Đánh theo bài bản hay cách đối phó với từng loại đối thủ.

pkhuyenthoai

Đại Tá
Suy nghĩ mãi mà không biết nên đặt tên chủ đề là gì, nên mình đặt vậy nó hơi dài dòng.
Mấy bác cho hỏi: trong các trận đấu với các loại đối thủ có nhiều lối đánh khác nhau thì mình nên đánh như thế nào.
1. Đánh theo lối đánh chuyên sâu của mình đã tập, như vậy sẽ vô bài của mình và dễ theo nhịp. Nhưng ngặc nỗi không phải đối thủ nào cũng phù hợp với lối đánh của mình.
2. Tùy theo từng lối đánh của đối thủ mà mình có biện pháp khắc chế từng loại đối thủ. Nếu như vậy thì sẽ không nằm trong bài tủ của mình và có thể gây trở ngại lại cho mình.
Theo ý mấy bác nên chọn phương pháp nào. Ngoài 2 ý trên bác nào có ý hay hơn xin chỉ giáo. Hi.
 

docom

Trung Uý
Ý kiến cá nhân của mình là phải oánh theo bài đã tập. Khi đã tương đối thì học các bài khác, khi thi đấu có thể linh hoạt kết hợp các bài để phù hợp với từng jeu đc. Bài nào chắc bài đó bác ạ 
Ps : phù hợp với ae đang tập như mình thui :)
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Trên cơ sở tính chất xoáy của bóng khi di chuyển động, của lực tác động vào bóng trong bóng bàn, kỹ thuật cơ bản được chia thành 4 nhóm kỹ thuật chính.
-- Kỹ thuật tấn công
-- kỹ thuật phòng thủ
-- Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng
-- Kỹ thuật di chuyển

1/ Kỹ thuật tấn công
a. Kỹ thuật tấn công thuận tay.
-- Líp bóng thuận tay.
-- Vụt nhanh thuận tay ( hay còn gọi đẩy phải thuận tay )
-- Giật bóng thuận tay.
-- Bạt bóng thuận tay.
-- Đập bóng bổng thuận tay.
b. Kỹ thuật tấn công trái tay.
-- Líp bóng trái tay.
-- Vụt nhanh trái tay ( hay còn gọi là chặn đẩy trái tay )
-- Giật bóng trái tay.
-- Đột kích trái tay.

2/ Kỹ thuật phòng thủ.
-- Cắt bóng thuận tay ( bên phải )
-- Cắt bóng trái tay ( bên trái )
-- Chặn bóng thuận tay ( bên phải )
-- Chặn bóng trái tay ( bên trái )
-- Gò bóng thuận tay ( bên phải )
-- Gò bóng trái tay ( bên trái )
-- Thả bóng bổng thuận tay ( bên phải )
-- Thả bóng bổng trái tay ( bên trái )

3/ Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng.
-- Thuận tay ( bên phải ) và trái tay ( bên trái ) đều có những kỹ thuật giao bóng sau :
-- Giao bóng xoáy lên.
-- Giao bóng xoáy xuống.
-- Giao bóng xoáy ngang lên sang bên phải hoặc bên trái.
-- Giao bóng xoáy ngang xuống bên phải hoặc bên trái.
Trên cơ sỡ của các loại giao bóng đó người ta vận dụng thành các kiểu giao bóng khác nhau như tung cao, giao bóng kiểu mổ, .v,.v........

4/ Kỹ thuật di chuyển.
Di chuyển bước chân đánh bóng có vai trò rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu BÓNG BÀN
i chuyển bước chân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng kỹ, chiến thuật hợp lý, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả của kỹ, chiến thuật.

Di chuyển bước chân có 4 loại :
-- Di chuyển bước đơn.
-- Di chuyển đổi bước.
-- Di chuyển nhảy bước.
-- Di chuyển bước chéo.

- Sưu tầm -

Nếu bạn có 1/3 kỹ thuật trên bạn đã là 1 VĐV chơi tốt ở phong trào , bạn có 2/3 thì lầ VĐV đỉnh cao của phong trào ; 3/3 thì bạn là VĐV chuyên nghiệp.

