LUẬT VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÀI

Cachua

Thượng Tá
Chào mọi người,

Để thuận tiện cho việc tra cứu cùng với mong muốn luật bóng bàn được phổ biến rộng rãi, xin phép các vị tiền bối @hunghanoi , @NTBB , @Drhongson, @... cho cháu được mạo muội mở topic này với mục đích:
-
Tổng hợp lại tất cả những câu hỏi và trả lời (có trích dẫn luật).
-
Trao đổi, tranh luận (trên tinh thần xây dựng) những vấn đề liên quan đến luật và công tác trọng tài.
-
Mỗi tuần một tình huống (Một số tình huống hay gặp trong thực tế).
-
Cập nhật những nội dung mới về luật Bóng bàn thế giới.

Rất mong mọi người ủng hộ và giúp đỡ!

PS: Các bro cứ trao đổi thoải mái, trong giới hạn về trình độ và kiến thức, em sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu của các bác.
 
Last edited:

Cachua

Thượng Tá
I. Tổng hợp những câu hỏi và trả lời liên quan đến luật và công tác trọng tài (thứ tự sẽ theo thời gian xuất hiện của câu hỏi)

Câu 1: Luật giao bóng trong đánh đôi. @lvt
Trả lời:
Ở ván đầu tiên, bên giao bóng sẽ cử VĐV giao bóng, bên đỡ bóng sẽ cử VĐV đỡ bóng, như vậy dã hình thành 2 cặp giao <-> đỡ.
Trong các ván tiếp theo, bên giao bóng có quyền chọn VĐV giao, và bên đỡ phải cử VĐV đỡ theo trình tự đã được thiết lập ở ván đầu tiên.
Trong ván cuối cùng (nếu có), khi tỷ số của 1 bên đạt 5 điểm, 2 bên sẽ tiến hành đổi sân và bên đỡ bóng sẽ đổi VĐV đỡ.

Ví dụ:
Ván 1 (theo kết quả rút thăm): A giao -> X đỡ (hoặc B giao -> Y đỡ)
Ván 2: X giao -> A phải đỡ (hoặc Y giao -> B phải đỡ).
Ván 3: Giống ván 1
Ván 4: Giống ván 2
Ván 5: Khi tỷ số đang là 4-2 cho đôi AB, A giao bóng ăn điểm trực tiếp, tỷ số 5-2, thì 2 bên sẽ tiến hành đổi sân, A tiếp tục giao bóng và Y phải là người đỡ bóng.

Trích dẫn:
2.13.4 Trong mỗi ván của trận đánh đôi, đôi có quyền giao bóng trước sẽ chọn người nào của đôi mình giao bóng trước ở ván đầu tiên của trận đôi bên đỡ giao bóng sẽ quyết định ai là người sẽ đỡ giao bóng trước. Trong các ván tiếp theo của trận đấu, đấu thủ giao bóng trước tiên đã được lựa chọn, người đỡ giao bóng trước tiên sẽ là người đã giao bóng cho đấu thủ này ở ván trước đó.
2.13.5 Trong đánh đôi, ở mỗi lần đổi giao bóng đấu thủ đỡ giao bóng trước đó sẽ trở thành người giao bóng và đồng đội của người giao bóng trước đó sẽ là người đỡ giao bóng.
2.13.6 Đấu thủ hoặc cặp đôi giao bóng đầu tiên trong một trận đấu sẽ đỡ giao bóng đầu tiên ở ván sau và ở ván cuối cùng của trận đánh đôi có khả năng xẩy ra thì cặp đôi của bên đến lượt đỡ giao bóng lần tới sẽ đổi thứ tự đỡ giao bóng khi một đôi nào đó đã đạt được 5 điểm.

Câu 2: Có thể dùng cốt to hơn như thường lệ để thi đấu?. @Giật Không Xoáy

Trả lời:
Nếu cái thớt mà nhẹ thì bác cũng có thể vác tới nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức để tham gia giải Bóng bàn tranh cúp báo Hanoimoi

Trích dẫn:
2.4.1 Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.

