Cảnh đẹp và đặc sản quê hương Quảng Ngãi

Radical

Moderator
Quảng Ngãi là một vùng đất duyên hải trung trung bộ, có bờ biển dài, sạch và đẹp. Tuy nhiên ngành Du lịch còn kém phát triển nên du khách ít đến và ít biết về Quảng Ngãi.

Em xin giới thiệu một số đặc sản và cảnh đẹp Quảng Ngãi cho các bạn gần xa.

I/ Cảnh đẹp quê hương
1/ Núi Ấn - Sông Trà





Bờ xe nước trên sông Trà xưa kia



Trên núi Thiên Ấn có ngôi Thiên Ấn cổ tự





Và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng





2/ Đảo Lý Sơn


Đảo Lý Sơn nhìn từ biển vào, xưa kia là miệng núi lửa



Chùa Hang - Lý Sơn
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa.

Người dân Lý Sơn, nhìn chung, là hiền, chất phát, hiếu khách và phần lớn, có niềm tin vào tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Phật giáo là tôn giáo mà nhiều người và nhiều gia đình nhận làm tôn giáo truyền thống nhất.

Đảo có bốn ngôi chùa và một tịnh xá, gồm, các chùa: Chùa Hang, chùa Đục, chùa Vĩnh Ân, chùa Từ Quang, và tịnh xá Ngọc Đức. Trong năm ngôi tự viện ấy, chùa Hang có phong cảnh đẹp nhất, gắn liền với nhiều truyền thuyết thần bí. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m. Chùa Hang đã được Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch xếp hạng thắng cảnh quốc gia theo quyết định số 921 ngày 20 tháng 7 năm 1994.

Chùa nằm cách cảng Sa Kỳ chừng hơn 25 km nữa về phía đông nam.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m².


Đường vào sân Chùa Hang. Ảnh: Internet.

Chùa Hang là nơi thờ tự Phật và các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây huyện đảo. Điện thờ không quá lớn song đặt trang nghiêm giữa hang động chính. Theo người dân huyện đảo thì trong hang mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, là nơi dân đảo cư ngụ khi thời tiết khắc nghiệt. Nằm ngay sát biển, nhưng ngay lối vào hang chính lại có mạch nước ngọt. Du khách không khỏi thú vị khi ngước nhìn mạch nước chảy ra từ đá núi rêu phong. Phong cảnh nhìn từ chùa Hang lại phác họa trong ấn tượng của du khách thêm những bức tranh thủy mạc thiên nhiên ưu đãi ban cho huyện đảo Lý Sơn.


Gần biển, nhưng chùa Hang lại có mạch nước ngọt chảy ra từ núi đá rêu phong khiến
du khách ngẩn ngơ. Ảnh: Internet.

Các bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”. Do đường đi tối, khá nguy hiểm nên lối đi này được chặn lại để tránh bước chân của các vị khách tò mò.

Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.

Các sự kiện lớn được tổ chức tại chùa hàng năm là các ngày Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan, Phật Đản, ngày giỗ các vị tiền hiền. Vào những dịp đó, nhân dân địa phương tới hành lễ, niệm phật, chiêm bái.

Đảo Lý Sơn gồm năm ngọn núi vươn lên giữa biển, khum khum như những cái bếp than đá khổng lồ đã tắt. Người dân địa phương bảo trong số đó chỉ mới có bốn ngọn từng nổi trận lôi đình, để lại những cái miệng há rộng đầy nham thạch.

Một trong số những ngọn đó, ngọn Thới Lới, miệng phễu rộng đến một cây số vuông, được chính quyền sở tại dự định xây thành một cái hồ chứa nước để cứu khát cho cả đảo trong 4 tháng mùa khô hàng năm. Du khách mới đến lần đầu chắc sẽ có cảm giác rờn rợn vì đang đứng ngay trong miệng núi lửa. Những khối nham thạch lớn bị hất tung lên, bắn ra phía biển nay vẫn còn nằm chơ vơ. Lên cao hơn nữa là những ngôi chùa lẩn sâu vào trong các khe núi, cỏ cây lơ thơ.

