Hướng dẫn chơi bóng theo kỹ thuật TAM GIÁC cho FH

gaumeo

Đại Tá
Hoang mang quá, trước giờ trả thấy thằng long giật kiểu này. Không biết thằng nào là long xịn, thằng nào là long fake để mà còn học theo.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Anh đôi công mà tốt thì giật kiểu gì chả được.
AQ thì ... chịu :p
Em có mấy đứa cháu mới biết đi xe đạp cãi nhau:
- 1 đứa bảo đi xe máy thì phải bóp phanh tay
- 1 đứa bảo đi xe máy thì phải đạp phanh chân
Chúng nó hỏi em là ai đúng. Em bảo "trả biết'', như cậu lúc thì phanh tay, lúc thì phanh chân, lúc dùng cả hai. Quan trọng là bọn mày phải biết đi xe máy đã.
 

lamtq

Đại Tá
Anh thì kiểu gì chả bảo giống, anh là BA PHẢI / TAM GIÁC :p
a thề đấy,a giật như này lâu r. bthg mà.mẹt Tàu mà đủ tay chân giật đc kiểu này mạnh và xoáy nhất .nếu vào trận bóng lung tung phải điều chỉnh vì g chân chậm bị với chứ nếu giật khởi động thì đúng như này luôn.bóng sang cực mạnh và cắm. thế nên tháng nào mà chơi đều lại có ông nào chịu khởi động chặn đều cho giật thì nhanh toi mặt lắm:(:(
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
a thề đấy, nếu vào trận bóng lung tung phải điều chỉnh vì g chân chậm bị với chứ nếu giật khởi động thì đúng như này luôn.bóng sang cực mạnh và cắm. thế nên tháng nào mà chơi đều lại có ông nào chịu khởi động chặn đều cho giật thì nhanh toi mặt lắm
vợt có chạy theo chiều 6-7-8-9 không, vì đa số hiện tại đang chạy theo chiều 6-5-4-3 / 3-2-1-12, khác về cơ bản anh ạ

Em mới đang thử thôi
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
nếu theo đồng hồ thì a nghĩ quả giật của a(đủ chân tay và timing chuẩn) sẽ là 4,7,8,9. dđiểm tiếp bóng là 4 và a va khá là dày bóng lúc tiếp xúc
Em cũng đã nghĩ đến, nhưng thế tức là có 1 lúc vợt đi hơi thẳng, thành ra nếu cảm giác mà không tốt, có thể sẽ gây ra thiếu ma sát bóng, hơn nữa, từ 4 sang 7, rồi lại cong lên 8 - 9, tức là có sự thay đổi quỹ đạo bất thường trong quá trình đánh, sẽ gây ra sự mất ổn định, dù đánh như thế được thì lực sẽ mạnh hơn, nhưng lại rủi ro hơn

Em đang thử đánh đủ quỹ đạo chuẩn đã, để cảm giác được lúc bóng ăn mặt, và đều

Đánh được rồi, đều rồi, em sẽ nghiên cứu thay đổi thẳng ra một chút như anh
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
nếu theo đồng hồ thì a nghĩ quả giật của a(đủ chân tay và timing chuẩn) sẽ là 4,7,8,9. dđiểm tiếp bóng là 4 và a va khá là dày bóng lúc tiếp xúc
Thế tức là động tác khởi động đối công cũng sẽ khác bây giờ

Anh nhìn nó khởi động đôi công (không phải giật nhé, lúc nó bạt ấy)
 

NTBB

Super Moderators
Các cao thủ cho mình hỏi tí !

Mình thấy có 1 bạn đăng cái hình dưới đây khi nói về kỹ thuật TAM GIÁC (tam giác này ở ...trên nha !!!).

