nhưng cậu chỉ là thành viên dự bị. Bước tiến của cậu được khẳng định tại giải trẻ châu Âu 1988 tổ chức ở Novi Sad 1988: cậu vô địch đôi nam và đôi nam nữ. Tiếp đó năm 1989 cậu vô địch đơn khi giải tổ chức ở Luxembourg. Lúc đó, dù cậu còn rất nhỏ nhưng các chuyên gia đã bị cậu cuốn hút bởi tài năng đặc biệt. Vào tuổi 14, Vladi có được học bổng đầu tiên trong đời, một điều bình thường với các VĐV của Liên Xô cũ. Với các thành viên của tuyển trẻ Quốc gia, không chỉ được luyện tập tại Moscow, những giờ học thêm của họ hoàn toàn free, thậm chí cha mẹ còn được lĩnh tiền. Tương lai của Vladi đã được định hình! Khi Vladi tham gia giải trẻ châu Âu lần cuối năm 1990, rất nhiều người phải khó khăn lắm mới nhận ra cậu. Không phải là cậu bé năm nào ở Luxembourg mà là một thiếu niên cao lòng khòng, thậm chí hơi lóng ngóng. Hiển nhiên, Vladi có vấn đề với chuyện tay chân cậu quá dài, lối đánh của cậu không còn hào hoa như thủa nhỏ, điều mà sau này cậu mãi tiếc nuối. Tại bán kết, Vladi bất ngờ thua người sau này trở thành bạn tốt của cậu, tay vợt người Đức Sascha Köstner. Nhà vô địch mới của giải trẻ châu Âu là người đồng đội của cậu Andrijanov. Năm tiếp theo, 1991, Vladi lần đầu dự giải thanh niên châu Âu, đoạt 2 HCB đánh đôi và dừng bước ở vòng 3 giải đơn. Khi liên bang Xô Viết tan vỡ, Belarus trở thành Quốc gia độc lập và Samsonov luôn là thanh viên đội tuyển nước này. Trong lần ự giải châu Âu 1992, Samsonov và HLV Alexander Petkevich đồng ý ký hợp đồng với TIBHAR. Tương lai của Vladi rẽ lối.
Với sự can thiệp của TIBHAR và HLV trưởng đội tuyển bóng bàn Đức, Vladi chuyển tới tập luyện tại trung tâm của CHLB Đức ở Heidelberg. Ở đây, cậu sống và tập luyện với một nhóm các tay vợt trẻ trong một khu thể thao hỗn hợp. Trong mùa hè sau giải vô địch châu Âu ở Stuttgart, Vladi vô địch đơn nam giải thiếu niên tổ chức tại Topolcany (Slovakia). Sau chiến thắng này, cậu trở lại Heidelberg tập luyện cùng Sascha Köstner, được coi là tài năng lớn nhất của bóng bàn Đức. Dù Vladi đã học tiếng Đức khi còn đi học tại Minsk, những hiểu biết của cậu về thứ ngôn ngữ này rất hữu hạn. Rất nhanh, cậu cũng phải ngạc nhiên về vốn tiếng Đức của mình. Dù chỉ học qua từ điển, TV và giao tiếp tại trung tâm bóng bàn nhưng tiếng Đức của cậu rất tốt. Vladi thừa nhận rằng năm đầu ở Heidelberg trôi qua không hề nhẹ nhàng. Xa nhà, xa cha mẹ thân yêu cùng bạn bè khi mới 15 tuổi chắc chắn không phải là điều dễ chịu với bất kỳ cậu bé nào ở độ tuổi này. Vào cuối tuần, những bạn bè người Đức lại về thi đấu giải địa phương hoặc về nhà nên Vladi thường phải ở lại trong trung tâm buồn tẻ, cùng ở lại chỉ có một cậu bé người Áo và một cậu bé người Salvador. Vladi không bao giờ muốn nhớ lại những ngày cuối tuần tẻ ngắt đó. Những người có trách nhiệm tại hãng TIBHAR nhận ra vấn đề. Vĩ vậy họ sắp xếp cho cậu chơi tại giải khu vực Bayern München vào nửa sau của mùa giải. Bắt đầu từ đây, Vladi trở thành con cưng của khán giả. Những ngày cuối tuần buồn tẻ ở Heidelberg trôi vài dĩ vãng. Trong lúc này, những CLB hàng đầu của Đức bắt đầu lưu ý đến tài năng của tay vợt Liên Xô cũ đang tập