Kiến trúc chùa tạo nên từ các hang động nằm trong lòng núi Thới Lới. Ảnh: Internet.

Người Lý Sơn nâng niu gìn giữ thế giới tâm linh của mình rất kỹ. Dinh thờ, miếu mạo chỗ nào cũng được tô điểm, thờ phụng với một quy chế cực kỳ nghiêm ngặt. Mỗi sáng sớm có thể bắt gặp ngư dân nào đó dừng thuyền trước con đường dẫn lên dinh Âm hồn biển để cúng một con gà luộc và đĩa trái cây tươi để an ủi những linh hồn còn lạc loài ngoài biển, cầu cho chuyến biển đêm nay yên lành.

Đường lên chùa Hang, một danh thắng được Bộ Văn hoá – thông tin cấp bằng công nhận di tích văn hoá, được rải một lớp đá tròn nhỏ, chạy loanh quanh giữa cánh đồng bắp xanh rờn. Trên cánh đồng, các thôn nữ cười nói náo nhiệt. Nhưng cứ hễ khách đến gần và giơ máy ảnh, họ sẽ e lệ bỏ chạy, hoặc kéo chiếc khăn che nắng lên để gương mặt khuất lấp sau vành nón. Chùa Hang nằm sâu trong lòng khối nham thạch khổng lồ hình dáng ở thế đang phun trào. Chùa rộng 480 mét vuông, chỉ cao có 3,2 mét. Tiền thân của chùa là một ngôi đền Chăm cổ. Những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ 20, và dân đảo thay thế bằng bàn thờ Phật và thờ các tiên hiền của 3 tộc lớn nhất đảo. Hàng ngày vào buổi chiều, tiếng cầu kinh của vợ các ngư dân có chồng đang rong ruổi trên biển cất lên, kéo dài cho đến tận hoàng hôn, buồn da diết. Trong chùa, thỉnh thoảng lại có một giọt nước mát trên vòm hang nhỏ xuống, rồi tan giữa câu kinh.

Viếng cảnh chùa, ngắm những ngọn núi lửa đang ngủ yên giữa trùng dương, rồi sau đó vào quán thưởng thức một đĩa mực thả mới vớt từ biển lên, uống một ly nhỏ rượu tỏi và nhìn hoàng hôn trôi dần về đất liền cách đó 20 hải lý. Lý Sơn trong tim du khách lúc đó có thể sẽ khác, mặc dù tiếng kinh cầu từ chùa vẳng ra vẫn đang còn buồn da diết.

”Thiên Khổng Thạch Tự”, dịch là Chùa đá Trời tạo. Ảnh: Internet.

Mặc dù bốn chữ “Thiên Khổng Thạch Tự” được khắc trên vách núi đá trước chánh điện; nhưng người dân nơi đây vẫn thường gọi ngôi chùa này là chùa Hang. Tên gọi nghe có vẻ dân dã, mộc mạc, nhưng nó thường gắn liền với những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của bao lớp người sinh ra và lớn lên trên biển đảo Lý Sơn.

Tượng Bồ-tát Quan Âm lộ thiên (chùa Hang) nhìn ra biển Đông. Ảnh: Internet.

Theo một bài viết về nguồn gốc đảo Lý Sơn, thì đảo này được hình thành từ một triệu năm trước do núi lửa phun trào nham thạch. Nham thạch ấy nhô dần lên khỏi mặt nước biển và tạo nên hòn đảo này với năm ngọn núi để che chắn gió Bấc đến từ phương Bắc; trong năm ngọn núi ấy, có nhiều hang động lớn nhỏ khác nhau. Chùa Hang được tạo lập từ một hang núi đá lớn nhất trên đảo. Không ai biết chính xác hang núi đá này được tạo ra từ lúc nào và nguyên nhân do đâu. Nhiều người ước đoán, nó được tạo ra do những lần xâm thực của sóng biển và có từ thời tiền sử.

