Cốt vợt cứng và mềm

Trainee

Đại Tá
Vậy ạ , tại cháu đang chơi Acuda S1 cho FH đang tính lên đời ạ , cháu thì k chơi được mút H3 ạ , nhưng cháu vẫn muốn chơi mặt cứng ạ ,
G1, Ten05, Dignics05 nếu không muốn H3 thử xem.
CR theo quan điểm của mình là cứng đó, nhất là em China
 

VPSV

Đại Uý
Chủ đề hay quá ạ , vậy các chú cho cháu hỏi cây Stiga Clipper CR Non WRB bản chất là cứng hay mềm ạ , cháu tham khảo trang REVSPIN thì họ bảo cứng , nhưng cháu có tham khảo qua chỗ anh Linh Muối thì anh bảo đây là cốt mềm ạ , mong các chú cho cháu câu trả lời ạ
Về clipper CR thì cũng như bác @Trainee chia sẻ là cốt 7 lớp thiết kế khá cứng để bán chuyên tới chuyên nghiệp sử dụng. Cấp clb khá ít thấy các bác dùng. Tuy nhiên, bác có thể kiếm đc những cây Clipper CR mềm hơn Clipper CR chuẩn khi bác mua lựa cân nặng thấp hơn chuẩn hãng đưa ra, sự khác biệt sẽ rõ khi lệch nhiều (-4gram trở lên với cá nhân). Càng nhẹ thì cùng cấu trúc sẽ càng mềm (do gỗ non hơn, ít cứng hơn) và ngược lại. Bác nào nói cốt này mềm thì hoặc là sở hữu 1 cây có trọng lượng nhẹ 85-87g HOẶC phối mút mềm như bác @Lamberte chia sẻ kinh nghiệm TMB ZLC, HOẶC là trình độ chuyên nghiệp, đánh đôi công xa bàn tốt thì lực từ những trái bóng uy lực mạnh mẽ trả lại từ đối thủ sẽ cho cảm giám cốt mềm hơn... bác chơi Donic S1 thì ngại nếu ráp cốt Clipper CR thấy cứng quá thì có thể nhả về Fast Arc G1, s2< g1<s1. Ten 05 thì nhỉnh hơn g1, một 10, một 9... Dig05 em chưa đeo nổi vì giá nhưng dự nảy cỡ S1, hơn Ten05.

Nếu G1, Ten 05 vẫn khó điều khiển thì bác có thể hạ tiếp về Rakza 07 cho FH như em.
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Em thấy phong trào của các VĐV chuyên nghiệp bây giờ là dùng cốt trung bình mềm, nhưng có khả năng kiểm soát, tạo xoáy, phát lực tốt và ổn định (đó là lý do tại sao Viscaria được dùng nhiều như vậy), kết hợp mặt phải cứng nhưng ma sát, mặt trái ma sát nhưng mềm hơn chút và có tốc độ cao hơn hoặc bằng mặt phải. Các VĐV Nhật, Đức có thể chấp nhận dùng 2 mặt như nhau, khác với các VĐV China, họ dùng theo sự lựa chọn em nói trên là chủ yếu. Về mặt đen thì level nào được dùng loại nào em không biết nên không dám phán bừa.
 