Vì vậy bạn hãy tập theo bài và đánh theo bài - Lúc đầu nên đánh với người có trình thấp hơn mình để mình tự tin thi triển bài đã học - làm tròn phản xạ .
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Thực nghiệm bản thân cho thấy

1. Tất cả các động tác cơ bản, kỹ thuật cơ bản đều cần phải tập, thực hành thường xuyên để nếu có điều kiện cần và đủ là áp dung liền

2. Trong khi đánh trận, mỗi đối thủ cần có một chiến thuật riêng, cho từng mục đích riêng, như giành chiến thắng để bắt họ đánh hết sức, luyện thủ, luyện công, luyện chân, luyện gò

Các mục đích khác thì quá rõ rang rồi, riêng với cần chiến thắng, em thấy có 2 cách tiếp cận khác hẳn nhau, cần chú ý:

1. Tìm mọi cách để thắng, bất chấp các kỹ thuật đang tập, đánh lung tung nhưng để giành chiến thắng, thường là đánh phát chết liền, bỏ một càng không thuận, giao bóng chợ búa học lỏm, ... em nghĩ cách tiếp cận này tiêu cực, không làm ta đánh hay hơn và tiến bộ, chỉ gây được ức chế cho đối phương

2. tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của jeu đối thủ, lựa chọn các vị trí, kỹ thuật phù hợp để bẻ jeu, tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu kỹ thuật đã lựa chọn để thực chiến, bẻ jeu, khắc chế ... em nghĩ cách tiếp cận này rất tích cực, giúp ta tự tin, dần xây dung phương pháp tiếp cận trận đấu that, dễ lên trình, hỗ trợ tập luyện, đặc biệt là tâm lý thi đấu
 

Trắng Đen

Thượng Tá
Áp đặt thế trận được thì áp đặt, không thì buộc tùy cơ ứng biến(giao/trả bài này, bóng 3/4, 5/6..., của bài khác) cho đến khi cơ hội xuất hiện mà dùng những võ công nào mình có thôi như bác Hiệp đã liệt kê.

Luyện đủ bài mà bắt đầu giao bóng (hoặc trả giao) đối thủ nó gài trả bóng từa lưa cũng chả mần bài vào được.

Nhưng giờ phòng trào đánh theo bài phòng thủ chặt/phản công nhanh mà các hảo thủ đang cỗ vũ đó! :)
 

Trainee

Đại Tá
Thực nghiệm bản thân cho thấy

1. Tất cả các động tác cơ bản, kỹ thuật cơ bản đều cần phải tập, thực hành thường xuyên để nếu có điều kiện cần và đủ là áp dung liền

2. Trong khi đánh trận, mỗi đối thủ cần có một chiến thuật riêng, cho từng mục đích riêng, như giành chiến thắng để bắt họ đánh hết sức, luyện thủ, luyện công, luyện chân, luyện gò

Các mục đích khác thì quá rõ rang rồi, riêng với cần chiến thắng, em thấy có 2 cách tiếp cận khác hẳn nhau, cần chú ý:

1. Tìm mọi cách để thắng, bất chấp các kỹ thuật đang tập, đánh lung tung nhưng để giành chiến thắng, thường là đánh phát chết liền, bỏ một càng không thuận, giao bóng chợ búa học lỏm, ... em nghĩ cách tiếp cận này tiêu cực, không làm ta đánh hay hơn và tiến bộ, chỉ gây được ức chế cho đối phương

2. tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của jeu đối thủ, lựa chọn các vị trí, kỹ thuật phù hợp để bẻ jeu, tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu kỹ thuật đã lựa chọn để thực chiến, bẻ jeu, khắc chế ... em nghĩ cách tiếp cận này rất tích cực, giúp ta tự tin, dần xây dung phương pháp tiếp cận trận đấu that, dễ lên trình, hỗ trợ tập luyện, đặc biệt là tâm lý thi đấu
Ơ đểu nhỉ, sau khi tập được khoảng 40 buổi, thằng thầy em bảo: Thôi, kỹ thuật cơ bản cũng có chút rồi, nguyên tắc sơ sơ cũng đã nắm được. Nếu không hứng tập nữa hay bận bịu quá thì giờ chịu khó đánh trận là sẽ tiến bộ. Xác định khi đánh trận là:

Tìm mọi cách để thắng:
=> Trên cơ sở luật cho phép, trên nền tảng kỹ thuật, sức khỏe của mình, các yếu tố khách quan, ... xoay sở sao ra cho đáp án tối ưu nhất đó là chiến thắng.