Chùa Hang nằm ngay chân núi sát bờ biển. Ảnh: Internet.


Phải men theo lối giữa hai sườn núi để đến Chùa Hang. Ảnh: Internet.


Chánh điện thấp hơn sân chùa. Ảnh: Internet.

Theo lời người dân kể lại và đọc thấy trên các trang mạng, chùa Hang được tạo lập vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười bảy, trong thời kỳ của vua Lê Kính Tông. Chùa được kiến lập và trông nôm bởi dòng họ Trần Công, đầu tiên là các ông Trần Công Thành, Trần Công Bạch. Tương truyền rằng, ngày ấy, các ông này có “phép thuật” rất cao. Trong thời gian cư ngụ tại chùa Hang, các ông thường “rấm đậu thành binh” để chống kẻ thù xâm lược hoặc tiêu trừ yêu quái; các ông có thể ngồi hoặc đứng trên chiếc nón lá nhỏ lướt sóng đi vào đất liền. Và truyền rằng, ngày xưa, trong chánh điện của ngôi chùa có đường lên trời và đường xuống âm phủ. Hiện nay, bên phải chánh điện chùa (từ ngoài vào) vẫn còn một con đường thông sâu vào trong núi, dài khoảng hơn 20 m; đường nhỏ và tối.


Phía trong Chùa Hang nhìn ra. Ảnh: Internet.

Chánh điện chùa Hang nằm sâu trong hang núi đá, chiều dài khoảng hơn 35 m và chiều rộng khoảng chừng 30 m, có hình dáng như hàm con ếch, ngoài cao (khoảng 10 m) trong thấp dần (chạm đất); tại nơi Phật tử và khách tham quan thường lễ Phật cao khoảng chừng 3 m. Hình như, theo thời gian, do độ giản nở của đá, chiều cao của hang đá này thấp dần.


Bên trong chánh điện chùa Hang.
Bàn thờ Phật đạt ma và 3 vị tiền hiền đã khẩn hoang xây dựng huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Internet.


Chùa hướng ra phía Bắc, hướng gió Bấc thổi vào. Vào những ngày biển động, gió thổi rất mạnh vào sân chùa và những vách núi, thường tạo ra nhiều âm thanh khác lạ: du dương cũng có, huyền bí cũng có, mà “ma quái” cũng có.

Ngày trước, vì chùa tọa lạc cách xa dân cư trong một hang đá dưới chân núi và đường đến chùa hiểm trở, nên Phật tử chỉ thỉnh thoảng hoặc vào những dịp lễ lớn mới về chùa thắp hương, dâng hoa cúng Phật. Bây giờ, đường đi đến chùa thuận tiện hơn, nên Phật tử quanh vùng đã thành lập một Ban hộ tự, và phân công người ở lại chùa trông nôm nhang đèn thường ngày.

Lòng người viếng chùa tĩnh lại, những suy tư, âu lo của cuộc sống bỗng chốc tan biến, chỉ còn lại sự hoà hợp giữa thiên nhiên, con người và một cảm giác thoải mái, thảnh thơi tràn ngập. Đó là những gì chùa hang đá trời sinh gây ấn tượng khi khách vào trong.

Chùa Hang có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, cùng với quần thể cảnh quan thiên nhiên đẹp, thật xứng đáng được gọi là đệ nhất danh thắng của biển đảo miền Trung.

(iQNG.vn tổng hợp từ các nguồn trên internet

3/ Thác Trắng - Minh Long





4/ Biển Sa Huỳnh


Sóng xô bờ cát vàng

Ghềnh đá

Đồng muối Long Thạnh
5/ Cổ Lũy Cô Thôn





II/ Đặc sản quê hương
1/ Cá bống Sông Trà

Cá bống thì ở đâu chẳng có, nhưng có lẽ chỉ ở Quảng Ngãi, nơi cá bống được đánh bắt từ dòng sông Trà Khúc và chế biến theo cách riêng của người dân nơi đây, mới tạo ra hương vị đặc biệt như trong câu ca dao:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu”.


