Kỹ thuật Sử dụng GAI NGẮN

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Trên Diễn Đàn, do có chủ đề riêng về GAI DÀI rồi, do đó có một số bác đề xuất cũng nên có chủ đề đề bàn sâu riêng cho GAI NGẮN.
Tình cờ thấy có bài về GAI NGẮN (tự thấy cũng hay), nên tôi mạo muội mở đầu cho chủ đề này. Rất mong được các bác thực sự đang sử dụng gai ngắn vào trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

(Vì tôi ko sử dụng gai ngắn nên phần chuyển tải có chỗ nào chưa được chính xác, mong được các bác thông cảm).

BẠN CÓ NÊN SỬ DỤNG GAI NGẮN ?

Rất nhiều người nhiều lúc cứ thấy băn khoăn và tự hỏi rằng, liệu họ có nên sử dụng gai ngắn hay không. Trước khi tôi thảo luận về vấn đề này, tôi xin sơ lược một chút về bản thân mình. Khi bắt đầu tập và chơi bóng bàn, tôi sử dụng cách cầm vợt ngang, nhưng cũng chẳng được bao lâu, tôi đã chuyển sang cách cầm vợt dọc. Ban đầu là lối cầm vợt dọc kiểu Hàn Quốc/ Nhật Bản. Cho đến giai đoạn sau này tôi đã chuyển cách cầm vợt dọc theo kiểu Trung Quốc.

Bên mặt thuận (trước) tôi sử dụng gai ngắn và phía mặt sau tôi sử dụng mút láng. Kể từ khi chuyển sang gai ngắn, tính ổn định của tôi đã được tăng lên, phong cách linh hoạt hơn, và các cú đánh cảm thấy thoải mái tự nhiên hơn. Nhưng những điều đó không phải là sẽ ứng nghiệm đúng với mọi người. Hãy nhớ rằng, tôi đã chuyển từ mặt mút láng sang gai ngắn, còn nhiều người khác là họ chuyển từ gai dài/ hoặc gai trung sang gai ngắn, vì vậy việc điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới là sẽ khác nhau.

Tại sao bạn lại có ý nghĩ Sử dụng Gai ngắn ?

Thường nhận thấy rằng, những người đang cân nhắc việc chuyển sang gai ngắn có thể phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người cho rằng vì khả năng đọc xoáy kém, để bù lại điểm yếu của mình, nên việc sử dụng gai ngắn có thể giúp họ trả được giao bóng một cách dễ dàng hơn. Nếu để khắc phục yếu điểm trên, thì việc lựa chọn gai ngắn không phải là giải pháp tốt, vì gai ngắn vẫn còn phản ứng khá nhạy cảm đối với xoáy. Nếu bạn đọc nhầm xoáy lên thành xoáy xuống thì kết cục là bóng bạn trả lại sẽ vống lên cao tạo điều kiện cho đối thủ ra được một đòn kết thúc. Thực sự, gai ngắn sẽ được phát huy tốt khi người sử dụng nó phải có một bản lĩnh “nỗ lực” chứ không phải cho một lối chơi nhẹ nhàng. Gai ngắn có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng có một số điểm yếu!

Nhóm thứ hai là của những người có suy nghĩ rằng, chuyển đổi sang gai ngắn là để sử dụng cú bạt thay vì các cú giật để kết thúc giành điểm, họ muốn trận đấu của họ diễn ra với đường bóng có tốc độ nhanh hơn là tạo bóng xoáy nhiều. Họ thường sử dụng kê chặn thay vì lùi ra xa đối giật. Họ thường tìm cơ hội để tăng tiếp xoáy của đối thủ hơn là hãm xoáy.

Những người bạt nhiều, có lối chơi ôm bàn và kể cả những người thích đánh gai không lót đệm (ko thích cảm giác mềm) là những ứng cử viên phù hợp cho lối chơi sử dụng GAI NGẮN.

(Còn nữa).
 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
Trên Diễn Đàn, do có chủ đề riêng về GAI DÀI rồi, do đó có một số bác đề xuất cũng nên có chủ đề đề bàn sâu riêng cho GAI NGẮN.
Tình cờ thấy có bài về GAI NGẮN (tự thấy cũng hay), nên tôi mạo muội mở đầu cho chủ đề này. Rất mong được các bác thực sự đang sử dụng gai ngắn vào trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm của mình.

(Vì tôi ko sử dụng gai ngắn nên phần chuyển tải có chỗ nào chưa được chính xác, mong được các bác thông cảm).

BẠN CÓ NÊN SỬ DỤNG GAI NGẮN ?

