Các KỸ THUẬT Sử Dụng GAI DÀI

Thanh Trà

Thượng Tá
Lang thang trên mạng thấy có một số bài hay liên quan đến kỹ thuật đánh gai dài, nên tôi xin chuyển tải về Bongban.Org để cùng ACE nghiên cứu học tập.
(Do quỹ Tjan có hạn, nên dịch được đoạn nào thì post lên đoạn đó, mong các bác thông cảm).

KỸ THUẬT CÁC CÚ ĐÁNH CƠ BẢN CỦA GAI DÀI
(Gai hợp lệ theo ITTF)

Sử dụng gai dài là một nghệ thuật, nhưng muốn làm chủ được nó và trở thành một người điêu luyện thì bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Để xây dựng nên các cú đánh bằng gai dài thực chất là tìm ra các phương án có thể đối lại một cách hữu hiệu với từng loại đường bóng của đối thủ đưa sang. Vì vậy, chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các vấn đề sau:

A. ĐỐI LẠI VỚI CÁC ĐƯỜNG BÓNG CHUỘI
Ở cùng trình độ trung bình, các đối phương thường đưa sang những đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn và cố gắng không tạo bóng xoáy cho mặt gai có thể dựa vào. Họ chờ đợi bóng bạn trả về là một đường bóng chậm, cao và không có xoáy để có thể ra được một đòn đánh mất bóng. Đây là một chiến thuật thường áp dụng khi chơi với những người sử dụng gai dài còn thiếu kinh nghiệm. Vì kỹ thuật sử dụng gai dài để đối lại bóng chuội là khác rất nhiều so với kỹ thuật sử dụng mút láng. Vậy giải quyết vấn đề này thế nào? Có 2 giải pháp sau:

1. Chém xuống
Nếu đối thủ đửa bóng chuội sang phía gai dài, bạn hãy giữ vợt của bạn mở gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn/sàn, rồi chém kéo vợt chủ yếu theo phương từ trên xuống dưới và có thêm chút ít đưa ra đằng trước. Với cú đánh này, nó sẽ giữ cho bóng không bị bật bổng ra khỏi vợt bạn. Hãy luyện trở thành phản xạ cứ mỗi khi ứng phó với các đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn. Kết quả, bạn sẽ trả được bóng sang có một chút xoáy xuống. Khi động tác đã vào khuôn, bạn có thể tạo ra các nhịp điệu nhanh chậm, ngắn dài khác nhau từ động tác của cú đánh này, còn bóng khi trả lại bàn đối thủ nó sẽ bay thấp và khó có thể tấn công mạnh được.
Xem: Video minh họa cú Chém Xuống đối lại Bóng Chuội

2. Gò bóng
Để đa dạng các cú đánh và có phương án thay đổi, khi bóng chuội sang bạn có thể sử dụng cú gò bằng gai dài.
So với cú chém xuống, cú gò bằng gai dài đối lại bóng chuội thì khó đạt kết quả hơn nhiều. Vì đối với gò lại bóng chuội, bạn cần phải có cảm nhận tiếp xúc bóng tốt và miết vợt làm cho các gai bị uốn cong. Nếu bạn vào bóng không chuẩn và không làm uốn cong được gai thì kết cục bóng sẽ bị bắn ngược lên cao và ra khỏi bàn.
Khi bạn thực hiện được đúng động tác, bóng trả sang sẽ thấp và không có xoáy hoặc có chút ít xoáy xuống, mặc dù nó trông giống như là một cú bóng cắt nặng.
Xem: Video minh họa cú Gò đối lại Bóng Chuội

(Còn nữa)
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
B. ĐỐI LẠI VỚI BÓNG XOÁY XUỐNG
Nếu bạn đang chơi với một cầu thủ giàu kinh nghiệm. khi anh ta đã dồn một số pha bóng chuội sang và nhận thấy rằng bạn có thể xử lý chúng “ngon lành” mà không có vấn đề gì, chắc chắn anh ta sẽ thay đổi sang một phương án 2 đó là xoáy xuống nặng.
Những người có trình độ cao có thể tạo ra xoáy xuống rất nặng khi gò bóng. Bóng xoáy xuống càng nhiều sau khi chạm mặt gai dài của bạn sẽ trả sang xoáy lên càng nhiều. Vì vậy, nếu bạn không cẩn thận, bóng sẽ dễ bị rúc lưới. Dưới đây là một số gải pháp có thể giải quyết một cách dễ dàng khi đối lại với xoáy xuống nặng.