2/ Cua Huỳnh đế

Có lẽ khi nhắc đến tên loại cua vừa lạ vừa sang này, không ít người tỏ ra ngạc nhiên. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ...

Tên gọi cua Huỳnh đế được lý giải khá thú vị. Ngày xưa, vua chúa khi du ngoạn ở các vùng biển đẹp thấy ngư dân đánh bắt được loại cua màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Càng ăn thấy càng ngon, càng sung sức nên vua ra lệnh cho ngư dân phải thường xuyên dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua Huỳnh đế (còn gọi là Hoàng đế) lưu truyền trong dân gian.


3/ Các Kè (Tắc kè)

Cá tắc kè nướng hoặc hấp không phải chỉ chấm với muối ớt mơí ngon, mà dùng nó với bánh tráng cuốn cùng rau thơm, khế ngọt chấm nước chấm cũng quá hấp dẫn.

Thịt cá tắc kè thơm ngon như thịt gà. Muốn ăn cá Tắc kè thì phải về vùng đất đi vào thơ ca Cổ Lũy Cô Thôn


4/ Tỏi cô đơn (Tỏi một tép) Lý Sơn

Du khách đến đảo Lý Sơn, hành trang trở lại đất liền của không ít người bao giờ cũng có tỏi cô đơn để làm quà, cho nhiều người được thấy, được hiểu thêm và được nhấm nháp hương vị đặc biệt của huyện đảo. Cùng những người dân Lý Sơn bao đời nay gìn giữ phần biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, những cây tỏi cô đơn vẫn sinh sôi dù phải đối mặt với nắng gió, thiên tai.




5/ Món Don

Những người chưa từng biết đến món Don khi “nhìn tận mắt, sờ tận tay” đều không giấu được vẻ tò mò, cùng hàng loạt câu hỏi đại loại: Còn gì nữa không? Ăn thế nào?... Bởi khác với những món ăn khác, món Don của Quảng Ngãi chỉ gồm một tô nước có màu đùng đục, trong đó chứa dăm con Don nhỏ xíu, ít hành tây, bánh tráng sống và một cái bánh tráng gạo nướng. Đơn giản là thế nhưng Don đi sâu vào tâm khảm từng người con đất Quảng và cũng chỉ những gốc Quảng Ngãi mới biết đến món này.





6/ Đặc sản xứ mía đường
6.1/ Mạch nha - linh hồn ẩm thực Quảng Ngãi

Nếu như don Nghĩa Hòa, cá bống sông Trà kho tiêu... là các món mặn cuốn hút vị giác bao thực khách đến với Quảng Ngãi, thì mạch nha, một thứ quà có vị ngọt đậm đà, cũng hấp dẫn bao tâm hồn ăn uống. Ở Quảng Ngãi, làng Thi Phổ (huyện Mộ Đức) là nơi nấu mạch nha lâu đời và nổi tiếng ngon.


Các lon mạch nha bán làm quà ở Quảng Ngãi

Nguyên liệu chính để nấu mạch nha là lúa. Chọn một lượng lúa khô vừa đủ đem ngâm nước (nước ấm càng tốt), sau đó vớt ra xả thêm vài lần nước sạch cho trôi chất nhờn, ủ ở độ ẩm thích hợp để lúa đâm mộng. Phải dùng lúa chắc hạt mới cho ra loại mầm tốt nhất. Sàng lấy mộng đem phơi nắng cho khô, sau đó xay thành bột. Gạo nếp đem ngâm nước, vớt ra hấp thành xôi. Đổ xôi ra khay lớn để cho nguội, trộn đều xôi nếp với bột mầm lúa đã xay sẵn ở một tỉ lệ phù hợp (thường thì người ta dùng 5-6kg xôi với 1kg bột mầm khô).