, bất chấp các kỹ thuật đang tập,
=> Khi vào trận đấu, hãy quên kỹ thuật đã tập là gì, vất hết ý nghĩ chúng nó đi, hãy chú trọng vào chiến thuật. Mục tiêu là đánh thắng ăn điểm đúng luật chứ không phải là đánh đúng kỹ thuật đã tập.

đánh lung tung nhưng để giành chiến thắng,
=> Điều này là vô cùng quan trọng, nhất thiết phải đánh lung tung, càng loạn đối thủ càng tốt. Không được đánh một cách thuần túy nền nếp để đối thủ bắt bài, đoán trước.
Ví dụ nhìn chung không giao 2 quả liền giống nhau, thậm chí nếu được thì giao từ đầu tới cuối séc không quả nào lặp lại. Tuy nhiên sẵn sàng giao lặp lại ngay lập tức quả giao mà đối thủ vừa rất bối rối và đỡ hỏng ... nói chung phải thiên biến/lung tung chưởng...

thường là đánh phát chết liền,
=> Với trình độ hạng ruồi, hãy tập những cú sở trường, vào đó là đánh phát chết liền, không lằng nhằng. Đánh những quả cho đối phương sợ, không dám để mình công. Như thế họ sẽ rất ke tay, tự nhiên họ sẽ giảm phát huy năng lực xuống tương đối. Còn đánh mà lằng nhằng không chết họ, có thể thành tự sát.
Ở các giải nghiệp dư, nếu chủ động tấn công mà một phát không ăn ngay, nói chung là tự sát.

bỏ một càng không thuận,
=> Cái này rất rõ ràng, muốn chiến thắng, hãy đánh một càng. Vất ngay cái càng trái đi, nếu giật 10 quả hỏng 4, đối thủ đỡ được 4, mất cơ hội giật FH đi 4/10 , ... không là sẽ sập bẫy ăn mồi cho mình tự sát.
giao bóng chợ búa học lỏm,
=> Miễn là đúng luật, hãy có càng nhiều quả giao lạ càng là lợi thế. Các quả giao kinh điển, ai cũng thấy, ai cũng biết, ... rất dễ là tự tay bóp d@'i :) trong những tình huống sống còn. Giao bóng muốn tiến bộ, sau khi biết nguyên tắc, hãy quan sát, học lỏm thật nhiều, ....

Thi đối đối kháng gây được ức chế cho đối phương là đã thành công quá 50% rồi.

Một đối thủ có kỹ thuật căn bản, sau đó lại có những điều như trên là đối thủ khó nhắn hơn bất cứ đối thủ nào khác. Đánh với những đối thủ như vậy, đến lúc ra trả tiền bia rồi có khi vẫn không hiểu vì sao mình thua.
Đơn giản là vì họ thực dụng, hiệu quả, phát huy được tối đa năng lực, còn mình chỉ múa ! :)

Thầy em dạy thế, làm em lăn tăn quá bác, hay khẩu quyết, bí kíp mỗi người đọc hiểu một khác nhở! :D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Mỗi người chọn cho mình đích riêng, đích giống nhau chọn đường khác cũng sẽ khác. Anh chọn cho mình cách chơi nhất quán trong mọi môn thể thao. Chưa chắc đã đúng nhưng anh hợp và thích thế
 

Trainee

Đại Tá
Mỗi người chọn cho mình đích riêng, đích giống nhau chọn đường khác cũng sẽ khác. Anh chọn cho mình cách chơi nhất quán trong mọi môn thể thao. Chưa chắc đã đúng nhưng anh hợp và thích thế
Thật ra thì em thấy cách nói nghe có vẻ khác nhau, nhưng 2 kiểu anh phân ra nó là 1 thôi. Chỉ có điều cách nói thứ 2 nghe nó có vẻ pờ rồ hơn tý :)
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Với bóng bàn các bạn muốn giao lưu được, chơi sòng phẳng được với mọi người , chưa nói chuyện đến thắng thua nhé ! Bài đầu tiên là :

Bắt bước 1 phải tốt.