Hinh ky thuat tam giac.png


Điều mình cần được giải đáp là:

Về hình học thì cứ có 3 điểm không thẳng hàng là tạo ra 1 tam giác. Trong hình trên, 3 điểm đó là 2 chỏm vai và vợt (hay bàn tay cầm vợt). Vấn đề là mình chưa hiểu khi giật bóng thuận tay thì cái tam giác này có thay đổi hình dạng không? Tức là nó có biến đổi độ lớn các cạnh (trừ cạnh nối giữa 2 chỏm vai) và các góc của nó trong suốt quá trình giật bóng (từ lúc hạ vợt lấy đà đến khi kết thúc vợt sau cú giật) hay không? Theo mình nếu có gập cẳng tay (cánh tay ngoài) thì cái tam giác này sẽ thay đổi hình dạng. Vậy thì ý nghĩa "tam giác" mấu chốt là ở cái gì?

Heo mi !!!
 

xukaka

Đại Tá
Em thì em cứ theo kiểu truyền thống thôi :D. Quả giật hiểu quả của em là đòi hỏi phải đúng các yếu tốt như :
1. Vợt tiếp xúc thời điểm nào, vào vị trí nào của vợt
2. Chân: vị trí chân, độ khựu của chân khi giật bóng
3. Vai, khửu tay
4. Hông, lưng, lườn khi giật bóng
5. Và yếu tố cũng không thể thiếu đó là điều phối Hơi thở....khi giật bóng.
----
Bác @Trạng .... CÁ còn khám phá ra kỹ thuật Tam giác (Tam giác ma quỷ----hay tam giác sung sướng :D). Các chương tiếp theo có thể bác @Trạng .... CÁ còn có mục Điểm tiếp xúc bóng (hay còn gọi là điểm G :D), thời điểm vào bóng (hay còn gọi thời điểm sung sướng nhất :D).

Chú ý: Bác @Trạng .... CÁ và các anh em bóng bàn đọc của em chỉ cười thôi nha..không bình luận lung tung...:D:D:D.
:D MÔN BÓNG BÀN LÀ 1 MÔN KỸ THUẬT ĐÒI HỎI SỰ KHÉO LÉO :D CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO CẢ LĨNH VỰC KHÁC :cool:
 

xukaka

Đại Tá
Với trình còi (chắc trình E, F thôi) thì mình thấy, kỹ thuật TAM GIÁC áp dụng cho bọn Tàu sử dụng mặt Tàu. Vì mình thấy Mặt Tàu thường rất cứng, vì nếu mềm thì đánh bóng đi chậm và rất mất sức, thường mặt cứng bóng đi xoáy và có độ sung hơn. Mặt tàu cứng thường kết hợp với các cốt thuần gỗ, cốt Arylate carbon có độ dày bản vợt thường từ 5.5-6.2mm. Có lẽ mình thấy đặc điểm mút cứng phối cốt Carbon và bản vợt dày thì sẽ hình dung là khó kiểm soát, độ ngậm bóng ít, bóng bật ra rất nhanh.
Với đặc điểm mặt cứng sẽ thay đổi động tác giật, thời đểm tiếp xúc bóng. Từ đó hình thành ra kỹ thuật TAM GIÁC. Mình thấy nếu mút cứng giật như kiểu truyền thống thì bóng rất hay vào lưới hoặc bay ra ngoài.
Không biết mình nhận định vậy đúng không. Anh em phân tích thêm.
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Các cao thủ cho mình hỏi tí !

Mình thấy có 1 bạn đăng cái hình dưới đây khi nói về kỹ thuật TAM GIÁC (tam giác này ở ...trên nha !!!).

View attachment 89663

Điều mình cần được giải đáp là:

Về hình học thì cứ có 3 điểm không thẳng hàng là tạo ra 1 tam giác. Trong hình trên, 3 điểm đó là 2 chỏm vai và vợt (hay bàn tay cầm vợt). Vấn đề là mình chưa hiểu khi giật bóng thuận tay thì cái tam giác này có thay đổi hình dạng không? Tức là nó có biến đổi độ lớn các cạnh (trừ cạnh nối giữa 2 chỏm vai) và các góc của nó trong suốt quá trình giật bóng (từ lúc hạ vợt lấy đà đến khi kết thúc vợt sau cú giật) hay không? Theo mình nếu có gập cẳng tay (cánh tay ngoài) thì cái tam giác này sẽ thay đổi hình dạng. Vậy thì ý nghĩa "tam giác" mấu chốt là ở cái gì?