VPSV

Đại Uý
Em thấy phong trào của các VĐV chuyên nghiệp bây giờ là dùng cốt trung bình mềm, nhưng có khả năng kiểm soát, tạo xoáy, phát lực tốt và ổn định (đó là lý do tại sao Viscaria được dùng nhiều như vậy), kết hợp mặt phải cứng nhưng ma sát, mặt trái ma sát nhưng mềm hơn chút và có tốc độ cao hơn hoặc bằng mặt phải. Các VĐV Nhật, Đức có thể chấp nhận dùng 2 mặt như nhau, khác với các VĐV China, họ dùng theo sự lựa chọn em nói trên là chủ yếu. Về mặt đen thì level nào được dùng loại nào em không biết nên không dám phán bừa.
Bác cũng có chung ý với nhiều chuyên gia đó. Khi đọc bài phân tích xu hướng thế giới sau khi áp dụng bóng 40+ nặng hơn , chậm hơn thì bb chuyên nghiệp có lẽ đòi hỏi các cầu thủ công-thủ toàn diện hơn, những cầu thủ thuần công như ZJK đã thất thế... việc dùng cốt tb cứng thuận lợi phòng thủ thế nào thì chắc các bác kinh qua đều biết rõ. Nhưng đó là hiện tại ở thời điểm này ạ.
Cá nhân em võ đoán sau khi thế giới làm quen với bóng 40+ rồi thì tương lai Vis/ZJK ALC hay Long5 sẽ lùi 1 bậc, nhường ngôi vương cho thế hệ cầu thủ trẻ tiếp theo như Lin với các vũ khí mới là Lin Yun Ju Super ZLC+ Dig09C hay Long5x+H3 genX... nhanh hơn, đòn sát thủ hơn ạ. Rồi thế tiếp tục có thể khi ta u50-60 thì lại đánh bóng 44 ạ, hehe
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Có video này khá hay chia sẻ các bác cùng thưởng thức, trong video này Boll kun đã đo lường và so sánh rất chân thực sự khác biệt giữa combo rất nhanh (cốt cứng + mặt nảy Primorac Carbon và mặt cao su dignics05) và combo rất chậm (cốt mềm chậm + mặt mềm và chậm Inner ZLF mặt cao su Flextra):
1/ Tốc độ bóng của mấy bác nhà nghề. Nếu đo thử Fang hay Flack thì chắc tốc độ còn kinh khủng hơn nữa ấy nhỉ.
2/ Quỹ đạo của bóng với vợt mềm (chậm) và vợt cứng (nhanh, direct).
3/ Giải thích về sự hỗ trợ của Contact Length (thời gian tiếp xúc bóng lâu hay mau) trên cốt chậm và nhanh
4/ Ưu nhược điểm của cốt cứng/mềm
5/ Gợi ý rơ nào chọn vũ khí nào.

image_2021-09-29_114339.png

image_2021-09-29_114834.png

(Nguồn: Channel youtube/Timo Boll - Link bên dưới)

 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Sao không lắp bộ Dig 05 vào ZLF và Flextra vào Primorac để test nhỉ?
Chắc Butterfly ko muốn bán combo ba chỉ như bác nêu (Boll đc Butt tài trợ) hoặc mấy ông Butt Boll này nghĩ ko ra lắp combo như bác nói kk

Cá nhân em thì nghĩ đến 2 lý do:
Tại sao không lắp mặt Flextra (mặt mềm) cho cốt cứng Carbon T5000 như Primorac?
Câu trả lời của em là cảm giác "mushy" mà mấy diễn đàn thế giới đã đề cập, em đã từng bị cảm giác này khi lắp mặt Andro Hexer Duro (42 độ ESN) trên cốt cứng... và cảm giác tả cho các bác như thế nào nhỉ... giống như không phải cảm giác mặt cao su trên cốt mà cảm giác như 1 lớp bông mềm trên cốt vậy. Lúc này cốt ít rung hơn, cảm nhận bóng không truyền được trên cốt rõ tới tay người chơi nữa... không biết bóng vào chưa hay đã rời mặt vợt chưa... đánh thì bóng vẫn vậy do mình làm đúng động tác nhưng mình không thể biến hóa xoáy... nói chung em không chịu được cảm giác đó.

Tại sao không lắp Dig05 trên cốt mềm?
Còn cảm giác mặt cứng trên cốt rất mềm em cũng thử qua (mặt Fastarc G1 cảm nhận rõ nhất trong đám G1, Ten05, Rakza7), là cảm giác hụt lực, nghĩa là vào bóng bạo liệt, nhưng lực truyền đến bóng chỉ còn khoảng 80% so với đầu vào mình bỏ sức 100%. Đặc biệt cảm nhận rõ khi thực hiện các cú bạt, hoặc giao bóng "đục". Vậy thì lúc này combo tạo 1 ngưỡng giới hạn trên, khiến cho chúng ta không thể tăng lực được nữa. Xoáy thì vẫn ok nhưng bóng lúc này rơi vào trạng thái nhiều xoáy mà không tăng lực thì cánh đàn ông không thích. Nhưng cách này lại an toàn cho nữ chơi ôm bàn vì rơ ôm bàn là nữ thì đâu có max lực làm gì, nhưng họ lại cần sự an toàn phòng thủ và linh hoạt.