Sau đó cho một lượng nước sao cho vừa đủ độ sền sệt, bắc lên bếp đun nhỏ lửa để hỗn hợp sôi từ từ. Khuấy đều tay, không để mạch nha dính vào đáy nồi. Khi hỗn hợp đã sôi đều, bắc xuống để nguội rồi ép bỏ xác, chỉ lấy dung dịch tinh chất. Tiếp tục cho dung dịch tinh chất lọc được lên bếp nấu đến lúc keo lại và chuyển màu vàng trong là được. Trải qua các công đoạn cầu kỳ, cuối cùng cũng thu được sản phẩm mạch nha tinh khiết. Nấu mạch nha rất phức tạp và phải tuân thủ đúng quy tắc thì mới có được loại mạch nha ngon. Để nấu được món này, người nấu phải có tâm huyết với nghề. Bởi vậy, không ít người cho rằng mạch nha là linh hồn ẩm thực Quảng Ngãi.

Để thưởng thức mạch nha được ngon miệng, nên kết hợp với bánh tráng và đậu phộng rang. Bạn nên cho một ít đậu phộng rang vào lon mạch nha mua về (cũng có lúc trong lon mạch nha người ta đã cho sẵn) và nướng giòn bánh tráng. Cho một ít mạch nha lên một miếng bánh tráng vừa ăn, sau đó thoải mái thưởng thức. Vị ngọt thanh, độ dẻo của mạch nha, độ giòn của bánh tráng và vị bùi của đậu phộng sẽ đem lại cho bạn cảm giác đặc biệt ở đầu lưỡi. (nguồn Internet)

6.2/ Đường phèn, đường phổi


Ðường phèn

Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường, từ xưa đã có câu ví: “ngọt như đường cát, mát như đường phèn, trong trắng đường bông, thơm ngon đường phổi”.

Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.

Ðường nguyên liệu càng trắng càng ít tạp chất, càng dễ chế biến đường phèn. Dùng đường RS chế biến là tốt nhất.

Thường người ta dùng 3 phần đường RS trộn thêm hai phần nước lã hòa với nước vôi đánh tan đường, cho vào cho nấu – ngày trước dùng 4 lá chảo gang, nay chỉ dùng 2 lá chảo bằng nhôm. Vôi có tác dụng làm chắc đường. Vôi nấu đường là loại vôi ăn trầu hầm bằng vỏ sò, hến, ốc. Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc đường nguyên chất đã ăn vôi tới mức nào. Khi nhìn cho đường sôi, người thợ lành nghề biết ngày là già vôi hay non vôi để gia giảm.

Người thợ dùng trứng gà đã pha chế sẵn cho vào cho đường sôi để tạp chất nổi lên, vớt nhiều lần cho sạch. Trứng gà thay thế cho thuốc tẩy. Chế nước trứng đến đâu vớt bọt bẩn đến đó. Khi cho đường sôi mạnh cho vào vài ba thìa dầu phụng để đường khỏi bị trào, vẫn cho thêm nước trứng vớt cho đến bọt trắng. Sau đó tiến hành khâu lọc. Khăn lọc bằng vải, dày vừa phải. Khăn được căng trên một cho khác, múc đường đổ vào khăn cho chảy xuống chảo. Lọc xong thì tiếp tục nấu cô.

Nấu lần này chảo đường tốt thì tiếng sôi nghe reo giòn. Cho đường xấu thì tiếng sôi nghe “phình phịch”. Người thợ luôn theo dõi tiếng sôi, độ sôi và thử đường để biết độ cô của đường. Mỗi người thợ có cách thử đường khác nhau. Ðường già nhỏ giọt chậm, đường non nhỏ giọt nhanh. Có thể xem cái tơ vương của đường để xác dịnh mức độ tới của đường phèn.