luyện tại Heidelberg. ĐTQG Đức thường tập tại Heidelberg và Vladi luôn được tập cùng. Những tay vợt mạnh nhất của Đức nhanh chóng chú ý đến tay vợt nghuều nghoào này. Kết thúc năm đầu tiên ở Đức, Vladi một làn nữa vô địch giải trẻ châu Âu 1993 ở Ljubljana (Slowenia). Cậu rời khỏi hệ thống các giải trẻ cựu lục địa với tư cách tay vợt thành công nhất mọi thời đại, 17 huy chương các loại là một thành tích ấn tượng. Vladi lại đứng trước một vấn đề là chọn nơi nào để thi đấu và cậu không hè di dự khi quyết định. Đó không phải là quyết định mang nặng mùi tiền bạc nhưng lại bổ ích cho sự nghiệp thể thao của cậu phát triển về sau này. Cùng với người bạn thân Köstner, cậu tới thi đấu cho Borrussia Düsseldorf, nơi mà cậu không kiếm được nhiều tiền nhưng bù lại lại có điều kiện luyện tập tốt nhất và những người tập cùng cực giỏi. Năm đầu ở Düsseldorf, CLB mới đưa cậu đến chơi tại CLB đang thi đấu tại giải hạng 2 Altena, nơi cậu có thể thu thập kinh nhiệm khi thi đấu vào cuối tuần, trong lúc vẫn tập cả tuần tại Düsseldorf. Sau 1 năm, cậu được gọi về và đưa vào đội hình chính của Borussia Düsseldorf, vốn đang giữ kỷ lục của Đức và vô địch giải châu Âu. Từ đây, sự nghiệp của Vladi tiến vùn vụt.
Bắt đầu từ năm 1994, Vladi đã giành tất cả những danh hiệu lớn với CLB Borussia Düsseldorf. Anh nhanh chóng trở thành tay vợt số 1 của đội và cùng với Rosskopf là những tay vợt giành điểm chủ lực. Thật buồn là người bạn Köstner lại không theo kịp đà tiến bộ của Vladi, anh ta tỏ ra không đủ tầm chơi cho CLB thuộc hàng top của châu Âu. Köstner mất vị trí tại đội tuyển Đức và sau đó rời khỏi Borussia (đến giờ rất ít người biết thần đồng một thời của Đức có còn theo đuổi nghiệp bóng bàn hay không). Cùng với những thành công tại CLB, Vladi hướng đến mục tiêu tại giải vô địch châu Âu và VĐTG. Năm 1994, anh giành huy chương đầu tiên, HCĐ đôi nam – một thành tích đáng tự hào. Năm tiếp là HCB (cũng đôi nam) rồi năm 1996 là chiếc HCV đôi nam nữ phối hợp. Năm 1997, anh là nhà vô địch giải European Masters Cup, Europe Top 12 và được xếp số 1 trên bảng xếp hạng thế giới. Với Vladi, đó là những dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của anh đang đi lên theo chiều thẳng đứng. Trong sự nghiệp của mình, Vladi chỉ có vài ba HLV. Người đầu tiên chính là Alexander Petkevich, rồi khi ở Heidelberg là Eva Jeler và Mario Amizic. Đến giờ, Vladi vẫn là học trò của Mario Amizic và Alexander Petkevich – người là HLV đội Belarus – mỗi khi anh thi đấu Quốc tế, ông là người hướng dẫn. Vladimir Samsonov là một anh chàng tự tin và thông minh. Nói thông thạo tiếng Đức, tiếng Anh của anh khá ổn nhưng anh không hài lòng và vẫn muốn học thêm. Anh còn có thể nói tiếng Croatia vì khi anh thi đấu cho Düsseldorf, HLV của anh, Mario Amizic, là người Croatia, ông này chỉ nói tiếng Croatia với Vladi. Vì vậy các hãng truyền thông và phóng viên Croatia vô cùng ngạc nhiên khi Vladi trả lời phỏng vấn rất hoàn hảo bằng chính tiếng mẹ đẻ của họ khi anh vô địch Croatia Open 2006. Khi nói về bóng bàn, Vladi thừa nhận rằn anh bị môn thể thao này cuốn hút và anh đơn giản chỉ thích được