Bác @lion bữa nào thử 2 cảm giác này xem thế nào... Combo của bác thì đang đẹp, bữa nào bác thử kiếm S3 độ dày max thử trên con Vis của bác em nghĩ bác sẽ cảm nhận được cảm giác mushy khi đối giật.
 
Last edited:

D_Vercetti

Binh Nhì
Về clipper CR thì cũng như bác @Trainee chia sẻ là cốt 7 lớp thiết kế khá cứng để bán chuyên tới chuyên nghiệp sử dụng. Cấp clb khá ít thấy các bác dùng. Tuy nhiên, bác có thể kiếm đc những cây Clipper CR mềm hơn Clipper CR chuẩn khi bác mua lựa cân nặng thấp hơn chuẩn hãng đưa ra, sự khác biệt sẽ rõ khi lệch nhiều (-4gram trở lên với cá nhân). Càng nhẹ thì cùng cấu trúc sẽ càng mềm (do gỗ non hơn, ít cứng hơn) và ngược lại. Bác nào nói cốt này mềm thì hoặc là sở hữu 1 cây có trọng lượng nhẹ 85-87g HOẶC phối mút mềm như bác @Lamberte chia sẻ kinh nghiệm TMB ZLC, HOẶC là trình độ chuyên nghiệp, đánh đôi công xa bàn tốt thì lực từ những trái bóng uy lực mạnh mẽ trả lại từ đối thủ sẽ cho cảm giám cốt mềm hơn... bác chơi Donic S1 thì ngại nếu ráp cốt Clipper CR thấy cứng quá thì có thể nhả về Fast Arc G1, s2< g1<s1. Ten 05 thì nhỉnh hơn g1, một 10, một 9... Dig05 em chưa đeo nổi vì giá nhưng dự nảy cỡ S1, hơn Ten05.

Nếu G1, Ten 05 vẫn khó điều khiển thì bác có thể hạ tiếp về Rakza 07 cho FH như em.
thật ra là cháu đang chơi S1 trên cây CR cán đặc China ổn rồi ạ , giờ cháu chỉ muốn nâng cấp mặt cho FH thôi , chắc các chú các bác đều biết dòng Donic Acuda dễ chơi , nên bóng sang bàn rất hiền , nên giờ cháu muốn nâng cấp mặt vợt cho bên FH thôi , còn BH cháu đánh Ten 05 quen tay rồi ạ
 

lion

Đại Tá
thật ra là cháu đang chơi S1 trên cây CR cán đặc China ổn rồi ạ , giờ cháu chỉ muốn nâng cấp mặt cho FH thôi , chắc các chú các bác đều biết dòng Donic Acuda dễ chơi , nên bóng sang bàn rất hiền , nên giờ cháu muốn nâng cấp mặt vợt cho bên FH thôi , còn BH cháu đánh Ten 05 quen tay rồi ạ
Hồi trước em cũng dùng hơn chục mặt Acura S2 với cốt Maze ALC, đánh dễ phết, sau dán một mặt S2, một mặt Coppa X1 Gold đánh cũng khoái.
 

D_Vercetti

Binh Nhì
Hồi trước em cũng dùng hơn chục mặt Acura S2 với cốt Maze ALC, đánh dễ phết, sau dán một mặt S2, một mặt Coppa X1 Gold đánh cũng khoái.
dạ , cá nhân cháu thấy dòng Donic Acuda S thì dễ chơi , giá thành cũng rẻ , nhưng dòng này có 1 cái cháu k thích là chính vì dễ chơi nên bóng sang bàn bên kia nó hiền hiền sao ấy , nên cháu đang tính đổi cái mặt S1 , cháu cũng nghe nhiều người bảo lên thẳng Ten 05 hay Dig 05 , nhưng cũng chát quá , đánh bập bõm trình với vẩn mà chơi 2 mặt bướm thì phí tiền , nên cháu đang suy nghĩ ạ
 