Khi đường tới, thợ múc ra đổ vào vại. Vại ngày trước lam?bằng đất nung, cắt thành nhiều miếng ghép lại, dùng niềng néo thật chặt rồi dùng hồ trít kín các kẽ hở để khỏi chảy rỉ. Lúc lấy đường thì tháo niềng, gỡ các miếng vại ghép rời ra. Dụng cụ bằng gốm này dễ vỡ, lại bất tiện. Ngày nay người ta dùng tôn dày gò thành cái vại nguyên, khi lấy đường ra dễ dàng.

Trước khi đổ đường vào vại phải chuẩn bị sẵn một mạng ghim trong vại. Ngày trước ghim là những lạt tre dài, khoanh dàn đều trong vại để đường có chỗ dựa kết tinh, đóng khối. Ngày nay người ta dùng chỉ sợi mới đánh, tiện lợi và rẻ hơn.

Ðường trong vại từ 7 đến 9 ngày thì nghiêng vại cho mật chảy ra hết. Thường thu được 55% đường phèn so với lượng đường cát ban đầu, với 50% mật và 5% “đường ô” là đường nấu lại từ bọt. Tỷ số cuối cùng bao giờ cũng cao hơn lượng đường ban đầu. Ðây là bí mật nghề nghiệp của người sản xuất.

Ðường phèn đổ ra nong phải, dùng trang kéo, cào trở cho khô đều. Nếu đường trong trắng, đóng đinh to là tốt nhất. Nếu vớt bọt không sạch, đinh hơi xanh có màu trứng sáo Ðinh có gai là nấu còn non. Ðinh nhỏ có dính cát là nấu quá già, không được tốt. Cắn cục đường có dấu răng sắc là đường già vôi, không thấy dấu răng cào là đường non vôi.

Mật đường phèn ngọt thanh, nếu khi nấu không cho lượng thuốc tẩy quá nhiều thì ăn rất ngon và bổ.

Qua ba lần dự triển lãm kinh tế – kỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội, đường phèn Quảng Ngãi đoạt hai huy chương vàng, chứng tỏ sản xuất đường phèn của Quảng Ngãi đã đạt đến trình độ cao. Ðường phèn Quảng Ngãi đã từng bán đến các tỉnh thành trong cả nước và một số nước Ðông Nam Á. Người ta thường dùng đường phèn với nước trà để tiếp khách quí, hay để làm quà . Ðường phèn chưng với chanh, quất, chữa được bệnh ho, viêm họng rất hiệu quả. Ðường phèn rất bổ đối với người già, người bệnh tật.

(Theo Quảng Ngãi, Ðất nước – Con người – Văn hóa)


Đường phổi

Quảng Ngãi còn nổi tiếng với đặc sản đường phổi. Đường phổi được nấu từ đường mật ở nhiệt độ cao, người ta phải cho nhiều dầu phụng để làm trơn đường, nước vôi tinh lọc để loại bỏ tạp chất và cho thêm trứng để tạo hương vị. Thông thường cứ 100kg đường mật sẽ cho 80kg đường phổi. Những miếng đường phổi hình vuông, hình chữ nhật xinh xắn, trong trẻo màu vàng sẫm hay màu vàng đất sét thường gây ấn tượng đối với thực khách. Nhiều cụ già rất thích vừa ăn đường phổi vừa nhâm nhi ly trà đậm trên tay, bởi vì đường phổi rất giòn, lại có vị ngọt thanh nên có thể ăn nhiều không ngán.
Cắt xong để nguội là lấy ra. Gọi là đường phổi vì đường nở ra, lổ rổ, mỗi thanh đường được cắt thành hình nửa bộ phổi, ghép hai thanh lại giống như một buồng phổi. Ðường phổi ngon là đường phổi giòn và thơm. Giá trị sử dụng của đường phổi cũng như đường phèn. Nó thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Ngày nay khách từ Nam chí Bắc đi ngang qua Quảng Ngãi nhiều người mua đường phổi về làm quà, vừa ngon vừa rẻ, thanh nhã và tiện lợi.
 