1. Cắt bóng sớm
Khi đối thủ gò sang với một pha bóng xoáy xuống nặng hoặc rất nặng, hãy trả bóng lại bằng cú “Cắt bóng sớm”. Thực hiện động tác của một cú cắt nhưng vào bóng sớm hơn của những cú cắt thông thường, gần với cự ly của một cú gò . Động tác này giống như việc tạo xoáy nặng khi sử dụng mặt mút láng. Cú đánh này sẽ tạo ra một đường bóng còn ít xoáy lên hoặc bóng chuội, mặc dù nó trông giống như xoáy nặng hoặc rất nặng.
Có 2 điểm quan trọng cần chú ý về kỹ thuật này:
- Thứ nhất, bạn phải miết bóng, chứ không đập vào bóng. Nếu bạn không làm được cho các gai bị uốn trong quá trình tiếp xúc bóng, bóng sẽ bật ra khỏi mặt vợt đang được mở rộng và bay bổng lên không vọt ra khỏi bàn.
- Thứ hai, góc vợt mở phải rộng, nếu vợt dựng đứng thì làm cho góc phản xạ của bóng ra sẽ thấp, hơn nữa bạn khó có thể làm được cho các gai bị uốn để hãm xoáy nên bóng trả sang còn nhiều xoáy lên, tạo ra đường quỹ đạo rơi cắm nhanh. Như vậy, bóng sẽ dễ bị rúc lưới.
Xem: VIDEO minh họa cú Cắt Sớm đối lại Xoáy Xuống

Quẹt ngang: là biến tấu của cú cắt/gò nói trên, khi cắt/gò kết hợp thêm động tác kéo ngang, Thực hiện cú này, trong nhiều tình huống khá hiệu quả mà ko tốn sức.
Xem: VIDEO minh họa cú Quẹt Ngang đối lại Xoáy Xuống

2. Hất (Gẩy) bóng
Đôi khi để đa dạng và tạo ra sự thay đổi, khi đối thủ của bạn đưa sang pha bóng xoáy xuống, bạn có thể sử dụng cú đánh "Hất Bóng". "Hất bóng" hình như chưa được xem là một cú đánh cơ bản trong các tài liệu bóng bàn chính thống, tuy nhiên trong thực tế nó vận được vận dụng, đặc biệt đối với mặt gai và do đó mỗi vùng miền có thể có tên gọi miêu tả nó khác nhau, như: Hất; Hẩy; Gẩy bóng... vì trông giống như trong lao động, khi bạn sử dụng xẻng hất đất vậy.
Để thực hiện động tác Hất bóng, bạn mở mặt vợt một chút, đưa vợt xuống phần dưới phía sau của bóng rồi làm một động tác như kiểu bê bóng hất đi, hướng đánh chủ yếu về phía trước và có kèm thêm một chút nâng lên. Cú đánh này không nhằm hãm ngược xoáy và cũng không miết đánh tăng theo chiều xoáy.
Do vợt được mở và kết hợp với việc nâng lên chút ít trong động tác, sẽ làm bóng vượt được qua lưới một cách dễ dàng. Còn xoáy xuống của đối thủ khi trả lại thành xoáy lên làm cho đường bóng sẽ đi cắm sâu sang bên bàn đối thủ.
Hướng vợt chuyển động chủ yếu ra phía trước sẽ làm bóng đi khá nhanh. Bóng tới xoáy xuống càng nặng, thì bóng bạn trả lại càng xoáy lên – vòng cung rơi càng cắm, vì vậy bạn có cơ hội hất càng mạnh mà không sợ bóng bay ra khỏi bàn.
Do bóng đi nhanh và xoáy lên, vì vậy cú đánh này dùng cho mục đích bất ngờ và nhằm điểm rơi để đối thủ mất bộ.
Xem: VIDEO minh họa cú Hất Bóng (BH) đối lại Xoáy Xuống
Xem: VIDEO minh họa cú Hất Bóng (FH) đối lại Xoáy Xuống

3. Bạt kéo
Bạt kéo là cách gọi theo hình tượng, gồm động tác bạt và có kết hợp kéo bóng trong quá trình thực hiện cú đánh. Nó gần giống như động tác đối công thông thường hoặc như cú giật pha bạt.
Khi đối thủ của bạn đưa sang một pha bóng xoáy xuống nặng, bạn có thể sử dụng mặt gai dài để đánh một đòn tấn công mạnh bằng cú bạt kéo. Cú đánh này là cách đánh tiếp theo chiều xoáy, nó sẽ chuyển xoáy xuống của bóng tới thành xoáy lên khá nhiều khi trả lại phía bàn của đối thủ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: không phải cứ càng mạnh lúc nào cũng là tốt. Rất nhiều trường hợp, những cú bạt kéo chỉ ở mức độ mạnh vừa phải lại có hiệu quả nhất. Tốc độ biến đổi làm mất nhịp và đường bóng bất thường của cú bạt bằng gai dài mới chính là những nguyên nhân đẩy đối thủ vào thế khó khăn.
Xem: VIDEO minh họa cú Bạt Kéo đối lại Xoáy Xuống