Rất nhiều người nhiều lúc cứ thấy băn khoăn và tự hỏi rằng, liệu họ có nên sử dụng gai ngắn hay không. Trước khi tôi thảo luận về vấn đề này, tôi xin sơ lược một chút về bản thân mình. Khi bắt đầu tập và chơi bóng bàn, tôi sử dụng cách cầm vợt ngang, nhưng cũng chẳng được bao lâu, tôi đã chuyển sang cách cầm vợt dọc. Ban đầu là lối cầm vợt dọc kiểu Hàn Quốc/ Nhật Bản. Cho đến giai đoạn sau này tôi đã chuyển cách cầm vợt dọc theo kiểu Trung Quốc.

Bên mặt thuận (trước) tôi sử dụng gai ngắn và phía mặt sau tôi sử dụng mút láng. Kể từ khi chuyển sang gai ngắn, tính ổn định của tôi đã được tăng lên, phong cách linh hoạt hơn, và các cú đánh cảm thấy thoải mái tự nhiên hơn. Nhưng những điều đó không phải là sẽ ứng nghiệm đúng với mọi người. Hãy nhớ rằng, tôi đã chuyển từ mặt mút láng sang gai ngắn, còn nhiều người khác là họ chuyển từ gai dài/ hoặc gai trung sang gai ngắn, vì vậy việc điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới là sẽ khác nhau.

Tại sao bạn lại có ý nghĩ Sử dụng Gai ngắn ?

Thường nhận thấy rằng, những người đang cân nhắc việc chuyển sang gai ngắn có thể phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người cho rằng vì khả năng đọc xoáy kém, để bù lại điểm yếu của mình, nên việc sử dụng gai ngắn có thể giúp họ trả được giao bóng một cách dễ dàng hơn. Nếu để khắc phục yếu điểm trên, thì việc lựa chọn gai ngắn không phải là giải pháp tốt, vì gai ngắn vẫn còn phản ứng khá nhạy cảm đối với xoáy. Nếu bạn đọc nhầm xoáy lên thành xoáy xuống thì kết cục là bóng bạn trả lại sẽ vống lên cao tạo điều kiện cho đối thủ ra được một đòn kết thúc. Thực sự, gai ngắn sẽ được phát huy tốt khi người sử dụng nó phải có một bản lĩnh “nỗ lực” chứ không phải cho một lối chơi nhẹ nhàng. Gai ngắn có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng có một số điểm yếu!

Nhóm thứ hai là của những người có suy nghĩ rằng, chuyển đổi sang gai ngắn là để sử dụng cú bạt thay vì các cú giật để kết thúc giành điểm, họ muốn trận đấu của họ diễn ra với đường bóng có tốc độ nhanh hơn là tạo bóng xoáy nhiều. Họ thường sử dụng kê chặn thay vì lùi ra xa đối giật. Họ thường tìm cơ hội để tăng tiếp xoáy của đối thủ hơn là hãm xoáy.

Những người bạt nhiều, có lối chơi ôm bàn và kể cả những người thích đánh gai không lót đệm (ko thích cảm giác mềm) là những ứng cử viên phù hợp cho lối chơi sử dụng GAI NGẮN.

(Còn nữa).
Chào mừng bác ThanhTrà "lấn sân" sang lĩnh vực "gai ngắn".
Được một chuyên gia về gai như bác quan tâm thì cánh "gai ngắn"bọn em có chỗ để mà hỏi rồi ! Bài viết bác sưu tầm ở đâu mà em thấy giống giống em: cũng vợt dọc, cũng gai ngắn- có điều em chỉ có gai FH chứ không có mút hoặc gai BH. Còn lý do chuyển sang gai ngắn của em thì bao gồm cả hai nhóm trên: Nghĩa là giao bóng thì kém xoáy, trả giao bóng cũng không tốt lắm; quả giật thì gần như không có hoặc kém uy lực, chỉ có lối đánh đôi công chặn đẩy gần bàn nhanh. tuy nhiên tuổi ngày một cao, đầu gối thì đau nên khả năng này cũng kém dần. và thế là chuyển sang gai ngắn (gai công). Đến nay, em có thể khẳng định là mình đi đúng hướng vì nếu không có "gai" thì mình không còn là mình nữa !
 

Tackebong

Trung Uý
Rất cảm ơn bác Thanh Trà! Và rất mong những người chơi vợt dọc/gai công (FH) chia sẻ kinh nghiệm để những người mới chơi bóng bàn như em có được cái nhìn tổng quát hơn và lựa chọn đúng hướng đi trong tương lai của mình.
Tại sao những tay vợt dọc (nhất là nữ) lại hay sử dụng gai công FH? Có phải do thiên hướng bạt, giật-bạt của vợt dọc khiến nó gắn liền với gai công?
Rất mong các bài viết tiếp theo của bác!
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Rất cám ơn các bạn đã khích lệ. Thực sự trong thâm tâm tôi cảm thấy rằng, những kỹ thuật hay công dụng gì phải có chuyên sâu, chỉ có như vậy phong trào mới phát triển tốt được. Lý do khởi động bài này có thể giải quyết được một số vấn đề và đạt được nhiều mục đích:

- Do có một số bác hỏi, tài liệu nc ngoài có bài nào hay về gai ngắn thì giới thiệu giúp;

- Từ trước đến giờ chưa có chuyên mục cho Gai Ngắn, nên cần khuấy động để mọi người thực sự đang sử dụng gai ngắn cùng vào chia sẻ cho tập trung;

- Muốn trao đổi trên diễn đàn đi vào thực chất, tránh việc làm loãng topic bằng những câu chuyện phiếm dông dài. Nhiều khi nó làm mất tác dụng của chủ đề vì người đọc đang muốn tìm những nội dung thực sự (mặc dù ngoài đời, tôi cũng tán ngẫu được đấy).

- Để mong các bạn cùng ủng hộ thấy tính hợp lý và cần thiết thay đổi Giao Diện của Diễn Đàn cho nó ngày càng hiệu quả phục vụ cho các thành viên hơn. Chứ hiện nay các bài viết về Gai ngắn, Gai dài, Anti, Mặt tàu, Cốt vợt Dọc... còn tùy tiện đặt trong các mục khác nhau (do không có chuyên mục dành riêng), nên sau một tjan muốn tìm cũng ko biết ở đầu.

Nếu các bạn thấy đúng, hãy vào:
http://bongban.org/threads/khong-nen-phan-muc-cot-mat-vot-theo-hang-sx.26569/
và post tiếp cho ý kiến chỉnh sửa bổ sung thêm cho nó hoàn thiện (nếu chưa bổ sung kịp thì cứ post thêm 1 bài là nhất trí). Cùng với các post của mình, topic đó sẽ luôn được cập nhật sự nhắc nhở và BQT sẽ thấy đó là ý kiến đông đảo chứ ko phải của 1 cá nhân.

Cuối cùng, xin cám ơn các bạn đã dùng những từ rất động viên hoặc đề cao, như nào là "bài viết" hay "lấn sân"... Tôi rất muốn đính chính lại là: Đây ko phải là kiến thức hay kinh nghiệm của mình, mà chỉ là sự chuyển tải bài viết của các tác giả nc ngoài.

Chúc ace thành công và cùng đóng góp ngày càng nhiệt tình cho phong trào bbvn và DĐ bongban.org.
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
GAI NGẮN, CÁI LỢI CÁI HẠI LÀ Ở CHỖ NÀO ?

1. Gai ngắn nó có thể bạt xuyên xoáy.
Tận dụng lợi thế này, bạn có thể tạo dựng cơ hội để buộc đối thủ trả bóng chỉ cần cao bằng từ lưới trở lên, thì bạn đã có thể bạt mạnh xuyên tâm bóng. Trong khi thực hiện cú bạt bạn chỉ cần kết hợp thêm việc kéo vợt lên trên một chút, nhằm tạo ra đủ xoáy lên cho đường bóng có vòng cung đi vào bàn là được. Khi sử dụng gai ngắn, bạn luôn luôn cần ở tư thế sẵn sàng khi có bóng cao là bạt. Hãy nhớ rằng, khi bóng không ở độ cao mà có thể ra đòn cháy bàn giành điểm, thì cần phải di chuyển tốt và vào bóng đúng lúc.

2. Gai ngắn rất hữu hiệu cho những cú kê chặn
Do nó ít chịu ảnh hưởng của xoáy đến so với mặt mút láng nên việc kê chặn bằng gai ngắn có hiệu quả hơn. Khi thực hiện động tác chặn, bạn cần mở vợt hơn so với mút láng và đẩy ra phía trước. Bóng trả lại bàn đối thủ thường là bóng chuội. Hơn thế nữa, trong khi thực hiện cú chặn bạn có thể làm thay đổi được các đường bóng trả lại khác nhau, như: xoáy ngang hoặc xoáy xuống cũng như xoáy lên. Đã từng có nhiều người sử dụng gai ngắn để kê chặn nổi tiếng, như: David Zhuang nhiều lần Vô địch Mỹ, Gao Jun xếp hạng 11 Thế giới, và đặc biệt là He Zhi Wen, khi 43 tuổi rồi mà vẫn loại được Werner Schlager đang bảo vệ chức Vô địch Thế giới năm 2005.

3. Gai ngắng sử dụng để trả giao bóng rất tốt.
Tuy nhiên, nếu hy vọng rằng chỉ giơ vợt ra đỡ như gai dài trong khi trả giao bóng thì bạn sẽ thất vọng. Vì gai ngắn vẫn còn chịu ảnh hưởng của xoáy đến khá nhiều, nên bạn cần phải thực hiện các cú trả giao bóng một cách chủ động hơn. Trong nhiều trường hợp, khi đối phương giao xoáy xuống nặng, việc gò của bạn chỉ có tác dụng hãm ngược chiều xoáy, nên bóng trả lại có rất ít xoáy và có thể tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công bạn.

Hãy ghi nhớ điều này là, gai ngắn rất tốt trong việc tiếp thêm xoáy, nên bạn cần tận dụng khả năng này để áp dụng trong việc trả giao bóng. Thay vì gò lại xoáy xuống, hãy hất/vẩy cổ tay trên bàn. Nếu đối thủ giao bóng đủ dài, thì bạn nên sử dụng cú giật tiếp thêm xoáy của bóng đến, khi bóng trả về đối phương ngoài việc có xoáy lên nhưng cung đường của nó còn thêm phần lắc lư gây sự bối rối lưỡng lự cho đối thủ. Ngoài ra, để đa dạng phương án, bạn có thể sử dụng cú hất kết hợp thêm phần xoáy ngang/ hoặc giật kết hợp thêm phần xoáy ngang, khi đó bạn sẽ đẩy được đối thủ vào thế vật lộn trong việc chống đỡ.

Như vậy, các điểm mạnh của gai ngắn là:
- Bạt xuyên xoáy (phá xoáy);
- Kê chặn hiệu quả; và
- Tiếp tăng thêm xoáy.

Còn điểm yếu của gai ngắn là mức tự tạo xoáy của nó kém nhiều so với mút láng
Để hạn chế nhược điểm này bạn cần có những thay đổi/ điều chỉ lại động tác đánh và vị trí tư thế đánh:
- Thực hiện cú đánh với vợt được mở hơn và động tác đánh về phía trước nhiều hơn;
- Thay vì lùi ra xa chờ bóng thấp để đối giật, bạn cần di chuyển kịp thời về đúng vị trí để đánh vào bóng ngay khi nó nảy lên đến đỉnh cao nhất – bạn không thể để đôi chân của mình được “Lười Biếng”!

Để giao bóng bằng gai ngắn, bạn cũng cần có thời gian để luyện tập, so với việc luyện giao bằng mút láng thì thời gian dành cho việc luyện giao bóng bằng gai ngắn không những chẳng kém mà còn có thể còn phải tốn nhiều hơn đôi chút. Mất công luyện bạn cũng sẽ tạo được bóng xoáy xuống khá nặng – bạn có thể thấy trong các cú giao của Nhà cựu Vô địch Thế giới Lưu Quốc Lượng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc thay đổi phương án trong giao bóng sẽ giành được nhiều điểm hơn so với việc tập trung vào chỉ giao xoáy xuống nặng thuần túy.
 
Last edited:

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Chào mừng bác ThanhTrà "lấn sân" sang lĩnh vực "gai ngắn".
Bài viết bác sưu tầm ở đâu mà em thấy giống giống em: cũng vợt dọc, cũng gai ngắn- có điều em chỉ có gai FH chứ không có mút hoặc gai BH.
Nghe phong phanh tác giả nói là mô tả hungvotdoc mà !
 

Attachments

  • PP tính bảng Điểm cá nhân 9 Group.zip
    399.3 KB · Đọc: 3
  • Bảng điểm Cá nhân Đội XXX8_117 - PP Chấp bóng.zip
    217.7 KB · Đọc: 0
  • PP tính bảng Điểm cá nhân 9 Group 10 Points.zip
    392.6 KB · Đọc: 0

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Rất cảm ơn bác Thanh Trà! Và rất mong những người chơi vợt dọc/gai công (FH) chia sẻ kinh nghiệm để những người mới chơi bóng bàn như em có được cái nhìn tổng quát hơn và lựa chọn đúng hướng đi trong tương lai của mình.
Tại sao những tay vợt dọc (nhất là nữ) lại hay sử dụng gai công FH? Có phải do thiên hướng bạt, giật-bạt của vợt dọc khiến nó gắn liền với gai công?
Rất mong các bài viết tiếp theo của bác!
Câu hỏi của bạn rất hay, có nhiều ý. Tuy nhiên, sẵn có bài đã post (trước khi mạng diễn đàn bị sập), nay post lại có thể phần nào đáp ứng những phần chữ bôi đỏ trong vấn đề của bạn đưa ra "Tại sao nữ hay sử dụng gai" để bạn tham khảo. Mặc dù bài này chỉ là nói về gai nói chung chứ ko đi sâu về gai ngắn của chủ đề này, nhưng chắc cũng ít nhiều hữu ích.

TẠI SAO NỮ HAY SỬ DỤNG GAI ?

Nhiều huấn luyện viên và vận động viên nghĩ rằng việc sử dụng gai là ngón lừa hoặc là để thắng dễ hay thậm chí là để che bù điểm yếu. Tất nhiên đỉnh cao dùng gai là rất hiếm đối với nam, nhưng lại khá phổ biến đối với nữ ngay cả ở những thứ hạng cao nhất. Nhiều huấn luyện viên hiểu rất ít những sự khác nhau giữa nam và nữ, không biết tại sao gai là công cụ lợi hại trong trận đấu của nữ. Các vận động viên chỉ bắt đầu hiểu ra khi tuổi đã lớn.

Có những lớp bé gái 13 ở nhiều nơi không thể dùng mặt gai không phải chúng không thích mà chỉ đơn thuần câu lạc bộ đó hoặc huấn luyện viên không cho dùng. Nhưng khi ngoài 20 tuổi, trong bảng thứ hạng quốc gia, có những nước thấy rằng có tới 50% nữ sử dụng gai. Tại sao vậy? một mặt những vận động viên này đã gặp được những huấn luyện viên khai sáng hơn hoặc họ ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm và nhận ra rằng nếu không sử dụng gai họ sẽ không nâng được thứ bậc của mình. Phụ nữ bắt đầu hiểu rằng, dẫn tới đỉnh cao trong bóng bàn nữ có nhiều con đường hơn nam. Việc không cho phép bé gái tìm tòi khám phá các phương án mặt vợt khác nhau trong môn bóng bàn ngay từ giai đoạn khởi đầu tức là chúng ta đã phủ nhận các cơ hội đạt được đầy đủ các tiềm năng của nữ.

Nhìn vào Bảng xếp hạng cao nhất của nữ thế giới – các vận động viên từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ, hầu như các nước có thế mạnh môn bóng bàn đều có nữ sử dụng gai trong đội tuyển của họ. Một cô gái Hongkong chỉ xếp thứ 5 trong xứ và thứ 46 thế giới đã từng lọt vào trung kết – vì sử dụng gai. Liệu chúng ta nên có bài học gì ít nhiều từ điều đó? Nhiều đỉnh cao nữ dùng gai vì những lý do xác đáng – nó có thể bù đắp cho yếu điểm và có khả năng sử dụng nhiều thủ thuật trong trận đấu. Theo năm tháng chúng ta thấy có số lượng đáng kể các nhà vô địch nữ thế giới sử dụng gai. Tất cả điều trên nói nên rằng, việc từ chối sử dụng gai của nhiều huấn luyện viên ở một số nơi là chuyện khá nực cười.

Nghĩa là thế nào khi ta nói “bù đắp cho yếu điểm và các thủ thuật trong trận đấu nữ”? Điều gì khác nhau về giới trong lối chơi bóng bàn?
Nếu so sánh đỉnh cao nam và nữ, chúng ta sẽ nhận ra ngay rằng đó là sự tương phản về lực. Rất đơn giản, nam đánh bóng mạnh hơn rất nhiều; Thường thấy nữa là, nam có nhiều thời gian và di chuyển nhanh hơn đến vị trí sẵn sàng trước khi thực hiện quả đánh có uy lực; Lối chơi khá xa bàn và bóng xoáy lên rất nhiều so với nữ. Trong khi đó, nữ thường chơi gần bàn, chặn đẩy và đối công nhiều hơn. Ngay cả trong giật, xoáy lên của nữ không thể so với của nam được, một phụ nữ như một con “bò khỏe” cũng không thể bằng một người nam chỉ như một con “trâu yếu” được (các cụ nhà ta có câu “Yếu Trâu còn hơn Khỏe Bò” mà).

Sức mạnh và xoáy là quan trọng nhất trong trận đấu của nam. Bạn có thể họa hoằn lắm mới thấy đối giật liên hồi kiểu của nam trong trận đấu nữ - thay vào đó là sự trả bóng bằng chặn, đối công hoặc cắt phòng thủ. Không chỉ vì việc đối giật liên hồi đòi hỏi sức mạng mà thể chất của người phụ nữ là không có (nếu có cố gắng trong thời gian dài sẽ dẫn đến chấn thương) mà ngay cả chiến thuật, nó không cần thiết đòi hỏi đó là chủ đạo trong trận đấu nữ. Vì phụ nữ giật, độ mạnh và xoáy kém nam nhiều, với mức xoáy lên đó thì rất dễ dàng trong kiểm soát và khống chế nên có rất nhiều thứ hạng cao về chặn và đối công của nữ nhiều hơn nam.

Gai là rất lý tưởng cho việc biến đổi xoáy, tốc độ và trả lại bóng mà đối thủ không thể lường được. Gai đặc biệt hữu hiệu trong việc khống chế xoáy lên (với mức độ xoáy và lực của nữ). Với gai, bạn nữ còn có khả năng vào bóng sớm hơn không tạo thời gian nhiều cho đối thủ ra đòn quả tiếp. Khả năng tạo ra bóng biến hóa càng cao cũng tức là gây nhiều khó khăn thích ứng cho đối thủ rơ giật (đặc biệt cho những người châu Âu có quả đánh “quềnh quàng”) vì họ đã thành phản xạ vòng rộng và khó có thể thay đổi. Nếu xem nữ châu Á giật, thường có động tác ngắn gọn nên họ không bị ngỡ ngàng nhiều khi chơi với đối thủ dùng gai (tất nhiên họ đã được tập luyện với nhiều kiểu/rơ và từ những thời kỳ sớm).

Từ khi còn trẻ, muốn thành công thì các bé gái bóng bàn phải học để đương đầu với tất cả các thể loại và lối chơi. Các vận động viên gái thuộc đội trẻ thường dành được ít điểm trước khi bước vào tuổi 18-20 chỉ vì họ không thể chơi với các rơ đối thủ khác nhau và các đối thủ dùng gai khác nhau. Nếu vận động viên nữ được cọ xát với gai ngay còn trẻ thì khả năng phát triển lâu dài có nhiều cơ hội thăng tiến (nếu lớn mới biết, khi biết thì sắp hết tuổi).

Cũng nên hiểu rằng, học sử dụng vợt gai đối với mọi bé gái cần trở thành một công đoạn đào tạo – điều đó không có nghĩa là phải sử dụng vĩnh viễn. Đương nhiên khi học sử dụng vợt gai phải học thực thụ về kỹ thuật để chơi bóng chứ không phải giơ vợt ra đỡ. Rất nhiều vận động viên nữ sử dụng gai khi còn nhỏ về sau lại chuyển sang mút bình thường, nhưng hầu hết họ luôn hiểu rất rõ cách chơi lại vợt gai.

Như đã nói, đến đỉnh cao trong bóng bàn nữ có nhiều con đường hơn nam. Mong bài viết này đóng góp được ít nhiều tới các huấn luyện viên ở mọi cấp độ để tạo cho các bé gái có được cơ hội thành công từ lúc bắt đầu. Các bạn có một trách nhiệm cao cả là làm những điều tốt nhất cho các học trò của mình và đặt họ trên con đường đúng nhất.

Trung quốc có câu “Người dại khi biết mình dại thì không còn dại. Người khôn tự cho mình thông thái sẽ trở thành người dại”. Nếu các huấn luyện viên không chịu lắng nghe, thay đổi thì sẽ không thể thấy được các tiềm năng./.
 
Last edited:

thoatk

Thượng Tá
"phong thanh" chứ ko phải "phong phanh" bác ạ
ko hiểu sao, chỉ là cảm xúc cá nhân thôi nhé, nhưng từ trước tới giờ e nhìn mấy người đánh gai trông nó rất phi thể thao, xấu xấu bẩn bẩn thế nào ấy, tự dưng đâm ra rất khinh thường, đánh với họ có thua có thắng nhưng ko bao giờ nể ;)
đôi lời chân thật, có gì ko phải tác giả bỏ quá cho :)
Archer có cái nhìn thiển cận quá và mình nghĩ cho dù bạn có thẳng tính thế nào đi nữa, thì lời nói cũng nên ý tứ tý. Những từ tô đậm này nó sẽ thế nào..... Chân thật đấy Archer !
 

tuyetvu79

Đại Tá
"phong thanh" chứ ko phải "phong phanh" bác ạ
ko hiểu sao, chỉ là cảm xúc cá nhân thôi nhé, nhưng từ trước tới giờ e nhìn mấy người đánh gai trông nó rất phi thể thao, xấu xấu bẩn bẩn thế nào ấy, tự dưng đâm ra rất khinh thường, đánh với họ có thua có thắng nhưng ko bao giờ nể ;)
đôi lời chân thật, có gì ko phải tác giả bỏ quá cho :)
:eek::eek::eek:
ớ....ngốc ạ...
k hỉu các bác ấy là lấy tĩnh chế động sao? vô chiêu thắng hữu chiêu, gậy ông đập lưng ổng hà
:D:D
bản chất Gai là k xấu nhé
chỉ có những người có lối đánh+phong cách đánh Gai xấu thui ( đó là những người k hỉu về gai nhưng lại sử dụng gai, họ bị khiếm khuyết ở kỹ thuật nào đó nên mún nhờ gai "che đậy" lại :D- ví dụ: đỡ giao bóng kém)
còn có nhìu người đánh gai rất TUYỆT ấy chứ
nè...thấy Bác Tuấn Anh B....múa gai chưa???:D:D
 

waa

Đại Uý
Em từng chơi gai công Butterfly Challenger có mút lót:
Khuyết điểm:
- Giật không được, xem như chỉ bợ bóng cho qua
- Bạt không chuẩn, 10 trái như nhau chỉ vào 3.
- Chận giật xung tốt, nhưng gặp giật moi xoáy cầu vồng là chịu chết, bóng như trượt dài trên mặt vợt, dù rằng moi rất nhẹ.
Ưu điểm:
- Giao bóng khá xoáy và khó chịu.
- Gò bóng khi nặng khi nhẹ, cũng khá hay (ma ma phật phật)
- Đỡ giao bóng tốt hơn mút.

Tổng kết sau 3 tháng dùng em nó, hết trái rồi phải, thua 8 / 10 trận, chả cải thiện được, sau vì kinh tế khó khăn thua nhiều quá, phải quay trở lại mặt mút và thắng 8 / 10 trận , mà mục đích đổi gai để thắng 2 trận còn lại nhưng không xong, gặp 2 đấu thủ đó đành phải né .
 

huyducphamvn

Đại Uý
đồng ý 1 phần nào đó với bác Archer, cháu cũng là người xài gai, 2 bên gai luôn FH và BH. Dù cháu có đánh đàng hoàng, giao bóng tốt thì nhiều người cũng không thích mình. Chưa kể tới những lão chơi bóng mà chả đep tí nào, quăng ném đục chọi các kiểu, và gây tâm lý khó chịu cho đối phương. Nhưng không phải ai cũng thế.
 

tuyetvu79

Đại Tá
Em từng chơi gai công Butterfly Challenger có mút lót:
Khuyết điểm:
- Giật không được, xem như chỉ bợ bóng cho qua
- Bạt không chuẩn, 10 trái như nhau chỉ vào 3.
- Chận giật xung tốt, nhưng gặp giật moi xoáy cầu vồng là chịu chết, bóng như trượt dài trên mặt vợt, dù rằng moi rất nhẹ.
Ưu điểm:
- Giao bóng khá xoáy và khó chịu.
- Gò bóng khi nặng khi nhẹ, cũng khá hay (ma ma phật phật)
- Đỡ giao bóng tốt hơn mút.

Tổng kết sau 3 tháng dùng em nó, hết trái rồi phải, thua 8 / 10 trận, chả cải thiện được, sau vì kinh tế khó khăn thua nhiều quá, phải quay trở lại mặt mút và thắng 8 / 10 trận , mà mục đích đổi gai để thắng 2 trận còn lại nhưng không xong, gặp 2 đấu thủ đó đành phải né .
hơ........mới đánh gai có 3 tháng, chưa đủ để hỉu nó đâu bạn...còn tìm ra tuyệt chiêu từ nó thì mất cả mấy năm ấy
:D
Khánh Đạm đánh gai 6 năm trời mới được như vậy đó
 

tuyetvu79

Đại Tá
đồng ý 1 phần nào đó với bác Archer, cháu cũng là người xài gai, 2 bên gai luôn FH và BH. Dù cháu có đánh đàng hoàng, giao bóng tốt thì nhiều người cũng không thích mình. Chưa kể tới những lão chơi bóng mà chả đep tí nào, quăng ném đục chọi các kiểu, và gây tâm lý khó chịu cho đối phương. Nhưng không phải ai cũng thế.
hơ.....anh thik đánh với người chơi gai lém...em đừng lo:D:D
vì anh sẽ có cơ hội tấn công trước, dỡ thì mình thua thui
 

tuyetvu79

Đại Tá
GAI NGẮN, CÁI LỢI CÁI HẠI LÀ Ở CHỖ NÀO ?

1. Gai ngắn nó có thể bạt xuyên xoáy.
Tận dụng lợi thế này, bạn có thể tạo dựng cơ hội để buộc đối thủ trả bóng chỉ cần cao bằng từ lưới trở lên, thì bạn đã có thể bạt mạnh xuyên tâm bóng. Trong khi thực hiện cú bạt bạn chỉ cần kết hợp thêm việc kéo vợt lên trên một chút, nhằm tạo ra đủ xoáy lên cho đường bóng có vòng cung đi vào bàn là được. Khi sử dụng gai ngắn, bạn luôn luôn cần ở tư thế sẵn sàng khi có bóng cao là bạt. Hãy nhớ rằng, khi bóng không ở độ cao mà có thể ra đòn cháy bàn giành điểm, thì cần phải di chuyển tốt và vào bóng đúng lúc.

2. Gai ngắn rất hữu hiệu cho những cú kê chặn
Do nó ít chịu ảnh hưởng của xoáy đến so với mặt mút láng nên việc kê chặn bằng gai ngắn có hiệu quả hơn. Khi thực hiện động tác chặn, bạn cần mở vợt hơn so với mút láng và đẩy ra phía trước. Bóng trả lại bàn đối thủ thường là bóng chuội. Hơn thế nữa, trong khi thực hiện cú chặn bạn có thể làm thay đổi được các đường bóng trả lại khác nhau, như: xoáy ngang hoặc xoáy xuống cũng như xoáy lên. Đã từng có nhiều người sử dụng gai ngắn để kê chặn nổi tiếng, như: David Zhuang nhiều lần Vô địch Mỹ, Gao Jun xếp hạng 11 Thế giới, và đặc biệt là He Zhi Wen, khi 43 tuổi rồi mà vẫn loại được Werner Schlager đang bảo vệ chức Vô địch Thế giới năm 2005.

3. Gai ngắng sử dụng để trả giao bóng rất tốt.
Tuy nhiên, nếu hy vọng rằng chỉ giơ vợt ra đỡ như gai dài trong khi trả giao bóng thì bạn sẽ thất vọng. Vì gai ngắn vẫn còn chịu ảnh hưởng của xoáy đến khá nhiều, nên bạn cần phải thực hiện các cú trả giao bóng một cách chủ động hơn. Trong nhiều trường hợp, khi đối phương giao xoáy xuống nặng, việc gò của bạn chỉ có tác dụng hãm ngược chiều xoáy, nên bóng trả lại có rất ít xoáy và có thể tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công bạn.

Hãy ghi nhớ điều này là, gai ngắn rất tốt trong việc tiếp thêm xoáy, nên bạn cần tận dụng khả năng này để áp dụng trong việc trả giao bóng. Thay vì gò lại xoáy xuống, hãy hất/vẩy cổ tay trên bàn. Nếu đối thủ giao bóng đủ dài, thì bạn nên sử dụng cú giật tiếp thêm xoáy của bóng đến, khi bóng trả về đối phương ngoài việc có xoáy lên nhưng cung đường của nó còn thêm phần lắc lư gây sự bối rối lưỡng lự cho đối thủ. Ngoài ra, để đa dạng phương án, bạn có thể sử dụng cú vẩy cổ tay kết hợp thêm phần xoáy ngang/ hoặc giật kết hợp thêm phần xoáy ngang, khi đó bạn sẽ đẩy được đối thủ vào thế vật lộn trong việc chống đỡ.

Như vậy, các điểm mạnh của gai ngắn là:
- Bạt xuyên xoáy (phá xoáy);
- Kê chặn hiệu quả; và
- Tiếp tăng thêm xoáy.

Còn điểm yếu của gai ngắn là mức tự tạo xoáy của nó kém nhiều so với mút láng
Để hạn chế nhược điểm này bạn cần có những thay đổi/ điều chỉ lại động tác đánh và vị trí tư thế đánh:
- Thực hiện cú đánh với vợt được mở hơn và động tác đánh về phía trước nhiều hơn;
- Thay vì lùi ra xa chờ bóng thấp để đối giật, bạn cần di chuyển kịp thời về đúng vị trí để đánh vào bóng ngay khi nó nảy lên đến đỉnh cao nhất – bạn không thể để đôi chân của mình được “Lười Biếng”!

Để giao bóng bằng gai ngắn, bạn cũng cần có thời gian để luyện tập, so với việc luyện giao bằng mút láng thì thời gian dành cho việc luyện giao bóng bằng gai ngắn không những chẳng kém mà còn có thể còn phải tốn nhiều hơn đôi chút. Mất công luyện bạn cũng sẽ tạo được bóng xoáy xuống khá nặng – bạn có thể thấy trong các cú giao của Nhà cựu Vô địch Thế giới Lưu Quốc Lượng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc thay đổi phương án trong giao bóng sẽ giành được nhiều điểm hơn so với việc tập trung vào chỉ giao xoáy xuống nặng thuần túy.
..........
10 điểm
:D:D:D:D
he....em chờ bác tiếp đây
 

Bình luận từ Facebook

Top