1 - Giao bóng - Không để đối phương giành ưu thế . Tức là không để đối phương đánh hiểm ngay, không để mình bị động khi đối phương trả giao bóng.

2 - Đỡ bóng - Phải đỡ được quả giao bóng vào bàn dù nó là xoáy gì ! sau đó nâng cao trả bóng có điểm rơi, có lực biến hóa,.. khiến đối phương khó triển khai ý đồ mà họ dự kiến sau quả giao bóng của họ.

* Từ đây các bạn mới có thể nghĩ đến các quả tấn công.

1 - Chọn quả tấn công an toàn trước chủ yếu làm đối phương rơi vào thế bị động sau đó mới tính đến quả kết thúc.

2 - Không tấn công nếu gặp đường bóng trả lại của đối phương mà đòi hỏi kỹ thuật mà mình không có hoặc chưa tốt.

3 - Hãy tấn công một cách tự tin !

* Và hơn hết là rèn luyện khả năng thích nghi : Việc này bạn cần chịu khó đi giao lưu, thi đấu trên nhiều loại bàn, nhiều kiểu không gian. Đặc biệt với nhiều trường phái bóng khác nhau.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Khác nhiều chứ.
Thể thao cần nhất là sự ổn định trong phong độ, mà muốn ổn định thì phải cố định, tức là kỹ thuật phải cố định, chỉ có chuẩn hóa mới cố định được, càng chuẩn càng cố định, thì càng ổn định.

Chuẩn thì chậm, nhưng chắc và bền...
 

blueh

Thiếu Uý
cái này rất hay nhé, mình thấy tùy theo thói quen, tính cách, đầu óc mỗi người. Như mình thì thường tìm cách phát huy thế mạnh của mình, làm sao để mình đánh được bài bản hay tập và phong độ tốt nhất của mình, một số người khác thì lại luôn nghĩ cách phá lối chơi của đối thủ trước, tìm cách gây khó khăn để đối thủ đánh hỏng. Người giỏi theo mình là biết kết hợp cả hai thứ lại.
 

Cuongngoquyen

Trung Uý
Suy nghĩ mãi mà không biết nên đặt tên chủ đề là gì, nên mình đặt vậy nó hơi dài dòng.
Mấy bác cho hỏi: trong các trận đấu với các loại đối thủ có nhiều lối đánh khác nhau thì mình nên đánh như thế nào.
1. Đánh theo lối đánh chuyên sâu của mình đã tập, như vậy sẽ vô bài của mình và dễ theo nhịp. Nhưng ngặc nỗi không phải đối thủ nào cũng phù hợp với lối đánh của mình.
2. Tùy theo từng lối đánh của đối thủ mà mình có biện pháp khắc chế từng loại đối thủ. Nếu như vậy thì sẽ không nằm trong bài tủ của mình và có thể gây trở ngại lại cho mình.
Theo ý mấy bác nên chọn phương pháp nào. Ngoài 2 ý trên bác nào có ý hay hơn xin chỉ giáo. Hi.
Mình thì nghĩ thế này, các bài tập đó là tập để cho tay vào cữ, tập để xử lý các tình huống có thể xảy ra, nhưng khi thi đấu thì cả 2 bên luôn tìm cách để hạn chế sở trường của đối phương, khoét sâu vào điểm yếu của nhau vì vậy không có chuyện bạn đi thi đấu mà đối thủ đưa bạn vào thế bài tập để bạn thoải mái đánh đâu. Bằng cách bắt đầu với cú giao bóng bạn thể hiện luôn là bạn muốn đưa đối phương vào thế đánh nào, thông thường thì xoáy lên đưa vào thế đôi công, xoáy xuống đưa vào thế đối giật. Túm lại là trái bóng tròn vì vậy có rất rất nhiều các tình huống, vì vậy kiên nhân tập từng tình huống để ứng biến trong trận đấu linh hoạt mà thôi
 

attack01

Đại Uý
Em chém góp vui vậy. Theo em nên chọn cách thứ 3:

1. Đánh với đối thủ nào cũng gài để đưa về bài mình đã tập. Ví dụ mình đánh FH tốt thì cứ sang trái là gò trả trái (hoặc giữa người) đối thủ, họ giật trái hay thì mình thủ đưa về đôi công, giật trái mình đỡ không nổi thì đánh bóng ngắn, nói chung là bằng mọi cách đưa về bóng FH để giật, lip, bạt....giống như làm văn vậy, đa số ai cũng học thân bài nhưng phải có cái mở bài, đưa về tình huống quen thuộc

2. Giả sử khi sở trường FH thì mỗi trận xem bao nhiêu cú FH đúng kỹ thuật của mình ăn điểm, bao nhiêu cú giật liên tục 3-4 phát, né giật, giật chéo góc...etc....chứ không phải chăm chăm điểm số....chiến thắng bản thân thì sau này tự nhiên chiến thắng đối thủ....còn nếu chỉ chăm chăm ăn điểm đối thủ thì tiến bộ chậm lắm....tất nhiên khi đánh vậy chúng ta có thể bị thua, bị chọc ghẹo do cách đánh quá cống hiến, quá đơn giản....nhưng con đường khó mới là con đường đúng....cuối cùng thì chơi thể thao cũng là cách tăng cường sức khỏe, học tính kỷ luật, kiên định và khả năng quan sát thôi....còn thắng thua sau này nghĩ lại thấy vô nghĩa lắm....:)

Nếu đánh độ cách này mà hay thua thì bảo người ta chấp, cũng chẳng có gì phải xấu hổ cả...sau này hoàn thiện kỹ thuật rồi thì lại đánh đồng, rồi chấp lại....:)
 

Trainee

Đại Tá
Em chém góp vui vậy. Theo em nên chọn cách thứ 3:

1. Đánh với đối thủ nào cũng gài để đưa về bài mình đã tập. Ví dụ mình đánh FH tốt thì cứ sang trái là gò trả trái (hoặc giữa người) đối thủ, họ giật trái hay thì mình thủ đưa về đôi công, giật trái mình đỡ không nổi thì đánh bóng ngắn, nói chung là bằng mọi cách đưa về bóng FH để giật, lip, bạt....giống như làm văn vậy, đa số ai cũng học thân bài nhưng phải có cái mở bài, đưa về tình huống quen thuộc

2. Giả sử khi sở trường FH thì mỗi trận xem bao nhiêu cú FH đúng kỹ thuật của mình ăn điểm, bao nhiêu cú giật liên tục 3-4 phát, né giật, giật chéo góc...etc....chứ không phải chăm chăm điểm số....chiến thắng bản thân thì sau này tự nhiên chiến thắng đối thủ....còn nếu chỉ chăm chăm ăn điểm đối thủ thì tiến bộ chậm lắm....tất nhiên khi đánh vậy chúng ta có thể bị thua, bị chọc ghẹo do cách đánh quá cống hiến, quá đơn giản....nhưng con đường khó mới là con đường đúng....cuối cùng thì chơi thể thao cũng là cách tăng cường sức khỏe, học tính kỷ luật, kiên định và khả năng quan sát thôi....còn thắng thua sau này nghĩ lại thấy vô nghĩa lắm....:)

Nếu đánh độ cách này mà hay thua thì bảo người ta chấp, cũng chẳng có gì phải xấu hổ cả...sau này hoàn thiện kỹ thuật rồi thì lại đánh đồng, rồi chấp lại....:)
Hê hê, có một con đường cực khó mà lại chẳng đi tới đâu, đó là con đường cụt! :D
 

minhpro

Thượng Sỹ
Bóng bàn, bóng rổ hay bóng đá dù chúng có luật lệ khác nhau nhưng tất cả chúng đều có một thế trận. Điều đó nghĩa là chỉ cần phá được thế trận của đối thủ. Điều duy nhất dành cho mọi người cần học đó là : không cho đối phương thi triển thế trận. Một khi biết được thế trận của đối thủ chỉ cần phá nó thôi!
 