4. Công xoáy ngang lên
Đây là cú đánh biến thể của cú bạt kéo. Thay vì cú bạt kéo động tác chỉ là đánh lên và hướng về phía trước thuần túy, thì trong cú công xoáy ngang lên, khi thực hiện cú bạt bạn đồng thời kết hợp thêm phần kéo ngang.
Tùy thuộc vào góc độ của vợt và cách tiếp xúc, bóng trả lại rất đa dạng, bao gồm cả bóng lắc và ít nhiều đều có xoáy ngang. Cú đánh này thường đẩy đối thủ mắc lỗi nhiều.
Xem: VIDEO minh họa cú Công Xoáy Ngang Lên đối lại Xoáy Xuống
 
Last edited:

thaythuydn

Đại Tá
B. ĐỐI LẠI VỚI BÓNG XOÁY XUỐNG
Nếu bạn đang chơi với một cầu thủ giàu kinh nghiệm. khi anh ta đã dồn một số pha bóng chuội tới bọn và nhận thấy rằng bạn có thể xử lý chúng “ngon lành” mà không có vấn đề gì, chắc chắn anh ta sẽ thay đổi sang một phương án 2 đó là xoáy xuống nặng.
Những người có trình độ cao có thể tạo ra xoáy xuống rất nặng khi gò bóng. Bóng xoáy xuống càng nhiều sau khi chạm mặt gai dài của bạn sẽ trả sang xoáy lên càng nhiều. Vì vậy, nếu bạn không cẩn thận, bóng sẽ dễ bị rúc lưới. Dưới đây là một số gải pháp có thể giải quyết một cách dễ dàng khi đối lại với xoáy xuống nặng

1. Cắt bóng sớm
Khi đối thủ gò sang với một pha bóng xoáy xuống nặng hoặc rất nặng, hãy trả bóng lại bằng cú “Cắt bóng sớm”. Thực hiện động tác của một cú cắt nhưng vào bóng sớm hơn của những cú cắt thông thường, gần với cự ly của một cú gò . Động tác này giống như việc tạo xoáy nặng khi sử dụng mặt mút láng. Cú đánh này sẽ tạo ra một đường bóng còn ít xoáy lên hoặc bóng chuội, mặc dù nó trông giống như xoáy nặng hoặc rất nặng.
Có 2 điểm quan trọng cần chú ý về kỹ thuật này:
- Thứ nhất, bạn phải miết bóng, chứ không đập vào bóng. Nếu bạn không làm được cho các gai bị uốn trong quá trình tiếp xúc bóng, bóng sẽ bật ra khỏi mặt vợt đang được mở rộng và bay bổng lên không vọt ra khỏi bàn.
- Thứ hai, góc vợt mở phải rộng, nếu vợt dựng đứng thì làm cho góc phản xạ của bóng ra sẽ thấp, hơn nữa bạn khó có thể làm được cho các gai bị uốn để hãm xoáy nên bóng trả sang còn nhiều xoáy lên tạo ra đường quỹ đạo rơi cắm nhanh. Như vậy, bóng sẽ bị dễ rúc lưới.

2. Xúc hất
Đôi khi để đa dạng và tạo ra sự thay đổi, khi đối thủ của bạn đưa sang pha bóng xoáy xuống, bạn có thể mở mặt vợt một chút rồi làm một động tác như kiểu xúc hất bóng đi, chủ yếu hướng tới phía trước và có kèm thêm một chút nâng lên.
Do vợt được mở và kết hợp với việc nâng lên chút ít trong động tác, sẽ làm bóng vượt được qua lưới một cách dễ dàng. Còn xoáy xuống của đối thủ khi trả lại thành xoáy lên làm cho đường bóng sẽ đi cắm sâu sang bên bàn đối thủ.
Hướng vợt chuyển động chủ yếu ra phía trước sẽ làm bóng đi khá nhanh. Bóng tới xoáy xuống càng nặng, thì bóng bạn trả lại càng xoáy lên – vòng cung rơi càng cắm, chính vì vậy bạn có cơ hội đánh càng mạnh mà không sợ bóng bay ra khỏi bàn.

3. Bạt kéo
Bạt kéo là cách gọi theo hình tượng, gồm động tác bạt và có kết hợp kéo bóng trong quá trình thực hiện cú đánh. Nó gần giống như động tác đối công thông thường hoặc như cú giật pha bạt.
Khi đối thủ của bạn đưa sang một pha bóng xoáy xuống nặng, bạn có thể sử dụng mặt gai dài để đánh một đòn tấn công mạnh bằng cú bạt kéo. Cú đánh này là cách đánh tiếp theo chiều xoáy, nó sẽ chuyển xoáy xuống của bóng tới thành xoáy lên khá nhiều khi trả lại phía bàn của đối thủ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: không phải cứ càng mạnh lúc nào cũng là tốt. Rất nhiều trường hợp, những cú bạt kéo chỉ ở mức độ mạnh vừa phải lại có hiệu quả nhất. Tốc độ biến đổi làm mất nhịp và đường bóng bất thường của cú bạt bằng gai dài mới chính là những nguyên nhân đẩy đối thủ vào thế khó khăn.