VPSV

Đại Uý
dạ , cá nhân cháu thấy dòng Donic Acuda S thì dễ chơi , giá thành cũng rẻ , nhưng dòng này có 1 cái cháu k thích là chính vì dễ chơi nên bóng sang bàn bên kia nó hiền hiền sao ấy , nên cháu đang tính đổi cái mặt S1 , cháu cũng nghe nhiều người bảo lên thẳng Ten 05 hay Dig 05 , nhưng cũng chát quá , đánh bập bõm trình với vẩn mà chơi 2 mặt bướm thì phí tiền , nên cháu đang suy nghĩ ạ
Vậy thay vì bỏ vài triệu chơi ten thì thuê thầy hướng dẫn nâng trình lên, và biến đổi vũ khí...(biến đổi từ cốt gì mặt gì >> thế gì, chiêu gì, đòn gì) bao ổn
 

D_Vercetti

Binh Nhì
Vậy thay vì bỏ vài triệu chơi ten thì thuê thầy hướng dẫn nâng trình lên, và biến đổi vũ khí...(biến đổi từ cốt gì mặt gì >> thế gì, chiêu gì, đòn gì) bao ổn
cháu có thầy ạ , nếu các chú các bác ở Hà Nội chắc biết anh Tài Pha Lê , anh ấy dậy cháu môn này mà
 

VPSV

Đại Uý
cháu có thầy ạ , nếu các chú các bác ở Hà Nội chắc biết anh Tài Pha Lê , anh ấy dậy cháu môn này mà
haha, môn bóng này có cái thú vị là mấy anh mấy chú đánh có tiếng sẽ được đặt kèm tên là biệt hiệu... như kiểu "Đệ Nhất Khoái Đao ĐBQ" vậy
 

VPSV

Đại Uý
Lục lại được 1 đoạn "Xóa mù" bóng bàn trên MyTableTennis post làm dữ liệu sách vở cho các anh em chơi phong trào chém gió đỡ buồn, xem lại mình thuộc hệ Âm (-) hay Dương (+) trước khi giải WTTTC ở Sing diễn ra. Vì có liên quan tiếng Nhật mà em không giỏi lắm, chỉ đi cóp của người ta nên em xin trích dẫn link em cóp-dê, mấy bác nào rành tiếng Nhật (như bác @lion chẳng hạn) thì xem hình nhé.
http://mytabletennis.net/forum/fast-blade-or-fast-rubber_topic67805.html

***Lưu ý trước khi đọc: đây là báo Nhật viết nên khả năng đúng cao cho cốt và mút kiểu Rơ Nhật/Châu Âu, chưa chắc đúng cho Tàu đạo.

Trường phái 1: Soft Blade X Hard Rubber / Cốt vợt đàn hồi trợ xoáy ráp Mặt cao su có sponge/lót cứng (>= 47.5 ESN)
Đây là kết hợp mang lại sự ổn định nhất, cũng cổ điển nhất
(Em gọi vui nhóm này là: Người đàn ông cổ điển, bề ngoài nghiêm nghị, trong ướt át tình cảm)

Cao su cứng không cắn quá nhiều vào bóng trong các cú đánh mạnh, nên khi chúng ta công, bóng có xu hướng bật lại nhanh chóng sang phần sân bên kia. Tuy nhiên, đối với các cú đánh thụ động khi phòng thủ, cốt mềm cung cấp khả năng kiểm soát thích hợp. Một nhược điểm của cao su cứng là việc tạo xoáy cho bóng sẽ trở nên khó khăn hơn, với combo này thì có thể được khắc phục nhờ cốt đàn hồi, làm kiểu thiết lập này thành một lợi thế chơi đối giật, giật bóng trung và xa bàn. Giống kiểu đàn ông mà mấy chị em thích nhất, cần "cứng" cũng có, mà "tình cảm" cũng ướt nhẹp.

Đánh giá (định lượng, càng nhiều sao càng khủng):
Bóng rời vợt (ngược lại với độ ngậm bóng Dwell) *** (3 sao)
Tạo xoáy **** (4 sao)
Kick ***** (5 sao)

(*Kick là hiện tượng bóng vọt sau khi tiếp xúc với bàn sau khi bật lên)

Nhân diện combo này thường thấy bác nào cầm "đao" Vis, Innerforce, Lông 5, Timoboll ALC, Jun/ZJK Super ZLC... đi với mặt 47,5 độ ESN trở lên. Em cũng cho JM ZLC vào nhóm này (cốt này cứng với dân phong trào như sẽ đàn hồi với bóng giật đùng đùng của mấy ông chuyên nghiệp)