Trainee

Đại Tá
Nói như bác Cá kiểu thứ 2 là kiểu nói của lãnh đạo, .... các đồng chí phải trồng cây gì, con gì, ... còn gì thì các đồng chí tự nghĩ, tôi biết thế mẹ nào được! :) Trên thực tế cái khỉ gì đó chính là cái thứ 1. Một cái nên đưa nó về chiến lược, một cái là chiến thuật. Không xung đột nhau lắm.
Còn nói theo @attack01 thì thiên về tính chiến thuật trong trận đấu. Nhìn chung chung thì đúng như thế, còn cụ thể hơn thì có thể vào box cơ bản, nâng cao, ... đọc mấy phân tích của các chuyên gia tầm cỡ. Ví dụ mình bổ sung: chiến thắng có thể bằng sở đoản của mình, không nhất thiết cứ phải đưa về sở trường!
 

tosiosHD

Đại Tá
Bóng bàn, bóng rổ hay bóng đá dù chúng có luật lệ khác nhau nhưng tất cả chúng đều có một thế trận. Điều đó nghĩa là chỉ cần phá được thế trận của đối thủ. Điều duy nhất dành cho mọi người cần học đó là : không cho đối phương thi triển thế trận. Một khi biết được thế trận của đối thủ chỉ cần phá nó thôi!
+ Bạn nói là cần phá thế trận của đối thủ, vậy thế trận của mình thì sao? Trong bóng đá, bóng bàn hay...môn thể thao nào khác, nhiều khi đối thủ nhường hoàn toàn thế trận cho mình đấy thôi, vậy mà mình có thắng được họ đâu???
 

tosiosHD

Đại Tá
2. Giả sử khi sở trường FH thì mỗi trận xem bao nhiêu cú FH đúng kỹ thuật của mình ăn điểm, bao nhiêu cú giật liên tục 3-4 phát, né giật, giật chéo góc...etc....chứ không phải chăm chăm điểm số....chiến thắng bản thân thì sau này tự nhiên chiến thắng đối thủ....còn nếu chỉ chăm chăm ăn điểm đối thủ thì tiến bộ chậm lắm....tất nhiên khi đánh vậy chúng ta có thể bị thua, bị chọc ghẹo do cách đánh quá cống hiến, quá đơn giản....nhưng con đường khó mới là con đường đúng....cuối cùng thì chơi thể thao cũng là cách tăng cường sức khỏe, học tính kỷ luật, kiên định và khả năng quan sát thôi....còn thắng thua sau này nghĩ lại thấy vô nghĩa lắm....:)

Nếu đánh độ cách này mà hay thua thì bảo người ta chấp, cũng chẳng có gì phải xấu hổ cả...sau này hoàn thiện kỹ thuật rồi thì lại đánh đồng, rồi chấp lại....:)
Bạn nói những điều trên đây rất hay, bao hàm ý nghĩa ngoại giao, tự an ủi nhiều. Haha. Kiểu như thất bại là mẹ thành công ấy!
 