chơi bóng bàn. Anh không chê tiền do bóng bàn mang lại nhưng đó không phải là mục đích chính. Thứ anh thực sự đam mê là trận đấu. Dù là một trong những nhà thể thao được fans yêu mến nhất, anh đôi khi tỏ ra khá nhút nhát. Vladi chưa bao giờ tỏ ra kiêu căng, luôn chan hòa với mọi người nhưng không phải là người hướng ngoại. Anh không thích đứng dưới ánh đèn flash, trừ khi dự những trận chung kết. Anh luôn muốn là một người dễ mến còn chuyện là một ngôi sao chưa bao giờ Vladi quan tâm. Tuy nhiên, theo dõi anh tại các giải thi đấu, ai cũng thấy, anh chưa bao giờ mất kiên nhẫn khi bị đám trẻ bao quanh đòi chụp ảnh, xin chữ ký. Anh thường dành thời gian thích đáng trả lời thư của fans hâm mộ. Vladi luôn thân thiện với các phóng viên cũng như BLV truyền hình và luôn cố gắng trả lời tốt nhất những câu hỏi của họ. Đôi lúc, người ta thấy anh nháy mắt khi gặp phải những câu hỏi hóc búa: “Liệu tôi có phải trả lời những câu hỏi khó như vậy không?”. Là một tay vợt chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc phải luyện tập nhiều giờ một ngày và đi lại rất nhiều nhưng anh không bỏ bê chuyện học hành. Anh đã có bằng trung cấp thể thao và hoàn thành khóa học tại trường đại học TDTT. Anh không biết chuyện gì trong tương lai sẽ xảy ra nhưng hiện giờ không có gì quan trọng với anh hơn bóng bàn, vào lúc nào trong ngày anh cũng có thể say mê nói về qua bóng nhựa. Anh là người có tham vọng và luôn cảm thấy rằng những gì anh đạt được cho đến giờ, 2 chức vô địch đơn châu Âu 2003, 2005 và từng đứng số 1 BXH thế giới, chưa phải là những thành quả quan trọng nhất. Trong sâu thẳm, mục tiêu của anh là chiến thắng tại WTTC và Olympic Games. Anh biết điều đó là rất khó, hơn nữa anh không có thói quen tính trước chuyện gì. Tất cả những gì anh cần chỉ là được chơi bóng bàn, nỗ lực hết mình và hy vọng như thế là đủ cho chiến thắng. Như mọi người đàn ông khác, Vladi thường đi chơi vào những lúc rảnh rỗi, anh cũng thích thưởng thức hard rock, thần tượng âm nhạc của anh chính là Pearl Jam.
(St)
Lời tự bạch của Kinh Kong với Chung Lau, một cây bút tên tuổi, chuyên viết về các ngôi sao bóng bàn.
Sự nghiệp bắt đầu ở Đức
Năm 1992, tôi đến Đức khi mới 16 tuổi. Tôi đã chơi bóng bàn chuyên nghiệp tại Đức trong 7 năm rưỡi nên có thể nói Đức là nơi sự nghiệp của tôi bắt đầu. Thực sự những năm tháng này khá khó khăn với tôi. Từ năm 11 tuổi tôi đã xa cha mẹ, năm nào tôi cũng mất khoảng thời gian 6 tháng để thi đấu khắp châu Âu. Tôi tự lo cho mình từ sớm như vậy nên đã biết cách tự lập và dần dần có thói quen đi đó đi đây. Khi tôi tới Đức, cuộc sống rất khó khăn. Tôi phải tự lo mọi thứ mà lại không biết tí tiếng Đức nào cũng không quen biết ai. Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng làm quen, tôi bắt đầu kết bạn, học tiếng Anh và tiếng Đức, thậm chí tôi còn nói được một chút tiếng Croatia. Học những ngôn ngữ đó với tôi không phải là chuyện khó khăn, tôi phải học chúng để còn giao tiếp với những người chung quanh. Giờ thi tôi chơi ở Bỉ, nước này nói tiếng Pháp, tôi không nói được Pháp ngữ những may là bạn bè tôi hiểu rõ tiếng Anh và tiếng Đức.