4. Công xoáy ngang lên
Đây là cú đánh biến thể của cú bạt kéo. Thay vì cú bạt kéo động tác chỉ là đánh lên hướng ra phía trước thuần túy, thì trong cú công xoáy ngang lên, khi thực hiện cú bạt bạn đồng thời kết hợp thêm phần kéo ngang.
Tùy thuộc vào góc độ của vợt và cách tiếp xúc, bóng trả lại rất đa dạng,bao gồm cả bóng lắc và ít nhiều đều có xoáy ngang. Cú đánh này thường đẩy đối thủ mắc lỗi nhiều.
Khi gặp bác Thanh Trà tại Đà nẳng tôi chỉ tưởng bác chuyên về gai FH ,không ngờ hôm nay đọc bài này mới thấy bác nghiên cứu khá kỷ cả BH và FH.Nhưng giá bác Thanh Trà cho kèm theo videoclips để minh hoạ thì dể hiểu hơn vì ngôn ngử giữa Nam Bắc đôi chổ khác nhau như lúc mới giải phóng miền Nam nói bảo đảm thì miền Bắc nói đảm bảo,miền Nam nói đá bóng thì miền Bắc nói ngược lại là bóng đá v.v.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Khi gặp bác Thanh Trà tại Đà nẳng tôi chỉ tưởng bác chuyên về gai FH ,không ngờ hôm nay đọc bài này mới thấy bác nghiên cứu khá kỷ cả BH và FH.Nhưng giá bác Thanh Trà cho kèm theo videoclips để minh hoạ thì dể hiểu hơn vì ngôn ngử giữa Nam Bắc đôi chổ khác nhau như lúc mới giải phóng miền Nam nói bảo đảm thì miền Bắc nói đảm bảo,miền Nam nói đá bóng thì miền Bắc nói ngược lại là bóng đá v.v.
Thầy ơi, các videos kiểu này thường là trình diễn nguyên lý, ngay cả một số bài dạy của PingSkills hay vậy mà còn có người chê là đánh ko đẹp, ko xoáy, ko...
Vì vậy, các minh họa của bài này đưa lên sẽ như mới tập đánh, có khi lại phản tác dụng.
Còn sưu tầm trích đoạn trong các trận đấu thì trình độ Vitinh của em còi quá ko làm được.
Cám ơn thầy đã góp ý và tư vấn.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
C. ĐỐI LẠI VỚI CHIẾN THUẬT THAY ĐỔI MỨC XOÁY XUỐNG KHÁC NHAU CỦA ĐỐI THỦ

1. Biến tấu của cú Chém xuống lai Cắt
Nếu thấy rằng bạn có thể xử lý tốt cả hai loại bóng chuội và xoáy xuống nặng, đối thủ có thể sử dụng chiến thuật đánh là thay đổi các mức độ xoáy xuống khác nhau, hy vọng rằng nó sẽ làm cho bạn tự đánh hỏng.
Đối sách với mức độ xoáy khác nhau (trong khoảng giữa bóng chuội và xoáy nặng) là rất đơn giản, bạn cũng sử dụng một cú đánh có kỹ thuật được điều chỉnh, cải biến giữa hai cú đánh Chém xuống và Cắt sớm (đã nêu ở trên).
Bóng xoáy xuống càng ít, thì vợt của bạn dựng càng đứng và hướng đưa vợt càn nhiều từ trên xuống dưới. Bóng xoáy xuống càng nặng, thì bạn mở góc vợt càng rộng và hướng đưa vợt nhiều ra phía trước kết hợp với miết bóng như động tác của một cú cắt.
Như vậy, thay vì có kỹ thuật của hai cú đánh riêng biệt, bạn sẽ có kỹ thuật của một loạt các cú đánh được lai giữa cú đối lại bóng chuội và cú đối lại xoáy xuống nặng.

2. Không nên sử dụng cú Hất bóng và cú Bạt kéo đối với những bóng xoáy xuống ít
Do có đặc tính riêng biệt nên kỹ thuật sử dụng gai dài phần lớn là dựa vào xoáy của bóng tới và như trên đã phân tích, hai cú đánh này chỉ sử dụng có hiệu quả khi bóng của đối thủ đưa sang có mức xoáy xuống từ nặng đến rất nặng.
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
D. ĐỐI LẠI VỚI XOÁY LÊN (Bóng giật)

1. Chặn mềm
Khi đối thủ giật, bóng xoáy lên tới bạn, để đáp lại một cách tốt nhất và dễ dàng nhất của lối chơi ôm bàn chỉ đơn giản là kê chặn nó lại một cách nhẹ nhàng. Để giật bóng, vị trí của đối thủ thường có một khoảng cách nhất định đối với bàn, vì vậy việc chặn mềm sẽ làm giảm nhịp của bóng, làm cho đối thủ mất đà và phải di chuyển vào để đối phó lại với pha bóng ngắn.
Tùy theo lực và mức xoáy của bóng tới, bạn có thể giữ yên vợt khi chặn hoặc hơi thả lỏng tay để vợt có thể tự lùi lại một chút do xung lực của bóng giật dội vào.
Để ứng phó với các mức khác nhau về xung lực xoáy, trong một số tài liệu khác có thể chia Chặn mềm thành hai loại:
- Chặn thông thường
- Chặn giảm xung.
Xem: VIDEO minh họa cú Chặn Mềm đối lại Xoáy Lên