Combo này dành cho người chơi rơ tấn công nhưng cũng muốn kiểm soát cao, muốn cả xoáy và tốc độ. (Nghe giống như tối ưu các bác nhỉ, nhưng cũng có nhược điểm là "Bạt" khó hơn, độ chính xác không tối ưu do cốt đàn hồi, trợ xoáy nên dễ bị ăn xoáy hơn khi bạt, buộc phải cẩn thận hơn, không bạt bừa, ngon như combo dưới.)
H1.jpg


Trường phái 2: Hard Blade X Hard Rubber / Cốt vợt cứng ráp Mặt cao su có sponge/lót cứng (>= 47.5 ESN)
Đây là kết hợp trợ lực nhiều nhất, với độ ngậm bóng ít nhất
(Em gọi vui nhóm này là: Người đàn ông Rocket1h)

Sự kết hợp đơn giản giữa cao su cứng và cốt cứng mang lại khả năng phản đòn nhanh chóng ở mọi cú ra đòn. Nhưng thời gian tiếp xúc ngắn giữa bóng và cao su (combo quá nảy) khiến việc tạo xoáy trở thành một thách thức lớn đối với kỹ năng và cảm giác của người chơi. Vấn đề tạo xoáy có thể được giải quyết phần nào nhờ sự trợ giúp của mặt mút dính (Tacky) cho người chơi mặt mút láng. Với độ bám dính, điều ít nhất mà những mặt mút cứng đó có thể làm là bám vào quả bóng lưu bóng thêm được 1 chút. Nếu người chơi không có kỹ thuật đủ tốt, hãy cân nhắc việc bỏ quan tâm đến tạo xoáy và chỉ lưu tâm những cú đập và những cú bạt, bắn thẳng vào bóng. Dù thiếu xoáy, nó vẫn là 1 kiểu kết hợp combo nguy hiểm.

Đánh giá (định lượng, càng nhiều sao càng khủng):
Bóng rời vợt (ngược lại với độ ngậm bóng Dwell) ***** (5 sao)
Tạo xoáy *** (3 sao)
Kick *** (3 sao)

Combo này lý tưởng cho những người chơi tấn công nhanh, luôn muốn kết liễu ngay đối thủ và giành điểm, những người không lùi bước ngay cả khi bị rơi vào thế thủ. Những người chơi mặt mút láng yêu thích kết thúc trận đấu hoàn toàn bằng những cú bạt cháy bàn.


Em nhận diện Combo này khi mấy bác cầm "chùy": họ Sạ-điêu, họ Koki Niwa, Mazunov, họ Victas VC, họ Tamca5000...., Carbonado 290, TSP SWAT Power kết hợp mặt nảy như Ten 64, Andro Roxon 500,... (ku Truls Moregard em cho là gương mặt mới của nhóm này với các cú bắn góc, và giật lai bạt tốc độ siêu nhanh)
H3.jpg

(Còn 2 nhóm nữa)
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Trường phái 3: Soft Blade X Soft Rubber / Cốt vợt đàn hồi ráp Mặt cao su có sponge/lót mềm (<= 45 ESN)
Cuộc chơi phòng thủ phản công được xây dựng dựa trên Tính nhất quán và biến hóa (vững như tường thành, dai như đỉa)
-------------------------------------
Cao su mềm kết hợp cốt mềm có thể tạo ra một thiết lập tối ưu về kiểm soát, nhưng tốc độ thì.... chơi combo này dựa vào sức mạnh tấn công để kiếm điểm sẽ là điều vô cùng khó khăn. Thay vào đó, nên chuyển sự chú ý cho việc kiểm soát điểm rơi và gài "thế" khi sử dụng kiểu combo này. Đối với lối chơi phòng ngự, sự kiểm soát cao sẽ dùng nhiều động tác "Cắt" và "Chặn tụt" rất ổn định. Đặc biệt, các "Cắt thủ" sẽ thấy dễ dàng tạo ra những cú đánh mà bóng chìm sâu vào cao su nhưng thực tế là không có độ xoáy nào được truyền lên bóng. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sức mạnh sẽ thể hiện rõ ràng trong các cuộc phản công. Những người dựa trên sự thay đổi của tốc độ giữa tấn công và phòng thủ được khuyến nghị sử dụng mặt mút đặc biệt hoặc mút gai.