Ở Đức, tôi chơi khá nhiều trận trong năm. Khi mới đến, những trận đấu với tôi đóng vai trò cực kỳ quan trong bởi chúng giúp tôi có được nền tảng vững chắc. Toi học được nhiều điều từ những tay vợt đảng cấp Quốc tế. Hầu như tuần nào cũng có trận đấu quan trọng, rất khó để giành thắng lợi trong những trận đấu như vậy. Thực khó tưởng tượng một cậu bé 16 tuổi làm thế nào để đối mặt với những thứ như thế. Sau nhều năm thi đấu, tôi nhận ra rằng những năm tháng ở Đức thật sự hữu ích. Kỹ thuật của tôi đã hoàn thiện dần, tôi thắng trong hầu hết các trận đấu và đó là lúc tôi tính đến chuyện rời Đức.
Năm 2000, tôi chuyển đến CLB Charleroi, và cả nhà tôi cũng đi theo sang Bỉ. Giờ thì tôi có thời gian lo cho gia đình vì việc tập luyện đã đi vào nề nếp. Mỗi tuần chúng tôi thi đấu 1 trận tại giải vô địch và thi đấu ở cả giải CLB của châu Âu. Tôi cho rằng đó là một bước tiến trong sự nghiệp.
Gia đình hạnh phúc
Năm 1998, tôi gặp Natasha ở Belgrade, Nam Tư (cũ). Tôi tới đó để tham dự một giải mở rộng, cô ấy là thành viên của BTC. Khi tôi nhìn thấy cô ấy lần đầu, tôi đã cảm thấy đây là người vợ tương lai của tôi, cô ấy là người con gái mà tôi luôn muốn có bên cạnh mình. Sau này cô ấy bảo rằng tôi chính là người mà cô ấy tìm kiếm. Chúng tôi gặp nhau, yêu nhau rồi cưới nhau ngày 1-7 năm 2000, đám cưới được tổ chức ở Belarus.
Cuộc sống đã thay đổi nhiều từ khi tôi lập gia đình. Những người trẻ tuổi thường nghi ngờ về thiết chế hôn nhân, họ lo ngại rằng hôn nhân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Nhưng tôi không cho là vậy. Giờ thì tôi rất hạnh phúc và tôi tin rằng chúng tôi sẽ cùng nhau chia se mọi thứ trong cuộc sống. Trước đây, tôi đã thắng tại khá nhiều tournaments và không thực sự thấy vui vẻ. Giờ thì thậm chí tôi không chiến thắng, tôi vẫn thấy vui.
Tôi không rõ việc có gia đình có thực sự tốt cho sự nghiệp bóng bàn hay không hoặc chiến thắng có quan trọng hơn gia đình không? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời. Chỉ biết rằng hiện giờ dù có thua trận thì tôi vẫn có một gia đình tuyệt vời. Tất nhiên, là một tay vợt chuyên nghiệp tôi phải dành nhiều thời gian tập luyện và thi đấu, nếu thua trận thì tôi cảm thấy rất buồn, dẫu sao bóng bàn cũng là sự nghiệp của tôi. Tôi chỉ muốn nói rằng trước khi gặp Natasha, bóng bàn là thứ duy nhất trong cuộc đời tôi, vì vậy thua hay thắng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi. Nhưng giờ đã khác, tôi buồn mỗi lần thất trận nhưng khi tôi về nhà với vợ, mọi phiền muộn đều không còn quan trọng nữa.
Trân trọng tình yêu của mẹ
Tôi có một người chị hơn tôi 13 tuổi. Cha mẹ tôi đã khá lớn tuổi khi sinh tôi, họ đặt kỳ vọng vào tôi rất lớn nhưng không gây sức ép cho tôi. Vì thế tôi lớn lên hoàn toàn vô tư. Tôi rất gần gũi với mẹ, bà có một cách độc nhất vô nhị để dạy dỗ tôi và tạo ảnh hưởng đến tôi. Lúc 7 tuổi, tôi học chơi cờ vua, ba tôi muốn tôi học chơi cờ nhưng ông quá bận để dạy tôi nên để mẹ tôi dạy. Mẹ muốn tôi chơi bóng bàn và trở thành tay vợt chuyên nghiệp khi lớn lên, thật may cha tôi cũng ủng hộ còn tôi chơi bóng bàn chỉ là vì niềm vui. Gần nhà tôi có một CLB, tôi thường đến đó xem mọi người chơi bóng. HLV ở đó thấy tôi còn quá nhỏ nên không đồng ý dạy, cha mẹ tôi đã phải tranh cãi dữ dội, ông ấy mới đồng ý. Đó là điểm khởi đầu cho sự nghiệp bóng bàn của tôi. CLB có khoảng 10 tay vợt, dĩ nhiên tôi bé nhất, chúng tôi tập khoảng 3 buổi mỗi tuần. Sau một thời gian, HLV nhận thấy khả năng của tôi và chú ý đến tôi hơn. Cha tôi không biết gì về bóng bàn nhưng luôn cố gắng giúp tôi, ông hỏi HLV xem tôi nên tập thế nào để dạy tôi.