2. Đấm bóng
Đấm bóng chỉ là cách gọi mô tả thao tác của một cú Chặn tăng lực. Về động tác, ngay sau thời điểm vào bóng khi có cảm nhận được khả năng điều khiển của mình, bạn thực hiện luôn một cú đấm xuyên tâm bóng thẳng ra phía trước.
Cú đấm bóng có mức độ trả xoáy ít nhất trong các cú chặn và đường bóng căng dài. Vì vậy, nếu vị trí đối thủ đứng có khoảng cách nhất định với bàn và có khả năng bao quát tốt, thì việc bạn đấm bóng lại là tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công tiếp.
Cú đấm bóng thường có hiệu quả nhất là đánh trả bóng vào góc trống khi vị trí đối thủ đứng bị lệch.
Xem: VIDEO minh họa cú Đấm Bóng đối lại Xoáy Lên

3. Chặn chém
Cú đánh trông giống chính tên gọi – là một cú chặn kết hợp với hướng chuyển động chém xuống. Khi sử dụng cú đánh này để chống lại bóng giật xoáy lên nhiều, sẽ trả sang một pha bóng xoáy xuống nặng và đây là cú trả xoáy nhiều nhất trong các cú chặn. Vì vậy, nó thường buộc đối thủ phải gò/cắt bóng, nên nhường lại cơ hội cho bạn tấn công.
Xem: VIDEO minh họa cú Chặn Chém đối lại Xoáy Lên

Chém quẹt ngang: là biến tấu của cú chặn chém, khi thực chém kết hợp thêm động tác quẹt ngang.
Xem: VIDEO minh họa cú Chém Quẹt Ngang đối lại Xoáy Ngang Lên
Và xem: VIDEO minh họa cú Chém Quẹt Ngang đối lại Xoáy Lên

4. Bạt bóng
Sử dụng gai dài để Bạt bóng đối lại xoáy lên nói chung là khó, nhưng không có nghĩa là không thể. Khi đã luyện được thì đây cũng là một cú đánh khá nguy hiểm cho đối thủ. Ngoài ra, nó góp phần làm đa dạng hóa các phương án đánh của bạn và gây áp lực rất nhiều cho đối thủ.
Cú bạt dễ thực hiện nhất là đối với bóng xoáy lên không nhiều và bạn có thể tăng lực đánh mạnh đến rất mạnh. Đối với bóng xoáy lên nhiều, bạn chỉ nên đánh mạnh vừa phải, vì trong bóng bạn trả lại vẫn còn xoáy xuống (không có quỹ đạo cắm) nên bóng rất dễ bay ra ngoài bàn nếu bạn đánh quá mạnh.
Cần nhớ rằng, trong tấn công bằng gai dài hãy để cho vợt làm công việc giúp bạn, vì sự thay đổi mức độ xoáy và đường bay bất thường của bóng mà bạn trả sang mới gây cho đối thủ mắc lỗi nhiều chứ không phải là tốc độ của bóng./.
Xem: VIDEO minh họa cú Bạt Bóng đối lại Xoáy Lên
 
Last edited:

thaythuydn

Đại Tá
D. ĐỐI LẠI VỚI XOÁY LÊN (Bóng giật)

1. Chặn mềm
Khi đối thủ giật, bóng xoáy lên tới bạn, để đáp lại một cách tốt nhất và dễ dàng nhất của lối chơi ôm bàn chỉ đơn giản là kê chặn nó lại một cách nhẹ nhàng. Để giật bóng, vị trí của đối thủ thường có một khoảng cách nhất định đối với bàn, vì vậy việc chặn mềm sẽ làm giảm nhịp của bóng, làm cho đối thủ mất đà và phải di chuyển vào để đối phó lại với pha bóng ngắn.
Tùy theo lực và mức xoáy của bóng tới, bạn có thể giữ yên vợt khi chặn hoặc hơi thả lỏng tay để vợt có thể tự lùi lại một chút do xung lực của bóng giật dội vào.
Để ứng phó với các mức khác nhau về xung lực xoáy, trong một số tài liệu khác có thể chia Chặn mềm thành hai loại:
- Chặn thông thường
- Chặn giảm xung.

2. Chặn chém
Cú đánh trông giống chính tên gọi – là một cú chặn kết hợp với hướng chuyển động chém xuống. Khi sử dụng cú đánh này để chống lại bóng giật xoáy lên nhiều, sẽ trả sang một pha bóng xoáy xuống nặng và đây là cú trả xoáy nhiều nhất trong các cú chặn. Vì vậy, nó thường buộc đối thủ phải gò/cắt bóng, nên nhường lại cơ hội cho bạn tấn công.