Heo mi !!!

Em thì hiểu kỹ thuật tam giác là : 1 điểm chuẩn bị - 2 điểm tạo đà cho BH hoặc FH , 3 điểm tiếp xúc bóng.
 

archer

Đại Tá
Ở đây có rất nhiều tam giác hehe
Theo em tìm hiểu nếu nói riêng kỹ thuật giật FH thì có 2 tam giác: tam giác xác định điểm hit bóng và tam giác quỹ đạo vung vợt.
 

NTBB

Super Moderators
Nếu hiểu "Tam Giác" chung chung như vậy thì chả khác gì các kỹ thuật xưa nay vẫn áp dụng. Ở đây các tác giả nói là "kỹ thuật mới", vậy thì cái gì là mới? cả 2 comments của @hiepasc@archer đều chưa thấy nói rõ cái này. Cảm ơn các bạn !
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Các cao thủ cho mình hỏi tí !

Mình thấy có 1 bạn đăng cái hình dưới đây khi nói về kỹ thuật TAM GIÁC (tam giác này ở ...trên nha !!!).

View attachment 89663

Điều mình cần được giải đáp là:

Về hình học thì cứ có 3 điểm không thẳng hàng là tạo ra 1 tam giác. Trong hình trên, 3 điểm đó là 2 chỏm vai và vợt (hay bàn tay cầm vợt). Vấn đề là mình chưa hiểu khi giật bóng thuận tay thì cái tam giác này có thay đổi hình dạng không? Tức là nó có biến đổi độ lớn các cạnh (trừ cạnh nối giữa 2 chỏm vai) và các góc của nó trong suốt quá trình giật bóng (từ lúc hạ vợt lấy đà đến khi kết thúc vợt sau cú giật) hay không? Theo mình nếu có gập cẳng tay (cánh tay ngoài) thì cái tam giác này sẽ thay đổi hình dạng. Vậy thì ý nghĩa "tam giác" mấu chốt là ở cái gì?

Heo mi !!!
Hiếp u luôn :p
Theo em hiểu, và đang thực hiện cho FH, thì tam giác này không đổi, gần như là cố định khi đánh bóng, có như thế, mọi tác động của bả vai, cơ tay, ... đều bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Theo một số cách đánh, đó là các yếu tố tạo ra lực đánh bóng, xoáy, ... Nhưng với kỹ thuật tam giác, tất cả lực đều do duy nhất sự chuyển động của trọng tâm tạo ra. Bác cứ thử làm, sẽ thấy là
1. đánh được, và bóng rất có lực, vì lực lườn là cực lớn, không cần thêm lực nữa, chỉ cần thêm xoáy để kéo bóng cong hơn thôi
2. rất ổn định, do trọng tâm của cơ thể, trong trạng thái chân ổn định, có độ cao, trục, ... ổn định, nên hướng lực luôn cố định, ổn định nên bóng ổn định

Hình tam giác đó có bị biến động, nhưng đó là thời điểm sau khi bóng đã được đánh xong, do lực lớn, lại cố định bả vai, nên sau khi tiếp xúc bóng, bóng đã bay đi rồi, thì vẫn còn dư lực theo quán tính, lực quán tính này, triệt tiêu hoàn toàn bằng cơ thể, thì động tác sẽ cứng, nên:

1. ban đầu mới tập, dùng chính lườn triệt tiêu, tức là không cho tam giác đó thay đổi, động tác trông khá thô, cứng, gượng gạo, tuy nhiên, kệ, đến khi động tác nhập tâm hãy làm theo bước 2
2. sau khi đánh bóng, thì đúng theo nguyên lý, lỏng - cứng - lỏng, thường là cẳng tay sẽ văng tiếp, nhưng do bị cố định khuỷu tay, nó sẽ văng lên, phá vỡ tam giác. Việc phá vỡ này không ảnh hưởng gì đến cú đánh, do bóng đã đi rồi

Để cẳng tay văng đi đâu, là do cơ địa từng người, như ML, nó để văng lên trên đầu, tay và vợt chào cờ. Em thì không làm được thế, em vẫn bị tay văng sang bên vai trái, sai, nhưng cần có thời gian mới sửa được.

Tại sao văng lên đầu, vì về bộ dễ, dễ di chuyển, không bị vướng tầm nhìn, hạ tay xuống là về tư thế chuẩn bị, ...

Kỹ thuật tam giác như trên là cơ bản, hoàn toàn dùng không cổ tay, đã đủ lực và xoáy rồi, không cần thêm

Nhưng với bọn CNT, thì một yếu tố mà chúng nó cực thích áp dụng, là dùng thêm cổ tay, cái này khó, đến giờ, em cho thêm cổ tay, vẫn còn khá khó, do sự tinh tế rất cao khi phải lắc cổ tay đúng thời điểm, đúng mặt phẳng mặt vợt (lắc mặt vợt trên mặt phẳng mặt vợt, để chỉ tạo xoáy hơn, không tạo lực nhé)... Cái này nhìn rõ nhất chính là động tác FH khi khởi động của ML, lúc cái vợt nhòe đi, các bác cho video chạy chậm lại, sẽ có thể nhìn rõ hơn một chút.

Chém gió thôi nhé, vì đến giờ, khi em làm được cơ bản rồi, đang làm, đang thực hiện hàng ngày, thì nói với các anh em, đang đánh cùng, cũng chả ai thích, và tất nhiên là không tin :D:D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Nếu hiểu "Tam Giác" chung chung như vậy thì chả khác gì các kỹ thuật xưa nay vẫn áp dụng. Ở đây các tác giả nói là "kỹ thuật mới", vậy thì cái gì là mới? cả 2 comments của @hiepasc@archer đều chưa thấy nói rõ cái này. Cảm ơn các bạn !
cái khác giữa cú và mới là CỐ ĐỊNH TAM GIÁC ĐÓ

trước đây là thay đổi để đánh được bóng
cái này là cố định mà bóng đi mạnh hơn, xoáy hơn, và ổn định hơn
 

NTBB

Super Moderators
cái khác giữa cú và mới là CỐ ĐỊNH TAM GIÁC ĐÓ

trước đây là thay đổi để đánh được bóng
cái này là cố định mà bóng đi mạnh hơn, xoáy hơn, và ổn định hơn
OK ! Chấp nhận lời giải thích của @Trạng .... CÁ ! Như vậy mình hiểu cái tam giác này hình thành lúc vợt ở vị trí thấp nhất (và ở sau nhất) khi lấy đà, và nó được "gông cứng" (ko thay đổi hình dạng) trong quá trình vặn lườn và eo để "quăng" nó (cái tam giác đó) lên, đến khi vợt chạm bóng. Còn sau đó thì ... "ra sao thì ra" tùy đó là ML hay ...NTBB ! Hiểu như vậy ổn ko?

Nếu đúng vậy thì câu hỏi tiếp theo là : cái tam giác đó nên có các tỷ lệ giữa các góc, hay giữa các cạnh như thế nào - tức là cái góc khủyu tay nên như thế nào - để có được hình dạng cái tam giác "tốt nhất" cho cú giật (vì lúc này khoảng cách 2 chỏm vai là cố định với 1 người nhất định, còn lại là khoảng cách từ chỏm vai của tay cầm vợt đến bàn tay cầm vợt nữa thôi) !?

Xin chờ ý kiến của Chủ thớt !
 

Bình luận từ Facebook

Top