Câu 3: E nhể 1 quả từ ngoài bàn vào, bóng lên mặt bàn mà ko qua lưới, đối phương cãi chầy cãi cối là ko qua lưới ko đc ăn điểm. @laplaitrattu

Trả lời:
Bác được 1 điểm.
Thậm chí nếu bác có khả năng đánh bóng chui qua gầm bàn (hoặc dưới cái kẹp lưới) rồi lộn lại rơi vào mặt bàn đối phương thì vẫn tính là bóng tốt

Trích dẫn:
2.7 QUẢ BÓNG TRẢ LẠI TỐT
Quả bóng được giao hay đỡ trả lại, đều phải đánh sao cho bóng vượt qua hoặc vòng qua bộ phận lưới và chạm trực tiếp phần bàn đối phương hay sau khi chạm vào bộ phận của lưới.

Câu 4: Giả sử A đánh bóng sang B, B đỡ bóng chạm lưới bóng rơi ngay xuống bàn, A không thể đưa tay cầm vợt vào đỡ bóng kịp nên tung vợt ra phía trước đỡ bóng và bóng được đưa sang phần bàn của B. Như vậy trận đấu vẫn diễn ra bình thường hay tính điểm cho B vì vợt đã rời khỏi tay A???. @tosiosHD

Trả lời:
B được 1 điểm.

Trích dẫn:
2.5.7 Một đấu thủ đánh quả bóng nếu như trong cuộc người đó chạm vào bóng bằng vợt của mình cầm trong tay hay dưới cổ tay cầm vợt.

Câu 5: Cho mình hỏi, nếu đánh bóng bằng phần ngón tay đang cầm cán vợt bên FH, hay bằng lưng bàn tay bên BH thì sao?. @leqd

Trả lời:
Vẫn là bóng tốt vì những vị trí đó đều nằm dưới cổ tay

Trích dẫn:
Như câu 4

Câu 6: Cách tính điểm nội dung đánh đồng đội. @dragon117

Trả lời:
- Thắng được 2 điểm
- Thua được 1 điểm
- Bỏ cuộc hoặc không hoàn thành trận đấu 0 điểm.

Trích dẫn:
3.7.5.1 Trong cuộc thi đấu của ảnh hưởng nhóm hay thi đấu vòng tròn(*), tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đấu với nhau và mỗi trận thắng được 2 điểm, mỗi trận đấu thua được 1 điểm và 0 điểm nếu không đấu hoặc không kết thức trận đấu; thứ tự xếp hạng sẽ được xác định chủ yếu dựa trên số điểm thi đấu đạt được.

(*) “round robin”

Câu 6: Cho em hỏi về các kĩ hiệu điều khiển của trọng tài là những kí hiệu nào ạ. @Thạc Quyền
Trả lời:
Về cơ bản có 4 kí hiệu

Diem.png

VĐV được điểm
Bon.png

Bóng chạm mép bàn (bóng "bon").

Giao lại.png

Giao lại, tạm dừng

Next.png

Bắt đầu lần giao luân phiên
Ngoài ra còn có kí hiệu time out, phạt thẻ...TT là một công tác rất nhiều ... thủ tục: Bốc thăm, lật bảng tỉ số cũng có quy định riêng, cách xướng điểm....


(Sẽ còn tiếp tục)
 
Last edited:

Cachua

Thượng Tá
II. Mỗi tuần một tình huống (Một số tình huống hay gặp trong thực tế)

1. Tình huống: Xếp hạng các VĐV có điểm bằng nhau
1 bảng đấu có 15 đấu thủ đánh vòng tròn , kết quả có A,B,C cùng bằng điểm nhau , trong đó:
A thắng B 3/2 , A thắng C 3/2 , B thắng C 3/0 . Vậy xếp hạng 3 đấu thủ này thế nào ?