3. Đấm bóng
Đấm bóng chỉ là cách gọi mô tả thao tác của một cú Chặn tăng lực. Về động tác, ngay sau thời điểm vào bóng khi có cảm nhận được khả năng điều khiển của mình, bạn thực hiện luôn một cú đấm xuyên tâm bóng thẳng ra phía trước.
Cú đấm bóng có mức độ trả xoáy ít nhất trong các cú chặn và đường bóng căng dài. Vì vậy, nếu vị trí đối thủ đứng có khoảng cách nhất định với bàn và có khả năng bao quát tốt, thì việc bạn đấm bóng lại là tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công tiếp.
Cú đấm bóng thường có hiệu quả nhất là đánh trả bóng vào góc trống khi vị trí đối thủ đứng bị lệch.

4. Bạt bóng
Sử dụng gai dài để Bạt bóng đối lại xoáy lên nói chung là khó, nhưng không có nghĩa là không thể. Khi đã luyện được thì đây cũng là một cú đánh khá nguy hiểm cho đối thủ. Ngoài ra, nó góp phần làm đa dạng hóa các phương án đánh của bạn và gây áp lực rất nhiều cho đối thủ.
Cú bạt dễ thực hiện nhất là đối với bóng xoáy lên không nhiều và bạn có thể tăng lực đánh mạnh đến rất mạnh. Đối với bóng xoáy lên nhiều, bạn chỉ nên đánh mạnh vừa phải, vì trong bóng bạn trả lại vẫn còn xoáy xuống (không có quỹ đạo cắm) nên bóng rất dễ bay ra ngoài bàn nếu bạn đánh quá mạnh.
Cần nhớ rằng, trong tấn công bằng gai dài hãy để cho vợt làm công việc giúp bạn, vì sự thay đổi mức độ xoáy và đường bay bất thường của bóng mà bạn trả sang mới gây cho đối thủ mắc lỗi nhiều chứ không phải là tốc độ của bóng./.
Xin bác Thanh Trà và các bạn có kinh nghiệm về chơi gai cho vài comments về các kỷ thuật FH của Zhou Xintong(xin vào youtube gỏ zhou xintong table tennis để xem trước,zhou dùng gai 388 D-1) và xin các bạn ở Hà nội cho comments về cú bạt phải của cao thủ Cương gai.cám ơn bác Thanh Trà đã chia sẻ cho ace các kinh nghiệm rất quý giá về kỷ thuật gai dài.từ nay chắc có gì bí thay vì email qua Đức hỏi dr Neubauer thì phone hỏi bác Thanh Trà củng chẳng thua kém.THANKS
 

huyducphamvn

Đại Uý
lên diễn đàn youku của Trung Quốc có mấy trận quay Zhou Xintong thi đấu ở góc ngang, tức là quay ở góc nhìn như trọng tài tính điểm gần bàn (Umpire). Khá hay, làm tài liệu cũng tốt. Có điều Zhou Xintong chặn gai không bén bàn Ni Xialian của Luxemburg, bà sử dụng TSP Curl PH bên FH và 802-40 bên BH. Hoặc Chen Qing (http://ooakforum.com/viewtopic.php?f=35&t=7912) của dt Trung Quốc cũ, cũng 2 bên gai :)
 

huyducphamvn

Đại Uý
trong các kĩ thuật thì cháu thấy kĩ thuật "bạt bóng bằng gai dài" là không nên sử dụng, nếu sử dụng gai Frictionless cháu không nói, nhưng nếu xài gai Friction thì gẫy gai liên tục, 1 tuần gãy 1 mặt là bình thường. Do gai bám xoáy nên các gai chịu lực trực tiếp bị xoắn và đè, dẫn tới gẫy gai liên tục.
Cháu nghĩ nên sử dụng gai friction đẩy phá xoáy (đối với cả xoáy lên và xuống) thì hay hơn, đẩy nhanh, gai sẽ đỡ bị xoắn, do thời gian tiếp xúc ít.
 

khanhcfc

Thượng Tá
Zhou Xintong hiện là 1 cây gai đẳng cấp nhất hiện nay đấy bác. Nhin bà già ni xialian chậm lắm chỉ tương đương em gái đánh với hồ ngọc thuận thôi


lên diễn đàn youku của Trung Quốc có mấy trận quay Zhou Xintong thi đấu ở góc ngang, tức là quay ở góc nhìn như trọng tài tính điểm gần bàn (Umpire). Khá hay, làm tài liệu cũng tốt. Có điều Zhou Xintong chặn gai không bén bàn Ni Xialian của Luxemburg, bà sử dụng TSP Curl PH bên FH và 802-40 bên BH. Hoặc Chen Qing (http://ooakforum.com/viewtopic.php?f=35&t=7912) của dt Trung Quốc cũ, cũng 2 bên gai :)
 