ngtrantoan

Đại Tá
Suy nghĩ mãi mà không biết nên đặt tên chủ đề là gì, nên mình đặt vậy nó hơi dài dòng.
Mấy bác cho hỏi: trong các trận đấu với các loại đối thủ có nhiều lối đánh khác nhau thì mình nên đánh như thế nào.
1. Đánh theo lối đánh chuyên sâu của mình đã tập, như vậy sẽ vô bài của mình và dễ theo nhịp. Nhưng ngặc nỗi không phải đối thủ nào cũng phù hợp với lối đánh của mình.
2. Tùy theo từng lối đánh của đối thủ mà mình có biện pháp khắc chế từng loại đối thủ. Nếu như vậy thì sẽ không nằm trong bài tủ của mình và có thể gây trở ngại lại cho mình.
Theo ý mấy bác nên chọn phương pháp nào. Ngoài 2 ý trên bác nào có ý hay hơn xin chỉ giáo. Hi.
phương án 1 là tối ưu, vì thi đấu chỉ cọ xát 1 lần chứ nếu có lần 2 để nghĩ ra biện pháp khắc phục thì thôi biết khi nào :D:D:D
 

ngtrantoan

Đại Tá
Trên cơ sở tính chất xoáy của bóng khi di chuyển động, của lực tác động vào bóng trong bóng bàn, kỹ thuật cơ bản được chia thành 4 nhóm kỹ thuật chính.
-- Kỹ thuật tấn công
-- kỹ thuật phòng thủ
-- Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng
-- Kỹ thuật di chuyển

1/ Kỹ thuật tấn công
a. Kỹ thuật tấn công thuận tay.
-- Líp bóng thuận tay.
-- Vụt nhanh thuận tay ( hay còn gọi đẩy phải thuận tay )
-- Giật bóng thuận tay.
-- Bạt bóng thuận tay.
-- Đập bóng bổng thuận tay.
b. Kỹ thuật tấn công trái tay.
-- Líp bóng trái tay.
-- Vụt nhanh trái tay ( hay còn gọi là chặn đẩy trái tay )
-- Giật bóng trái tay.
-- Đột kích trái tay.

2/ Kỹ thuật phòng thủ.
-- Cắt bóng thuận tay ( bên phải )
-- Cắt bóng trái tay ( bên trái )
-- Chặn bóng thuận tay ( bên phải )
-- Chặn bóng trái tay ( bên trái )
-- Gò bóng thuận tay ( bên phải )
-- Gò bóng trái tay ( bên trái )
-- Thả bóng bổng thuận tay ( bên phải )
-- Thả bóng bổng trái tay ( bên trái )

3/ Kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng.
-- Thuận tay ( bên phải ) và trái tay ( bên trái ) đều có những kỹ thuật giao bóng sau :
-- Giao bóng xoáy lên.
-- Giao bóng xoáy xuống.
-- Giao bóng xoáy ngang lên sang bên phải hoặc bên trái.
-- Giao bóng xoáy ngang xuống bên phải hoặc bên trái.
Trên cơ sỡ của các loại giao bóng đó người ta vận dụng thành các kiểu giao bóng khác nhau như tung cao, giao bóng kiểu mổ, .v,.v........

4/ Kỹ thuật di chuyển.
Di chuyển bước chân đánh bóng có vai trò rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu BÓNG BÀN
i chuyển bước chân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng kỹ, chiến thuật hợp lý, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả của kỹ, chiến thuật.

Di chuyển bước chân có 4 loại :
-- Di chuyển bước đơn.
-- Di chuyển đổi bước.
-- Di chuyển nhảy bước.
-- Di chuyển bước chéo.

- Sưu tầm -

Nếu bạn có 1/3 kỹ thuật trên bạn đã là 1 VĐV chơi tốt ở phong trào , bạn có 2/3 thì lầ VĐV đỉnh cao của phong trào ; 3/3 thì bạn là VĐV chuyên nghiệp.

Vì vậy bạn hãy tập theo bài và đánh theo bài - Lúc đầu nên đánh với người có trình thấp hơn mình để mình tự tin thi triển bài đã học - làm tròn phản xạ .
e mới biết đánh gặp ai cũng đánh, đánh tùm lum k sợ thua, cuối cùng nghiệm ra nên đánh với người thấp hơn để luyện bài và trọn phản xạ giống a nói, chứ gặp ai cũng đánh rồi đánh k đc gì, k thi triển đc những cái đã học toàn thua -> toàn nản :D:D:D
 

Bình luận từ Facebook

Top