(Nhận được qua tin nhắn fb của @Drhongson)

Trả lời
Ở đây ta chỉ xét tỷ số thắng/thua của các ván đấu giữa A, B, C với nhau (không liên quan đến 12 VĐV còn lại):
-
A
A thắng B 3 ván, A thắng C 3 ván, vậy tổng ván thắng là 6
A thua B 2 ván, A thua C 2 ván, vậy tổng ván thua 4
Tỷ số thắng/thua của A là: 6/4 = 1.5
-
B
B thắng A 2 ván, B thắng C 3 ván, vậy tổng ván thắng là 5
B thua A 3 ván, B thua C 0 ván, vậy tổng ván thua 3
Tỷ số thắng/thua của B là: 5/3 = 1.6
-
C
C thắng A 2 ván, C thắng B 0 ván, vậy tổng ván thắng là 2
C thua A 3 ván, C thua B 3 ván, vậy tổng ván thua 6
Tỷ số thắng/thua của B là: 2/6 = 0.3

Kết luận:
1.
B
2.
A
3.
C
Tình huống rất hay và cách tính điểm này rất thú vị:
-
Nếu chỉ mới nhìn qua, bằng trực quan sẽ nghĩ A nhất vì A có nhiều trận thắng đối đầu hơn (nhưng đây là thi đấu vòng tròn có 15 VĐV).
-
Theo cách tính này, luật khuyến khích các VĐV thắng tối đa, thua tối thiểu, và phải chắt chiu từng ván trong 1 trận, từng điểm trong 1 ván (đúng với tinh thần thể thao: Cống hiến, kịch tính)

Trích dẫn
3.7.5.2 Nếu có 2 hoặc nhiều thành viên của nhóm đạt được cùng số điểm như nhau thì vị trí tương quan của các thành viên đó sẽ được xác định chỉ dựa trên kết quả các trận thi đấu giữa họ với nhau bằng cách xem xét lần lượt những số điểm của trận đấu, trước tiên là tỷ số thắng thua ở các trận đấu cá nhân (đối với các giải đồng đội), các ván và điểm số cho đến lúc cần thiết để phân định thứ hạng.
3.7.5.4 Nếu như không thể giải quyết tình trạng bằng nhau các cách thức như thủ tục đã qui định ở điều 3.7.5.1-3 thì những thứ hạng tương quan sẽ được quyết định bằng cách rút thăm.


2. Tình huống: Đánh bóng bằng tay

Các bác xem 2 clip này

phút 1:56
Cả 2 tình huống đều bị rơi vợt nhưng Hirokazu thì đánh tiếp còn Fan Zhendong thì ... đi nhặt vợt? Liệu có phải vì Hirokazu là VĐV khuyết tật nên có ngoại lệ?

(Sẽ còn tiếp tục)
 
Last edited:

Cachua

Thượng Tá
III. Cập nhật những nội dung mới về luật Bóng bàn thế giới
1. Số người ngồi chỉ đạo trong nội dung đồng đội
Xin giới thiệu luật mới để bà con cùng biết và để các nhà tổ chức giải áp dụng !
TRONG THI ĐẤU ĐỒNG ĐỘI : Chỉ có 4 người được ngồi trong khu vực chỉ đạo gồm : 1 HUẤN LUYỆN VIÊN - NGƯỜI NÀY KHÔNG ĐƯỢC ĐỔI TRONG SUỐT CUỘC ĐẤU ĐỒNG ĐỘI VÀ 3 VẬN ĐỘNG VIÊN - CÓ THỂ ĐỔI NGƯỜI KHÁC NẾU MUỐN.

DIỄN GIẢI: thường 1 đội đăng ký thi đấu đồng đội có thể là 4 hoặc 5 VĐV,nhưng chỉ được 3 người ngồi trong khu vực chỉ đạo,họ có thể đổi cho nhau nếu muốn trong suốt cuộc đấu miễn là chỉ được 3 VĐV ngồi tại khu vực chỉ đạo.Còn HLV thì không được đổi người khác trong suốt cuôc đấu đó !
Nguồn: Mr@hunghanoi
4 ghe cdv.png

Như vậy ở đây ta thấy thiếu chú Chang Chi Cưa
 
Last edited:

Cachua

Thượng Tá
II. Mỗi tuần một tình huống (Một số tình huống hay gặp trong thực tế)

1. Tình huống: Xếp hạng các VĐV có bằng điểm nhau
1 bảng đấu có 15 đấu thủ đánh vòng tròn , kết quả có A,B,C cùng bằng điểm nhau , trong đó:
A thắng B 3/2 , A thắng C 3/2 , B thắng C 3/0 . Vậy xếp hạng 3 đấu thủ này thế nào ?