Thanh Trà

Thượng Tá
trong các kĩ thuật thì cháu thấy kĩ thuật "bạt bóng bằng gai dài" là không nên sử dụng, nếu sử dụng gai Frictionless cháu không nói, nhưng nếu xài gai Friction thì gẫy gai liên tục, 1 tuần gãy 1 mặt là bình thường. Do gai bám xoáy nên các gai chịu lực trực tiếp bị xoắn và đè, dẫn tới gẫy gai liên tục.
Cháu nghĩ nên sử dụng gai friction đẩy phá xoáy (đối với cả xoáy lên và xuống) thì hay hơn, đẩy nhanh, gai sẽ đỡ bị xoắn, do thời gian tiếp xúc ít.
Ý kiến khá thú vị, đây là một cách bảo quản giữ vợt cho mới và tránh bị rụng gai nhanh.
Nhưng chưa thấy đánh giá về mặt kỹ thuật rằng: Nếu "ko bạt" và chỉ "đẩy phá xoáy, nhanh" thì có tác động gì đến lối chơi, trình độ kỹ năng của người chơi và hiệu quả của trận đấu ko. Nếu bạn Huy đưa ra phân tích thêm phần này nữa thì hay biết mấy.
 
Last edited:

huyducphamvn

Đại Uý
Chau da su dung ky thuat nay nhieu lan roi a. Ky thuat nay ap dung doi voi bong co do xoay cao thi kha tot, nhat la banh moi xoay hoac bam xoay xuong nang. Ky thuat nay khi su dung thi dung dung mat vot, khong su dung co tay, de nguyen canh tay toi, va doi banh gan toi diem cao nhat moi de toi. Neu xai mat ox thi kha kho danh nhu vay, nhung neu xai lot tu 0,5 toi 1.0 thi de lam lam bac a. :)
Khi truoc chau xai lot 1,5 mem, danh tot lam a, co dieu chau khong thien ve tan cong, chau chu yeu block gan ban ben bh va day banh nhanh ben fh, ket hop bat bong thoi a.
 

huyducphamvn

Đại Uý
Zhou xintong khong qua dot bien, bang chung la giai japan open bi loai ngay vong dau (don nu).
Con 1 cay vot junior nua la Chih De_rong, danh 1 ben gai dai chan day va nhieu luc doi cong duoc nua, be nay xai mat globe so hieu bao nhieu chau quen mat roi, vua roi giai chinese taipei be nay vo duoc sau lam, loai luon niem hi vong cua Nhat 4_2 lan. :)
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
NHỮNG VẤN ĐỀ RẮC RỐI ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG GAI DÀI
VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT


Bạn đã chọn gai dài cho lối đánh của mình, sau một số năm bạn đã tìm được niềm đam mê, thấy thích đánh gai hơn và không quay trở lại sử dụng mút cho phía hoặc những cú đánh bạn đang dùng gai. Song trong quá trình rèn luyện, phát triển trình độ kỹ năng theo đuổi lối sử dụng gai dài hoặc ngay hiện tại bạn đã chọn và đang sử dụng một loại gai dài mà cho rằng là ưng ý nhất, thì đều thấy có rất nhiều các vấn đề nảy sinh hoặc mặt gai dài này vẫn không đáp ứng được tất cả những gì bạn muốn.

Điển hình vấn đề có thể như:
- Bạn công bằng gai, nhưng gai dài này không thấy tạo được đường bóng “độc” như gai dài khác;
- Gai dài này trả xoáy tốt nhưng cắt/gò hay bị bềnh bóng;
- Gai dài này có khả năng công tốt nhưng khi kê chặn lại bị bềnh cao và không rơi ngay sau đầu lưới;
- Gai dài này trả bóng ác nhưng khó công đối phó lại bóng chuội hoặc xoáy lên;
- Và vân vân gồm rất nhiều các vấn đề khác mà người sử dụng gai dài nào cũng đều có. Vì vậy chính các bạn là những người mới có thể liệt kê bổ sung một cách đầy đủ nhất về các vấn đề của mỗi mặt gai cụ thể.

Đứng trước một/ hoặc một số trong các vấn đề nêu trên thì làm thế nào:
- Đi tìm một mặt gai dài có phép thần thông làm được và làm tốt mọi thứ bạn muốn? – Câu trả lời là ko có.
- Đổi mặt vợt khác có tính năng khắc phục được vấn đề bạn đang bận tâm? – Như vậy bạn lại phải tìm hiểu và làm lại từ đầu và chắc chắn rồi bạn lại lâm vào một rắc rối khác tương tự.

Vì vậy khuyên rằng:
Bạn hãy cố gắng giữ lại mặt gai đang dùng và tìm biện pháp giải quyết cái vấn đề mà bạn đang gặp phải, để khắc phục điểm hạn chế của mặt gai đó và cải thiện tình hình.