Last edited:

Thanh Tùng

Trung Sỹ
Ở quê cha đất tổ mình có nhiều món ngon vậy sao ? híc vậy mà mình không biết, có lẻ do sinh ra và lớn lên ở một nới khác nên mới vậy ! thánh anh vì đã chia sẽ nhé ! khi nào về Quảng Ngãi em sẽ alo anh để anh đưa em đi du hý nhé !
 

Thanh Tùng

Trung Sỹ
Mình ở Tp Quảng Ngãi, cách Mộ Đức khoảng 20km về phía Bắc

Tp Quảng Ngãi thì em biết ! có ông anh đang làm ở trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi đó ! ở quê mình còn đặc sản là mạch nha sao anh không giới thiệu nhỉ ???
 

Thanh Tùng

Trung Sỹ
Có có...mình đang sưu tầm và tổng hợp.
Mạch nha có nguồn gốc từ Mộ Đức đấy.

thì em biết mà ! lần nào về quê cũng được Bác cho ăn mạch nha với bánh đa hết ! kekeke . Để em nhớ hình như còn giá làm từ đậu xanh nữa, hoàng toàn không có thuốc ! hehe
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Cá Niên Quảng Ngãi





Cá niên tiếng đồng bào dân tộc Hrê gọi là cailin; còn người Kor gọi là cadalết. Loài cá qúi hiếm này sinh trưởng tự nhiên trên khắp các sông suối thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long, Trà Bồng, Tây Trà và Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). Cá niên thường sống theo bầy đàn, tập trung nhiều nhất ở những vùng nước sâu và lạnh dọc theo các con suối gần thác nước.
Nhìn bề ngoài, hình dạng cá niên hơi giống cá chép nhưng thân mình thon thả hơn. Cá niên khi trưởng thành to bằng 3 ngón tay gép lại và dài khoảng hơn gang tay người lớn. Vẩy cá có mầu ánh bạc và phần vây pha chút màu vàng nhạt óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cá niên có hình dáng đẹp, lại sống ở nguồn nước trong xanh và ăn rong rêu dưới suối nên rất sạch. Chính vì vậy, trong tâm thức của người Hrê, cá niên là hiện thân cho cái đẹp. Thú vị hơn, người Hrê thường dùng cụm từ: Lem tia cailin - tức là đẹp như con cá niên để khen ngợi những người con gái mới lớn xinh đẹp một cách hoàn thiện từ vóc dáng, tâm hồn đến tính cách.
Cá niên bắt về, rửa sạch chế biến thành nhiều món ăn ngon, như: luộc, nướng, làm gỏi...., nhưng thông thường và ngon nhất vẫn là món cá niên luộc. Thịt cá niên vàng ươm, mùi vị thơm ngon, cùng với đó là chén muối được gĩa nhuyễn với ớt rừng. Vị béo, vị bùi, vị ngọt và một chút nhân nhẩn đắng của ruột cá niên hoà quyện vớt vị cay cay, thơm thơm của ớt rừng … tạo nên mùi vị độc đáo và hấp dẫn rất riêng, hoàn toàn không lẩn vào đâu. Nhưng hấp dẫn hơn, theo bà con miền núi thì ruột cá mới là phần ngon nhất. Ruột cá niên có vị nhân nhẩn đắng. Lúc đầu chưa quen rất khó ăn, nhưng chính cái vị nhân nhẩn đắng ấy đã làm nhiều người ăn quen thành nghiện. Ruột cá trộn chung với lòng đỏ trứng gà, đánh dậy lên, hấp chung với hành hương tím, vài lát ớt xanh, đỏ, tiêu, tạo mùi vị đặc trưng, không lấy gì sánh bằng!thèm Bia
 