(Nhận được qua tin nhắn fb của @Drhongson)

Trả lời
Ở đây ta chỉ xét tỷ số thắng/thua của các ván đấu giữa A, B, C với nhau (không liên quan đến 12 VĐV còn lại):
-
A
A thắng B 3 ván, A thắng C 3 ván, vậy tổng ván thắng là 6
A thua B 2 ván, A thua C 2 ván, vậy tổng ván thua 4
Tỷ số thắng/thua của A là: 6/4 = 1.5
-
B
B thắng A 2 ván, B thắng C 3 ván, vậy tổng ván thắng là 5
B thua A 3 ván, B thua C 0 ván, vậy tổng ván thua 3
Tỷ số thắng/thua của B là: 5/3 = 1.6
-
C
C thắng A 2 ván, C thắng B 0 ván, vậy tổng ván thắng là 2
C thua A 3 ván, C thua B 3 ván, vậy tổng ván thua 6
Tỷ số thắng/thua của B là: 2/6 = 0.3

Kết luận:
1.
B
2.
A
3.
C
Tình huống rất hay và cách tính điểm này rất thú vị:
-
Nếu chỉ mới nhìn qua, bằng trực quan sẽ nghĩ A nhất vì A có nhiều trận thắng đối đầu hơn (nhưng đây là thi đấu vòng tròn có 15 VĐV).
-
Theo cách tính này, luật khuyến khích các VĐV thắng tối đa, thua tối thiểu, và phải chắt chiu từng ván trong 1 trận, từng điểm trong 1 ván (đúng với tinh thần thể thao: Cống hiến, kịch tính)

Trích dẫn
3.7.5.2 Nếu có 2 hoặc nhiều thành viên của nhóm đạt được cùng số điểm như nhau thì vị trí tương quan của các thành viên đó sẽ được xác định chỉ dựa trên kết quả các trận thi đấu giữa họ với nhau bằng cách xem xét lần lượt những số điểm của trận đấu, trước tiên là tỷ số thắng thua ở các trận đấu cá nhân (đối với các giải đồng đội), các ván và điểm số cho đến lúc cần thiết để phân định thứ hạng.
3.7.5.4 Nếu như không thể giải quyết tình trạng bằng nhau các cách thức như thủ tục đã qui định ở điều 3.7.5.1-3 thì những thứ hạng tương quan sẽ được quyết định bằng cách rút thăm.


(Sẽ còn tiếp tục)
1. Tình huống: Xếp hạng các VĐV có điểm bằng nhau
1 bảng đấu có 15 đấu thủ đánh vòng tròn , kết quả có A,B,C cùng bằng điểm nhau , trong đó:
A thắng B 3/2 , A thắng C 3/2 , B thắng C 3/0 . Vậy xếp hạng 3 đấu thủ này thế nào ?

(Nhận được qua tin nhắn fb của @Drhongson 28/03/2016)
Mọi người cùng trao đổi nhé
 
Last edited:

Cachua

Thượng Tá
1. Tình huống: Xếp hạng các VĐV có điểm bằng nhau
1 bảng đấu có 15 đấu thủ đánh vòng tròn , kết quả có A,B,C cùng bằng điểm nhau , trong đó:
A thắng B 3/2 , A thắng C 3/2 , B thắng C 3/0 . Vậy xếp hạng 3 đấu thủ này thế nào ?

(Nhận được qua tin nhắn fb của @Drhongson 28/03/2016)
Mọi người cùng trao đổi nhé
2. Tình huống: Rơi vợt xuống mặt bàn khi đang thi đấu
Khi đang thi đấu, A bị tuột tay làm rơi vợt xuống mặt bàn. Theo luật thì tay không cầm vợt là tay tự do, mà tay tự do thì lại không được phép chạm vào mặt bàn.
Vậy A phải làm sao để cầm được vợt lên và tiếp tục thi đấu?


Mời mọi người cùng trao đổi tình huống này!
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
2. Tình huống: Rơi vợt xuống mặt bàn khi đang thi đấu
Khi đang thi đấu, A bị tuột tay làm rơi vợt xuống mặt bàn. Theo luật thì tay không cầm vợt là tay tự do, mà tay tự do thì lại không được phép chạm vào mặt bàn.
Vậy A phải làm sao để cầm được vợt lên và tiếp tục thi đấu?


Mời mọi người cùng trao đổi tình huống này!
Để nhặt vợt lên không bắt buộc phải chạm tay vào mặt bàn, kk!

Tiện hỏi bác một câu, séc cuối (thường là 5) của đánh đôi, khởi đầu séc bên đỡ giao có quyền chọn, đổi người đỡ không nhỉ?
 

Cachua

Thượng Tá
Để nhặt vợt lên không bắt buộc phải chạm tay vào mặt bàn, kk!

Tiện hỏi bác một câu, séc cuối (thường là 5) của đánh đôi, khởi đầu séc bên đỡ giao có quyền chọn, đổi người đỡ không nhỉ?
Bác xem lại "Câu 1: Luật giao bóng trong đánh đôi. " ở bên trên xem có ý bác hỏi ko ạ, e đang đi ngoài đường, ko tiện xem và trả lời cụ thể.
Tks,
 

Cachua

Thượng Tá
Để nhặt vợt lên không bắt buộc phải chạm tay vào mặt bàn, kk!

Tiện hỏi bác một câu, séc cuối (thường là 5) của đánh đôi, khởi đầu séc bên đỡ giao có quyền chọn, đổi người đỡ không nhỉ?
Chờ bác rón rén thì pha bóng đó đã kết thúc mất tiêu rồi!!
 

Trainee

Đại Tá
Tiện hỏi bác một câu, séc cuối (thường là 5) của đánh đôi, khởi đầu séc bên đỡ giao có quyền chọn, đổi người đỡ không nhỉ?
Bác xem lại "Câu 1: Luật giao bóng trong đánh đôi. " ở bên trên xem có ý bác hỏi ko ạ, e đang đi ngoài đường, ko tiện xem và trả lời cụ thể.
Tks,
Theo như này thì là không được. Như vậy mấy bác chỗ mình sec 5 hay làm càn, kêu ai đỡ cũng được vì lát (5 điểm) rồi cũng đổi!
 

Trainee

Đại Tá
Chờ bác rón rén thì pha bóng đó đã kết thúc mất tiêu rồi!!
Ka ka, thể phải luyện tập chiêu 2 ngón thật nhanh :D
Như kiểu anh em quen thì thò tay nhặt quả bóng nảy dưới đất đơn giản, chứ người chả chơi bóng bàn bao giờ đảm bảo vài lần nhặt sẽ có lần chạm tay xuống sàn hoặc gẩy vợt thì sẽ sứt riềm! :)
Tếu thế chứ, mình nghĩ nếu không tác động lực lớn vào bàn thì vô tư, trọng tài sẽ không bắt, đối thủ không phản đối!
 

Cachua

Thượng Tá
Theo như này thì là không được. Như vậy mấy bác chỗ mình sec 5 hay làm càn, kêu ai đỡ cũng được vì lát (5 điểm) rồi cũng đổi!
Vậy là e hiểu câu hỏi của bác rồi, ko được nhé, chỉ bên giao có quyền chọn người giao, bên đỡ phải cử người đỡ theo trật tự đã được thiết lập từ đầu ván 1
 

kien yb

Đại Uý
Để nhặt vợt lên không bắt buộc phải chạm tay vào mặt bàn, kk!

Tiện hỏi bác một câu, séc cuối (thường là 5) của đánh đôi, khởi đầu séc bên đỡ giao có quyền chọn, đổi người đỡ không nhỉ?
Theo mình được biết thì séc bắt đầu của đánh đôi trọng tài làm thủ tục xem bên nào được ưu tiên, chọn bàn và trọn giao bóng trước. bên chọn giao bóng thì chỉ được quyền giao bóng trước. còn bên trọn bàn có quyền chọn phía bàn nào mình muốn đứng bên đấy trước và chọn người đỡ giao bóng đỡ giao bóng. chính vì vậy nếu xét về ưu thế thì việc chọn bàn vẫn ổn hơn vì có quyền đổi người đỡ giao bóng. Trong đánh đôi chuyện được chọn cầu rất quan trọng.
Trên đây là những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong đánh đôi, có bác có ý kiến khác thì đưa ra cho ace cùng chao đổi mở mang thêm kiến thức
 

Trainee

Đại Tá
Theo mình được biết thì séc bắt đầu của đánh đôi trọng tài làm thủ tục xem bên nào được ưu tiên, chọn bàn và trọn giao bóng trước. bên chọn giao bóng thì chỉ được quyền giao bóng trước. còn bên trọn bàn có quyền chọn phía bàn nào mình muốn đứng bên đấy trước và chọn người đỡ giao bóng đỡ giao bóng. chính vì vậy nếu xét về ưu thế thì việc chọn bàn vẫn ổn hơn vì có quyền đổi người đỡ giao bóng. Trong đánh đôi chuyện được chọn cầu rất quan trọng.
Trên đây là những hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong đánh đôi, có bác có ý kiến khác thì đưa ra cho ace cùng chao đổi mở mang thêm kiến thức
Những điều trên mình biết, ở đây mình hỏi tình huống là séc cuối. Vì séc này có đổi đỡ, đổi bên (5 điểm), nên các bác chỗ mình (thường là) đầu séc 5, ít khi đánh 7, hay chơi càn, chọn bừa người đỡ giao bóng theo ý họ - có thể lặp lại ngay cầu cuối séc 4.
P/s: Chọn & Trao ^^
 

kien yb

Đại Uý
Những điều trên mình biết, ở đây mình hỏi tình huống là séc cuối. Vì séc này có đổi đỡ, đổi bên (5 điểm), nên các bác chỗ mình (thường là) đầu séc 5, ít khi đánh 7, hay chơi càn, chọn bừa người đỡ giao bóng theo ý họ - có thể lặp lại ngay cầu cuối séc 4.
P/s: Chọn & Trao ^^
nguyên tắc khi đổi bên và đổi cầu như sau: người giao bóng đầu tiên trong séc 1 sẽ là người đỡ giao bóng đầu tiên ở séc 2 và và đương nhiên người đỡ giao bóng đầu tiên ở séc 1 sẽ là người giao bóng đầu tiên ở séc 2. Đối với séc 3,4,5 tương tự như vậy và nếu séc 5 là séc cuối thì có 1 trong 2 bên đạt điểm số 5 thì đổi bên và đổi cầu người đỡ bóng. Luật bóng bàn là như vậy. Trong chơi phong trào thường có 1 lỗi hay gây trang cãi là quan niêm séc cuối cùng đằng nào cũng đổi cầu thi như nào cũng được, nhưng thực tế là sai luật vì nếu là sai luật dẫn đến cầu giao bóng bị thay đổi
 

Cachua

Thượng Tá
2. Tình huống: Rơi vợt xuống mặt bàn khi đang thi đấu
Khi đang thi đấu, A bị tuột tay làm rơi vợt xuống mặt bàn. Theo luật thì tay không cầm vợt là tay tự do, mà tay tự do thì lại không được phép chạm vào mặt bàn.
Vậy A phải làm sao để cầm được vợt lên và tiếp tục thi đấu?


Mời mọi người cùng trao đổi tình huống này!
3. Tình huống: Động tác giao bóng của Nam: Lòng bàn tay mở phẳng, tung cao hơn 16cm, không tạo xoáy, bóng không chạm vật, không che bóng...nhưng lúc đánh vợt vào bóng thì Nam xoay người 1 vòng mới đánh hoặc cố tình bước lên 1 bước cho bóng ở sau người rồi mới đánh đi. Vậy Nam có phạm luật giao bóng?

Mời các bác cùng tham gia thảo luận.
 

Cachua

Thượng Tá
3. Tình huống: Động tác giao bóng của Nam: Lòng bàn tay mở phẳng, tung cao hơn 16cm, không tạo xoáy, bóng không chạm vật, không che bóng...nhưng lúc đánh vợt vào bóng thì Nam xoay người 1 vòng mới đánh hoặc cố tình bước lên 1 bước cho bóng ở sau người rồi mới đánh đi. Vậy Nam có phạm luật giao bóng?

Mời các bác cùng tham gia thảo luận.
4. Tình huống: Hôm trước e chứng kiến 1 pha bóng: a Đức đánh trả làm bóng chạy dài trên mặt vợt, e ko biết gọi động tác đấy là gì kiểu như cắt dưới đít bóng nhưng lại có xu hướng lượn mặt vợt lên trên ở giai đoạn tiếp xúc giữa vợt và bóng làm cho bóng như bị dính vào mặt vợt rồi mới rơi xuống, quả bóng đó tốt nhưng anh ấy lại "xin thua" điểm và tự nhận là "đúp rồi".
Như vậy là sao các bác nhỉ? Trong khi chiến đấu, các bác đã gặp tình huống này chưa ạ?
 
Last edited:

kien yb

Đại Uý
3. Tình huống: Động tác giao bóng của Nam: Lòng bàn tay mở phẳng, tung cao hơn 16cm, không tạo xoáy, bóng không chạm vật, không che bóng...nhưng lúc đánh vợt vào bóng thì Nam xoay người 1 vòng mới đánh hoặc cố tình bước lên 1 bước cho bóng ở sau người rồi mới đánh đi. Vậy Nam có phạm luật giao bóng?

Mời các bác cùng tham gia thảo luận.
Như vậy là đã phạm luật rồi vì khi giao bóng lúc vợt tiếp súc bóng thì ko được tre mắt đối phương. Nhưng ở những giải tầm cỡ thì trọng tài mới bắt chứ giải phong chào ko ai bắt đầu hiiiiii. Mà thực ra đối với bóng bàn thế giới họ vẫn lách luật đấy (khi giao bóng họ vẫn tung bình thường nhưng vợt thì che đi khi nào bóng tiếp xúc vọt họ mới ko che nữa nhưng khoảng khác đó rất nhanh khiến đối phương cũng gặp khó khăn khi đỡ giao bóng) đối với tình huống đấy trọng tài vẫn ko bất vì họ vẫn ko phạm luật.
 

kien yb

Đại Uý
Các bác tinh ý thật! Theo mình chơi có thắng mà không đúng luật thỉ chẳng hay gì. Máu ăn thua nó chảy mạnh quá thôi!
vấn đề ở chỗ là thứ nhất mình phải lắm rõ luật, thứ 2 là trước khi chơi có sự thỏa thuận kỹ với nhau, thứ 3 là cái gì nó quá đáng mà làm ảnh hưởng tới trận đánh thì mới bắt chứ nếu cứ soi nhau tưng tí 1 thì trận đấu còn bị ảnh hưởng nhiều hơn mà lam nó mất hay đi khi chơi bóng bàn thì ko chơi mà đi cãi nhau. hiiiiiiiiiiiiiiii.
và một cái nữa là khi đỡ giao bóng mà bi ko đọc được động tác của đối phương thi chung ta phải nhìn bóng để phán đoán nó ở trang thái nào để sử lý (bóng xoáy lên khi rơi xuống bàn nảy lên thi nó hơi chồm lên, xoáy xuống thì khi rơi xuống bàn nảy lên thi nó di xuống và dùng lại 1 chút, bóng xoay ngang thi nó sẽ nhảy về bên phí chiều xoáy của nó, bóng ko xoáy thi nó lao thảng ra và nếu là 1 quả phát căng thi nó lao nhanh nhất so với 3 quả còn lại. để dấu vấn đề này thường khi giao người giao bóng sẽ giao bóng thấp cao hơn lưới 1 chút và biên độ bóng và điểm rơi của các quả giống nhau gây cho người đỡ giao bóng dễ bị nhầm lẫn trong việc đọc bóng. Đấy là thang công của người giao bóng 1 động tác mà tạo ra nhiều trạng thái khác quả bóng, nhìn bên ngoài khá giống nhau). e cũng gặp vài người giao bóng tốt nhự vậy rồi bác ạ phải nói là vô cùng khó chịu nhưng gặp vài lần cũng quen dần đỡ bị mất điểm khi đỡ giao bong hơn hiiiiiiiiiiiiii
 

Bình luận từ Facebook

Top