Bóng rời vợt * (1 sao)
_Ngậm bóng siêu lâu
Tạo xoáy ***** (5 sao)
Kick *** (3 sao)

Lý tưởng cho những người chơi tấn công giật và chặn điểm rơi, và những người chơi phòng thủ trừng phạt đối thủ bằng cách biến đổi độ xoáy bóng trả lại (bóng dị) bằng cách sử dụng mặt mút đặc biệt. Combo cũng đề xuất cho người mới bắt đầu tập luyện bóng bàn.


Nhận diện combo này khi mấy bác cầm "lưới hoăc roi" (họ cốt thủ Def + mặt Chopper...)

H4.jpg


Trường phái 4: Soft Rubber X Hard Blade / Cốt vợt cứng ráp Mặt cao su có sponge/lót mềm (<= 45 ESN)
Cao su mềm trên cốt cứng. Cảm giác cắn bóng tốt và độ nảy bóng bất ngờ (Người đàn ông cộc khi nóng lên, nhưng lúc bình tĩnh thì cũng được)
----------------------------------
Cao su mềm cho độ cắn vừa đủ với khả năng kiểm soát tốt, ngay cả khi vuốt nhẹ. Cốt cứng cung cấp lực để bù đắp tốc độ thiếu hụt do sử dụng sponge/lót mềm. Đối với những cú đánh khó, kiểu thiết lập này mang lại cảm giác bóng bị hút vào cao su trước khi bị bắn mạnh, cho dù bạn có muốn hay không. Sẽ thật khó để truyền đi độ xoáy cho bóng có kình lực, nhưng bù lại combo hỗ trợ tốt với những pha cản phá nhanh khi ở thế phòng thủ bị động.
Bóng rời vợt **** (4 sao) _Dwell khá thấp
Tạo xoáy *** (3 sao)
Kick ** (2 sao)

Lý tưởng cho những người chơi thiếu sức mạnh, cần trợ lực, những người bộ chân yếu, thích ôm bàn. Tốt nhất cho lối chơi tấn công nhanh cận bàn với các kỹ thuật giật trên bàn, flick, đờ mi, bắn góc. Mất tốc độ rõ ràng khi rời khỏi bàn.


Nhận diện combo này khi mấy bác cầm "Rìu" (họ Sạ-điêu, họ Koki Niwa, Mazunov, họ Victas VC, họ Tamca5000...., TSP Power, TSP Power Carbon, Stiga Carbonado 290 với spong/lót mềm Ten05fx, Hexer Duro,...)
H2.jpg


Kết luận cá nhân: Nếu môi trường là mặt bàn trơn, không gian hẹp, hoặc sàn trơn, thì Trường phái 4 hoặc 2 sẽ là lợi thế hơn trường phái 1, hoặc 3. Nhưng khổ nỗi chơi Trường phái nào muốn ổn định thì không nên đổi lung tung ...:)
 
Last edited:

VPSV

Đại Uý
Do gần đây em chuyển chơi bắn trái gai nên không chơi được cốt mềm rung nữa.
Có điều với trình gà của em, em vẫn thấy là cốt mềm, nhún với mặt cứng xoáy thì giật chết/ giật xung cái bốp bóng nặng nhú dễ, chứ Cốt cứng, mặt mềm thì rất khó! Mà nếu đánh đôi, đủ tay đủ chân, đứng bao bồ xa bàn, mà có cơ hội đối giật lại thì cốt mềm, nhún mặt cứng nó phê pha hơn cốt cứng mặt mềm rất nhiều ạ.
Tuy nhiên mấy bữa rồi, sau khi quyết tâm (trước cứ thử 3-4 ngày rồi không đánh được, bán bỏ đi mấy mặt rồi; đợt rồi may nhờ dịch bị đi làm 3 tại chỗ, không có cơ hội đổi mặt cả tháng :D ), thì em đã đánh tạm tạm được Dignics với Super Jun và lấy lại được cảm giác thích trên.
Có lẽ, SJ là cốt cứng nhưng rất xoáy và Dignics tính năng nó khác Ten hẳn đi, thành ra được một phối hợp mới, sẽ dần dần không theo cái chỉ 2 phân loại như truyền thống nữa,
Bài em post hôm nay so sánh 4 trường phái ở trên chứng minh cảm giác của bác chính xác 100%
 

Bình luận từ Facebook

Top