pingpong2010

Binh Nhất
Cá Niên Quảng Ngãi





Cá niên tiếng đồng bào dân tộc Hrê gọi là cailin; còn người Kor gọi là cadalết. Loài cá qúi hiếm này sinh trưởng tự nhiên trên khắp các sông suối thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long, Trà Bồng, Tây Trà và Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). Cá niên thường sống theo bầy đàn, tập trung nhiều nhất ở những vùng nước sâu và lạnh dọc theo các con suối gần thác nước.
Nhìn bề ngoài, hình dạng cá niên hơi giống cá chép nhưng thân mình thon thả hơn. Cá niên khi trưởng thành to bằng 3 ngón tay gép lại và dài khoảng hơn gang tay người lớn. Vẩy cá có mầu ánh bạc và phần vây pha chút màu vàng nhạt óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cá niên có hình dáng đẹp, lại sống ở nguồn nước trong xanh và ăn rong rêu dưới suối nên rất sạch. Chính vì vậy, trong tâm thức của người Hrê, cá niên là hiện thân cho cái đẹp. Thú vị hơn, người Hrê thường dùng cụm từ: Lem tia cailin - tức là đẹp như con cá niên để khen ngợi những người con gái mới lớn xinh đẹp một cách hoàn thiện từ vóc dáng, tâm hồn đến tính cách.
Cá niên bắt về, rửa sạch chế biến thành nhiều món ăn ngon, như: luộc, nướng, làm gỏi...., nhưng thông thường và ngon nhất vẫn là món cá niên luộc. Thịt cá niên vàng ươm, mùi vị thơm ngon, cùng với đó là chén muối được gĩa nhuyễn với ớt rừng. Vị béo, vị bùi, vị ngọt và một chút nhân nhẩn đắng của ruột cá niên hoà quyện vớt vị cay cay, thơm thơm của ớt rừng … tạo nên mùi vị độc đáo và hấp dẫn rất riêng, hoàn toàn không lẩn vào đâu. Nhưng hấp dẫn hơn, theo bà con miền núi thì ruột cá mới là phần ngon nhất. Ruột cá niên có vị nhân nhẩn đắng. Lúc đầu chưa quen rất khó ăn, nhưng chính cái vị nhân nhẩn đắng ấy đã làm nhiều người ăn quen thành nghiện. Ruột cá trộn chung với lòng đỏ trứng gà, đánh dậy lên, hấp chung với hành hương tím, vài lát ớt xanh, đỏ, tiêu, tạo mùi vị đặc trưng, không lấy gì sánh bằng!thèm Bia

Món này mình có dùng qua rồi, rất ngon và hiếm đó nha
Bia
 

Longtroc

Trung Uý
Quê ngoại em ở Đức Phổ, hồi nhỏ em về quê chỉ thấy mạch nha, đường phổi, đường phèn, cá bống sông trà, có lần theo bà ra chợ mua được con cua huỳnh đế, vì nó lạ với dân đồng bằng bắc bộ nên ăn xong em còn đen cái vỏ ra bắc để trên bàn học :D, dì em còn phơi cá hố (cá rựa) để nhà em đem ra bắc nướng nên mùi vị giống cá mực phết
 
Last edited:

Longtroc

Trung Uý
Ở quê cha đất tổ mình có nhiều món ngon vậy sao ? híc vậy mà mình không biết, có lẻ do sinh ra và lớn lên ở một nới khác nên mới vậy ! thánh anh vì đã chia sẽ nhé ! khi nào về Quảng Ngãi em sẽ alo anh để anh đưa em đi du hý nhé !
Trên Sa Huỳnh còn có ốc Châu Me, nhum
giống còn ốc mít ngoài bắc nhưng mùi vị ngon khó tả, em ăn cháo nhung cũng rất ngon nhưng chưa được nôm thấy con nhưng bao giờ
 
Last edited by a moderator:

Bình luận từ Facebook

Top