Dưới đây là GỢI Ý về một số hướng gải quyết
(Còn nữa)
 
Last edited:

thaythuydn

Đại Tá
trong các kĩ thuật thì cháu thấy kĩ thuật "bạt bóng bằng gai dài" là không nên sử dụng, nếu sử dụng gai Frictionless cháu không nói, nhưng nếu xài gai Friction thì gẫy gai liên tục, 1 tuần gãy 1 mặt là bình thường. Do gai bám xoáy nên các gai chịu lực trực tiếp bị xoắn và đè, dẫn tới gẫy gai liên tục.
Cháu nghĩ nên sử dụng gai friction đẩy phá xoáy (đối với cả xoáy lên và xuống) thì hay hơn, đẩy nhanh, gai sẽ đỡ bị xoắn, do thời gian tiếp xúc ít.
Dỉ nhiên mình không nghĩ phải tấn công gai dai FH bằng mọi giá ,mọi lúc,mà đánh gai dài BH là chính ,nhưng trong một ván tùy thời điểm mình xoay vợt để gây bất ngờ cho đối thủ thi vẫn hay hơn.Có thể mình chọn 50-50 cho gai dài BH và FH trong một ván đấu.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
VẤN ĐỀ THỨ NHẤT
Khi bạn gò hoặc cắt đối lại xoáy xuống, bóng trả sang bị chồm lên


Nếu mặt vợt của bạn ít ma sát, việc miết phần dưới đáy bóng như mút thường sẽ không ghìm được bóng xuống. Do đó bạn phải sử dụng và điều chỉnh bằng góc vợt để xử lý. Hãy dựng vợt lên sẽ có tác dụng làm đường bóng sang sau khi nảy có xu hướng đi ngang hơn là chồm lên.

Nếu mặt vợt gai của bạn có độ bám ôm giữ bóng, nhưng bóng trả sang vẫn bị chồm lên, chắc là do động tác của bạn không chủ động, thiếu phần miết bóng. Bạn nên thực hiện cú đánh nhanh gọn hơn sử dụng cánh tay ngoài tăng tốc độ kết hợp với cổ tay để mổ và quất xuống miết vào quả bóng.

Nếu bóng vẫn còn chồm lên, sử dụng kết hợp cả hai (Cắt chủ động và Dựng góc vợt).
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
VẤN ĐỀ THỨ HAI
Chặn bóng có xu hướng bềnh cao và quá dài

Nếu mặt gai của bạn có độ bám tốt, hãy úp thêm vợt khi chặn.
Nếu mặt gai không có độ bám, cũng cần úp vợt thêm, nhưng chỉ cần một chút.

Cần lưu ý trong khi chặn:

- Đặc biệt đối lại bóng giật xoáy nhiều, động tác đè bóng với hướng tác động của vợt là xuyên tâm bóng. Tránh sự cẩu thả vô tình hoặc cố ý có động tác kéo lên, gây ra sự miết của mặt vợt với bóng có hướng ngược lại với chiều xoáy đến, sẽ làm cho bóng bị bung lên và bay ra ngoài.

- Cần chắc chắn rằng bạn phải giảm xung lực hợp lý tùy thuộc vào cường độ mạnh của bóng đến, nhờ vào việc thả lỏng cổ tay và cánh tay ngoài.
 
Last edited:

Thanh Trà

Moderator
Staff member
VẤN ĐỀ THỨ BA
Khi tấn công, mặt gai dài đó dường như không thể
xử lý được đối với bóng chuội hoặc xoáy lên


Phần lớn người sử dụng gai dài là đam mê tính đảo xoáy và khả năng biến giảm nhịp độ gây cho đối thủ mất bộ. Trong số đó, cũng không ít người và có cả bạn, đã mất nhiều công đi tìm cho mình những mặt gai dài theo hướng có tính “độc cao” về đảo xoáy và kê chặn trả được bóng ngắn rơi ngay đầu lưới.

Đến một ngày bạn phát hiện ra rằng, bên gai đó chỉ có thể thủ và hầu như không thể công được lại bóng chuội hoặc bóng xoáy lên. Rồi bạn bắt đầu phàn nàn về mặt vợt của mình và đặt ra câu hỏi mới, liệu có mặt gai dài nào khác có khả năng tấn công tốt hơn mà vẫn có tính “độc cao” ko?

Bạn lại có ý định thay đổi mặt vợt à? Tôi khuyên bạn là không nên nếu tiêu chí “có tính độc cao” vẫn là tiêu chí ưu tiên số 1 của bạn. Để khắc phục hạn chế về tính năng công của mặt vợt này, bạn có thể chỉnh sửa bổ sung động tác với hy vọng cải thiện thêm phần nào cho khả năng tấn công bằng mặt gai đó khi có cơ hội.

Thông thường những mặt như vậy có rất ít ma sát, vì vậy điều quan trọng nhất trong thực hiện động tác là, làm sao tăng được ma sát trong cú đánh. Bạn hãy thử làm:
- Cú đánh dài hơn;
- Vào bóng dày và tăng gia tốc trong thời gian vợt ôm bóng;
- Không mơn bóng hời hợt mà phải chà xát vào bóng, cảm giác như các gai ngoạm được vào bóng;
- Và cuối cùng là, không được úp vợt.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top