Năm 1987, khi 11 tuổi, tôi dự giải vô địch trẻ châu Âu lần đầu và đoạt giải 3. Từ đó năm nào tôi cũng mất chừng 6 tháng thi đấu khắp châu Âu. Năm 1989, tôi vô địch đơn giải trẻ châu Âu. Lúc 14 tuổi, trước khi Liên Xô tan rã, tôi nhận được trợ cấp của bộ thể thao. Lúc đó có quy luật rằng mọi thành viên ĐTQG đều được tập luyện và giáo dục đặc biệt, thậm chí gia đình cũng nhận được lương. Trong nhiều năm, tôi không sống gần cha mẹ, mỗi dây liên lạc được bắc qua điện thoại, thỉnh thoảng tôi có về thăm họ. Chị tôi lấy chồng sớm, vì vậy tôi trở thành mối quan tâm duy nhất của cha mẹ. Thỉnh thoảng tôi quá bận tập luyện, không gọi về nhà được, họ rất lo lắng. Thật buồn là mẹ tôi đã qua đời nhưng tình yêu của bà dành cho tôi mãi mãi ở trong trái tim tôi. Bây giở, cha tôi mỗi tháng đếm Bỉ thăm tôi một lần, từ khi con tôi chào đời, ông bà nhạc giúp chúng tôi chăm sóc cháu.
Luôn vui vẻ với fans
Đôi lúc, khi kết thúc một trận đấu, bạn kiệt quệ cả về tinh thần và thể xác nên tâm trạng rất tệ. Nhưng các fans không biết điều đó, họ muốn bạn kí tặng hoặc chụp ảnh cùng bạn. Những lú như thế tôi luôn cố gắng kiềm chế, giữ bình tĩnh và làm vui lòng các fans, nhất là những cậu bé. Khi gặp những ánh nhìn thơ ngây, tôi luôn thấy tình yêu ngập tràn. Thỉnh thoảng, khi chụp ảnh do có quá nhiều ánh đèn flash lóe lên cùng lúc, tôi có vẻ như không thật sự thấy vui vẻ. Điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi không thể nói tại sao nhưng tôi sẽ luôn vui vẻ với các fans của mình.
Không tăng thêm sức ép
Tôi không bao giờ làm tăng sức ép cho mình bằng cách đặt những mục tiêu cao xa. Vô địch thế giới hoặc Olympic thực sự rất khó. Có rất nhiều tay vợt giỏi ở châu Âu và đặc biệt là ở Trung Quốc. Tôi chỉ cố gắng hết mình, lọt vào vòng càng sâu càng tốt. Từ tháng 9-1999 đến 5-2000 tôi được xếp số 1 thế giới và tôi tự hào vì điều đó. Cách đây vài năm, ITTF đã tái cơ cấu lại môn thể thao này: sử dụng bóng lớn hơn, tính điểm theo khung 11 và đổi luật séc vít. Thế nhưng dù cho môn thể thao có thay đổi đến thế nào thì những tay vợt hàng đầu vẫn là hàng đầu. Tôi chơi trận đấu đầu tiên theo khung điểm 11 tại Nhật và tháy không quen lúc đầu. Tỷ số lúc nào cũng sát nút và trận đấu có vẻ kết thúc ngay khi nó mới bắt đầu – một thách thức thật sự cho bất cứ tay vợt nào. Với khán giả, chắc chắn khung điểm 11 hấp dẫn hơn nhiều.
(St)
Last edited: