Giải vô địch bóng bàn Việt Nam lần đầu tiên, sau ngày thống nhất 2 miền Nam - Bắc

nhimpitt

Trung Sỹ
Hai tuyển thủ miền Bắc đều vô địch đơn

Đối với khán giả hâm mộ môn bóng bàn thì giải vô địch toàn quốc 1978 từ ngày 22 đến 26.3 tại thành phố biển Quy Nhơn là mùa giải gây nhiều ấn tượng nhất, vì đây là giải vô địch quốc gia lần đầu tiên sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất và là cuộc hội ngộ đầu tiên của những cây vợt hàng đầu của 2 miền Nam - Bắc.

Giải diễn ra đầy sôi nổi, cao trào là cuộc đối đầu căng thẳng và đầy kịch tính giữa 2 lối đánh đại diện cho 2 trường phái trong trận chung kết.

Bên đây là tuyển thủ Nguyễn Ngọc Phan (Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn) dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái (nay là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao), từng 7 lần vô địch quốc gia và hơn 30 lần đem chuông đi đánh xứ người.

Bên kia là tuyển thủ Vương Chính Học (TP.Hồ Chí Minh) - đương kim vô địch miền Nam, huy chương Bạc đơn nam SEA Games 1973 tại Singapore.

Anh Phan cầm vợt ngang (có sử dụng 1 mặt vợt phản xoáy) với lối đánh công thủ toàn diện, sở trường là quả đánh phải tay tuy lực không mạnh nhưng điểm rơi cực kỳ biến hoá.
Còn anh Học với phong cách đánh hiện đại, ôm bàn tấn công cả 2 mặt phải trái tay nhưng thể lực có phần hạn chế.

Kết quả phần thắng nghiêng về tuyển thủ miền Bắc Nguyễn Ngọc Phan, trong đó có công rất lớn của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái nhờ chỉ đạo rất sát và thay đổi chiến thuật hợp lý trong từng thời điểm.

Về nữ vào đến trận then chốt cuối cùng cũng là đại diện của 2 miền: Một là danh thủ Nguyễn Thị Mai - từng vô địch 11 lần miền Bắc và hạng ba giải quốc tế Á Phi, với lối đánh cắt bóng biến hoá, công thủ khá toàn diện. Với bước chân di chuyển nhịp nhàng và khuôn mặt rất tươi trong thi đấu Nguyễn Thị Mai đã chiếm được cảm tình của khán giả có mặt trên khán đài.

Còn đối diện là cựu vô địch Đông Nam Á vận hội Trần Hoa Việt, có thân hình "hộ pháp" (chị cũng là tuyển thủ bóng rổ) cầm vợt thìa với sở trường giao bóng công né bạt phải dứt điểm đầy uy lực.

Trong một buổi thi đấu cực kỳ sung sức nên cô gái thủ đô Hà Nội Nguyễn Thị Mai đã giành chiến thắng đầy sức thuyết phục với tỉ số rất đậm 3-0 và đoạt chức quán quân một cách xứng đáng. Rồi đến giải vô địch quốc gia năm 1982 tại sân Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh), chị đã lập kỷ lục đoạt chức quán quân cả 4 nội dung mà mình tham dự gồm: đồng đội, đơn, đôi và đôi nam nữ phối hợp.

Hiện nay cả 2 danh thủ đoạt chức vô địch giải toàn quốc 1978 đều đang sống tại Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Mai vừa mới rời chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bóng bàn Hà Nội (vì đến tuổi về hưu) và anh Nguyễn Ngọc Phan vẫn thỉnh thoảng cầm vợt tập luyện tại Câu lạc bộ Bóng bàn hưu trí quận 10 (TP.Hồ Chí Minh).

Ngược lại, chị Trần Hoa Việt đang sống tại Mỹ, còn anh Vương Chính Học đang ngụ tại Đức và đã nhiều lần về Việt Nam với dự định sẽ thành lập công ty.

Vinh Hiển (Báo Lao động)
 

tranvietanh

Trung Tá
Bạn nhimpitt có nhiều bài dịch hay và bổ ích quá
Rất mong bạn có nhiều bài hơn nữa để đưa những thông tin về lịch sử của bóng bàn Việt Nam và Thế Giới đến với AE Diễn Đàn...
 

nguyenluu

Binh Nhì
Rất vui vì thấy bạn Hiển nhắc lại trận đấu đỉnh cao, mình góp vui bằng cách gửi lên diễn đàn bài viết từ năm 2005 về trận chung kết lịch sủ nói trên. Thân ái.
Những cuộc so tài đỉnh cao trên bàn bóng
Tags: Nguyễn Ngọc Phan, Vương Chính Học, Dương Đức Hiếu, Nguyễn Đức Long, Trần Văn Quỳnh, Hoàng Thế Vinh, trình độ chuyên môn, thể Thao Việt Nam, nhà vô địch, đấu giao hữu, vận động viên, bóng bàn, miền bắc, Miền Nam, hâm mộ, năm


Ngày ấy, bóng bàn miền Bắc đang có những tên tuổi như Nguyễn Ngọc Phan, Hoàng Thế Vinh, Nguyễn Đình Phiên, Trần Văn Quỳnh, Dương Đức Hiếu và Nguyễn Đức Long (tân vô địch miền Bắc…


Đó là những ngày hè đầu tiên của một giải thể thao toàn quốc sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Sau ngày 30/4 năm ấy, dù lần lượt có những chuyến viếng thăm và thi đấu giao hữu của thể thao hai miền Bắc-Nam nhưng giới hâm mộ thể thao cả nước vẫn háo hức chờ đợi một giải thể thao cấp quốc gia, để qua đó vừa chứng kiến sự hội ngộ của nền thể thao Việt Nam thống nhất, mặt khác có cách so sánh trình độ chuyên môn của vận động viên hai miền...


Vương Chính Học. Ảnh: Phan Sang
Năm 1978, giải bóng bàn VĐQG được xem là đi đầu cả nước về quy mô tổ chức, giới hâm mộ khắp nơi đều chờ xem giải sẽ được tổ chức ở đâu. Sau khi tính toán, Ban tổ chức của Tổng cục TDTT đã quyết định lấy tỉnh Bình Định là địa điểm tổ chức giải.

Hơn nửa năm chờ đợi, người hâm mộ nghiên cứu rất kỹ lực lượng bóng bàn cả nước, đặc biệt là các cây vợt thuộc hai trung tâm lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn.

Điểm binh

Ngày ấy, bóng bàn miền Bắc đang có những tên tuổi như Nguyễn Ngọc Phan, Hoàng Thế Vinh, Nguyễn Đình Phiên, Trần Văn Quỳnh, Dương Đức Hiếu và Nguyễn Đức Long (tân vô địch miền Bắc)… Còn tại Sài Gòn, đang nổi như cồn là ê-kip bóng bàn của báo Tin sáng với tay vợt hàng đầu Vương Chính Học từng nhiều lần lấy giải cao.

Cây vợt Vương Chính Học là niềm tự hào của bóng bàn miền Nam cũ, tên tuổi lừng lẫy. Ngày miền Nam mới giải phóng, tôi từng đến thăm CLB bóng bàn của tay vợt họ Vương tại quận Phú Nhuận, tận mắt nhìn thấy chiếc vợt rất đẹp của anh treo tại đây, sau đó lại chứng kiến buổi tập của nhà vô địch miền Nam này và có thể nói là đã có ấn tượng tốt về tay vợt đẹp trai ấy: Kỹ thuật hoàn hảo, bộ pháp rất đẹp, chơi hai bên đều và có quả phát xoáy.

Trước giải, một bài bình luận trên tờ báo đăng tại Sài Gòn, trong đó đã đề cập đến khả năng ai sẽ là nhà vô địch đơn nam tại giải đầu tiên. Sau khi phân tích về tay vợt Ngọc Phan, tác giả kết luận: “Cây vợt miền Bắc chơi rất khá, song anh này khó mà đủ sức để vượt qua nhà vô địch miền Nam là Vương Chính Học”.

Vì thế càng gần đến ngày khai mạc, giải đơn nam càng được sự quan tâm của giới mộ điệu, là vấn đề trung tâm của mọi cuộc trao đổi xung quanh lần chạm trán lịch sử này.

Tại miền Bắc, đội nam Đại học Từ Sơn là mạnh nhất lúc ấy vì có bộ tứ Phan- Hiếu - Quỳnh - Long. Trận tứ kết đơn nam, Phan sẽ gặp Long. Lúc đó, đoạt giải nhất đơn nam sẽ có một ý nghĩa hết sức quan trọng và Ban huấn luyện tính toán rằng nếu để Long gặp Học trong trận cuối sẽ rất khó giành thắng lợi, tự bản thân Long cũng ý thức được điều ấy khi đã biết tên tuổi danh thủ họ Vương.

Song vì tay vợt trẻ này lại vừa thắng đàn anh Nguyễn Ngọc Phan tại giải vô địch miền Bắc năm 1977 nên Ban huấn luyện nói mãi vẫn không chịu nghe. Có người nhớ rằng khi ban huấn luyện đề xuất Long nên vì chiến lược đường dài mà nhường cho Phan, tay vợt tỉnh Đông còn nói với HLV trưởng: “Cháu có ốm cũng vẫn thắng được anh Phan”. Tuổi trẻ mà!

Quyết đọ thấp cao

Không thuyết phục được, cả ban huấn luyện vào xem cuộc chơi của Phan - Long với tâm trạng nặng nề. Đức Long trẻ khoẻ đã dẫn 2-1, khiến HLV trưởng nhíu mày. Hiệp 4, Đức Long lại dẫn 19-16 và Phan cầm bóng. Lập tức, HLV của anh chỉ đạo cho Phan phát xoáy về bên trái và khi bóng qua lưới chỉ việc tấn công ngay vào bụng, Phan làm đúng và thắng 21-19. Hai người hoà 2-2 và chơi tiếp hiệp quyết thắng.

Tại hiệp thứ năm, khi Long đã dẫn 20-19, trong một pha cứu bóng xa bàn, Phan bị ngã và đầu đập vào bàn, bóng bay cao lên, Long chạy tới dùng hết sức “đập ruồi” nhưng không may bóng đi ra ngoài, 20-20, sau đó, Phan bình tĩnh thắng lại 22-20 và thắng chung cuộc 3-2.

Trận bán kết giữa hai tay vợt cùng “lò” Huy - Phan kết thúc nhanh chóng. Nguyễn Trường Huy thua vì thiếu bản lĩnh. Nguyễn Ngọc Phan được vào chung kết.


Nguyễn Ngọc Phan. Ảnh: Phan Sang
Nhánh bên kia, sau mấy loạt đấu và trận bán kết diễn ra giữa Vương Chính Học và tay vợt đàn em Trần Tuấn Anh mới lên, cây vợt họ Vương đã dễ dàng có trận thắng trước Tuấn Anh - người sau đó trở thành nhà vô địch đơn nam đến 7 mùa và năm 2003 đã là HLV đội nam Việt Nam tại SEA Games 22.

Quang cảnh trước trận chung kết đơn nam tại nhà thi đấu Bình Định sôi động đến nghẹt thở. Không ai đếm được đã có bao nhiêu người hâm mộ đến xem cuộc thi đấu mà bà con cho là cực kỳ đặc biệt này.

Còn tại Sài Gòn, do không có điều kiện ra miền Trung dự khán trận đấu kinh điển ấy nên rất nhiều người xem đã đến toà soạn báo Tin sáng, chen chúc ở bên ngoài để chờ nghe tường thuật trực tiếp bằng điện thoại từ miền Trung điện vào.

Trong khi đó, vị HLV trưởng của đội Đại học Từ Sơn cũng chuẩn bị rất kỹ cho Nguyễn Ngọc Phan, nhắc lại điều anh từng tâm sự sau khi Phan đã được tận mắt nhìn thấy lối đánh của tay vợt Vương Chính Học.

Nhà thi đấu Quy Nhơn bỗng có môt phút im lặng khi hai tay vợt tiêu biểu cho hai trường phái, nói rộng ra là hai tay vợt đại biểu cho hai nền thể thao mà bao năm qua chưa từng chạm trán, một trận đấu có một không hai. Sau một phút nín thở là những tiếng hoan hô như vỡ ra, ủng hộ cho cả hai tay vợt.

Hai tay vợt, hai lối đánh và cả hai đã hiểu rõ rằng giới thể thao cả nước đang dõi theo mỗi trái bóng của họ. Họ nhìn thẳng vào mắt nhau trong giây lát và bình tĩnh giao trả những miếng đánh vừa kín kẽ lại vừa nảy lửa. Phan với sở trường chơi đôi công xa bàn bằng mặt vợt phản xoáy, còn Học ôm bàn tấn công như muốn nuốt chửng tay vợt bên kia.

Cuối cùng, tay vợt Hải Dương Nguyễn Ngọc Phan đã giành thắng lợi chung cuộc ở tỷ số 3-1 rất thuyết phục, cũng là một kết quả làm nhiều người bất ngờ đến khó tin.

Trận chung kết lịch sử ấy đã thêm ý nghĩa khi ở bên bàn nữ, cây vợt Nguyễn Thị Mai của Hà Nội cũng thắng đối thủ Trần Việt Hoa 3-0 để cùng đồng đội Nguyễn Ngọc Phan bước lên bục vinh quang.

Khúc vĩ thanh

Thời gian như bóng câu qua thềm, 39 năm trôi qua kể từ ngày tổ chức giải vô địch toàn quốc Việt Nam thống nhất, những “người năm xưa” nay đã trưởng thành và họ không quên kỷ niệm cũ.

Tay vợt kỳ cựu Nguyễn Ngọc Phan và Nguyễn Thị Mai hiện đã về hưu, Nguyễn Đức Long từ Chủ nhiệm CLB bóng bàn tỉnh Hải Dương đã trở thành Trưởng bộ môn Bóng bàn (Ủy ban TDTT), Hoàng Thế Vinh, Nguyễn Trường Huy và cả Dương Đức Hiếu là các doanh nhân, Trần Văn Quỳnh là Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 2 thuộc Ủy ban TDTT.
Người HLV năm nào của họ, ngày ấy là Trưởng bộ môn Bóng bàn của trường Đại học TDTT Từ Sơn, hôm nay chính là vị đương kim Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT và Chủ tịch Ủy ban Olympic QG Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Danh Thái.
Tháng 7-2005
(Tiền Phong)
 

waa

Đại Uý
Anh Phan cầm vợt ngang (có sử dụng 1 mặt vợt phản xoáy) với lối đánh công thủ toàn diện, sở trường là quả đánh phải tay tuy lực không mạnh nhưng điểm rơi cực kỳ biến hoá.
Còn anh Học với phong cách đánh hiện đại, ôm bàn tấn công cả 2 mặt phải trái tay nhưng thể lực có phần hạn chế.

Kết quả phần thắng nghiêng về tuyển thủ miền Bắc Nguyễn Ngọc Phan, trong đó có công rất lớn của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái nhờ chỉ đạo rất sát và thay đổi chiến thuật hợp lý trong từng thời điểm.


Anh Học thua vì chả biết oánh với phản xoáy (2 mặt cùng màu) ra làm sao cả ! anh Học sau khi thua 2 ván đầu ( thi đấu 5 ván , 21 điểm) thì thay áo ra ngoài nghe chỉ đạo nhưng cả ban bệ chỉ đạo viên , HLV đều bế tắc vì sở trường đôi công 2 càng cực hay của anh Học chẳng phát huy được với anh Phan , xem như anh Học đánh trong bóng đêm làm sao thắng được ! các danh tướng khác ở miền Bắc lúc ấy chả có ai địch lại anh Học , may mà còn có anh Phan , lối đanh không hoa mỹ nhưng hiệu quả ... mà anh Phan tấn công rất hay nhé , càng phải động tác không giống ai , không cơ bản (!) như các danh thủ khác mà nó ngồ ngộ , thẳng đuột , cứ dưới hất lên mà cú nào cũng vào , không biết hất bên nào để đỡ cả , lại thêm mặt gai dài hất lúc chìm lúc loạng choạng ... người xem chỉ thấy anh Phan đánh thường thế mà anh Học sao vất vả quá ... thành ra trận chung kết dường như 1 chiều không hấp dẫn như các trận tứ kết, bán kết mà hồi đó chỉ cần 1 Nam gặp 1 Bắc là đấu trường cực kỳ sôi động , khán đài chật kín người chen chân không lọt , chứ không như thời bây giờ giống chùa Bà Đanh .
 

nhimpitt

Trung Sỹ
Chuyện bên lề

Nói về giải bóng bàn toàn quốc lần đầu tiên giữa 2 miền Nam Bắc tôi cũng xin kể vài câu chuyện mà tôi đã có may mắn được dự vào ...


Tôi cũng là dân mê bóng bàn lắm , và tập dợt với Ba của Trần tuấn Anh là ông Trần văn Mỹ , nên cũng biết rất nhiều anh em trong làng bóng . Lần đó tôi ra Qui Nhơn cùng với ông Mỹ trên cùng 1 chuyến xe đò từ TP HCM . Cái giải bóng bàn toàn quốc lần đầu tiên mà , làm sao có thể bỏ qua được chứ !

Trong giải có một số sự kiện mà ít người được biết . Tôi sẽ lần lượt kể lại cho các bạn yêu thích bóng bàn nghe ... mặc dù đã gần 30 năm , đúng chính xác là 29 năm 1978-2007 , nhưng cái không khí , cái tình hình , cái mức độ gay cấn , cái tình huống xuýt xoa , cái sôi nổi òa vỡ , cái lặng im hồi hộp nhức nhối tim ... theo từng sự kiện , từng trận đấu , từng điểm một , vẫn còn rõ mồn một trong tôi .

Sự kiện thứ 1 là tay vợt trẻ nhất giải của miền Nam là La cẩm Phong . Phong năm đó hình như mới 14 tuổi (?) , cầm vợt ngang tay trái , đôi công đều , có cú líp ( giật ) rất chuẩn . Phong đáng lẽ còn vào sâu trong vòng trong nhưng khi đấu vòng tròn để lấy đủ số người vào vòng trong theo thể thức tính điểm thì Phong thua điểm và bị loại ngay đó . Đây cũng là 1 thiệt thòi cho Phong và là 1 điểm cực kỳ xấu trong giải , vì khi 2 người kia muốn loại Phong nên đã chia điểm với nhau , vấn đề chính là chia điểm quá trắng trợn , một người cứ nâng bóng cho người kia đập suốt hầu như cả 3 ván liền ! Tôi nghe nói ngay sau đó ban tổ chức giải có quyết định cấm thi đấu ngay 2 nhân vật đó , nhưng không biết có thật không , vì tôi không nghe thông báo chính thức và cũng không thấy Phong được tiếp tục vào vòng trong .

Sự kiện thứ 2 là Trần tuấn Anh khi gặp 1 tay vợt miền Bắc dùng vợt phản xoáy , Tuấn Anh đã không hóa giải được và thua ngay ván đầu tiên với tỉ số thấp . Tôi tình cờ loáng thoáng nghe anh em miền Bắc nói với nhau " Đấy , tay này dùng phản xoáy nhưng chưa xoay được mặt vợt mà đã thế này , gặp Phan xoay mặt vợt như chong chóng thì chịu sao được " ... Thế là tôi đi gặp ngay huấn luyện viên của Tuấn Anh và cho biết điều này ... ngay sau đó Tuấn Anh thắng trận này dễ dàng ! Tôi không biết tôi làm điều này đúng hay sai , nhưng âu cũng là những giây phút gọi là ủng hộ gà nhà một cách cuồng nhiệt quên cả cái gọi là công bằng trong thi đấu ...

Sự kiện thứ 3 , là Huỳnh phú Bé của miền Nam , cầm vợt ngang tay trái , có cú giao bóng cực hiểm mà ngay cả Vương chính Học không chủ động tấn công cũng gặp khó khăn với quả giao bóng này . Khi Bé gặp 1 đấu thủ miền Bắc ( tôi nhớ không lầm thì là Long , người mới vô địch miền Bắc năm trước đó ) , trận đấu theo tôi là 1 trong những trận sôi nổi hào hứng nhất của giải , vì mỗi lần Bé tung bóng giao qua , là y như rằng bên kia đỡ rúc vào lưới hoặc bổng ra khỏi bàn , mà thỉnh thoảng có vào bàn thì Bé cũng líp tiếp chết bóng luôn vì Bé có cú líp gần như là mạnh nhất miền Nam thời đó ! Đấu thủ của Bé sau mỗi lần đỡ bóng hỏng là quay về gặp huấn luyện viên xin ý kiến , nhưng dù ý kiến gì đi nữa thì sau đó đâu cũng vẫn vào đấy , nghĩa là vẫn không đỡ được quả giao bóng khi Bé tung lên và hoàn toàn bị động suốt . Tôi lúc đó chẳng biết tại sao , ngồi ngay kế bên 1 anh chàng nào đó , tôi ngứa mồm " Nếu quan sát kỹ sẽ thấy Bé giao bóng bằng cổ tay mà , nghĩa là khi vợt chạm bóng là Bé giựt cổ tay lại nên khi bóng nẩy lên là có khuynh hướng giựt về lại , nếu bên kia không nhận ra thì chạm bóng bóng sẽ rúc vào lưới ngay " , anh chàng kia hỏi tôi " Vậy thì làm sao mà hóa giải ? " , tôi tình thực khoe cái hiểu biết của mình " Nếu muốn hóa giải thì không thể chỉ đụng mặt vợt vào bóng như đón những quả giao bóng thường , mà phải nắm chắc vợt và đẩy hết cánh tay ngoài ra thì bóng mới sang bên kia lưới được " ... tôi thấy anh chàng kia gật gù và đi ra khỏi hàng ghế ... nhìn theo thì thấy chàng sang bên huấn luyện viên miền Bắc trao đổi gì đó ... tôi nghĩ thầm " Thiệt là tai hại quá ... " , nhưng lỡ rồi đành nín luôn chứ biết nói cái gì bây giờ nữa ! Thế là sau đó đấu thủ của Bé bắt đầu đỡ được những quả giao bóng của Bé và phấn khởi tự tin lên và đã loại Bé trong vòng đó ... Tôi không biết đây có phải là cái mà người ta gọi là quả báo nhãn tiền hay không , nhưng như vậy là tôi cũng đã giúp 2 miền Nam Bắc đều nhau rồi !


Copy lại bài viết của thành viên tvtt - traitimvietnamonline tháng 5/ 2007. Nếu bác tvtt có đọc thì thông cảm cho em vì chưa xin phép bác trước. Cảm ơn bác!
 
Last edited:

nhimpitt

Trung Sỹ
Một sự kiện nữa đáng chú ý là Vương chính Học gặp 1 đối thủ không nổi tiếng lắm của miền Bắc ở vòng ngoài . Học bị lọng cà lọng cọng vì đối thủ của Học cầm vợt ngang tay trái và lại dùng lối đánh điểm rơi , nghĩa là đánh nhẹ và rơi chính xác vào những điểm mình muốn , nên vô tình đã phá cái thế đôi công là cái thế mạnh của Học cũng như của đa số anh em bóng bàn miến Nam .

Trận này dân miền Nam nói riêng , và cả anh em miền Bắc nói chung đều căng thẳng , vì nếu Học mà thua trận này thì trận chung kết sẽ mất rất nhiều ý nghĩa vì ai cũng cho là trận chung kết đương nhiên sẽ là trận Vương chính Học của miền Nam đụng với Nguyễn ngọc Phan của miền Bắc . Học luôn bị dẫn trước , và qua sự hò hét cổ vũ của cả cầu trường Học mới thắng cực kỳ vất vả với tỉ số 3-2 ! Ngồi xem chắc ai cũng có cái cảm nghĩ là muốn thắng đối thủ của Học không có gì khó khăn cả , chỉ việc đôi công liên tục và phải tranh tiên cơ là chủ động công trước để đưa đối thủ vào thế đôi công là thế mạnh của Học , nhưng khơng hiểu sao Học cứ chập chà chập chờn gò bóng và để đối thủ giựt bóng điểm rơi trước !

Tôi xem trận này xong tôi nói với ông Mỹ " Chú Mỹ à , theo cháu thấy thì trận chung kết nên để Tuấn Anh gặp Phan vì coi bộ tinh thần của Học yếu quá , sợ sức ép của trận chung kết căng quá khiến Học dễ bị động " . Ô Mỹ trả lời " Chắc không sao , và còn tùy thuộc vào ban chỉ đạo nữa chứ tui không có ý kiến " . Tôi hỏi tiếp sau khi kể lại chuyện tôi vô tình giúp Tuấn Anh trận trước đó về chuyện phản xoáy " Tinh thần Học yếu như vậy , mà gặp phản xoáy nữa thì dễ bị lung lay lắm " , ông Mỹ đáp " Cậu yên chí , cái chuyện phản xoáy thì Châu hậu Ý đã tìm được 1 miếng và Học có dợt qua rồi " ... Tôi nghe vậy cũng chẳng biết nói sao , nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cảm giác để Tuấn Anh vào chung kết thì hợp lý và an toàn hơn !

Sau đó thì đúng như dự kiến , Tuấn Anh gặp Học và Tuấn Anh nhường Học vào chung kết . Còn miền Bắc thì Phan gặp Long . Cái chuyện Long mà gặp Học ở vòng chung kết thì sẽ là 1 thuận lợi cho Học và có thể tình hình đã đổi khác . Khi xem trận đấu giữa Phan và Long , tôi không hiểu sao lại đánh đến 3-2 vì như vậy chỉ làm mất sức của Phan mà thôi ... chứ tôi không ngờ Long lại không chịu nhường Phan vào chung kết !

Nhìn Nguyễn ngọc Phan đánh từ vòng ngoài vào đến vòng trong , tôi thấy quả thật là 1 tay vợt tuyệt diệu ... hơn hẳn Đình Phiên , Trường thì yếu hơn Phan Phiên thấy rõ ... Nói chung , theo tôi thì chỉ có Ngọc Phan là trị được Học nhờ vào cách dụng vợt phản xoáy xuất quỉ nhập thần ! Chứ nếu Phiên hay Long mà gặp Học thì dù có biến hóa như đánh điểm rơi hay gò công thì Học cũng dễ dàng kéo vào thế đôi công là thế mạnh của Học .

Về nữ thì trận chung kết cũng y như mọi người dự đoán là Hoa Việt gặp Mai . Hoa Việt cầm vợt dọc tay phải đôi công , nhưng líp lại chưa đủ mạnh để dứt điểm nên không gây khó khăn cho Mai nhiều được . Mai cầm vợt ngang đánh rất khôn , ép bên rờ ve của Hoa Việt liên tục khiến Hoa Việt phải thúc thủ .

Trận chung kết Học gặp Phan quả đúng như tôi đã nghĩ ! Phải nói là Phan giao đấu với Vương chính Học , tay vợt vô địch miền Nam mà coi như Phan chỉ đánh có 1 mặt vợt mà thôi ... đây là điều mà tôi và mọi người miền Nam đều không thể nghĩ ra được . Phan xoay vợt đúng là cực kỳ điêu luyện thuần thục ... mà khổ nỗi thời kỳ đó chưa có luật bắt 2 mặt vợt phải 2 màu nên chưa hạn chế được cái chuyện mút phản xoáy của những tay dùng thiện nghệ như Phan ! Học lúng túng ngay từ set đầu tiên , và thua điểm rất thấp . Phan coi như hoàn toàn làm chủ trận đấu và tung hoành cho đến giây phút cuối . Tôi phải công nhận Phan hay quá , chỉ mỗi một tư thế giao bóng , chỉ chạm bóng vào 1 mặt vợt thuận chứ không bao giờ dùng mặt rờ ve , và cứ sau mỗi lần chạm bóng là Phan lại xoay vợt , cứ mỗi lần chạm bóng xong là lại xoay vợt ... khiếp thật !!! Cái điều nữa là cái tinh thần giao đấu của Phan cũng độc đáo và mang sắc thái riêng biệt , khác hẳn với bất cứ tay vợt nào trong giải đó , cũng như sau này tôi xem cũng nhiều giải bóng bàn thế giới mà cũng chưa thấy , đó là Phan chỉ biết quả bóng và mặt vợt , trong suốt trận đấu chưa bao giờ Phan nhìn Học 1 lần !!!


Copy lại bài viết của thành viên tvtt - traitimvietnamonline tháng 5/ 2007. Nếu bác tvtt có đọc thì thông cảm cho em vì chưa xin phép bác trước. Cảm ơn bác!
 

bongbanmaniac

Binh Nhất
Em xin chia buồn với các anh em BB trong nước, hải ngoại và em xin đính chính với tác giả bài viết là danh thủ Trần Hoa Việt của chúng ta đã từ trần từ 10 năm trước đây rồi...
 

Luong Qua Luong

Trung Uý
Một sự kiện nữa đáng chú ý là Vương chính Học gặp 1 đối thủ không nổi tiếng lắm của miền Bắc ở vòng ngoài . Học bị lọng cà lọng cọng vì đối thủ của Học cầm vợt ngang tay trái và lại dùng lối đánh điểm rơi , nghĩa là đánh nhẹ và rơi chính xác vào những điểm mình muốn , nên vô tình đã phá cái thế đôi công là cái thế mạnh của Học cũng như của đa số anh em bóng bàn miến Nam .

Trận này dân miền Nam nói riêng , và cả anh em miền Bắc nói chung đều căng thẳng , vì nếu Học mà thua trận này thì trận chung kết sẽ mất rất nhiều ý nghĩa vì ai cũng cho là trận chung kết đương nhiên sẽ là trận Vương chính Học của miền Nam đụng với Nguyễn ngọc Phan của miền Bắc . Học luôn bị dẫn trước , và qua sự hò hét cổ vũ của cả cầu trường Học mới thắng cực kỳ vất vả với tỉ số 3-2 ! Ngồi xem chắc ai cũng có cái cảm nghĩ là muốn thắng đối thủ của Học không có gì khó khăn cả , chỉ việc đôi công liên tục và phải tranh tiên cơ là chủ động công trước để đưa đối thủ vào thế đôi công là thế mạnh của Học , nhưng khơng hiểu sao Học cứ chập chà chập chờn gò bóng và để đối thủ giựt bóng điểm rơi trước !

Tôi xem trận này xong tôi nói với ông Mỹ " Chú Mỹ à , theo cháu thấy thì trận chung kết nên để Tuấn Anh gặp Phan vì coi bộ tinh thần của Học yếu quá , sợ sức ép của trận chung kết căng quá khiến Học dễ bị động " . Ô Mỹ trả lời " Chắc không sao , và còn tùy thuộc vào ban chỉ đạo nữa chứ tui không có ý kiến " . Tôi hỏi tiếp sau khi kể lại chuyện tôi vô tình giúp Tuấn Anh trận trước đó về chuyện phản xoáy " Tinh thần Học yếu như vậy , mà gặp phản xoáy nữa thì dễ bị lung lay lắm " , ông Mỹ đáp " Cậu yên chí , cái chuyện phản xoáy thì Châu hậu Ý đã tìm được 1 miếng và Học có dợt qua rồi " ... Tôi nghe vậy cũng chẳng biết nói sao , nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cảm giác để Tuấn Anh vào chung kết thì hợp lý và an toàn hơn !

Sau đó thì đúng như dự kiến , Tuấn Anh gặp Học và Tuấn Anh nhường Học vào chung kết . Còn miền Bắc thì Phan gặp Long . Cái chuyện Long mà gặp Học ở vòng chung kết thì sẽ là 1 thuận lợi cho Học và có thể tình hình đã đổi khác . Khi xem trận đấu giữa Phan và Long , tôi không hiểu sao lại đánh đến 3-2 vì như vậy chỉ làm mất sức của Phan mà thôi ... chứ tôi không ngờ Long lại không chịu nhường Phan vào chung kết !

Nhìn Nguyễn ngọc Phan đánh từ vòng ngoài vào đến vòng trong , tôi thấy quả thật là 1 tay vợt tuyệt diệu ... hơn hẳn Đình Phiên , Trường thì yếu hơn Phan Phiên thấy rõ ... Nói chung , theo tôi thì chỉ có Ngọc Phan là trị được Học nhờ vào cách dụng vợt phản xoáy xuất quỉ nhập thần ! Chứ nếu Phiên hay Long mà gặp Học thì dù có biến hóa như đánh điểm rơi hay gò công thì Học cũng dễ dàng kéo vào thế đôi công là thế mạnh của Học .

Về nữ thì trận chung kết cũng y như mọi người dự đoán là Hoa Việt gặp Mai . Hoa Việt cầm vợt dọc tay phải đôi công , nhưng líp lại chưa đủ mạnh để dứt điểm nên không gây khó khăn cho Mai nhiều được . Mai cầm vợt ngang đánh rất khôn , ép bên rờ ve của Hoa Việt liên tục khiến Hoa Việt phải thúc thủ .

Trận chung kết Học gặp Phan quả đúng như tôi đã nghĩ ! Phải nói là Phan giao đấu với Vương chính Học , tay vợt vô địch miền Nam mà coi như Phan chỉ đánh có 1 mặt vợt mà thôi ... đây là điều mà tôi và mọi người miền Nam đều không thể nghĩ ra được . Phan xoay vợt đúng là cực kỳ điêu luyện thuần thục ... mà khổ nỗi thời kỳ đó chưa có luật bắt 2 mặt vợt phải 2 màu nên chưa hạn chế được cái chuyện mút phản xoáy của những tay dùng thiện nghệ như Phan ! Học lúng túng ngay từ set đầu tiên , và thua điểm rất thấp . Phan coi như hoàn toàn làm chủ trận đấu và tung hoành cho đến giây phút cuối . Tôi phải công nhận Phan hay quá , chỉ mỗi một tư thế giao bóng , chỉ chạm bóng vào 1 mặt vợt thuận chứ không bao giờ dùng mặt rờ ve , và cứ sau mỗi lần chạm bóng là Phan lại xoay vợt , cứ mỗi lần chạm bóng xong là lại xoay vợt ... khiếp thật !!! Cái điều nữa là cái tinh thần giao đấu của Phan cũng độc đáo và mang sắc thái riêng biệt , khác hẳn với bất cứ tay vợt nào trong giải đó , cũng như sau này tôi xem cũng nhiều giải bóng bàn thế giới mà cũng chưa thấy , đó là Phan chỉ biết quả bóng và mặt vợt , trong suốt trận đấu chưa bao giờ Phan nhìn Học 1 lần !!!


Copy lại bài viết của thành viên tvtt - traitimvietnamonline tháng 5/ 2007. Nếu bác tvtt có đọc thì thông cảm cho em vì chưa xin phép bác trước. Cảm ơn bác!

Có lẽ năm tháng qua đi người viết bài quên 1 vài chi tiết. Tay vợt không nổi tiếng lắm của miền Bắc là một tay vợt tay trái vợt dọc, anh ta đã xuất sắc đứng đầu bảng 5 khi hạ Mạch Thoại Khương của TP (Khương đứng nhì bảng vẫn vào được vòng trong). Đây là tay vợt dọc năm xưa đã tạo khó khăn cho Vương Chính Học khi thua với tỉ số 2-3 21/19, 19/21, 21/14, 17/21, 13/21 ở vòng 16 của giải.
[video=youtube;Gz77M-gw4RU]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=Gz77M-gw4RU[/video]
 

waa

Đại Uý
Một sự kiện nữa đáng chú ý là Vương chính Học gặp 1 đối thủ không nổi tiếng lắm của miền Bắc ở vòng ngoài . Học bị lọng cà lọng cọng vì đối thủ của Học cầm vợt ngang tay trái và lại dùng lối đánh điểm rơi , nghĩa là đánh nhẹ và rơi chính xác vào những điểm mình muốn , nên vô tình đã phá cái thế đôi công là cái thế mạnh của Học cũng như của đa số anh em bóng bàn miến Nam .
Đây là anh Nguyễn Thế Ngọc, VĐV Quân đội , đánh vợt ngang tay trái, giật điểm rơi cực xoáy , cách đây vài năm là HLV Quân đội dẫn Đạt trố, Luân xoăn, Tiến béo ... đánh giải CLB toàn quốc ở Vũng Tàu .
Có lẽ năm tháng qua đi người viết bài quên 1 vài chi tiết. Tay vợt không nổi tiếng lắm của miền Bắc là một tay vợt tay trái vợt dọc, anh ta đã xuất sắc đứng đầu bảng 5 khi hạ Mạch Thoại Khương của TP (Khương đứng nhì bảng vẫn vào được vòng trong). Đây là tay vợt dọc năm xưa đã tạo khó khăn cho Vương Chính Học khi thua với tỉ số 2-3 21/19, 19/21, 21/14, 17/21, 13/21 ở vòng 16 của giải.
Tay vợt dọc này rất nổi tiếng vì khi thi đấu ở nước ngoài (Thái Lan hay sao ấy), anh ta trong đội Quân đội nhưng đã "đào thoát" luôn , làm ảnh hưởng lớn đến bb VN những năm sau đó , bb VN chả thi đấu bất kỳ đâu nữa ngoài VN , có lẽ là Đỗ Quang Ngọc , hiện đang ở Mỹ .
 
Last edited:

Luong Qua Luong

Trung Uý
Bạn Waa làm ơn check lại thông tin này. Anh Học không có gặp Nguyễn Thế Ngọc ở vòng ngoài mà chỉ gặp nhau ở bán kết.
Còn thông tin bạn đưa về ĐQN thì đúng rồi.
Ở vòng bảng:
Bảng 2 - Vương Chính Học (TP) đầu bảng, Trần Thanh Lân (Hà Nam Ninh) nhì bảng.
Bảng 8 - Nguyễn Thế Ngọc (Quân Đội) đầu bảng, Châu Hữu Ý (TP) nhì bảng.

Vào vòng loại trực tiếp:
Vòng 32: Nguyễn Thế Ngọc thắng Trần Văn Quỳnh (Hải Hưng) 3-1. Vương Chính Học thắng Trần Tuấn Anh (TP) 3-1.
Vòng 16: Nguyễn Thế Ngọc thắng Quan Khải Hòa (Hà Nội) 3-1, Vương Chính Học thắng Đỗ Quang Ngọc (Quân Đội) 3-2.



Vòng tứ kết:
Vương Chính Học thắng Trần Công Minh (TP) 3-0, Nguyễn Thế Ngọc thắng Hoàng Thế Vinh (tay vợt dọc của Hà Nội) 3-1.

Vòng Bán Kết:
Vương Chính Học thắng Nguyễn Thế Ngọc 3-1, Nguyễn Ngọc Phan thắng Nguyễn Trường Huy (Hà Nội) 3-0

Chung Kết : Nguyễn Ngọc Phan thắng Vương Chính Học 3-0
Trận tranh hạng 3-4: Nguyễn Trường Huy thắng Nguyễn Thế Ngọc 3-2

Hình và thông tin mình cũng lượm lặc được thôi nhưng mình nghĩ nó chính xác.
 
Last edited:

waa

Đại Uý
Tư liệu của bạn Luong Qua Luong thật quý giá , ... cảm ơn bạn nhé . Nhưng Đỗ Quang Ngọc chơi vợt dọc tấn công mạnh bạo , còn Nguyễn Thế Ngọc rơ giật moi cực xoáy điểm rơi , em không biết bài báo nói về người nào .
Bây giờ 2013 mà bạn còn các bài báo năm 1978 , quá ngạc nhiên và khâm phục !
 

Bình luận từ Facebook

Top